Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối liên quan giữa chỉ số mắt cá chân - cánh tay và tổn thương mạch vành ở người cao tuổi có bệnh động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.68 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ MẮT CÁ CHÂN - CÁNH TAY
VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH
Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Phạm Ngọc Đan*, Bàng Ái Viên**, Võ Thành Nhân**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa Chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) và mức độ tổn thương mạch
vành (dựa vào số lượng nhánh động mạch vành tổn thương và điểm GENSINI).
Thiết kế: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi bệnh động mạch vành (chụp động mạch
vành hẹp ≥ 50% đường kính mạch máu) tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2014 đến
tháng 04/2015. Tất cả bệnh nhân được đo ABI sau khi chụp động mạch vành, ABI bất thường khi ABI < 0,9 hoặc
ABI > 1,4 và đánh giá mức độ nặng của hẹp động mạch vành dựa trên số lượng nhánh mạch vành tổn thương (1,
2, 3 nhánh) và tính điểm GENSINI.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 275 bệnh nhân với tuổi trung vị là 70 tuổi, nam giới nhiều hơn
nữ giới (65,1% so với 34,9%), hội chứng vành cấp chiếm đa số với 81,8%. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim
mạch phổ biến nhất (70,2%). Tỷ lệ ABI bất thường (ABI < 0,9 hoặc ABI > 1,4) chiếm 31,3%. Ở nhóm bệnh nhân
ABI bất thường, tỷ lệ bệnh nhiều nhánh động mạch vành cao hơn so với bệnh một nhánh. Đồng thời, điểm
GENSINI ở nhóm ABI bất thường cao hơn so với nhóm ABI bình thường (49,3 so với 37, p = 0,03).
Kết luận: Ở người cao tuổi bệnh động mạch vành, ABI bất thường có liên quan đến bệnh nhiều nhánh mạch
vành và mức độ nặng của hẹp động mạch vành dựa vào điểm GENSINI.
Từ khóa: Chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI), Bệnh động mạch vành, Người cao tuổi.

ABSTRACT
THE RELATION BETWEEN THE ANKLE – BRACHIAL INDEX AND THE COMPLEXITY
OF CORONARY ARTERY DISEASE IN ELDERLY PATIENTS
Pham Ngoc Dan, Bang Ai Vien, Vo Thanh Nhan


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 167 - 173
Objectives: To determine the relation between Ankle – Brachial Index (ABI) and the complexity of Coronary
Artery Disease, by different anatomical classifications.
Design: Prospective cross – sectional study.
Method: Patients ≥ 60 years old underwent coronary angiography with ≥ 50% diameter stenosis of at least
one coronary artery from 10/2014 to 04/2015. The ABI was measured immediately after coronary angiography
and a value of < 0.9 or > 1.4 was abnormal. The analysis of coronary anatomy included classification of each lesion
with ≥ 50% diameter stenosis and calculation of the GENSINI score.
Results: The study recruited 275 patients with a mean age of 70 years, higher number of male patients. The
most prevalent risk factor was hypertension (70.2%), Acute Coronary Syndrome (ACS) was present in 81.8% of
patients. The ABI was abnormal in 31.3% of the patients. A abnormal index was more prevalent in patients with
*BSNT Lão khoa 2012 - 2015, ** Bộ Môn Lão khoa - Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Ngọc Đan - ĐT: 0903160574- Email:

Tim Mạch

167


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

multiarterial coronary disease compared to patients with uniarterial disease in the same group. The median
GENSINI score was greater in the group with abnormal ABI (49.3 versus 37; p = 0.03).
Conclusions: In the patients ≥ 60 years old, the presence of abnormal ABI could discriminate a group of
patients with greater occurrence of multivessel coronary disease and GENSINI score.
Keywords: Ankle – Brachial Index, Coronary Artery Disease, Elderly patients.
ABI trong việc đánh giá biến cố tim mạch trên
ĐẶT VẤN ĐỀ

thực tế lâm sàng ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến.
Bệnh động mạch vành (BĐMV) là nguyên
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm
nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
hiểu mối liên quan giữa ABI với mức độ nặng và
Tử vong do BĐMV chiếm 80% ở bệnh nhân trên
số lượng nhánh mạch vành tổn thương trên đối
65 tuổi(2). Tại Việt Nam, tỷ lệ BĐMV ở người ≥ 60
tượng người cao tuổi BĐMV.
tuổi năm 2011 dao động 25% - 30%(18,21). BĐMV ở
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
người cao tuổi thường nặng, tổn thương thường
xảy ra ở cả ba nhánh và thân chung(14). Tỷ lệ sống
Đối tượng
sau 5 năm với điều trị nội khoa tỷ lệ nghịch với
Tất cả bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được
số lượng nhánh mạch vành tổn thương. Tỷ lệ
chẩn đoán bệnh động mạch vành qua chụp động
sống sau 5 năm ở bệnh nhân chỉ tổn thương một
mạch vành (hẹp ≥ 50% đường kính mạch máu)
nhánh động mạch vành là 93%, tỷ lệ này giảm
Tiêu chuẩn loại trừ
còn 79% - 88% nếu tổn thương hai nhánh và
Bệnh nhân phù nhiều, biến dạng chi trên, chi
khoảng 60% - 70% nếu bệnh ba nhánh(4,9).
dưới
hoặc đã đoạn chi.
Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) ở người
≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ 10% đến 20% và gia tăng
theo tuổi. BĐMCD làm tăng các biến cố tim

mạch bất lợi, BĐMV và bệnh lý mạch máu não(6).
Tỷ lệ BĐMV ở bệnh nhân BĐMCD cao gấp 1,63
lần so với bệnh nhân không BĐMCD(15). Tỷ lệ
BĐMCD ở bệnh nhân BĐMV chiếm 37% 39,8%(3,10). Một số nghiên cứu cho thấy có mối
liên quan giữa BĐMCD và BĐMV(17). Hơn nữa,
sự liên quan hai bệnh lý này làm tăng tử vong và
nguy cơ tim mạch gấp hai lần(16).
Chỉ số mắt cá chân - cánh tay (ABI - Ankle
brachial index) là một phương pháp đơn giản và
không xâm lấn để chẩn đoán BĐMCD(5,23) với
điểm cắt 0,9 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
(khoảng 90%) so với chụp mạch máu(11). Sau này,
ABI được xem là một dấu chỉ của xơ vữa động
mạch, dấu chỉ tiên lượng cho các biến cố tim
mạch và suy giảm chức năng, ngay cả khi không
có triệu chứng của BĐMCD(13).
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu khảo
sát ABI và mối liên quan của chỉ số này với
BĐMV. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên
biệt trên người cao tuổi. Đồng thời ứng dụng của

168

Bệnh nhân có tiền căn tái thông mạch vành
trước đó (can thiệp mạch vành, mổ bắc cầu động
mạch vành), tiền căn BĐMCD.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu.

Cỡ mẫu
n

Z21 / 2 p 1  p 
d2

Với α = 0,05, Z 0,975 = 1,96, P = 0,47, d = 6%
(Nghiên cứu của Papa ED và cộng sự trên đối
tượng người cao tuổi bệnh động mạch vành(20))
 n ≥ 266 đối tượng

Thu thập dữ liệu
Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi BĐMV (kết quả
chụp động mạch vành hẹp ít nhất một nhánh ≥
50% đường kính mạch máu) sẽ được phỏng vấn
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn về tiền căn và thăm
khám lâm sàng, đo huyết áp tâm thu động mạch
cánh tay và cổ chân (động mạch mu chân và

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

chày sau) hai bên bằng kỹ thuật Doppler. Sau đó
ghi nhận trong hồ sơ bệnh án kết quả các xét

nghiệm như công thức máu, chức năng đông
máu, đường huyết, BUN, creatinine máu, ion đồ,
nồng độ lipid máu, men tim (CKMB, Troponin
I), acid uric, ECG, siêu âm tim, kết quả chụp
động mạch vành.

Đặc điểm
BMI
< 18,5 kg/m²
18,5 – 22,9 kg/m²
23 – 24,9 kg/m²
≥ 25 kg/m²

Huyết áp đo ở động mạch mu chân và động
mạch chày sau, lấy trị số huyết áp thấp hơn làm
giá trị huyết áp mắt cá chân và tính ABI theo
công thức:

Rối loạn lipid máu
Tăng Cholesterol máu
Tăng LDL- C (≥ 130 mg/dL)
Tăng LDL- C (≥ 100 mg/dL)
Giảm HDL - C
Tăng Triglycerid

Ở cùng một bệnh nhân lấy trị số ABI thấp
hơn để phân tích.

Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

16.0. Các biến định tính được được mô tả bằng
tần số, tỉ lệ % và được kiểm định bằng phép
kiểm Chi – square. Các biến định lượng được
trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn
và kiểm định bằng phép kiểm t – test (nếu có
phân phối chuẩn) hoặc được mô tả bằng trung vị
(khoảng tứ phân vị 25% - 75%) và kiểm định
bằng phép kiểm Mann – Whitney U (nếu có
phân phối không chuẩn). Giá trị p < 0,05 được
xem là có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 10/2014 đến
04/2015, chúng tôi thu thập được 275 bệnh nhân
≥ 60 tuổi BĐMV tại khoa Tim mạch can thiệp
Bệnh viện Chợ Rẫy, thỏa tiêu chí chọn bệnh và
không nằm trong tiêu chí loại trừ.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm tuổi: 60 – 74
75 – 84
≥ 85
Giới tính: Nam
Nữ

Tim Mạch

Tần số Tỷ lệ (%)

185

74
16
179
96

67,3
26,9
5,8
65,1
34,9

Tăng huyết áp
Đái tháo đường

Hút thuốc lá
Nhồi máu cơ tim cũ
Tai biến mạch máu não cũ
Thể BĐMV
NMCTC ST chênh lên
NMCTC không ST chênh lên
Đau thắt ngực không ổn định
Bệnh mạch vành ổn định
SL nhánh mạch vành tổn thương
1 nhánh
2 nhánh
3 nhánh
Bệnh thân chung đơn thuần
Bệnh thân chung kèm nhánh ĐMV

Tần số Tỷ lệ (%)


29
145
55
46
193
76
321
85
57
141
182
85

10,6
52,7
20
16,7
70,2
27,6
84
30,9
20,7
51,3
66,2
30,9

159
10
20


57,8
3,6
7,2

143
34
48
50

52
12,4
17,4
18,2

70
88
89
2
26

25,4
32
32,4
0,7
9,5

Trong tổng số 275 bệnh nhân, chúng tôi ghi
nhận có 86 bệnh nhân ABI < 0,9 và không có
bệnh nhân nào ABI > 1,4. Tỷ lệ ABI bất thường

(ABI < 0,9 hoặc ABI > 1,4) trong nghiên cứu
chúng tôi chiếm 31,3%. Khi tiến hành khảo sát
mối liên quan giữa Chỉ số mắt cá chân - cánh tay
và số lượng nhánh mạch vành tổn thương,
chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa các
yếu tố này với nhau (bảng 2). Tỷ lệ bệnh nhiều
nhánh trong nhóm bệnh nhân ABI bất thường
cao hơn so với bệnh một nhánh (83,7% so với
16,3% trên dân số chung, 83,3% so với 16,7%
bệnh nhân hội chứng vành cấp). ABI bất thường
có liên quan có ý nghĩa thống kê mắc bệnh nhiều
nhánh ĐMV. Ở bệnh nhân có ABI bất thường,
nguy cơ mắc bệnh nhiều nhánh tăng hơn 2 lần
so với một nhánh trên cả dân số chung và hội
chứng vành cấp (p lần lượt bằng 0,02 và 0,04).
Tuy nhiên không có sự khác biệt về số lượng
nhánh mạch vành tổn thương giữa hai nhóm

169


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ABI bình thường và bất thường trên dân số bệnh
mạch vành ổn định (p > 0,05).
Bảng 2: Mối liên quan giữa ABI và số lượng nhánh
mạch vành tổn thương
Các yếu tố


ABI
OR (KTC
95%)
Bất thường
Bình
(%)
thường (%)
BĐMV chung 72 (83,7)
133 (70,4)
2,17
Nhiều nhánh 14 (16,3)
56 (29,6) 1,13 – 4,16
1 nhánh
HCV cấp
Nhiều nhánh
55 (83,3)
112 (70,4)
2,10
11 (16,7)
47 (29,6) 1,01 – 4,36
1 nhánh
BMV ổn định
Nhiều nhánh
18 (90)
21 (70)
3,8
2 (10)
9 (30)
0,7 – 20,2

1 nhánh

Giá
trị p
0,02

0,04

0,09

Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy có mối
liên hệ giữa ABI và mức độ nặng hẹp động mạch
vành dựa trên điểm GENSINI (bảng 3). Sự khác
biệt về điểm GENSINI giữa hai nhóm ABI bình
thường và bất thường có ý nghĩa thống kê (Phép
kiểm Mann - Whitney U, p < 0,05).
Bảng 3: Mối liên quan giữa ABI và điểm GENSINI
Các yếu
tố
GENSINI

ABI
Giá
Bất thường (%)
Bình thường (%) trị p
49,3 (27,8 - 73,5)
37 (20,8 - 62)
0,03

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như
các nghiên cứu khác trên thế giới, tất cả đều
nhận thấy có sự khác biệt về số lượng nhánh
mạch vành tổn thương giữa hai nhóm ABI
bình thường và ABI bất thường trên dân số
người cao tuổi bệnh động mạch vành. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, số lượng nhánh
mạch vành tổn thương trung bình ở nhóm ABI
bình thường là 2,0 ± 0,83 và nhóm ABI bất
thường là 2,3 ± 0,76 - cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm ABI bình thường (p < 0,05; KTC 0,10 0,51). Tỷ lệ bệnh nhiều nhánh trong nhóm
bệnh nhân ABI bất thường cao hơn so với
bệnh một nhánh (83,7% so với 16,3%). Ở bệnh
nhân có ABI bất thường, nguy cơ mắc bệnh
nhiều nhánh tăng gấp 2,2 lần so với một
nhánh với p = 0,02, KTC 95% là 1,13 - 4,16.
Theo Papa ED và cộng sự (2013)(20), khi tiến

170

hành nghiên cứu trên 100 bệnh nhân từ 65 đến
93 tuổi, tác giả ghi nhận tuổi trung bình của dân
số nghiên cứu là 77,4 ± 6,7 năm, yếu tố nguy cơ
chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp (96%). Tác
giả kết luận có sự khác biệt ABI trung bình giữa
hai nhóm bệnh một nhánh và bệnh nhiều nhánh
mạch vành (1 ± 0,3 ở nhóm bệnh một nhánh so
với 0,8 ± 0,2 ở nhóm bệnh nhiều nhánh, p < 0,05).
Bệnh nhân bệnh nhiều nhánh mạch vành chiếm
tỷ lệ 83% ở nhóm ABI bất thường so với 56,6% ở

nhóm ABI bình thường. Bệnh nhiều nhánh làm
gia tăng nguy cơ ABI bất thường gấp 2,19 lần
(KTC 1,27 - 3,77) và ABI < 0,9 là yếu tố dự báo gia
tăng các biến cố tim mạch chính (bao gồm tử
vong chung, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) sau khi
theo dõi 28,9 ± 6,6 tháng (p < 0,05).
Nghiên cứu của Falcão FJ và cộng sự
(2013)(12) trên đối tượng cao tuổi với 204 bệnh
nhân bệnh động mạch vành, trong đó có 144
bệnh nhân hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥
50% đường kính mạch máu). Tác giả kết luận
ABI bất thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh
động mạch vành 2,43 lần (p < 0,0001, KTC 1,47 4,03) và tăng nguy cơ bệnh ba nhánh gấp 2,63 lần
so với ABI bình thường (p = 0,0001, KTC 1,48 5,85). Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích 144
bệnh nhân hẹp động mạch vành có ý nghĩa, tác
giả không thấy có sự khác biệt về số lượng
nhánh mạch vành tổn thương giữa hai nhóm
ABI bình thường và ABI bất thường (p > 0,05).
Tác giả Amer MS và cộng sự (2013)(1) thực
hiện nghiên cứu bệnh chứng trên 200 bệnh nhân
≥ 60 tuổi bệnh động mạch vành. Tác giả phân
thành nhóm chứng (100 bệnh nhân) và nhóm
bệnh (100 bệnh nhân), không có sự khác biệt về
tuổi, giới tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn lipid máu, hút thuốc lá giữa hai nhóm bệnh
- chứng. Tác giả ghi nhận có 9 bệnh nhân bệnh
thân chung động mạch vành tương đương bệnh
từ 2 nhánh trở lên. Tác giả phân thành bệnh 1, 2,
3, > 3 nhánh mạch vành và khảo sát tương quan
giữa ABI với số lượng nhánh mạch vành tổn

thương. Tác giả báo cáo có mối tương quan
nghịch giữa hai yếu tố trên ở nhóm bệnh (r = -

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
0,284; p = 0,004) nhưng không có tương quan hai
yếu tố này ở nhóm chứng (r = - 0,987; p > 0,05).
Khi tiến hành phân tích dưới nhóm,
chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa ABI
và số lượng nhánh mạch vành tổn thương trên
bệnh nhân có hội chứng vành cấp (p < 0,05 - OR
= 2,1), nhưng sự liên quan này trên bệnh nhân
bệnh mạch vành ổn định không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Phân tích đa trung tâm của
Núnẽz D và cộng sự (2010)(17) trên 1.031 bệnh
nhân hội chứng vành cấp (≥ 40 tuổi) cho thấy
ABI bất thường làm tăng 1,58 lần nguy cơ mắc
bệnh động mạch vành nhiều nhánh (p < 0,05,
KTC 1,16 - 2,15). Tuổi trung bình của dân số
nghiên cứu là 66,7 ± 11,4 năm, bao gồm 85%
bệnh nhân rối loạn lipid máu, 61,3% tăng huyết
áp, 33,8 % hút thuốc lá, 33,7% đái tháo đường. Tỷ
lệ ABI bất thường của nghiên cứu là 38,2%, bệnh
nhiều nhánh ở nhóm ABI bất thường cao hơn
bệnh một nhánh trong cùng nhóm có ý nghĩa
thống kê (45,4% so với 30,3%, p < 0,001). Khi
phân tích đa biến khảo sát mối liên quan giữa
ABI, tuổi, các yếu tố nguy cơ và tiền căn tim

mạch với bệnh nhiều nhánh mạch vành, tác giả
ghi nhận các yếu tố có liên quan bệnh nhiều
nhánh là ABI, tuổi, đái tháo đường, rối loạn lipid
máu, tiền căn NMCT và đột quỵ. Độ nhạy của
ABI trong bệnh nhiều nhánh mạch vành là
44,7% (KTC 40,5 - 48,9), độ đặc hiệu 70,1% (KTC
66,1 - 74,1), giá trị tiên đoán dương là 62,4%
(KTC 57,6 - 67,2) và giá trị tiên đoán âm 53,3%
(KTC 49,5 - 57,1).
Nghiên cứu của Chang ST và cộng sự
(2006)(7) trên 477 bệnh nhân bệnh mạch vành ổn
định, tác giả ghi nhận có 126 bệnh nhân AAI <
0,9 (26,4%). Số lượng nhánh trung bình ở nhóm
AAI < 0,9 là 2,6 ± 1,1 và nhóm AAI ≥ 0,9 là 1,9
±1,0, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <
0,0001). Nhóm AAI thấp có tỷ lệ tổn thương tại
lỗ và đoạn gần cao hơn nhóm AAI bình thường
(15,5% so với 12,3%, p = 0,014; 28,5% so với
25,7%, p = 0,003). Hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra có
sự khác biệt về tổn thương hẹp phức tạp (týp B2
hoặc C), tổn thương về mặt hình thái học (canxi

Tim Mạch

Nghiên cứu Y học

hóa, tắc nghẽn mạn tính, tổn thương không đều,
tổn thương chỗ chia đôi và tổn thương dài lan
tỏa) giữa hai nhóm (p < 0,05). Sau khi phân tích
đa biến, tác giả kết luận AAI là yếu tố dự đoán

độc lập vị trí tổn thương, tổn thương hẹp phức
tạp và hình thái học tổn thương với OR lần lượt
là 1,73; 2,88 và 2,71. Đồng thời các yếu tố như
tuổi, giới nữ, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái
tháo đường cũng liên quan với AAI.
Theo nghiên cứu của chúng tôi cũng như các
tác giả trên, ABI có liên quan với số lượng nhánh
mạch vành tổn thương ở người cao tuổi bệnh
động mạch vành. ABI bất thường có liên quan có
ý nghĩa thống kê nguy cơ mắc bệnh nhiều nhánh
mạch vành trên dân số bệnh động mạch vành
chung và bệnh nhân có hội chứng vành cấp.
Khác với nghiên cứu của Chang ST và cộng sự,
chúng tôi không nhận thấy có mối liên quan
giữa ABI và số lượng nhánh mạch vành tổn
thương trên bệnh nhân bệnh mạch vành ổn
định. Có thể do số lượng bệnh nhân bệnh mạch
vành ổn định trong nghiên cứu của chúng tôi
quá nhỏ (chỉ có 50 bệnh nhân) nên có thể chưa
thấy được sự khác biệt, hoặc trên cộng đồng
người cao tuổi bệnh mạch vành ổn định thì
không có mối liên quan giữa ABI và số lượng
nhánh mạch vành tổn thương. Vì vậy chúng tôi
nghĩ rằng cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu
lớn hơn trên đối tượng cao tuổi bệnh mạch vành
ổn định trong tương lai.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm
GENSINI trung vị (KTPV) ở nhóm ABI bình
thường là 37 (20,8 - 62,0), nhóm ABI bất thường
là 49,3 (27,8 - 73,5). Điểm GENSINI ở nhóm ABI

bất thường cao hơn so với nhóm ABI bình
thường và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05), chứng tỏ ABI có liên quan đến mức độ
nặng hẹp động mạch vành.
Nghiên cứu của Xu Y và cộng sự (2008)(22)
tiến hành trên 272 bệnh nhân nghi ngờ bệnh
động mạch vành và được chụp động mạch vành
chọn lọc, tuổi từ 45 đến 92, tuổi trung bình 66,87
± 11,42 năm. Tất cả các bệnh nhân được đo ABI
hai bên và đánh giá mức độ tổn thương động

171


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

mạch vành dựa theo điểm GENSINI (không hẹp,
hẹp nhẹ, hẹp trung bình hoặc hẹp nặng). Tác giả
nhận thấy ABI ở nhóm hẹp động mạch vành
nặng thì thấp hơn so với nhóm không hẹp hoặc
hẹp trung bình. ABI thấp có liên quan đến mức
độ nặng hẹp động mạch vành (p < 0,05). Tác giả
kết luận ABI thấp, hút thuốc lá và đái tháo
đường là các yếu tố nguy cơ độc lập làm tiến
triển bệnh lý tim mạch. ABI có vai trò quan trọng
trong việc dự đoán khả năng mắc bệnh lý tim
mạch và mức độ tổn thương động mạch vành.
Nghiên cứu của Chang Xuewei và cộng sự

(2010, Trung Quốc)(8) trên 180 bệnh nhân được
chụp động mạch vành, tác giả ghi nhận ở
nhóm ABI < 0,9 thì GENSINI trung bình cao
hơn so với nhóm ABI ≥ 0,9 (69,0 ± 20,1 so với
50,7 ± 17,6). Tác giả kết luận ABI có tương
quan nghịch với mức độ hẹp động mạch vành
(r = - 3,018, p < 0,05).
Nghiên cứu của Pan Junqiang và cộng sự
(2012) trên 458 bệnh nhân(19), tác giả ghi nhận tỷ
lệ bệnh động mạch vành ở ba nhóm ABI < 0,4,
ABI 0,41 - 0,9 và ABI 0,91 - 1,4 lần lượt là 93%,
75% và 45%. Tác giả kết luận có mối tương quan
nghịch giữa ABI với số lượng nhánh động mạch
vành tổn thương (r = - 0,518, p = 0,003) và điểm
GENSINI (r = - 0,652, p = 0,002).
Có nhiều nghiên cứu trên dân số chung khảo
sát mối liên quan giữa ABI và điểm GENSINI
như trên, tất cả đều nhận thấy có mối liên quan
giữa ABI và điểm GENSINI. Nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện trên đối tượng người cao
tuổi cũng ghi nhận có mối liên quan giữa hai yếu
tố này.

KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát chỉ số mắt cá chân cánh tay trên 275 bệnh nhân cao tuổi bệnh động
mạch vành, chúng tôi có kết luận:
 ABI bất thường có liên quan có ý nghĩa thống
kê mắc bệnh nhiều nhánh ĐMV gấp 2 lần so
với ABI bình thường.


172

ABI bất thường có liên quan đến mức độ
nặng của hẹp động mạch vành dựa trên điểm
GENSINI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


13.

14.

15.

Amer MS, Tawfik HM and et al (2014). Correlation between
ankle brachial index and coronary artery disease severity in
elderly Egyptians. Angiology, 65 (10): 891-895.
Association American Heart (2013). Heart disease and stroke
statistics-2013 update: A report from the American Heart
Association. Circulation, 127: e6-e245.
Bertomeu V, Morillas P and el at (2008). Prevalence and
prognostic influence of peripheral arterial disease in patients > or
= 40 years old admitted into hospital following an acute
coronary event. Eur J Vasc Endovasc Surg, 36 (2):189-196.
Califf RM, Armstrong PW and et al (1996). 27th Bethesda
Conference: matching the intensity of risk factor management
with the hazard for coronary disease events. Task Force 5.
Stratification of patients into high, medium and low risk
subgroups for purposes of risk factor management. J Am Coll
Cardiol, 27 (5): 1007-1019.
Carter SA (1968). Indirect systolic pressures and pulse waves in
arterial occlusive diseases of the lower extremities. Circulation,
37 (4): 624-637.
Creager MA và Libby P (2015). Peripheral Artery Diseases.
Braunwald's Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular
Medicine, 10th, 1312-1335. Elsevier Saunders.
Chang ST, Chen CL and et al (2006). Ankle - arm index as a

predictor of lesion morphology and risk classification for
coronary artery disease undergoing angioplasty. Int J Cardiol,
113 (3): 385-390.
Chang X, Guangjie P and el at (2010). Anklebrachial index as a
predictor for the severity of coronary artery stenosis. Heart, 96
(Suppl 3): A119-A120.
David A, Morrow và Boden WE (2012). Stable Ischemic Heart
Disease. Braunwald's Heart Disease: A Textbook of
Cardiovascular Medicine, 9th, 1, 1210-1269. Elsevier Saunders.
Dieter RS, Tomasson J and et al (2003). Lower extremity
peripheral arterial disease in hospitalized patients with coronary
artery disease. Vasc Med, 8 (4): 233-236.
Doobay AV và Anand SS (2005). Sensitivity and specificity of
the ankle-brachial index to predict future cardiovascular
outcomes: a systematic review. Arterioscler Thromb Vasc Biol,
25 (7): 1463-1469.
Falcão FJ, Rodrigues Alves CM and et al (2013). Relation
between the ankle - brachial index and the complexity of
coronary artery disease in older patients. Clin Interv Aging, 8:
1611-1616.
Fowkes FG, Murray GD and et al (2008). Ankle brachial index
combined with Framingham Risk Score to predict
cardiovascular events and mortality: A meta-analysis. JAMA,
300 (2): 197-208.
Janice B, Schwartz và Zipes DP (2012). Cardiovascular Disease
in the Elderly. Braunwald's Heart Disease: A Textbook of
Cardiovascular Medicine, 9th, 1, 1727-1756. Elsevier Saunders.
Li XY, Wang J and et al (2003). The relation between peripheral
arterial occlusive disease and cardiovascular diseases in elderly
population: A cross-section study in Wanshoulu area - Beijing.

Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 83 (21): 1847-1851.

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
16. Moussa ID, Jaff MR and et al (2009). Prevalence and prediction
of previously unrecognized peripheral arterial disease in
patients with coronary artery disease: the Peripheral Arterial
Disease in Interventional Patients Study. Catheter Cardiovasc
Interv, 73 (6): 719-724.
17. Nunez D, Morillas P and et al (2010). Usefulness of an abnormal
ankle - brachial index for detecting multivessel coronary disease
in patients with acute coronary syndrome. Rev Esp Cardiol, 63
(1): 54-69.
18. Nguyễn Đức Chỉnh (2011). Mô hình bệnh tật của người cao tuổi
điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2009. Luận văn tốt
nghiệp nội trú, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh.
19. Pan J, Zhang D and et al (2012). Relationship between ankle
brachial index and the severity of coronary artery lesion. Journal
of Shanxi Medical University.
20. Papa ED, Helber I and et al (2013). Ankle - brachial index as a
predictor of coronary disease events in elderly patients
submitted to coronary angiography. Clinics, 68 (12): 1481-1487.

Tim Mạch

Nghiên cứu Y học

21. Trịnh Thị Bích Hà (2011). Mô hình bệnh tật của người cao tuổi

điều trị tại Bệnh viện Gia Định năm 2009. Luận văn tốt nghiệp
nội trú, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh.
22. Xu Y, Wu Y, et al (2008). The predictive value of brachial-ankle
pulse wave velocity in coronary atherosclerosis and peripheral
artery diseases in urban Chinese patients. Hypertens Res, 31 (6):
1079-1085.
23. Yao ST, Hobbs JT và Irvine WT (1969). Ankle systolic pressure
measurements in arterial disease affecting the lower extremities.
Br J Surg, 56 (9): 676-679.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

27/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

173



×