Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá hiệu quả đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi trong điều trị chảy máu mũi tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 4/2016-7/2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.98 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐT ĐỘNG MẠCH BƯỚM KHẨU CÁI QUA NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU MŨI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ 4/2016 - 7/2017
Lê Thị Mộng Thu*, Nguyễn Hữu Dũng**

TÓM TẮT
Mở đầu: Phẫu thuật đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi là phẫu thuật làm tắc động mạch cung cấp
máu hốc mũi để điều trị những trường hợp chảy máu mũi nặng và tái phát đã được điều trị bằng các phương
pháp cầm máu đơn giản nhưng thất bại.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi trong điều trị chảy máu mũi tái phát
tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có can thiệp lâm sàng , theo dõi và
không có nhóm chứng trên 40 ca bệnh nhân chảy máu mũi được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 04/2016
đến tháng 07/2017.
Kết quả: Tỉ lệ thành công trong thời gian nằm viện là tốt 100%.
Kết luận: Phẫu thuật đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi là phẫu thuật an toàn, đơn giản, nhanh, hiệu
quả trong điều trị chảy máu mũi tái phát và được xem như là một lựa chon xử trí thứ 2 khi phương pháp xử trí
bảo tồn đầu tiên thất bại.
Từ khóa: chảy máu mũi, thắt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi

ABSTRACT
OUTCOMES OF ENDOSCOPIC CAUTERIZATION OF THE SPHENOPALATINE ARTERY TO
CONTROL EPISTAXIS AT CHO RAY HOSPITAL FROM 04/2016 TO 07/2017
Le Thi Mong Thu, Nguyen Huu Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 88 - 91
Background: Endoscopic cauterization of the sphenopalatine artery is technique to block the blood that go
into nasal cavity. It treated the severe and recurrent epistaxis when conservative management failed.


Objectives: Assessment of result of endoscopic cauterization of the sphenopalatine artery in epistaxis
treatment at Cho Ray Hospital.
Methods: we performed a cross- sectional and prospective study on 40 patients with posterior epistaxis at
Cho Ray hospital from April/2016 to July/2017.
Results: The success rate in our study within the length of hospital stay is 100%.
Conclusion: The technique appears to be safe, simple, fast and effective for management of refractory
posterior epistaxis and should be considering as an immediate second-line management when conservative
treatment as first line fails.
Keywords: Epistaxis, Endoscopic sphenopalatine artery cauterization.

* Học viên chuyên khoa cấp 2 khóa 2015-2017
** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Hữu Dũng,
ĐT: 0903676353,
Email:

88

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi là một cấp cứu Tai Mũi
Họng thường gặp, có những trường hợp chảy
máu mũi tái đi tái lại nhiều lần, đe dọa sinh
mạng người bệnh. Trong đó đốt động mạch
bướm khẩu cái là một phẫu thuật can thiệp
giúp cầm máu mũi. Vì vậy nghiên cứu về
phẫu thuật đốt động mạch bướm khẩu cái là

có ý nghĩa thiết thực.
Năm 1970 Prades đầu tiên giới thiệu thắt
động mạch bướm khẩu cái qua nội soi, đến
những năm 1987–1992 phương pháp này được
ứng dụng rộng rãi. Ưu thế của phương pháp
là tiếp cận trực tiếp nhánh tận của động mạch
mũi, với phẫu thuật nội soi can thiệp tối thiểu
ít tổn thương tổ chức, an toàn hiệu quả dễ
thực hiện với tỉ lệ thành công cao (90%) và ít
biến chứng(2,3,4,5).
Thắt động mạch bướm khẩu cái qua nội
soi ngày nay đã được thực hiện tương đối
nhiều ở những bệnh viện lớn, nhưng chưa
được thực hiện rộng rãi ở các cơ sở Tai Mũi
Họng trên cả nước. Vì vậy, trên tinh thần học
hỏi, phát triển phương pháp cầm máu mới
hiệu quả trong điều trị chảy máu mũi tại bệnh
viện tuyến dưới thôi thúc chúng tôi thực hiện
đề tài này với mục tiêu: “Đánh giá hiệu quả đốt
động mạch bướm khẩu cái qua nội soi trong điều
trị chảy máu mũi tại bệnh viện Chợ Rẫy”.
NHẮC LẠI GIẢI PHẪU

Hình 1. Giải phẫu hốc mũi.
Là nhánh tận của động mạch hàm chạy từ
phần trên của hố chân bướm khẩu cái qua lỗ

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học


bướm khẩu cái phân ra các nhánh vách ngăn
và nhánh mũi sau ngoài, cấp máu cho hơn
90% hốc mũi.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, có can thiệp lâm sàng
không nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân chảy máu mũi nhập viện tại
khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
4/2016 đến tháng 7/2017, được chỉ định phẫu
thuật đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
Chảy máu mũi đã được cầm máu 2 lần bằng
các phương pháp đơn giản như nhét meche mũi
hoặc nội soi đốt điện nhưng vẫn không cầm hoặc
có nguy cơ chảy máu tái phát.

Dữ kiện nghiên cứu
Thời gian mổ.
Kỹ thuật mổ.
Tỉ lệ thành công sau mổ.
Phương tiện nghiên cứu
Hệ thống nội soi chẩn đoán và phẫu thuật
hãng Karl Storz.
Máy đốt điện cao tần và dao điện lưỡng

cực (bipolar).

Tiến hành nghiên cứu
Chúng tôi chọn phương pháp tiếp cận động
mạch bướm khẩu cái trực tiếp qua khe giữa, vì
phương pháp này ít gây tổn thương tổ chức, ít
can thiệp thêm vào các vùng giải phẫu lân cận dễ
gây chảy máu thêm trên bệnh nhân đang chảy
máu mũi. Tuy nhiên nhược điểm của phương
pháp này là phẫu trường hẹp khó thao tác và dễ
bỏ sót nhánh động mạch gây tái phát. Có thể do
cấu tạo mũi của người châu Á với đặc điểm mũi
thấp nhưng khe giữa rộng khác với người châu
Âu mũi cao nhưng khe giữa hẹp, vì vậy mà
chúng tôi không gặp khó khăn trong thao tác

89


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

phẫu thuật. Về dụng cụ chúng tôi chọn máy đốt
cao tần chế độ làm đông - cầm máu (Coagulation
Hemostat) với lưỡi dao điện lưỡng cực (bipolar)
mũi dao thẳng, có lớp chống dính. Cường độ

(A)


(B)

dao điện ở tần số thấp (10Hz) với mục đích là
làm đông mạch máu không cháy nhiều sẽ gây
cắt đứt rời động mạch.

(C)

(D)

Hình 21. Quy trình kỹ thuật. (A). Bộc lộ động mạch bướm khẩu cái (B). Đốt động mạch bướm khẩu cái bằng
bipolar (C). Phủ lại vạt niêm mạc (D). Đặt gelfoam khe giữa.
Các bước tiến hành phẫu thuật:
Bước 1: Lấy meche, hút sạch máu đọng, đặt
co mạch, bẻ cuốn mũi giữa vào trong.
Bước 2: Tiêm 2ml Lidocain 2% + Adrenaline
1/100.000 vào vùng phẫu thuật.
Bước 3: Thăm dò vị trí thoát ra của động
mạch bướm khẩu cái .
Bước 4: Rạch niêm cốt mạc.
Bước 5: Bóc tách vạt niêm cốt mạc đến
mào sàng.
Bước 6: Tìm ĐMBKC, khoan hoặc nạo mào
sàng bằng curette hay kerisson.
Bước 7: Bộc lộ ĐMBKC.
Bước 8: Đốt ĐMBKC bằng dao điện Bipolar.
Bước 9: Phủ lại vạt niêm mạc và đặt Gelfoam
khe giữa.

KẾT QUẢ


Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo số lần chảy máu.
Phương pháp cầm máu trước PT
Meche kèm đốt điện

12.5%

Đốt điện

17.5%

Meche mũi sau

35.0%

Meche mũi trước

35.0%

Có 40 bệnh nhân (34 nam, 6 nữ) chảy máu
mũi nhập viện tại khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2016 đến tháng
7/2017, được chỉ định phẫu thuật đốt động
mạch bướm khẩu cái qua nội soi.
Thời gian mổ trung bình là 52 ± 9,6 phút.
100% đặt gelfoam khe giữa, không nhét
meche hay merocel sau mổ.
100% không chảy máu tái phát sau 2 tuần
theo dõi.


90

0%

10%

20%

30%

40%

Biểu đồ 2. Các phương pháp cầm máu trước phẫu
thuật (PT).
Chúng tôi chọn theo dõi sau mổ 24–48 giờ, vì
trong giai đoạn này sự tái tạo sợi Fibrin mạnh
nhất giúp cho sự lành thương tốt, trong thời gian
này nếu bệnh nhân có mắc phải các bệnh viêm
mũi họng hoặc sốt… thì cần được điều trị kịp

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
thời tránh ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật(1,6).
Ngoài ra t.
BÀN LUẬN
Độ tuổi thường gặp từ 31-60 tuổi (80%).
Bệnh nền thường gặp là tăng huyết áp (47,5%).
Chúng tôi ghi nhận trong lô nghiên cứu:

chảy máu mũi 3 lần chiếm ưu thế (57,5%). Có
28 trường hợp được nhét meche mũi cầm
máu, 7 trường hợp đốt điện, 5 trường hợp
được xử trí đốt điện và nhét meche mũi.
Chúng tôi cho rằng cần can thiệp phẫu thuật
sớm trong những trường hợp chảy máu mũi
đã can thiệp nhiều lần vì niêm mạc bị tổn
thương, can thiệp bảo tồn không hiệu quả.
Mốc để tìm ĐMBKC là mào sàng của xương
khẩu cái. 100% ĐMBKC có 1 thân chui ra từ 1 lỗ
BKC (không có lỗ phụ).
Tỉ lệ phẫu thuật thành công của chúng tôi
khá cao, không có trường hợp nào chảy máu tái
phát sau phẫu thuật. So với báo cáo của Agreda
B(2) thực hiện phương pháp tiếp cậ n Động mạch
bướm khẩu cái qua khe giữa có mở lỗ thông
xoang hàm, hay của Snyderman thực hiện
phương pháp tiếp cận Động mạch bướm khẩu
cái tại khe chân bướm khẩu cái thì phương pháp
tiếp cận Động mạch bướm khẩu cái trực tiếp qua
khe giữa (O’Flynn, chúng tôi) sẽ ít gây tổn
thương xung quanh, ít phải can thiệp thêm
nhiều vị trí giải phẫu hơn, và như vậy sẽ hạn chế
chảy máu thêm trên bệnh nhân vốn đang bị chảy
máu mũi(4)

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học


Chúng tôi lập kế hoạch theo dõi bệnh nhân
tái khám sau mổ 1 tháng để đánh giá tái phát
và sự lành thương tuy nhiên vì điều kiện
khách quan, bệnh nhân ở tuyến tỉnh không
quay lại tái khám nên chúng tôi không thể
theo dõi sau thời gian ra viện, chỉ liên lạc qua
điện thoại và một số ca không liên lạc được.
Trong số những bệnh nhân chúng tôi liên lạc
được đều trả lời sự cải thiện triệu chứng nghẹt
mũi sau phẫu thuật rất tốt.

KẾT LUẬN
Đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi
là một phương pháp an toàn, hiệu quả và khá
đơn giản dễ thực hiện trong điều trị chảy máu
mũi tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.


Abdelkader M, Leong SC, White PS (2007). Endoscopic
control of the sphenopalatine artery for epistaxis: long–term
results. J Laryngol Otol, 121(8): 759-62.
Agreda B, Urpegui BA, Alfonso JI, Valles H (2011). Ligation of
the sphenopalatine artery in posterior epistaxis. Retrospective
study of 50 patients. Acta Otorrhinolaryngol Esp, 62(3): 194-8.
Lubbe D (2010). Sphenopalatine artery ligation. The Open
Access Atlas of Otolaryngology, Head and Neck Operative
Surgery. Open Textbook.
O’Flynn PE, Shadaba A (2000). Management of posterior
epistaxis by endoscopic clipping of the sphenopalatine artery.
Clin OtolaryngoL Allied Sci, 25(5):374-7.
Rezende GL, Soares VY et al (2012). The sphenopalatine
artery: A surgical challenge in epistaxis. Braz J
Otorhinolaryngol, 78(4):42-7.
Rudmik L, Smith TL (2012). Management of intractable
spontaneous epistaxis. Am J Rhinol Allergy, 26(1):55-60.

Ngày nhận bài báo:

11/09/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

02/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

28/02/2018


91



×