Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng bảng điểm ASK (Anterior Skull Base Nasal Inventory) đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u nền sọ trước tại khoa tai mũi họng – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.82 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

SỬ DỤNG BẢNG ĐIỂM ASK (ANTERIOR SKULL BASE NASAL
INVENTORY) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI U NỀN SỌ
TRƯỚC TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 01/2016 ĐẾN THÁNG 6/2017
Đinh Thị Lan Phương*, Trần Minh Trường**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý u nền sọ trước còn là một thách thức hiện nay. Đánh
giá kết quả phẫu thuật, cũng như khảo sát chất lượng cuộc sống đặc trưng về chức năng mũi xoang do bệnh
nhân báo cáo trước và sau can thiệp phẫu thuật nội soi là thực sự có ý nghĩa, giá trị để đánh giá kết quả cải
thiện sau phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u nền sọ trước theo bảng điểm ASK (Anterior Skull Base
Nasal Inventory) sau mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, không can thiệp lâm sàng, không đối chứng.
Kết quả: Trong tổng 30 đối tượng, hầu hết các yếu tố trong bảng điểm ASK đều được cải thiện sau mổ
(p<0.05) (18 yếu tố): sau mổ 1 tháng trên 40%, 3 tháng trên 60%. Nhóm 5 yếu tố được đánh giá ảnh hưởng cuộc
sống nhất: khó khăn về đường thở ở mũi ban đêm, khó khăn về đường thở ở mũi ban ngày, đau đầu, chóng mặt,
chức năng toàn bộ mũi; cải thiện rõ rệt trên 40% sau mổ 3 tháng. Phần trăm hiệu quả cải thiện tổng 23 yếu tố
theo bảng điểm ASK sau mổ 1 tháng là 43,79%, 3 tháng là 68,15%.
Kết luận: Chất lượng cuộc sống đặc trưng mũi xoang ở bệnh nhân được cải thiện sau phẫu thuật nội soi u
nền sọ trước.
Từ khóa: u nền sọ trước, bảng điểm ASK (Anterior Skull Base Nasal Inventory)

ABSTRACT
EVALUATING RHINOLOGICAL OUTCOMES AFTER ENDONASAL SURGERY FOR ANTERIOR
SKULL BASE TUMORS BY USING ANTERIOR SKULL BASE NASAL INVENTORY (ASK NASAL
INVENTORY) AT ENT DEPARTMENT, CHO RAY HOSPITAL FROM JANUARY 2016 TO JUNE 2017


Dinh Thi Lan Phuong, Tran Minh Truong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 162 - 168
Introduction: Nowadays, endonasal surgery for anterior skull base tumors is still a challenge. To evaluate
the rhinological outcomes after operation, as well as quality-of-life (QoL) survey were self-administered by the
patients, are important to evaluate the postoperative improvement.
Objectives: Evaluating outcomes after anterior skull base tumors endonasal surgery following the Anterior
Skull Base Nasal Inventory (ASK) 1 month and 3 months after surgery.
Methods: a prospective cross – sectional study.
Results: Study research 30 people, most of the items Anterior Skull Base Nasal Inventory (ASK) of
postoperative improvement (p<0.05) (18 items): 1 month after surgery is over 40%, 3 months after surgery is over
* Họcviêncaohọckhóa 2015-2017, ĐHYD TP. HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Trần Minh Trường, ĐT: 0903726280. Email:

162

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

60%. 5-item group that was most affected to the patient’s life including: trouble breathing through nose during
night, trouble breathing through nose during day, headaches, dizziness, overall functioning of nose; 3 months after
surgery, it significantly improved over 40%. The percent efficiency improved total 23-item following ASK 1
month after surgery is 43.79%, 3 months after surgery is 68.15%.
Conclusions: Quality-of-life (QoL) for nasal outcomes of patients are improved postoperative.
Keywords: anterior skull base tumors, The Anterior Base Nasal Inventory (ASK)

ĐẶT VẤN ĐỀ


Mục tiêu chuyên biệt

Từ khi phẫu thuật nội soi ra đời ở những
thập niên 70 của thế kỷ 20, phẫu thuật nội soi
được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực trong đó có ngành tai mũi họng, phát triển
mạnh nhất là phẫu thuật nội soi mũi xoang (3,10).
Các phẫu thuật nội soi được lựa chọn nhiều
trong phẫu thuật điều trị bệnh lý, trong đó có các
bệnh lý u nền sọ trước. Những nghiên cứu gần
đây bị giới hạn bởi việc sử dụng thang điểm
đánh giá chất lượng cuộc sống mà không đánh
giá những phàn nàn về mũi xoang hoặc không
phát triển và xác nhận giá trị cải thiện chức năng
mũi xoang cho phẫu thuật nội soi u nền sọ trước.
Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thống câu hỏi
đánh giá được áp dụng nhằm đánh giá kết quả
cải thiện cũng như chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân trước và sau phẫu thuật(2,6). Ở đây,
chúng tôi đề cập và áp dụng công cụ tiếp cận đặc
trưng bệnh lý mũi xoang cho phẫu thuật nội soi
u nền sọ, đó là bảng điểm ASK (Anterior Skull
Base Nasal Inventory), bổ sung những thang
điểm chất lượng cuộc sống đa chiều khác, được
thiết lập bởi các bác sĩ Viện Thần Kinh Barow
của Bệnh viện Joseph & Trung tâm Y khoa Hoa
Kì năm 2012(8), bao gồm 23 câu hỏi đánh giá khá
tổng quát về chức năng mũi xoang, do bệnh
nhân tự đánh giá. Từ đó có thể đánh giá chất

lượng cuộc sống các bệnh nhân sau phẫu thuật
nội soi u nền sọ trước, hỗ trợ thông tin cho bệnh
nhân về kết quả cải thiện của triệu chứng và chất
lượng cuộc sống sau mổ theo bảng điểm ASK.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng của các bệnh
nhân u nền sọ trước có chỉ định phẫu thuật.

Mục tiêu chính
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u nền
sọ trước theo bảng điểm ASK (Anterior Skull
Base Nasal Inventory) sau mổ 1 tháng, sau mổ
3 tháng.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật nội
soi u nền sọ trước theo bảng điểm ASK (Anterior
Skull Base Nasal Inventory) sau 1 tháng, 3 tháng.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là
những bệnh nhân được phẫu thuật u vùng
nền sọ trước bằng phương pháp nội soi qua
đường mũi.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những bệnh nhân được phẫu thuật u vùng
nền sọ trước bằng phương pháp nội soi qua

đường mũi tại khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện
Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có
hồ sơ bệnh án đầy đủ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân u nền sọ trước không có chỉ định
phẫu thuật. Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa, tổng
trạng xấu không chịu được phẫu thuật. Bệnh
nhân không hợp tác nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, không
can thiệp lâm sàng, không đối chứng.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu: n = 30
đối tượng.
Phương tiện thu thập số liệu
Máy ảnh kỹ thuật số. Hồ sơ bệnh án.
Phiếu thu thập số liệu theo bảng điểm ASK
(Anterior Skull Base Nasal Inventory).

163


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học
Bảng 1. Bảng kiểm ASK.



















1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

1
1

2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

Có vấn đề
tương đối
nặng
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3



1

2








1
1
1
1
1
1


2
2
2
2
2
2

Không vấn đề gì
Cảm giác muốn xì mũi
Hắt hơi
Ho
Chảy dịch cửa mũi sau
Chảy dịch mũi đặc
Đầy tai
Chóng mặt
Đau tai
Đau mặt/ Nặng mặt
Đau đầu
Có tiếng huýt sáo ở mũi khi thở
Vẩy mũi
Khó khăn về đường thở ở mũi BAN NGÀY
Khó khăn về đường thở ở mũi BAN ĐÊM
Mũi thở không đều 2 bên
Chảy máu mũi
Giảm khứu giác (giảm ngửi được mùi:
Thức ăn, cà phê…)
Ngửi thấy mùi lạ bên trong mũi
Âm giọng nói
Chảy nước mắt nhiều
Ê buốt răng trước hàm trên

Chức năng toàn bộ của mũi
Sử dụng nước muối rửa mũi

Có vấn đề Có vấn đề
rất ít
ít

Có vấn đề Có vấn đề
nặng
rất nặng
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4

5
5
5

5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

3

4

5

3
3
3
3
3
3

4
4
4

4
4
4

5
5
5
5
5
5

Khoanh tròn 5 (Năm) triệu chứng/ nội dung trong danh sách trên mà ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhất.

Tiến trình thu thập số liệu nghiên cứu
Xây dựng bệnh án mẫu chung cho toàn bộ
quá trình nghiên cứu.
Những bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu và

trả lời theo bảng điểm ASK sau phẫu thuật 1
tháng, sau 3 tháng.
Ghi nhận kết quả.
Thống kê và xử lý các số liệu thu thập được.

đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được mời gặp để

Xử lý số liệu và trình bày luận văn

trao đổi và cung cấp thông tin bổ sung vào bệnh

Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm

SPSS 18.0.

án nghiên cứu. Bệnh án nghiên cứu được thu
thập gồm các thông tin về tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, tiền căn phẫu thuật mũi xoang.
Sau khi được hướng dẫn, bệnh nhân trả lời

Trình bày bằng phần mềm Word và
Excel 2010.

KẾT QUẢ

theo bảng điểm ASK gồm 23 nội dung liên quan

Đặc điểm chung

đến bệnh lý.

Tuổi

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiếp tục
điều trị nội khoa, và hướng dẫn bệnh nhân sử
dụng dung dịch nước muối rửa mũi. Bệnh nhân
được hẹn tái khám theo lịch hẹn.
Tiến hành đánh giá và hướng dẫn bệnh nhân

164

Mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 43,4
tuổi, tuổi thấp nhất là 19, cao nhất là 64 tuổi.

Trong đó nhóm ≥ 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
(43,3%), còn nhóm ≤ 20 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ rất
thấp (6,7%). Tỷ lệ khá phù hợp với tần suất bệnh

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
thường gặp ở khoảng tuổi của bệnh lý u nền sọ
trước là ≥ 50 tuổi(9).

Nghiên cứu Y học

Giới tính
Tỷ lệ nam: nữ là 1.3:1.

Biểu đồ 1. Điểm trung bình của 23 yếu tố (n=30) trước mổ.
(Ô đen đánh dấu 10 yếu tố được khoanh lựa chọn là ảnh hưởng đến cuộc sống nhất)

.

Biểu đồ 2. Sự cải thiện điểm trung bình của 23 yếu tố trước và sau mổ 3 tháng (Cột đen biểu diễn cho 10 nội dung
ảnh hưởng đến cuộc sống nhất)

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

165


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Hiệu quả cải thiện sau mổ (% cải thiện điểm

trung bình)

Biểu đồ 3. Hiệu quả cải thiện điểm trung bình của 23 yếu tố trước và sau mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng.
nhất cũng chính là là nhóm yếu tố có điểm trung
BÀN LUẬN
bình nằm trong nhóm 10 yếu tố có điểm trung
Đánh giá hiệu quả cải thiện điểm trung bình
bình cao nhất trong bảng điểm ASK. Điều này
tổng 23 yếu tố trong bảng điểm ASK trước mổ
đồng nghĩa rằng sự mong đợi của bệnh nhân
và sau mổ 1 tháng, 3 tháng
vào sự cải thiện của các yếu tố này là nhiều nhất
Phần trăm hiệu quả cải thiện điểm trung
hay hiệu quả cải thiện sau mổ nhóm yếu tố này
bình tổng sau mổ 1 tháng là 43,79%, và hiệu
góp phần làm tăng hay ảnh hưởng đến chất
quả cải thiện điểm trung bình sau mổ 3 tháng
lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật
có tỉ lệ tương đối rõ rệt hơn là 68,15%. Điều
trong nghiên cứu này. Tác giả Little(7) trong
này đồng nghĩa chất lượng cuộc sống sau
nghiên cứu cũng đưa ra các kết quả tương đồng
phẫu thuật có được hiệu quả cải thiện tốt hơn
với nghiên cứu chúng tôi : vấn đề khứu giác, tắc
theo bảng điểm ASK.

nghẽn mũi xoang, chảy dịch mũi xoang được
đánh giá là các yếu tố quan trọng và có điểm
Đánh giá 5 yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống
trung bình theo bảng điểm ASK cao ; đau đầu là
nhất trong bảng điểm ASK
triệu chứng được đánh giá quan trọng xếp thứ
Nhóm 5 yếu tố được cho là có ảnh hưởng
2 ; các triệu chứng ít quan trọng bao gồm đau tai,
nhất đến cuộc sống bao gồm các yếu tố : khó
ê răng, chảy máu mũi, âm giọng nói, tiếng huýt
khăn về đường thở ở mũi BAN ĐÊM, khó khăn
sáo ở mũi.
về đường thở BAN NGÀY, đau đầu, chóng mặt,
chức năng toàn bộ mũi. Một phân tích tâm lý ghi
nhận rằng các yếu tố được đánh dấu là quan
trọng có điểm trung bình cao hơn đáng kể so với
điểm trung bình của các yếu tố khác. Điều này
hoàn toàn phù hợp khi trong nghiên cứu của
chúng tôi, 5 yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống

166

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật nội soi u nền
sọ trước theo bảng điểm ASK
Nhìn chung sau mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng,
các bệnh nhân không có vấn đề gì (0 điểm) và
vấn đề rất ít (1 điểm) chiếm tỉ lệ cao trong 22 yếu

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
tố về triệu chứng. Tỉ lệ bệnh nhân ở mức 3,4 và 5
điểm chiếm tỉ lệ thấp so với trước mổ.

Đánh giá hiệu quả cải thiện của 23 yếu tố theo
bảng điểm ASK trước mổ và sau mổ 1 tháng,
3 tháng
Hầu hết điểm trung bình mỗi yếu tố sau
mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng thấp hơn điểm
trung bình các yếu tố trước mổ. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê ở 18 yếu tố (p< 0,05).
Điểm trung bình sau mổ 3 tháng thấp hơn
điểm trung bình sau mổ 1 tháng, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu
(p<0,05), bao gồm 8 yếu tố sau : đau đầu,
chóng mặt, khó thở về đường thở ở mũi BAN
NGÀY, khó thở về đường thở ở mũi BAN
ĐÊM, chức năng toàn bộ mũi, âm giọng nói,
cảm giác muốn xì mũi, chảy dịch cửa mũi sau.
Điều này cho thấy nhóm các yếu tố này có sự
cải thiện điểm rõ rệt hơn sau 3 tháng
phẫu thuật.
So sánh điểm trung bình của trước mổ và sau
mổ
Hầu như các yếu tố trong mẫu nghiên cứu
đều có sự thay đổi khác biệt điểm trung bình sau
mổ 3 tháng so với trước mổ (Biểu đồ 2). Sự thay
đổi khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở các yếu
tố này (p<0,05). Ở đây trong nghiên cứu, chúng

tôi khảo sát hiệu số điểm trung bình của các yếu
tố sau mổ 3 tháng so với trước phẫu thuật để
thấy sự thay đổi hay đánh giá mức độ cải thiện
điểm ở mỗi yếu tố theo bảng điểm ASK rõ rệt
nhất. Chúng tôi ghi nhận 5 yếu tố ảnh hưởng
đến cuộc sống nhất hoàn toàn có sự cải thiện
điểm trung bình cao. Yếu tố khó thở về đường
thở ở mũi BAN ĐÊM với điểm cải thiện trung
bình cao nhất(2,6), tiếp theo đó là triệu chứng
đau đầu (2,2), khó thở về đường thở ở mũi BAN
NGÀY (2,03), chức năng toàn bộ của mũi (1,4),
và cuối cùng là chóng mặt (1,1). Đây cũng là các
yếu tố có sự cải thiện điểm rõ rệt trong nhóm 9
yếu tố cải thiện điểm trung bình cao của 23 yếu
tố trong mẫu nghiên cứu. Trong đó, yếu tố khó
thở về đường thở ở mũi BAN ĐÊM, đau đầu,

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

khó thở về đường thở ở mũi BAN NGÀY, cũng
là 3 yếu tố có điểm cải thiện trung bình cao nhất
(Biểu đồ 2). Theo đánh giá của chúng tôi, điều
này cho thấy những yếu tố được cho ảnh hưởng
nhất đến cuộc sống của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu này đã được cải thiện điểm trung
bình so với trước phẫu thuật, và sự cải thiện
điểm trung bình của nhóm này lại nằm trong
nhóm các yếu tố có thay đổi rõ rệt và nhiều nhất,

đồng nghĩa việc hiệu quả chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu này ước
chừng một phần nào đó được cải thiện tốt hơn
sau mổ.
Hiệu quả sau mổ 1 tháng cải thiện hầu hết ở
các yếu tố trên 40 % so với trước mổ, và cải thiện
trên 60% sau mổ 3 tháng (biểu đồ 3).

Trong nghiên cứu tác giả Andrew cũng có
kết quả gần như tương đồng trong nghiên
cứu của chúng tôi : Các yếu tố đánh giá quan
trọng gần tương ứng với 10 yếu tố của
nghiên cứu, giảm khứu giác là triệu chứng
có điểm cải thiện âm cao nhất, yếu tố ít thay
đổi lâm sàng sau phẫu thuật : đau tai, ê răng,
chảy máu mũi, âm giọng nói, tiếng huýt sáo
ở mũi khi thở(7)
KẾT LUẬN
Đặc điểm theo 23 yếu tố trong bảng điểm ASK
trước mổ
Nhóm 5 yếu tố được đánh giá ảnh hưởng
cuộc sống nhất, cũng là các yếu tố có điểm trung
bình khảo sát trong nhóm cao nhất: khó khăn về
đường thở ở mũi ban đêm, khó khăn về đường
thở ở mũi ban ngày, đau đầu, chóng mặt, chức
năng toàn bộ mũi.
Đánh giá kết quả sau mổ 1 tháng, 3 tháng
Hầu hết các yếu tố đều được cải thiện sau
mổ (p<0,05) (18 yếu tố): sau mổ 1 tháng trên 40%,
sau mổ 3 tháng trên 60%.

Nhóm 5 yếu tố được đánh giá ảnh hưởng
cuộc sống nhất cải thiện rõ rệt trên 40% sau mổ 3
tháng. Nhóm yếu tố ít nhạy cảm lâm sàng: đau

167


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

tai, đầy tai, chảy nước mắt nhiều, đau mặt/nặng
mặt, có tiếng huýt sáo ở mũi khi thở, vẩy mũi, ê
buốt răng trước hàm trên.
Phần trăm hiệu quả cải thiện tổng 23 yếu tố
theo bảng điểm ASK sau mổ 1 tháng là 43,79%,
sau mổ 3 tháng là 68,15%.
Chất lượng cuộc sống đặc trưng mũi xoang
được cải thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

168


Abergel A et al (2010). A prospective evaluation of short-term
health-related quality of life in patients undergoing anterior
skull base surgery. Skull Base, 20(1):27-33.
Almeida JR et al (2013). Outcomes and Quality of Life
Following Skull Base Surgery. Curr Otorhinolaryngol Rep,
1(4):214-20.
Ayala AS et al. (2013). Up and down skull base tumors: CT
and MR finding. European Society of Radiology, ECR, poster No.
C-1838: 1-61.
Georgalas C et al (2012). Quality of life in extended endonasal
approaches for skull base tumours. Rhinology, 50(3):255-61.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

Gil Z et al (2003). Quality of Life following surgery for anterior
skull base tumors. Arch Otolatyngol Head Neck Surg,
129(12):1303-9.
Kirkman MA et al (2014). Quality-of-life after Anterior Skull
Base Surgery: A Systematic Review. J Neurosurg, 75:73-89.
Little AS et al (2012). The anterior skull base nasal inventory

(ASK nasal inventory): a clinical tool for evaluating
rhinological outcomes after endonasal surgery for pituitary
and craial base lesions. Pituitary, 15(4):513-7.
Little AS et al (2013). Prospective validation of a patientreported nasal quality-of-life tool for endonasal skull base
surgery: The Anterior Skull Base Nasal Inventory-12. J
Neurosurg, 119(4):1068-74.
Ngô Văn Công, Trần Minh Trường, Nguyễn Hữu Dũng,
Nguyễn Quảng Đại (2011). Phẫu thuật khối u mũi xoang xâm
lấn sàn sọ trước qua nội soi. Y học Tp HCM, 15(1):1732-6.
Nguyễn Hữu Dũng, Trần Minh Trường, Võ Tấn Sơn (2007).
Phẫu thuật u tuyến yên qua nội soi đường xuyên xoang
bướm. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(1):80-2.

Ngày nhận bài báo:

11/09/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

02/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

28/02/2018

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng




×