Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị u mô đệm đường tiêu hóa tại Bệnh viện Trung Ương Huế từ 2013 đến 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.18 MB, 11 trang )

Bệnh viện Trung ương Huế

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ IMATINIB TRONG
ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TỪ 2013 ĐẾN 2019
Đặng Hoàng An1, Phạm Như Hiệp1
Nguyễn Thanh Ái , Mai Đình Điểu, Phạm Nguyên Tường.
1

TÓM TẮT
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu 74 trường hợp u mô đệm dạ dày nguy cơ trung bình và cao điều trị Imatinib
mesylate (Glivec) trong thời gian từ 2013-2019 tại Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Trung ương Huế
Kết quả:
Tuổi mắc cao 56 – 65 tuổi (39,2%); Tuổi• mắc trung bình chung hai giới 56,54 ± 10,47 tuổi (29 – 84 tuổi).

Nam : Nữ = 1 : 1,3. Đau bụng lan tỏa chiếm cao 66,2%; Thời gian khởi phát 4,31 ± 3,11 tháng ( 1- 13
tháng). U dạ dày xâm lấn rộng chiếm tỷ lệ cao 41%, (thân vị - bờ cong lớn). Di căn gan gặp tỉ lệ 41,9%, ổ
bụng tỉ lệ 45,2% trong số bệnh di căn.
Kết quả điều trị
- Đáp ứng một phần (PR)
32,4%
- Bệnh ổn định (SD)
48,6%
- Đáp ứng hoàn toàn (CR)
4,1%
- Đ/g đáp ứng toàn bộ
36,5%
- Tỷ lệ kiểm soát bệnh
85,1%
- Kháng thuốc nguyên phát


5,4%
• Sống còn không bệnh tiến triển (PFS)
- Thời gian sống trung bình 38,4 ± 2,73 tháng ( 33,1 – 43,78 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 39 ± 6,67 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 65,1%; 03 năm 51%; 05 năm 22,9%
• Sống còn toàn bộ
- Thời gian sống trung bình 37,6 ± 2,7 tháng ( 32,3 – 42,9 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 37 ± 5,9 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 63,8%; 03 năm 48,1%; 05 năm 21,8%
• Sống còn theo mức độ nguy cơ
- Nguy cơ trung bình: thời gian trung bình sống còn 39,7 ± 3,6 tháng tỷ lệ 02 năm 67,55%, 03 năm 51,9%
và 05 năm 22,8%
- Nguy cơ cao: thời gian trung bình sống còn 34,6 ±4,1 tháng tỷ lệ 02 năm 58,7%, 03 năm 43,5% và 05
năm 11,9%
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê p = 0,26
1. Bệnh viện Trưng ương Huế

- Ngày nhận bài (Received): 20/6/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Đoàn Văn Trân
- Email: ; SĐT: 0908880678

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

97


Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị uBệnh
mô đệm
việnđường

Trung tiêu
ươnghóa...
Huế
Kết luận: Điều trị bổ trợ phối hợp phẫu thuật và Imatinib trong u biểu mô đệm đường tiêu hóa tác dụng
phụ ít và cải thiện thời gian sống
Từ khóa: U biểu mô đệm đường tiêu hóa (GIST), Imatinib mesylate (Glivec)

ABSTRACT
IMATINIB FOR THE TREATMENT GASTROINTESTINAL STROMAL TUMOR (GIST)
AT HUE CENTRAL HOSPITAL SINCE 2013 TO 2019

Dang Hoang An1, Pham Nhu Hiep1
Nguyen Thanh Ai1, Mai Dinh Dieu1, Pham Nguyen Tuong1

Objective
To assess the clinical and OS, PFS the treatment gastrointestinal stromal tumours (GISTs), relative to
current standard treatments.
Patient and Method:
A prospective study of 74 patients who had diagnosic GISTs (c–KIT), treatments by Imatinib mesylate
(Glivec) since 2013 to 2019 at Oncology Center – Hue Central Hospital
Results:
The age of 56 - 65 years old is high (39.2%); The mean age 56.54 ± 10.47 years (29-84 years). Male:
Female = 1: 1.3. Disseminated abdominal pain accounts for 66.2%; The onset of time is 4.31 ± 3.11
months (1- 13 months). Large invasive stomach tumors 41%, Liver metastasis met 41.9%, abdominal
45,2% among metastatic diseases.
PR : 32.4%; SD : 48.6%; CR 4.1%; OR: 85.1%
Progression free survival (PFS)
- Time mean 38.4 ± 2.73 months (33.1 – 43.78 months).
- Time median 39 ± 6.67 months
-Survival 02 year 65.1%; 03 year 51%; 05 year 22.9%.

Overall survival (OS)
- Time mean 37.6 ± 2.7 months ( 2.3 – 42.9 months)
- Time median 37 ± 5.9 months
- Survival 02 year 63.8%; 03 year 48.15; 05 year 21.8%.
Survival by risk
- Medium risk: Time mean 39.7 ± 3.6 months, the rate of 2 years 67.55%, 03 years 51.9% and 05
years 22.8%
- High risk: Time mean of 34,6 ± 4,1 months, rate of 2 years 58.7%, 03 years 43.5% and 05 years
11.9%.
The difference is not statistically significant p = 0.26
Conclusion: Imatinib mesylate (Glivec) combine with surgical in gastrointestinal stromal tumours (GIST)
was few side effects and improved survival time.
Key words: Gastrointestinal stromal tumours (GISTs), Imatinib mesylate (Glivec)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
U mô đệm được đặt ra vào năm 1983 bởi Clark
và Mazur cho các khối u cơ trơn đường tiêu hóa
(GIT). Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là
các khối u không phải biểu mô phát sinh từ các tế
bào kẽ của Cajal. U mô đệm đường tiêu hóa (GIST)

98

chiếm khoảng 0,1 đến 3% ung thư đường tiêu hóa
[12].  Thông thường, GISTs thường xuất hiện ở
những người tuổi trung niên, đỉnh điểm là khoảng
58 tuổi, tỉ lệ như nhau ở cả 2 giới [11]. Tỉ lệ u GISTs
tăng cao trong nhiều năm gần đây, phương pháp xác
định những khối u trung mô tốt nhất hiện nay là


Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Test tìm CD117 (c- Kit). Đây là một thụ thể tyrosine
kinase của yếu tố tăng trưởng hiện diện trong 90%
của các tế bào GIST. Kết quả đột biến của bộ protooncogene ở thụ thể CD117 được kích thích tạo thành
mà không có sự tăng sinh tế bào gốc. Một số GISTs
không có đột biến c- Kit thì sẽ xuất hiện đột biến
trong một gen protein kinase lớp III khác mã hóa
cho tiểu cầu có nguồn gốc từ yếu tố tăng trưởng [7].
U mô đệm có nguy cơ tái phát lên tới 50% sau phẫu
thuật, do đó việc điều trị không chỉ dừng lại ở việc
loại bỏ khối u bằng phẫu thuật mà cần phải chẩn
đoán mô học khối u bằng hóa mô miễn dịch (INC)
và điều trị bổ trợ. Imatinib là một thuốc được sử
dụng trong điều trị GISTs; phân tử ngăn chặn thụ thể
đích của men tyrosine kinase. Đáp ứng với Imatinib
cải thiện thời gian sống toàn bộ và sống thêm bệnh
không tiến triển [5]. Các đặc điểm hình ảnh học (CT
và MRI) cần thiết cho thấy đáp ứng với Imatinib
bao gồm giảm mật độ tổn thương, giảm đậm độ và
giảm số lượng nốt sần và số lượng mạch máu [17].
Điều trị Imatinib sau chẩn đoán xác định tại
Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành từ năm
2013 đến nay. Để góp phần vào dự báo kết quả điều
trị, nghiên cứu chúng tôi thực hiện nghiên cứu với
mục tiêu:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới,
vị trí u, triệu chứng …..

2. Kết quả điều trị dựa trên: thời gian sống còn
toàn bộ (OS), thời gian sống bệnh không tiến triển
(PFS), thời gian sống theo mức độ nguy cơ.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Có kết quả mô học biểu hiện thụ thể C-Kit : CD
117 (+)/CD 34 (+).
- Bệnh nhân BMMD ĐTH tiên lượng trung bình,
xấu, rất xấu
- Đã can thiệp phẫu thuật: phẫu thuật sinh thiết,
phẫu thuật giảm khối u
- Kích thước u đo được bằng CT > 2cm.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

- Hồ sơ đầy đủ, khảo sát bệnh án mẫu.
- Đủ tiêu chí chỉ định điều trị Imatinib mesylate
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Hồ sơ không đầy đủ.
- Không có XNo HMMD có biểu hiện thụ thể
C-Kit (+).
- Bệnh nhân BMMDĐTH tiên lượng tốt.
- Không đồng ý điều trị do điều kiện kinh tế, xã
hội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả tiến cứu lâm sàng, không
đối chứng
- Chọn toàn bộ đối tượng đủ tiêu chí.
2.4. Các bước tiến hành

- Bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật tại các
cơ sở Ngoại khoa thuộc Bệnh viện TW Huế và các
Bệnh viện khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
- Xác định chẩn đoán mô học bằng HMMD: C –
Kit với CD 117 và/ hoặc CD 34
- Điều trị liên tục bằng Imatinib mesylate
(Glivec) 400mg/hàng ngày đến khi bệnh tiến triển
hoặc khi có tác dụng phụ trầm trọng.
- Nếu bệnh tiến triển, BN được tăng liều Imatinib
mesylate 600 – 800 mg /ngày.
- Bệnh nhân tái khám định kỳ: lâm sàng, cận lâm
sàng.
- Đánh giá đáp ứng điều trị bằng chẩn đoán hình
ảnh học: CT scan hoặc MRI, siêu âm … dựa vào
kích thước và mật độ u trên CT scan hoặc MRI
 Đánh giá đáp ứng điều trị (RESIST 1.0)
- Đáp ứng hoàn toàn (CR): Không còn thương
tổn u – di căn.
- Đáp ứng một phần (PR): Tổng các đường kính
lớn nhất u giảm > 30%.
- Bệnh ổn định (SD) : Tổng đường kính giảm <
30% hoặc tăng > 20%.
- Bệnh tiến triển (PD): Tổng đường kính lớn nhất
u tăng > 20% và/ hoặc tổn thương mới.
- Đánh giá đáp ứng toàn bộ: CR + PR
- Tỷ lệ kiểm soát bệnh (ORR) điều trị: CR +
PR+ SD

99



Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị uBệnh
mô đệm
việnđường
Trung tiêu
ươnghóa...
Huế
 Yếu tố nguy cơ: dựa vào phân loại IHN Hoa kỳ (2008) [8].
Nguy cơ

Kích thước (cm)

Chỉ số phân bào (HPF/50)

Vị trí u nguyên phát

Rất thấp
Thấp

<2
<5
Bất kỳ
2- 5
<5
Bất kỳ
≤5
6 – 10
Dạ dày
Trung bình
5.1 - 10

≤5
Dạ dày
Bất kỳ
>5
Xâm lấn (phá vỡ vỏ)
>10
Bất kỳ
Bất kỳ
>Bất kỳ
> 10
Bất kỳ
Cao
>5
>5
Bất kỳ
≤5
>5
Không thuộc dạ dày
5.1 - 10
≤5
Không thuộc dạ dày
 Đánh giá sống còn:
- Sống thêm toàn bộ: Là thời gian được tính từ khi tiến hành phẫu thuật đến thời điểm xác nhận tử vong
hoặc bệnh nhân còn sống tại thời điểm kết thúc nghiên cứu
- Sống thêm bệnh không tiến triển: Là thời gian được tính từ khi phẫu thuật giảm thiểu họa chẩn đoán
đến thời điểm có tái phát hoặc di căn và /hoặc không tái phát, không di căn tại thời điểm kết thúc nghiên cứu
- Sống thêm theo các yếu tố nguy cơ: dựa vào phân loại IHN Hoa Kỳ (2008) [8].
2.5. Phương pháp thống kê
- Sủ dụng phần mềm SPSS 21.0 để thu thập và phân tích số liệu – thống kê mô tả
- Sủ dụng phần mềm Excel 2010 tiến hành biểu diễn đồ thị.

- Phương pháp Kaplan Meier ước lượng sống còn với khoảng tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 04/2013 đến tháng 06/2019, chúng tôi ghi nhận có 74 trường hợp bệnh nhân thỏa mãn các tiêu
chuẩn chọn bệnh được điều trị tại khoa Hóa trị - Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện TW Huế cho các kết
quả sau:
3.1. Tuổi, giới
Bảng 1. Phân bố độ tuổi theo giới tính
Độ tuổi

< 45

46 - 55

56 - 65

66 – 75

≥ 75

Tổng cộng

Nữ

3
4,1%

8
10,8%

15

20,3%

6
8,1%

0
0,0%

32
43,2%

Nam

7
9,5%

14
18,9%

14
18,9%

5
6,80%

2
2,7%

42
56,8%


10
13,5%

22
29,7%

29
39,2%

11
14,9%

2
2,7%

74
100%

Giới

Tổng cộng

Tỷ lệ mắc cao chung cả hai giới 56 – 65 tuổi chiếm 39,2%; không khác biệt hai giới.
- Tuổi mắc trung bình chung hai giới 56,54 ± 10,47 tuổi ( 29 – 84 tuổi)
- TỈ LỆ Nam : Nữ = 1 : 1,3.

100

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019



Bệnh viện Trung ương Huế
3.2. Triệu chứng vào viện
Bảng 2: Triệu chứng vào viện

3.3. Đặc điểm chẩn đoán
Bảng 3. Vị trí u nguyên phát
Vị trí u nguyên phát
n Tỷ lệ %
Triệu chứng
n
Tỷ lệ %
Dạ dày
31
41,9
Đau bụng
49
66,2
Hổng tràng (tá tràng- tiểu tràng) 11
14,9
XHTH
3
4,1
Mạc treo
3
4,1
Sờ thấy u
1
1,4

Ổ bụng (hố chậu – sau phúc mạc) 16
21,6
RLTH
5
6,8
Đại - trực tràng
9
12,2
Hội chứng dạ dày
15
20,3
Gan
1
1,4
Đại tiện khó
1
1,4
Tụy
3
4,1
Tổng cộng
74
100,0
Tổng cộng
74
100,0
Đau bụng lan tỏa chiếm cao 66,2%;
Khối u dạ dày xâm lấn rộng chiếm tỷ lệ cao 41%,
tập
trung thân vị- bờ cong lớn.

- Trường hợp đại tiện khó do u trực tràng đã PT
- Khôi u ổ bụng thương gây đau lan tỏa không rõ
Mile và dẫn lưu bàng quang trên mu.
ràng vị trí cụ thể.
- Thời gian khởi phát 4,31 ± 3,11 tháng (1- 13
- U gan đơn độc ban đầu chẩn đoán nhầm UT tổ
tháng); sớm nhất là bệnh nhân sờ thấy u.
chức liên kết cơ trơn (Leiomyosarcoma)
Bảng 4: Tình trạng di căn
Tình trạng
Vị trí di căn
n
Tỷ lệ %
Không di căn
43
58,1
Gan
6
8,1
Gan + ổ bụng
3
4,1
Gan+ phổi
1
1,4
Hố chậu
2
2,7
Ổ bụng (hố chậu – sau phúc mạc)
9

12,2
Di căn
Ổ bụng + gan + xương
1
1,4
Ổ bụng + phổi
1
1,4
Phổi
3
4,1
Phúc mạc
3
4,1
Phúc mạc + gan + hạch ĐM châu
2
2,7
Tổng cộng
74
100,0
- Di căn gan gặp tỉ lệ 41,9% trong số bệnh di căn.
- Di căn ổ bụng tỉ lệ 45,2% trong số bệnh di căn
Bảng 5: Liên quan u nguyên phát và di căn
Vị trí u

TT di căn

Dạ dày
Hổng tràng (tá tràng- tiểu tràng)
Mạc treo

Ổ bụng (hố chậu – sau PM)
Đại – trực tràng
Gan
Tụy

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

Không di căn
(%)

Di căn
(%)

Tổng cộng

21(67,7)
7(63,6)
0 (0,0)
8 (50)
5 (55,6)
1 (100)
1 (33,3)

11(32,26)
4 (36,36)
3 (100)
8 (50)
4 (44,4)
0 (0)
2 (66,7)


31
11
3
16
9
1
3

101


Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị uBệnh
mô đệm
việnđường
Trung tiêu
ươnghóa...
Huế
U mạc treo thường có > 02 u rải rác.
- U ổ bụng, nằm ngoài phúc mạc thường kèm một số hạch di căn cạnh động mạch chủ bụng.
Bảng 6. Phân độ nguy cơ
Phân độ nguy cơ

n

Tỷ lệ %

Cao

59


79,7

Trung bình

15

20,3

Tổng cộng

74

100,0

Dựa trên các yếu tố: kích thước, tỉ lệ phân bào và vị trí u nguyên phát.
3.4. Kết quả điều trị
Bảng 7. Kết quả đáp ứng điều trị
Tình trạng điều trị

n

Tỷ lệ %

2

2,7

2


2,7

7

9,5

Đáp ứng một phần ( PR)

24

32,4

Bệnh ổn định (SD)

36

48,6

Đáp ứng hoàn toàn (CR)

3

4,1

Đ/g đáp ứng toàn bộ

27

36,5


Tỷ lệ kiểm soát bệnh

63

85,1

Kháng thuốc nguyên phát

04

5,4

Ngừng điều trị

Mệt mỏi nhiều
Bệnh tiến triển (PD)
Tử vong

Bệnh ngừng điều trị do mệt có 01 bệnh tiền sử điều trị baserdow và 01 bệnh có đấu hiệu xơ phổi tiến
triển đã điều trị nội tích cực cải thiện chậm.
- 07 bệnh tử vong đều có chẩn đoán di căn phổi 5 (6,75%) và phúc mạc
Bảng 8: Tác dụng ngoại ý
Tỷ lệ %
Tác dụng phụ
n
(Tính chung mọi độ)
Bình thường

53


71,6

Phù (mi mắt, mặt, bàn tay)

12

16,2

Tiêu chảy

4

5,4

Hand foot

1

1,4

Mệt mỏi

4

5,4

Tổng cộng

74


100,0

02 trường hợp nam chiếm 2,7% có biểu hiện xơ phổi – mệt mỏi.
- Phù nề chủ yếu vùng mi mắt; (không gây giảm thị lực – không đau).
- Tiểu độ 1 và 2, đáp ứng điều trị loperamide

102

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
3.5. Kết quả sống còn
• Sống còn không bệnh tiến triển (PFS)

Biểu đồ 1: Sống còn không bệnh tiến triển ( PFS)
- Thời gian sống trung bình 38,4 ± 2,73 tháng ( 33,1 – 43,78 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 39 ± 6,67 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 65,1%; 03 năm 51%; 05 năm 22,9%
• Sống còn toàn bộ

Biểu đồ 3.2: Sống còn toàn bộ (OS)
- Thời gian sống trung bình 37,6 ± 2,7 tháng ( 32,3 – 42,9 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 37 ± 5,9 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 63,8%; 03 năm 48,1%; 05 năm 21,8%
• Sống còn theo mức độ nguy cơ

Biểu đồ 3.3: Sống còn toàn bộ theo mức độ nguy cơ

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


103


Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị uBệnh
mô đệm
việnđường
Trung tiêu
ươnghóa...
Huế
Tỷ lệ %

Trung bình thời gian sống còn
( tháng)

02 năm

03 năm

05 năm

Trung bình

39,7 ± 3,6

67,5

51,9

22,8


Cao

34,6 ± 4,1

58,7

43,5

11,9

Mức độ nguy cơ

P
0,26

Sống còn đáp ứng hoàn toàn

Biểu đồ 3.4: Sống còn toàn bộ theo đáp ứng hoàn toàn
- Thời gian sống trung bình 52,66 ± 3,12 tháng (45,66 – 58,77 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 62 ± 2,45 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 79%; 03 năm 73,2%; 05 năm 57,3%
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Về tuổi/ giới
Ghi nhận chúng tôi thấy tuổi mắc chung cả hai giới
tăng cao dần trong khoảng 56 - 65 tuổi ; với độ tuổi
không khác biệt trong cả hai giới. Độ tuổi trung bình
56,54 ± 10,47 tuổi tương đương nghiên cứu của Lê
Tuấn Anh và CS (2015) với trung bình 57 tuổi và cao

hơn Trần Minh Thông (2010) là 53 ± 16,14 tuổi và
Diệp Bảo Tuấn (2013) là 51,9 ± 11, 0 tuổi [1], [13].
Tuy nhiên, các nghiên cứu đều ghi nhận độ tuổi mắc
cao trong dao động độ tuổi 50 - 65 tuổi; không khác
biệt với các nghiên cứu trong nước.
Với tỉ lệ mắc Nữ : Nam = 1 : 1,3 của nghiên cứu
thấy rằng, nguy cơ mắc cả hai giới không có sự khác
biệt. Trong Bảng 3.1 chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mắc
cao trong cùng độ tuổi 56 – 65 ở cả hai giới khoảng
20%. Tỷ lệ này không khác biệt với nghiên cứu của
Liang và CS năm 2007 nữ : nam = 1: 1,2; thấp hơn
các nghiên cứu trong nước của Lê Tuấn Anh (2010)
Nữ : Nam = 1 : 2,47 và n/c Trần Minh Thông (2011)
Nữ : Nam = 1: 2. [1],[11],[13].

104

Triệu chứng khởi phát
Biểu hiện thường mơ hồ, phối hợp nhiều các
triệu chứng vùng bụng, cùng với các nghiên cứu
Trần Minh Thông (2011) và Diệp Bảo Tuấn (2013)
thấy rằng đau bụng lan tỏa – không có điểm đau cụ
thể 51,4% và 76,04% là các triệu chứng có tỷ lệ cao
nhất; giống với kết luận của Bhalgami R ghi nhận
ở 84 BN tại Ấn Độ [2],[13],[14]. Triệu chứng đau
bụng cũng được ghi nhận cao nhất của chúng tôi ở
44 BN chiếm 66,2%. Ngoài ra, các triệu chứng khác
đều được ghi nhận không khác với nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Vị trí u nguyên phát/ di căn

Trong nghiên cứu của Skandalak và Gray (2008)
ở 725 khối u GIST phát hiện ra rằng 47,3% các khối
u hình thành từ dạ dày, 35,4% từ ruột non, 4,6%
từ đại tràng, 7,4% từ trực tràng [16]. Ghi nhận
trong nước năm 2015 của Lê Tuấn Anh thấy u dạ
dày 41,1%, tá tràng 6,8%, ruột non 28,8%, đại –
trực tràng 13,7%, ổ bụng – mạc treo 6,9%; không
khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi u dạ dày
41,9%, tỉ lệ u hổng tràng – tiểu tràng chúng tôi thấp
hơn so với các nghiên cứu chiếm 14,9%; u vùng

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
mạc treo và ổ bụng ghi nhận cao hơn so với các
nghiên cứu chiếm 25,7% [1]. U vùng đại trực tràng
tương đương không khác biệt so với các ghi nhận
trong và ngoài nước chiếm 13,6% [10].
Trong nghiên cứu có 3 BN (4,1%) được chẩn
đoán sau PT Whipple và sinh thiết qua nội soi u tụy;
01 BN (1,4%) sau phẫu thuật cắt một phần u gan.
Hanafy E cho thấy 10 – 40% GIST xâm lấn các cơ
quan lân cận tại thời điểm chẩn đoán, nghiên cứu này
cho thấy 91,5% BN có hạch bạch huyết âm tính sau
phẫu thuật; giống với kết luận của Carvajai J khẳng
định sự di căn đến hạch bạch huyết hiếm găp (4%) –
ngược lại di căn phúc mạc khá phổ biến chiếm đến
gần 33% các trường hợp sau phẫu thuật [3],[6].
Khảo sát chúng tôi nhận thấy 31 BN (41,9%) đã

có di căn trong thởi điểm chẩn đoán, chủ yếu các vị
trí gan và phúc mạc chiếm tỉ lệ tương ứng 41,9% và
45,2%; di căn hạch chậu 02 BN chiếm 2,7%.
Kết quả điều trị
Tình trạng đáp ứng
Theo ghi nhận của Dasanu CA (2012) khẳng
định điều trị bổ trợ kéo dài 12- 36 tháng thực sự làm
tăng thới gian sống còn; chỉ trừ những bệnh nhân
không có điều kiện kinh tế, bệnh lý tim mạch, rối
loạn hấp thu đường tiêu hóa [4].
So sánh kết quả của chúng tôi và Lê Tuấn Anh
(2015) cho thấy tỉ lệ đáp ứng một phần thấp hơn
32,4% vs 54,8%, đáp ứng hoàn toàn tương đương
4,1% vs 2,7%; bệnh ổn định cao hơn 48,6% vs 26%;
đáp ứng toàn bộ thấp hơn 36,5% vs 57,5%; tỷ lệ
kiểm soát bệnh tương đương 85,1% vs 83,5% [1].
Các tác dụng phụ của điều trị chủ yếu là phù nhẹ
mi mắt 16,2%, tiêu chảy 5,4% có thể kiểm soát bằng
điều trị loperamide và men tiêu hóa; không có tiêu
chảy gây mất nước- rối loạn điện giải. Không có
bệnh nhân phải giảm liều xuống 300mg/ngày.
Tình trạng sống còn
- Sống toàn bộ
Theo dõi điều trị liên tục trên 36 tháng, ghi nhận
theo nghiên cứu SSG XVIII (2014) với tỷ lệ sống
còn 01 năm 92%, 03 năm 81,7% [15]. Cao hơn
so với ghi nhận chúng tôi; tỷ lệ sống còn sau 02
năm 63,8%; 03 năm 48,1%; 05 năm 21,8%. Thời

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


gian sống trung bình 37,6 ± 2,7 tháng ( 32,3 – 42,9
tháng). Trung vị thời gian sống còn 37 ± 5,9 tháng.
- Sống còn không bệnh tiến triển.
Nhiều nghiên cứu thời gian sống còn bệnh
không tái phát (RFS) đã công bố trong 05 năm dao
động khoảng 40 – 70%. Năm 2012, Kim HK thấy từ
104BN cho tỉ lệ thời gian sống không bệnh trong 05
năm rất cao là 89,5% và Hou YY (2009) xem xét ở
184 BN là 41,9% ; ghi nhận chúng tôi tỷ lệ sống còn
sau 02 năm 65,1%; 03 năm 51%; 05 năm 22,9%
thấp hơn so với các nghiên cứu nước ngoài [7],[9].
Thời gian sống không bệnh trung bình 38,4 ± 2,73
tháng (33,1 – 43,78 tháng). Trung vị thời gian sống
còn không bệnh 39 ± 6,67 tháng.
- Sống toàn bộ theo mức độ nguy cơ
Đánh giá nguy cơ tiến triển theo IHN Hoa Kỳ
(2008) đang được nhiều Trung tâm sử dụng phân
loại để tiên lượng điều trị. [8]. Dựa trên vị trí, kích
thước u trên chẩn đoán hình ảnh, tỉ lệ phân bào
nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tình trạng nguy cơ
trung bình và cao tương ứng 20,3% và 79,7%
Điều trị Imatinib thường chỉ định cho nhóm bệnh
từ nguy cơ trung bình và cao. Ghi nhận chúng tôi
thấy tỉ lệ nguy cơ trung bình và cao tương ứng là
20,3% và 79,7% không khác biệt so với nghiên cứu
của Kim MC (2015) ở Hàn Quốc trên 1057 BN [9].
Kết quả chúng tôi thấy thời gian sống của nhóm BN
nguy cơ trung bình luôn cao hơn nhóm nguy cơ cao
với tỉ lệ trong 02 năm là 67,5% vs 58,7%, 03 năm

51,9% vs 43,5% và 05 năm 22,8% vs 11,9%. Thời
gian sống trung bình của cả hai nhóm trung bình vs
cao là 39,7±3,6 tháng vs 34,6±4,1 tháng. Thời gian
sống còn nhóm nguy cơ trung bình tăng hơn khỏang
06 tháng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,26).
V. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng
- Tỷ lệ mắc cao chung cả hai giới 56 – 65 tuổi
(39,2%); Tuổi mắc trung bình chung hai giới 56,54
± 10,47 tuổi (29 – 84 tuổi)
- Tỉ lệ Nam : Nữ = 1 : 1,3.
- Đau bụng lan tỏa chiếm cao 66,2%; Thời gian
khởi phát 4,31 ± 3,11 tháng ( 1- 13 tháng)

105


Kết quả điều trị Imatinib trong điều trị uBệnh
mô đệm
việnđường
Trung tiêu
ươnghóa...
Huế
- U dạ dày xâm lấn rộng chiếm tỷ lệ cao 41%,
(thân vị- bờ cong lớn).
- Di căn gan gặp tỉ lệ 41,9%, ổ bụng tỉ lệ 45,2%
trong số bệnh di căn.
5.2. Kết quả điều trị
- Đáp ứng một phần ( PR) 32,4%
- Bệnh ổn định (SD)

48,6%
- Đáp ứng hoàn toàn (CR) 4,1%
- Đ/g đáp ứng toàn bộ
36,5%
- Tỷ lệ kiểm soát bệnh
85,1%
- Kháng thuốc nguyên phát 5,4%
• Sống còn không bệnh tiến triển (PFS)
- Thời gian sống trung bình 38,4 ± 2,73 tháng
(33,1 – 43,78 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 39 ± 6,67 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 65,1%; 03 năm

51%; 05 năm 22,9%
• Sống còn toàn bộ
- Thời gian sống trung bình 37,6 ± 2,7 tháng
(32,3 – 42,9 tháng)
- Trung vị thời gian sống còn 37 ± 5,9 tháng.
- Tỷ lệ sống còn sau 02 năm 63,8%; 03 năm
48,1%; 05 năm 21,8%
• Sống còn theo mức độ nguy cơ
- Nguy cơ trung bình: thời gian trung bình sống
còn 39,7 ± 3,6 tháng tỷ lệ 02 năm 67,55%, 03 năm
51,9% và 05 năm 22,8%
- Nguy cơ cao thời gian trung bình sống còn 34,6
±4,1 tháng tỷ lệ 02 năm 58,7%, 03 năm 43,5% và
05 năm 11,9%
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê p = 0,26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tuấn Anh, Vương Đinh Thy Hảo và CS
(2015) “Tính an toàn và hiệu quả của Imatinib
mesylate trong điều trị bướu mô đệm đường tiêu
hóa giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Chợ Rẫy”.
Tạp chí Ung thư học, số 01 -2015, tr 246- 252.
2. Bhalgami R1, Manish K, et al (2013) “Clinicopathological study of 113 gastrointestinal stromal tumors” Indian J Gastroenterol. 32(1):22-7.
3. Carvajal Balaguera J. Martin Garcia- Alamenta
M, et al ( 2007) “ Gastrointestinal Stromal Turmors : An infrequent disease with difficult preoperative diagnosis” The Internet journal of Surgery, 13 (1). P 216 – 225.
4. Dasanu CA1 ( 2012) “Length of  adjuvant  imatinib  therapy in  GIST: weighing benefits, side effects and costs”. J Oncol Pharm
Pract. 18(3): 379-80.
5. DeMatteo RP1,  Ballman KV,  et al (2013)
“Long-term results of  adjuvant  imatinib
mesylate  in localized, high-risk, primary
gastrointestinal stromal tumor: ACOSOG
Z9000 (Alliance) intergroup phase 2 trial.” Ann
Surg. ;258(3):422-9.
6. El. Hanafy E, El Hemaly M et al (2011) “ Sur-

106

gery management of gastric Gastrointestinal
Stromal Turmors a single center experience”
Saudi J gastroenterol 17 (3), 189 – 193.
7. Hou YY1,  Grabellus F et al (2009)”  Impact of
KIT and PDGFRA gene mutations on prognosis
of patients with gastrointestinal stromal tumors
after complete primary tumor resection”. J
Gastrointest Surg. 13(9):1583-92.
8. Joensuu H1, Eriksson M, et al (2012) “ One vs
three years of  adjuvant  imatinib  for operable

gastrointestinal stromal tumor: a randomized
trial”. JAMA. 2012 Mar 28;307(12):1265-72.
9. Kim KH1,  Kim MC,  et al ( 2012) “ Long
term  survival  results for gastric  GIST:
is
laparoscopic
surgery
for
large
gastric  GISTfeasible?”. Ann Surg Oncol.
31;10:230
10.Li J1,  Dang YZ,  et al (2013) “ Efficacy observation on imatinib adjuvant therapy with longer
duration in patients with gastrointestinal stromal at intermediate or high risk of recurrence”.
Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi. 2013
Mar;16(3):216-20
11.Liang YM1, Li XH, et al (2007) “ Prognostic sig-

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
nificance of clinicopathologic parameters in gastrointestinal stromal tumor: a study of 156 cases”
. Zhonghua Bing Li Xue Za Zhi. ;36(4):233-8.
12.Ma GL1, Murphy JD2, et al (2015) “ Epidemiology
of gastrointestinal stromal tumors in the era
of histology codes: results of a populationbased study”. Cancer Epidemiol Biomarkers
Prev. 2015 Jan;24(1):298-302.
13.Trần Minh Thông, Trịnh Thị Thúy (2011) “Khảo
sát đặc điểm lâm sàng và Giải phẫu bệnh 96
trường hợp GIST dạ dày” Tạp chí Ung thư học.

Số 3 – 2011, tr 324 – 332.
14. Diệp Bảo Tuấn, Bùi Chí Viết và CS (2013).
“Điều trị bướu mô đệm đường tiêu hóa tại Bệnh
viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

chí Ung thư học, Số 4- 2013 tr 308 – 317.
15.Vinod P. Balachandran, MD et al (2015) “ Adjuvant Imatinib for GIST: The Pie is Shrinking”.
Ann Surg Oncol. 21(11): 3365–3366.
16.Wilson J1, Connock M et al (2005) “ Imatinib for
the treatment of patients with unresectable and/
or metastatic gastrointestinal stromal tumours:
systematic review and economic evaluation.” .
Health Technol Assess.  9 (25):1-142.
17.Yamamoto K1, Tsujinaka T et al (2015) «  Impact of the Japanese gastric cancer screening
system on treatment outcomes in gastric gastrointestinal stromal tumor (GIST): an analysis
based on the GIST registry”. Ann Surg Oncol. 
22(1):232-9.

107



×