Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.02 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN AN BÌNH
Phạm Hữu Khang*, Nguyễn Thị Kim Yến*, Lê Ngọc Thái Hòa*,
Bùi Mạnh Côn*, Trần Văn Hải*, Nguyễn Đức Trung*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện(NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại
Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời
gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Việc tuân thủ rửa tay làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế bệnh viện An Bình, qua đó góp phần đưa ra
các chiến lược tăng cường tuân thủ vệ sinh tay trong bệnh viện.
Phương pháp: Quan sát sự tuân thủ rửa tay tại 5 thời điểm bắt buộc theo khuyến cáo của WHO được thực
hiện tại các khoa lâm sàng bệnh viện An Bình từ 01/06/2015 – 31/03/2016.Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 6850 cơ hội được quan sát, trong đó tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 42,88%. Có sự khác nhau
giữa 5 thời điểm bắt buộc rửa tay: tuân thủ rửa tay cao nhất là sau khi tiếp xúc với máu (75,5%), trước
thực hiện các thủ thuật vô khuẩn (67,18%) và thấp nhất là trước tiếp xúc với bệnh nhân (22,83%), sau khi
chạm vào những vùng xung quanh bệnh nhân (24,48%).Các khoa có sự tuân thủ rửa tay cao là Nhiễm
(61,46%), Hồi sức tích cực (54,04%). Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh tuân thủ rửa tay cao nhất
(44,8%), thấp nhất là bác sỹ (30,33%). Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn có sự lựa chọn nhiều hơn
(54,24%) so với nước và xà phòng (45,76%).
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại 5 thời điểm bắt buộc theo khuyến cáo của WHO là không đều nhau.
Việc đẩy mạnh tuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc bệnh nhân góp phần làm giảm tỷ lệ NKBV, đồng thời nâng
cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Từ khóa: Tuân thủ vệ sinh tay, nhân viên y tế.

ABSTRACT
RATE OF COMPLIANCE WITH HANDWASHING OF


MEDICAL STAFFIN CLINICAL DEPARTMENTS AT AN BINH HOSPITAL
Pham Huu Khang, Nguyen Thi Kim Yen, Le Ngoc Thai Hoa, Bui Manh Con, Tran Van Hai,
Nguyen Duc Trung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 125 - 128
Background: Hospital-acquired infections is one of the challenges and great concern in Vietnam and around
the world. Many studies show that hospital-acquired infections increase mortality, prolonged hospital stays and
increased costs of treatment. Compliance with hand washing to reduce infection rates in hospitals.
Objective: Determine the rate hand hygiene compliance of medical staff in An Binh hospital.Through this
result, we aim to set up a strategy to strengthen compliance with hand hygiene in hospital.
Methods: Observe hand washing compliance in 5 time required by WHO recommendations, made in the
clinical departments of An Binh hospital from 01/06/2015 - 03/31/2016. A case series study.
Results: There were total 6850 opportunities of hand washing observed. The hand washing compliance rate
was 42.88%. There was a variation of hand washing compliance rate among 5 moments: after exposure to blood
*Bệnh viện An Bình

** Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện An Bình

Tác giả liên lạc: ĐD. Phạm Hữu Khang

ĐT: 01267272794

E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

125


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016


and body fluids (75.5%), after performing sterile procedure (67.18%), prior exposure to of patients (22.83%) and
after touching the area around patients (24.48%). Departments with the high handwashing compliance rate were
Infection (61.46%), Intensive Care Unit (54.04%). Nurses, Technicians and Midwives had higher hand washing
compliance rate than doctors (44.8 % vs 30.33%). Hand washing with alcohol was selected more than soap and
water (54.24% vs 45.76%).
Conclusion: The rate of hand washing compliance in 5 time required by WHO recommendations were
uneven. Promoting hand hygiene compliance in patient care contributes to reduce the rate of hospital-acquired
infections, and improve the quality of patient care.
Keywords: Compliance with hand washing, medical staff.

ĐẶT VẤN ĐỀ
WHO ước tính ở bất cứ thời điểm nào trên
thế giới cũng có trên 1,4 triệu người mắc nhiễm
khuẩn bệnh viện (NKBV). Thống kê cho thấy tỷ
lệ NKBV vào khoảng 5 – 10% tại các nước phát
triển và lên đến 15 – 20% ở các nước đang phát
triển (1). Hàng ngày nhân viên y tế (NVYT) sử
dụng bàn tay để khám chữa bệnh và chăm sóc
bệnh nhân (BN), do đó các vi khuẩn gây bệnh từ
BN truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay
của NVYT là nguồn chứa các vi khuẩn gây
bệnh(5).Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng
minh rằng biện pháp vệ sinh bàn tay đã giảm
50% nguy cơ NKBV cũng như nguy cơ phơi
nhiễm nghề nghiệp cho NVYT. WHO đã khẳng
định rằng: “ Rửa tay (RT) được coi là liều vacxin
tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả nhất
cũng như không tốn kém về chi phí trong phòng
ngừa NKBV”(4).

Vậy rửa tay là biện pháp đơn giản, hiệu quả
làm giảm tỷ lệ NKBV nhưng trên thực tế việc
tuân thủ rửa tay của NVYT lại chưa cao. Việc
đánh giá sự tuân thủ rửa tay của NVYT nhằm
mục đích xây dựng kế hoạch hành động phù
hợp hướng tới mục tiêu kiểm soát nhiễm khuẩn
chéo và cũng là vấn đề cần thiết để nâng cao chất
lượng trong điều trị, chăm sóc người bệnh.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.

Định nghĩa sự tuân thủ rửa tay
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khi nhân
viên y tế có thực hiện chăm sóc người bệnh, sẽ có
năm thời điểm (5 cơ hội) mà người NVYT bắt
buộc phải rửa tay: 1) trước khi tiếp xúc với người
bệnh, 2) Trước khi làm thủ thuật vô trùng, 3) sau
khi chăm sóc người bệnh, 4) sau khi tiếp xúc với
máu và dịch cơ thể, 5) sau khi đụng chạm vào
những vùng xung quanh người người bệnh. Và
khi NVYT thực hiện rửa tay ở 5 thời điểm này
thì được gọi là có tuân thủ rửa tay.

Đối tượng
NVYT làm việc tại các khoa lâm sàng bệnh
viện An Bình.

Cách thực hiện

Nhân viên khoa KSNK, Phòng điều dưỡng
sau khi được huấn luyện sẽ tiến hành quan sát
sự tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa lâm sàng
theo 5 thời điểm trên.

Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng Exel.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại
các khoa lâm sàng.
Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo 5 thời
điểm bắt buộc của WHO.

126

Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc tuân
thủ rửa tay NVYT tại các khoa lâm sàng.

KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 01/06/2015 –
31/03/2016 tại bệnh viện An Bình, chúng tôi tiến
hành quan sát NVYT làm việc tại 13 khoa lâm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
sàng với 6850 cơ hội rửa tay, kết quả thu được
như sau:

Bảng 1:Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT
Cơ hội

Tổng

Có rửa tay
Đúng
Sai
831 (28,29%) 2106 (71,71%)
2937 (42,88%)

Không rửa tay
3913 (57,12%)
3913 (57,12%)

Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT
là 42,88% và tỷ lệ rửa tay đúng theo quy trình
là 28,29%.
Bảng 2: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo khoa
Khoa
Hstc
Tim mạch
Hô hấp
Nội tiết
Thẩm mỹ
Nhiễm
Tmh
Ngoại
Sản
Yhct

Tiêu hóa
Thần kinh
Cấp cứu
Tổng

Có rt
n
486
146
269
293
236
378
57
289
71
173
143
213
201
2937

Không rt
n
%
389
45,96
287
66,28
400

59,79
747
71,83
281
54,35
237
38,54
104
64,6
269
48,21
107
60,11
157
47,58
401
73,71
220
50,81
305
60,28
3913
57,12

%
54,04
33,72
40,21
28,17
45,65

61,46
35,4
51,79
39,89
52,42
26,29
49,19
39,72
42,88

Nhận xét: Khoa Nhiễm có tỷ lệ tuân thủ rửa
tay cao nhất (61,46%), thấp nhất là khoa Tiêu hóa
với 26,29%.
Bảng 3: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo từng đối tượng
Đối tượng
Bác sĩ
Đd, ktv, nhs
Hộ lý

Có rửa tay
n
%
209
30,33
2639
44,8
89
32,39

Không rửa tay

n
%
480
69,67
3252
55,2
181
67,04

Nhận xét: ĐD, KTV, NHS có sự tuân thủ rửa
tay cao nhất (44,8) và thấp nhất là bác sĩ (30,33%).
Bảng 4: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo 5 thời điểm
của WHO
Thời điểm

Cơ hội

Trước TXBN
Trước TTVK
Sau TXM
Sau TXBN
Sau TXQBN

1025
1374
796
3267
388

Có rt

n
234
923
601
1084
95

%
22,83
67,18
75,5
33,18
24,48

Không rt
n
%
791 77,17
451 32,82
195
24,5
2183 66,82
293 75,52

Tổng

Nghiên cứu Y học
6850

2937


42,88

3913

57,12

Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay cao nhất là
thời điểm sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết
BN (75,5%), thấp nhất là thời điểm trước khi tiếp
xúc với BN (22,83%).
Bảng 5: Tỷ lệ NVYT lựa chọn phương pháp rửa tay
Phương pháp
Bằng dd chứa cồn
Bằng xà phòng và nước
Tổng

Tần số (n)
1593
1344
2937

Tỷ lệ (%)
54,24
45,76
100,0

Nhận xét: NVYT lựa chọn rửa tay với dung
dịch chứa cồn nhiều hơn rửa tay với xà phòng và
nước (54,24%).


BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ
lệ tuân thủ rửa tay của chúng tôi là 42,88%, tác
giả Chu Thị Hải Yến(2) tại BV Trưng Vương cho
kết quả là 31,53%, Đặng Thị Vân Trang(3) tại BV
Chợ Rẫy là 25,7% và Nguyễn Thị Thanh Hà (7) có
kết quả 62% NVYT tuân thủ rửa tay. Điều này có
thể nhận thấy được kế hoạch phát động phong
trào vệ sinh tay của Việc chưa được thực hiện
toàn diện, chưa thay đổi thói quen của một số
NVYT, hoặc có thể NVYT chưa nhận thức được
tầm quan trọng của việc rửa tay hoặc là do các
yếu tố khác ảnh hưởng tới sự tuân thủ của họ.
Nâng cao nhận thức của NVYT qua các buổi tập
huấn trong BV và thường xuyên nhắc nhở là
điều thật sự cần thiết.
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay đúng theo quy trình
chỉ đạt 28,29%, thấp hơn Nguyễn Thị Thanh
Hà(7) cho kết quả có 56% NVYT rửa tay đúng quy
trình. Cần tập huấn cũng như nhắc nhở lại quy
trình rửa tay cho tất cả NVYT.
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở các khoa là không
đồng đều, tỷ lệ cao ở các khoa như: Nhiễm,
HSTC, Ngoại. Điều này có thể cho thấy đây là
các khoa có nhiều BN có nguy cơ lây nhiễm cao
hơn các khoa khác, nên công tác huấn luyện và
nhắc nhở được thực hiện thường xuyên. Tuy
vậy, tỷ lệ tuân thủ này vẫn còn rất thấp, do đó
cần xem lại công tác huấn luyện và đào tạo về


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

127


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

việc rửa tay của BV và có kế hoạch kiểm tra đánh
giá thường xuyên ở tất cả các khoa.

Bác sĩ có sự tuân thủ rửa tay thấp nhất
(30,33%).

Tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa các đối tượng
cũng không đồng đều, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
ĐD, KTV, NHS có sự tuân thủ rửa tay (44,8%)
cao hơn bác sĩ (30,33%). Đây cũng là vấn đề cần
được quan tâm trong công tác tập huấn, cần
triển khai nhiều lớp huấn luyện cho bác sĩ tham
gia và có kiểm tra giám sát thường xuyên.

Sự tuân thủ giữa các thời điểm bắt buộc rửa
tay của WHO có sự chênh lệch, cao nhất là sau
khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của BN (75,5%)
và thấp nhất là trước khi tiếp xúc BN (22,83%).

Tỷ lệ tuân thủ rửa tay còn thấp ở 5 thời điểm

của WHO, cao nhất là sau khi tiếp xúc với máu
và dịch tiết BN (75,5%) và thấp nhất là thời điểm
trước khi tiếp xúc với BN (22,83%). Kết quả này
tương đối phù hợp với Nguyễn Thị Kim Liên(6)
nghiên cứu tại BV Nhi Đồng 2. Có thể thấy rằng
NVYT chỉ rửa tay trong những trường hợp có
nguy cơ lây nhiễm rõ ràng, mà chưa quan tâm
đến các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm chưa
rõ ràng theo các khuyến cáo của WHO. Cần
nâng cao nhận thức của NVYT qua các buổi
huấn luyện tại BV.

KIẾN NGHỊ
Tăng cường các lớp đào tạo về kiến thức và
tầm quan trọng của việc rửa tay cho tất cả NVYT
trong BV, các lớp này phải được lên kế hoạch và
duy trì hàng năm.
Kiểm tra đánh giá định kỳ về việc rửa tay
của NVYT và có kế hoạch khen thưởng, thi đua,
xử phạt rõ ràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
NVYT rửa tay với xà bông và nước thấp hơn là
rửa tay với dung dịch có chứa cồn (54,24% so với
45,76%). Điều này là phù hợp vì theo khuyến cáo

của WHO thì rửa tay với dung dịch có chứa cồn
hay còn gọi là sát trùng tay nhanh với cồn giúp
cho thao tác rửa tay nhanh hơn, dễ dàng thực
hiện ở mọi nơi và không cần có hệ thống bồn rửa
tay, nước, thuận tiện khi làm việc và ít khô tay.

3.

KẾT LUẬN

7.

Việc tuân thủ rửa tay của NVYT khi có cơ hội
trong chăm sóc BN chưa cao (42,88%).

4.
5.

6.

Ban chống nhiễm khuẩn Bộ Y Tế (2005). Tình hình nhiễm
khuẩn bệnh viện của 19 bệnh viện. Báo cáo trong hội nghị
chống nhiễm khuẩn toàn quốc 2005.
Chu Thị Hải Yến (2013). “Khảo sát kiến thức, thái độ và hành
vi tuân thủ chỉ định rửa tay thường qui của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương”. Hội nghị khoa học kỹ thuật
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương năm 2013.
Đặng Thị Vân Trang (2010). “Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân
viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức y tế thế giới”. Tạp chí Y
học TP.HCM. Tập 14 (2). Tr. 436 – 439.

Kelly, K. N., & Monson, J. R. (2012). Hospital-acquired
infections. Surgery (Oxford), 30(12), 640-644.
Lucet, J. C., Rigaud, M. P., Mentre, F., Kassis, N., Deblangy, C.,
Andremont, A., & Bouvet, E. (2002). Hand contamination
before and after different hand hygiene techniques: a
randomized clinical trial. Journal of Hospital Infection, 50(4),
276-280.
Nguyễn Thị Kim Liên (2013). ”Đánh giá thực hành rửa tay của
nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013”. Tạp chí điều
dưỡng Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Hà (2012). “18 đánh giá sự tuân thủ vệ sinh
tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi
Đồng 1”. Tạp chí Y học Tp. HCM. Tập 16. Số 2. Tr. 128 – 131.

Tỷ lệ NVYT rửa tay đúng theo quy trình chỉ
đạt 28,29%.

Ngày nhận bài báo:

03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/08/2016

Có sự phân bố không đồng đều trong việc
tuân thủ rửa tay theo khoa phòng (dao động
từ 26,29 – 61,46%), số khoa không đạt 50% là
10 khoa.


Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

128

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016



×