Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang CTH (Diệp hạ châu, Linh chi, nghệ, đậu xanh, Sâm đại hành) trên mô hình tổn thương gan bằng paracetamol ở chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.66 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN NANG CTH
(DIỆP HẠ CHÂU, LINH CHI, NGHỆ, ĐẬU XANH, SÂM ĐẠI HÀNH)
TRÊN MÔ HÌNH TỔN THƯƠNG GAN BẰNG PARACETAMOL
Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG
Nguyễn Thị Anh Đào*, Phạm Huy Hùng*, Huỳnh Thị Lưu Kim Hường*, Nguyễn Phương Dung*

TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm.
Theo thống kê WHO (World Health Organization) trên toàn cầu có 1,45 triệu người tử vong do viêm gan mỗi
năm. Gần đây, thuốc hướng gan Biphenyl dimethyl dicarboxylat (Nissel) đang sử dụng trong điều trị được ghi
nhận có nhiều tác dụng phụ: dị ứng, vàng da, buồn nôn… Hiện nay hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên
như Silymarin trong điều trị các bệnh về gan. Viên nang cứng CTH với vai trò là thực phẩm chức năng có tác
dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm gan. Đề tài này bước đầu muốn đánh giá tác dụng bảo vệ gan của chế phẩm
viên nang CTH trên thực nghiệm.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang CTH trên mô hình tổn thương gan bằng
paracetamol thực nghiệm.
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng chuột nhắt trắng, đực, chủng Swiss albino, 4 – 6 tuần tuổi, cung cấp
bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Chuột thử nghiệm được nuôi ổn định và phân vào 2 mô hình thí nghiệm: Mô
hình dự phòng: Chứng âm uống nước cất, chứng bệnh uống paracetamol liều 200 mg/kg, lô thử nghiệm uống
viên nang CTH với 2 liều 0,9 g/kg (1/30 Dmax) và 1,5 g/kg (1/20 Dmax), uống trong 2 tuần. Thuốc đối chứng
Silymarin liều 50 mg/kg chuột. Ngày thứ 15 lấy máu chuột định lượng AST, ALT và sinh thiết gan chuột. Mô
hình điều trị: gây tăng enzym gan trên thực nghiệm bằng paracetamol liều 200 mg/kg, qua đường uống trong 14
ngày, sau đó điều trị lô chứng dùng Silymarin liều 50 mg/kg, lô thử nghiệm dùng viên nang CTH với 2 liều 0,9
g/kg và 1,5 g/kg trong 7 ngày tiếp theo. Ngày thứ 21 định lượng AST, ALT trong máu và sinh thiết gan chuột
cuối thử nghiệm.
Kết quả: Mô hình dự phòng viên nang CTH ở liều 0,9 g/kg (1/30 Dmax) sử dụng trong 2 tuần đã làm giảm
AST 34,78% (p < 0,05), ALT 25,36% (p < 0,05) có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (uống paracetamol 200


mg/kg), đồng thời kết quả giải phẫu bệnh làm giảm mức độ viêm tế bào gan so với lô chứng bệnh. Mô hình điều
trị viên nang CTH với 2 liều 0,9 g/kg và liều 1,5 g/kg trong 3 tuần có tác dụng hạ enzym gan AST 38,11% (p <
0,05), ALT 46,06% (p < 0,01) có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh, hình ảnh giải phẫu gan giảm tổn thương
so với lô chứng bệnh và tương đương với lô Silymarin.
Kết luận: Viên nang CTH bước đầu thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên chuột nhắt trắng tổn thương gan
bằng paracetamol.
Từ khoá: Viên nang CTH, AST, ALT, paracetamol.



* Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM

Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Thị Anh Đào

ĐT: 0984 530 594

Email:

51


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học
ABSTRACT

EVALUATING THE PROTECTIVE EFFECT OF CTH CAPSULE (PHYLLANTHUS URINARIA,
GANODERMA LUCIDUM, CURCUMA LONGA, PHASEOLUS AYREUS, ELUTHERINE
SUBAPHYLLA) ON PARACETAMOL-INDUCED ACUTE HEPATOTOXICITY IN MICE
Nguyen Thi Anh Dao, Pham Huy Hung, Huynh Thi Luu Kim Huong, Nguyen Phuong Dung

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 51 - 57
Backgrounds: Hepatitis is a condition of the parenchymal liver, characterized by the presence of
inflammatory cells. According to the World Health Organization (WHO), 1.45 million people die caused hepatitis
each year. Recently biphenyl-dimethyl dicarboxylate (Nissel) used in treatenzymt that has been reported to have
many problems such as allergic reactions, jaundice, and nausea… It now targets natural remedies like silymarin
for treating liver disease. CTH capsules is a functional food for treatenzymt of hepatitis. This study was originally
intended to evaluate the protective effects of the CTH capsules in experienzymtal model.
Objectives: Evaluating the hepatoprotective effects of CTH capsules in the model of paracetamol-induced
hepatic injury.
Methods: Studying on male Swiss albino mice, 4 - 6 weeks old, were used in the study and were provided by
Pasteur Institute, Ho Chi Minh City, Experienzymtal mice were kept stable and were divided into groups: using
distilled water group, using 200 mg/kg paracetamol group and using two doses of 0.9 g/kg and 1.5 g/kg CTH
capsule group in two weeks. Silymarin at 50 mg/kg in reference group. On the 15th day, measured AST, ALT in
the blood and liver biopsy.
Evaluating the treatenzymt model of CTH capsules, increasing liver enzyme levels in the experienzymt by
paracetamol 200 mg/kg in 14 days, followed by treatenzymt; using 50 mg/kg Silymarin group, and using two
doses of 0.9 g/kg and 1.5 g/kg CTH capsule in the next 7 days. On the 21th day, measured AST, ALT in the blood,
and liver biopsy.
Results: In prevent pattern, CTH capsules at dose of 0.9g/kg for 2 weeks of treatenzymt reduced AST
34.78%, ALT 25.36% (p < 0.05), that were statistically significant compared with control group (200 mg/kg
paracetamol), histopathological finding reduces inflammatory cells level compared wiht P200 group. In
treatenzymt pattern, CTH capsules at dose of 0.9g/kg and 1.5g/kg for 3 weeks of treatenzymt reduced AST
38.11% (p < 0.05), ALT 46.06% (p < 0.01), had statistically significant compared with control group, CTH
capsules also reduced inflammatory cells level compared with control group and equivalent to Silymarin group.
Conclusion: CTH capsules exhibited the protective effect in liver of paracetamol - induced hepatic injury at
doses investigated.
Keywords: CTH capsules, AST, ALT, paracetamol.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô

gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào
viêm(1). Trong điều trị viêm gan, chủ yếu là
điều trị nguyên nhân, nhưng nếu không ổn
định được enzym gan sẽ góp phần dẫn đến
nhiều hậu quả xấu như viêm gan mạn, xơ gan,
ung thư gan.

52

Hiện nay trên thế giới việc kết hợp Y học
cổ truyền và Y học hiện đại đang được quan
tâm. Nên xu thế hiện nay hướng về các thuốc
có nguồn gốc tự nhiên như silymarin đã được
sử dụng trong điều trị các bệnh về gan, bao
gồm viêm gan virus cấp tính và mãn tính,
viêm gan do độc tố hoặc do thuốc, xơ gan và
bệnh gan do rượu(2).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
Viên nang cứng CTH gồm 5 vị thuốc nam:
Diệp hạ châu (Herba Phyllanthus urinaria), Linh
chi (Ganoderma lucidum), Nghệ (Curcumae longae),
Đậu xanh (Seenzym Vignae aurei), Sâm đại hành
(Bulbus Eleutherinis subaphyllae) là một sản phẩm
đã được lưu hành ở Việt Nam với vai trò là thực
phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh
lý viêm gan. Như vậy việc phối hợp các vị thuốc
trên trong cùng một chế phẩm có làm tăng tác
dụng bảo vệ gan hay không là câu hỏi được đặt

ra. Đề tài này bước đầu muốn đánh giá tác dụng
bảo vệ gan của chế phẩm viên nang CTH trên
thực nghiệm, là tiền đề cho các thử nghiệm lâm
sàng tiếp theo. Nghiên cứu được tiến hành với
mục tiêu khảo sát tác dụng bảo vệ gan của viên
nang CTH trên mô hình tổn thương gan bằng
paracetamol.

Nghiên cứu Y học
Mô hình đánh giá tác dụng dự phòng(4)
Chuột được nuôi ổn định 01 tuần và xét
nghiệm AST, ALT ban đầu trước khi tiến hành
thử nghiệm, Chuột được chia làm 5 lô (n =10)
Lô 1 (chứng): Uống nước cất.
Lô 2 (bệnh): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ nước cất.
Lô 3 (đối chiếu): Uống paracetamol 200
mg/kg + Silymarin 50 mg/kg.
Lô 4 (thử 1): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ CTH liều 0,9 g/kg.
Lô 5 (thử 2): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ CTH liều 1,5 g/kg.

Viên nang CTH (Diệp hạ châu, Linh chi,
Nghệ, Đậu xanh, Sâm đại hành) với tỷ lệ thành
phần tương ứng: 3: 2: 2: 1,5: 1,5 được công ty
TNHH TM SX Đông Nam Dược Hồng Vượng
cung cấp số ĐK:21055/2014/ATTP-XNCB, ngày
sản xuất 27/08/2016, hạn sử dụng 3 năm.


Chuột thử nghiệm được cho uống
paracetamol vào 8 – 9 giờ sáng, Silymarin,
viên nang CTH và nước cất vào 3 – 4 giờ chiều
với thể tích 0,1 ml/10g trong vòng 14 ngày.
Ngày thứ 15, gây mê, mổ chuột lấy máu tim
thực hiện các xét nghiệm định lượng AST,
ALT(3), và phẫu thuật lấy gan, bảo quản trong
dung dịch formalin 10%. Sau khi xử lý bằng
các phương pháp thường quy, đúc tiêu bản
bằng paraffin, cắt những lát gan dày 4 µm và
nhuộm trong hematoxylin eosin(5). Gửi mô
bệnh phẩm và đọc kết quả tại Khoa giải phẫu
bệnh – Bệnh viện Chợ Rẫy.

Động vật thí nghiệm

Mô hình đánh giá tác dụng điều trị

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nguyên liệu

Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 4 –
6 tuần tuổi, trọng lượng 24 ± 2 gram, khỏe mạnh,
được cung cấp bởi Viện Pasteur TP, HCM,
Chuột được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước
uống, nuôi ổn định và đưa vào thử nghiệm.
Hoạt chất và thuốc thử
Nước cất, nước muối sinh lý, paracetamol
(Efferalgan 500 mg, BRISTOL – MYERS SQUIBB)
Số lô: R8108, ngày sản xuất 15/06/2016, hạn sử

dụng 15/06/2019, Silymarin dạng bột mịn –
Sigma Ltd, Co, Formalin 10%.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập.

Chuột được nuôi ổn định 01 tuần và xét
nghiệm AST, ALT ban đầu trước khi tiến hành
thử nghiệm, Chuột được chia làm 2 lô:
Lô 1 (chứng) (n = 10): Uống nước cất.
Lô B (paracetamol) (n = 50): Uống
paracetamol 200 mg/kg trong 2 tuần gây mô
hình tăng enzym gan, tiêu chuẩn chọn chuột
vào mô hình điều trị khi enzym gan AST, hoặc
ALT tăng 1,5 lần – 2 lần. Sau đó chuột lô B
(paracetamol) được chia làm 4 lô:
Lô 2 (bệnh): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ nước cất.
Lô 3 (đối chiếu): Uống paracetamol 200
mg/kg + Silymarin 50 mg/kg.

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học
Lô 4 (thử 1): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ CTH liều 0,9 g/kg.
Lô 5 (thử 2): Uống paracetamol 200 mg/kg
+ CTH liều 1,5 g/kg.

Chuột thử nghiệm được cho uống
paracetamol vào 8 – 9 giờ sáng; uống
Silymarin, viên nang CTH và nước cất vào 3 –
4 giờ chiều với thể tích 0,1 ml/10 g trong vòng
07 ngày. Ngày thứ 08 gây mê, mổ chuột lấy
máu tim thực hiện các xét nghiệm định lượng
AST, ALT, và phẫu thuật lấy gan bảo quản
trong dung dịch formalin 10%. Sau khi xử lý
bằng các phương pháp thường quy, đúc tiêu
bản bằng paraffin, cắt những lát gan dày 4 µm
và nhuộm trong hematoxylin eosin. Chọn
ngẫu nhiên 4 mô bệnh phẩm và đọc kết quả tại
Khoa giải phẫu bệnh – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp thống kê – xử lý dữ liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình
± sai số chuẩn (M ± SD). Phân tích số liệu bằng
phép kiểm t-test và Anova một chiều, một yếu tố
với phần mềm MS. EXCEL 2013.

KẾT QUẢ
Tác dụng dự phòng bảo vệ gan của viên nang
CTH trên chuột nhắt trắng
Viên nang CTH có tác dụng bảo vệ gan trên
mô hình dự phòng tổn thương gan thực nghiệm
bằng paracetamol liều 200 mg/kg. Về tác dụng
dự phòng tăng enzym gan, viên nang CTH ở
liều 0,9 g/kg giảm AST (34,78 %), ALT (25,36 %),
liều 1,5 g/kg AST (29,32 %), ALT (24,01 %).
Bảng 1. Kết quả định lượng AST, ALT của các nhóm
sau 14 ngày thử nghiệm (n=10)


C
P200
SL 50
CTH 0,9
CTH 1,5

AST(U/L)
57,2 ± 11,3
108,1 ± 32,5*
79 ± 21,9 #
70,4 ± 20,4 #
76,4 ± 22,2 #

ALT (U/L)
44,9 ± 15,61
96,2 ± 23,2 **
63,4 ± 15,2 ##
71,8 ± 15,9 #
73,1 ± 20,5 #

*: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô C (p < 0,05), #: khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với lô P200 (p < 0,05), ##: khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với lô P200 (p < 0,01).
C: Lô chứng (nước cất); P200: Lô paracetamol 200mg/kg;
CTH 0,9: Lô điều trị CTH liều 0,9 g/kg; CTH 0,6: Lô điều
trị CTH liều 0,6 g/kg; CTH 1,5: Lô điều trị CTH liều 1,5
g/kg; SL 50: Lô điều trị Silymarin 50 mg/kg.

Bảng 2. Kết quả giải phẫu bệnh gan chuột đánh giá tác dụng dự phòng viên nang CTH (n=5)

Tế bào gan

Hoại tử
Hoại tử quanh
Hoại tử
tĩnh mạch
quanh
trung tâm
khoảng cửa

Tăng Tế bào Hoại tử Vôi hóa
sinh tái gan
tế bào khoảng
Hoại tử
tạo TB phản
gan
cửa
vùng giữa
gan
ứng



Nhân
đông

Thoái
hóa mỡ

Thoái

hóa
nước

C

1/5 +

0/5

0/5

2/5 +

4/5 +

5/5 +

0/5

1/5 +

0/5

0/5

P200

1/5 +

1/5 +


0/5

5/5 +

5/5 +++

5/5 +

0/5

2/5 +

0/5

2/5 ++

SL 50

0/5

0/5

0/5

4/5 +

4/5 +

2/5 +


0/5

1/5 +

1/5 +

2/5 +

CTH 0,9

1/5 +

0/5

0/5

5/5 +

5/5 +

4/5 ++

0/5

1/5 +

2/5 +++

1/5 ++


CTH 1,5

3/5 +

1/5 +

0/5

5/5 +

4/5 +

3/5 +

2/5 +

3/5 +

1/5 +

0/5

Mức độ tổn thương: nhẹ (+); trung bình (++); nặng (+++).

Bảng3. Quan sát hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm


54


Quan sát hình thái trực quan của gan

C

Gan bình thường, nhu mô gan đồng nhất.

P200

4/5 mẫu gan bị hoại tử rải rác và sung huyết toàn bộ gan, nhu mô sần sùi không mịn.

SL 50

Gan bình thường, nhu mô gan đồng nhất.

CTH 0,9

2/5 mẫu gan bị tổn thương, nhu mô gan không đều.

CTH 1,5

1/5 mẫu gan bị tổn thương, nhu mô gan không đều.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018

Hình 1. Hình ảnh đại thể gan chuột các nhóm thử
nghiệm
Kết quả cho thấy viên nang CTH có tác dụng
dự phòng: CTH sử dụng trong 2 tuần đã làm
giảm AST, ALT (p < 0,05) có ý nghĩa thống kê so

với lô P200 (uống paracetamol 200 mg/kg), đồng
thời kết quả giải phẫu bệnh làm giảm mức độ
viêm tế bào gan so với lô P200. Hiệu quả liều 0,9
g/kg có tác dụng giảm AST là 34,78%, ALT là
25,36%. Ở liều 1,5 g/kg sử dụng trong 2 tuần làm
giảm AST (p < 0,05), ALT (p < 0,05). Hiệu quả
liều 1,5 g/kg có tác dụng làm giảm AST là
29,32%, ALT là 24,01%.
Tác dụng điều trị bảo vệ gan của viên nang
CTH trên chuột nhắt trắng
Về tác dụng điều trị tăng enzym gan trên mô
hình tổn thương gan thực nghiệm bằng
paracetamol liều 200 mg/kg: viên nang CTH ở
liều 0,9 g/kg giảm AST (38,11%), ALT (46,06%).
Liều 1,5 g/kg giảm AST (34,7%), ALT (48,65%).
Tác dụng điều trị bảo vệ gan của bột thuốc
CTH trên mô hình gây tổn thương gan ở chuột

Nghiên cứu Y học

Hình 2. Hình ảnh tiêu bản vi thể tế bào gan ở độ phóng
đại 200X các nhóm thử nghiệm
bằng paracetamol: kết quả cho thấy CTH sử
dụng trong 1 tuần đã làm giảm AST, ALT có ý
nghĩa thống kê so với lô P200 (p < 0,01). Đồng
thời kết quả giải phẫu bệnh làm giảm mức độ
viêm tế bào gan so với lô P200. Với liều điều trị
0,9 g/kg giảm được AST là 38,11%, ALT là
46,06%. Ở liều 1,5 g/kg sử dụng trong 1 tuần làm
giảm AST, ALT có ý nghĩa thống kê so với lô

P200 (p < 0,01). Với liều 1,5 g/kg giảm được AST
là 34,7%, ALT là 48,65%.
Bảng 4. Kết quả định lượng AST, ALT của các nhóm
sau 21 ngày thử nghiệm

C
P200
SL 50
CTH 0,9
CTH 1,5

AST(U/L)
41,3 ± 9,93
114,4 ±32,57*
77,2 ± 33,3 #
70,8 ± 34,2 #
74,7 ± 37,47 #

ALT (U/L)
30,6 ± 10,55
88,8± 24,76 *
47,4 ± 15,6 ##
47,9 ± 21,1 ##
45,6 ± 20,23 ##

*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô C (p < 0,05), #:
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô P200 (p < 0,05), ##:
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô P200 (p < 0,01).

Bảng5. Kết quả giải phẫu bệnh gan chuột đánh giá tác dụng điều trị viên nang CTH

Tế bào gan


Nhân Thoái
đông hóa mỡ

Hoại tử

Thoái hóa
nước

Hoại tử quanh tĩnh Hoại tử quanh Hoại tử
mạch trung tâm
khoảng cửa vùng giữa

Vôi hóa
khoảng
cửa

Tế bào
gan phản
ứng

Hoại tử
tế bào
gan

C

0/2


0/2

0/2

0/2

2/2 +

2/2 +

0/2

0/2

0/2

P200

0/4

0/4

0/4

0/4

4/4 +++

4/4 +++


¼+

0/4

0/4

SL 50

0/4

0/4

0/4

0/4

4/4 ++

4/4 ++

0/4

0/4

0/4

CTH 0,9

0/4


0/4

0/4

0/4

¾+

¾+

¼+

¾+

0/4

CTH 1,5

0/4

0/4

0/4

0/4

4/4 +

4/4 +


0/4

0/4

0/4

55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học

Quy ước mức độ tổn thương: nhẹ (+); trung bình (++); nặng (+++)

Bảng 6. Quan sát hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm

C
P200
SL 50
CTH 0,9
CTH 1,5

Quan sát hình thái trực quan của gan
Gan bình thường, nhu mô gan đồng nhất.
4/4 mẫu gan bị thâm nhiễm rải rác, nhu mô sần sùi không mịn.
2/4 mẫu gan thâm nhiễm rải rác, nhu mô gan tương đối đồng nhất.
2/4 mẫu gan bị tổn thương, nhu mô gan tương đối đồng nhất.
1/4 mẫu gan bị tổn thương, nhu mô gan tương đối đồng nhất.


Hình 3. Hình ảnh đại thể gan chuột các nhóm thử
nghiệm

BÀN LUẬN
Tác dụng dự phòng bảo vệ gan của bột thuốc
trên mô hình gây tổn thương gan ở chuột bằng
paracetamol
Mô hình đã gây tăng được men gan AST,
ALT của chuột thử nghiệm có ý nghĩa thống kê p
< 0,01. Và kết quả giải phẫu bệnh gan cũng cho
thấy sự tổn thương gan ở chuột thử nghiệm gây
độc. Gây được mô hình bệnh viêm gan ở chuột
với liều paracetamol 200 mg/kg trong 2 tuần. Mô
hình dự phòng gây tăng men gan so với lô
chứng là AST 88,98%, ALT 114,2%, tương đồng
cho thấy mức độ tổn thương gan tăng chủ yếu là
ALT ưu thế. Thuốc được sử dụng đối chiếu
trong thử nghiệm là Silymarin, đây là một hợp
chất được sử dụng phổ biến làm thuốc đối
chứng. Trong thí nghiệm này chuột được cho
uống Silymarrin 50 mg/kg, mô hình dự phòng
uống trong 2 tuần sáng uống paracetamol, chiều
uống Silymarin, kết quả cho thấy Silymarin giảm
được AST, ALT (p < 0,05) có ý nghĩa thống kê và

56

Hình 4. Hình ảnh tiêu bản vi thể tế bào gan chuột
phóng đại 200X ở các nhóm thử nghiệm

đánh giá giải phẫu bệnh gan chuột cũng giảm so
với lô bệnh. Về thuốc thử nghiệm viên nang
CTH, kết quả cho thấy tác dụng dự phòng ở liều
0,9 g/kg CTH sử dụng trong 2 tuần đã làm giảm
AST (p < 0,05), ALT (p < 0,05) có ý nghĩa thống
kê so với lô bệnh (uống paracetamol 200 mg/kg),
đồng thời kết quả giải phẫu bệnh làm giảm mức
độ viêm tế bào gan so với lô bệnh. Hiệu quả liều
0,9 g/kg có tác dụng giảm AST là 34,78%, ALT là
25,36%. Ở liều 1,5 g/kg sử dụng trong 2 tuần làm
giảm AST (p < 0,05), ALT (p < 0,05). Hiệu quả
liều 1,5 g/kg có tác dụng làm giảm AST là
29,32%, ALT là 24,01%. Như vậy liều 0,9 g/kg tác
dụng hạ AST, ALT cao hơn so với liều 1,5 g/kg
tương đương với thuốc chứng Silymarin.
Tác dụng điều trị bảo vệ gan của bột thuốc trên
mô hình gây tổn thương gan ở chuột bằng
paracetamol
Mô hình đã gây tăng được men gan AST,
ALT của chuột thử nghiệm có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01). Và kết quả giải phẫu bệnh gan cũng
cho thấy sự tổn thương gan ở chuột thử nghiệm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
gây độc. Gây được mô hình bệnh viêm gan ở
chuột với liều paracetamol 200 mg/kg trong 2
tuần. Mô hình điều trị của chúng tôi tăng men
gan so với lô chứng là AST 176,9%, ALT 190%.
Trong thí nghiệm này chuột được cho uống

Silymarrin 50 mg/kg, mô hình điều trị uống
trong 1 tuần, kết quả cho thấy Silymarin giảm
được AST (p < 0,05), ALT (p < 0,01) có ý nghĩa
thống kê, và đánh giá giải phẫu bệnh gan chuột
cũng giảm so với lô bệnh. Như vậy liều và thời
gian sử dụng Silymarin trong nghiên cứu này đã
làm giảm tổn thương gan ở chuột thí nghiệm. Về
thuốc thử nghiệm viên nang CTH, kết quả cho
thấy tác dụng điều trị ở liều 0,9 g/kg CTH sử
dụng trong 1 tuần đã làm giảm AST (p < 0,05),
ALT (p < 0,01) có ý nghĩa thống kê so với lô
bệnh, đồng thời kết quả giải phẫu bệnh làm
giảm mức độ viêm tế bào gan so với lô bệnh. Với
liều điều trị 0,9 g/kg giảm được AST là 38,11%,
ALT là 46,06%. Ở liều 1,5 g/kg sử dụng trong 1
tuần làm giảm AST (p < 0,05), ALT (p < 0,01) có ý
nghĩa thống kê so với lô bệnh. Với liều 1,5 g/kg
giảm được AST là 34,7%, ALT là 48,65%. Như
vậy liều 0,9 g/kg tác dụng hạ AST cao hơn liều
1,5 g/kg, liều 1,5 g/kg có tác dụng hạ ALT cao
hơn liều 0,9 g/kg. Đối với bệnh lý đánh giá chức
năng gan, men ALT điển hình cho tổn thương
mô gan hơn là AST, vì men ALT chủ yếu có
trong gan và ở trong phần bào tương của tế bào,
chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và cơ tim, còn
men AST có nhiều ở mô khác nhau như mô cơ
tim, cơ vân, thận, não, gan. Cho nên liều thuốc có
tác dụng điều trị tốt hơn là 1,5 g/kg.

KẾT LUẬN


Nghiên cứu Y học
gan bằng paracetamol 200 mg/kg trong 14 ngày.
Về tác dụng dự phòng tăng enzym gan, viên
nang CTH ở liều 0,9 g/kg giảm AST (34,78%),
ALT (25,36%), liều 1,5 g/kg AST (29,32%), ALT
(24,01%). Về tác dụng điều trị tăng enzym gan
trên mô hình tổn thương gan thực nghiệm bằng
paracetamol liều 200 mg/kg, viên nang CTH ở
liều 0,9 g/kg giảm AST (38,11%), ALT (46,06%).
Liều 1,5 g/kg giảm AST (34,7%), ALT (48,65%) và
làm giảm mức độ viêm, hoại tử tế bào gan.
Viên nang CTH có tác dụng bảo vệ gan tùy
theo liều tác dụng. Theo Y học cổ truyền, bột
thuốc CTH bao gồm sự kết hợp 5 vị thuốc phối
hợp với nhau theo lý luận có tác dụng là thanh
nhiệt trừ thấp, bổ Can Tỳ, tư âm, dưỡng huyết,
hành khí, giải độc, tiêu viêm, Cần tiến hành
nghiên cứu thêm cơ chế bảo vệ gan, độc tính bán
trường diễn của viên nang để đủ cơ sở khoa học
và ứng dụng thực tiễn về tính an toàn và tác
dụng của viên nang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.


5.

Châu Ngọc Hoa (2012). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học,
tr. 181-188.
Dixit N, Baboota S, Kohli K, Ahmad S, Ali J (2007). “Silymarin:
A review of pharmacological aspects and bioavailability
enhanceenzymt approaches”. Indian J Pharmacol; 39(4): 172 -179.
Đỗ Đình Hồ (2004). Sổ tay xét nghiệm hóa sinh lâm sàng. Nhà
xuất bản Y học, tr. 27-45.
Nguyễn Lê Việt Hùng (2014). “Đánh giá tác dụng hạ enzym gan
của cao chiết nước Tiểu Sài hồ thang trên chuột nhắt trắng”. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh; 18(1): 85-90.
Nguyễn Thế Khanh và Phạm Tử Dương (2005). Xét nghiệm sử
dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr. 681.

Ngày nhận bài báo:

25/04/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/06/2018

Ngày bài báo được đăng:

20/09/2018

Thuốc viên nang CTH đã thể hiện tác dụng
bảo vệ gan trên chuột nhắt gây tổn thương tế bào


57



×