Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau nội soi mật tụy ngược dòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.4 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI
SAU NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG
Nguyễn Văn Định*, Nguyễn Tuấn*, Nguyễn Ngọc Thao*

TÓMTẮT
Mở đầu: Tỉ lệ sỏi ống mật chủ (SOMC) ở những trường hợp có sỏi túi mật (STM) chiếm khoảng 5-15%. Tỉ
lệ biến chứng của Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP: Endoscopic Retrograde Cholangio-Pancreatography)
trong điều trị SOMC khoảng 5,1%, bao gồm 1,6% viêm tụy và 0,4% tử vong liên quan đến thủ thuật này. Phẫu
thuật cắt túi mật nội soi (CTMNS) sau ERCP có tỉ lệ biến chứng và mổ hở cao hơn do khả năng viêm dính không
dự đoán trước được và thời điểm phẫu thuật thích hợp vẫn còn bàn cãi.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật CTMNS sau ERCP trong điều trị sỏi ống mật chủ và sỏi túi mật.
Phương pháp nghiên cứu: 57 trường hợp được phẫu thuật CTMNS sau ERCP trong thời gian từ tháng
1/2016 đến tháng 7/2018 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Kết quả: Độ tuổi trung bình là 57 tuổi (25-95), tỉ lệ nữ/nam là 1,85/1. Có 39 (68,4%) trường hợp được
phẫu thuật trước 72 giờ, 18 (31,6%) trường hợp được phẫu thuật sau 72 giờ làm ERCP. Sau ERCP có 1
trường hợp có biến chứng chảy máu và 5 trường hợp viêm tụy. Thời gian phẫu thuật trung bình 69,3 phút.
Không có trường hợp nào chuyển mổ hở. Không có biến chứng tụ dịch, dò mật hay tổn thương đường mật
sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 4 ngày. Không có sự khác biệt về thời gian mổ, mức độ dính trong
mổ, biến chứng, tỉ lệ chuyển mổ hở. Tuy nhiên, có sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa nhóm phẫu thuật
trước 72 giờ và sau 72 giờ.
Kết luận: Phẫu thuật CTMNS sau ERCP, đặc biệt phẫu thuật sớm trước 72 giờ, trong điều trị SOMC kết
hợp với STM là phẫu thuật an toàn, tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn.
Từ khóa: cắt túi mật nội soi, Nội soi mật tụy ngược dòng, sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật

ABSTRACT
OUTCOMES OF LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY AFTER ENDOSCOPIC RETROGRADE
CHOLANGIO-PANCREATOGRAPHY


Nguyen Van Dinh, Nguyen Tuan, Nguyen Ngoc Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 195-200
Background: The incidence of common bile duct stones in the patients with cholelithiasis is about 5-15%.
The post-ERCP complication rate is about 5.1%, including: 1.6%of pancreatitis and 0.4% of mortality associated
with this procedure. Laparoscopic cholecystectomy afterERCP has a higher rate of complications and conversing
to open surgery because of its unpredictable adhesions and the optimal interval between ERCP and LC is
disputed.
Objectives: To evaluate the outcome of laparoscopic cholecystectomy post-ERCP for the treatment of
cholecystolithiasis.
Method: The study included 57 patients withlaparoscopic cholecystectomyafter ERCP during the period
from January 2016 to July 2018, at Hoan My Saigon Hospital.
Results: Mean age was 57 years (25-95), female/male ratio of 1.85/1. 39 (68.4%) patients were operated
Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tác giả liên lạc Ths.Bs Nguyễn Văn Định ĐT: 0985977701

195

Email:

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

within 72 hours and 18 (31.6%) patientswere operatedupon 72 hours afterERCP. Bleeding in 1 caseand postERCP pancreatitis in 5 cases are recorded. The average time of surgery was 69.3 minutes. There was no case of
conversing to open surgery and no complication of fluid collection, bile fistula or biliary injury after surgery. The
average hospitalization time was 4 days. There was no difference between two groups in operation time, degree of
adhesion in surgery, complications, the rate of conversing to open surgery. However, there was a difference in

hospitalization stay between two groups.
Conclusion: Laparoscopic cholecystectomywithin 72 hours after ERCPin the treatment of cholecystolithiasis
is feasible and safe with short hospital stay.
Keywords: laparoscopic cholecystectomy, ERCP, common bile duct stones, gallstones
ĐẶTVẤNĐỀ
giờ và sau 72 giờ làm ERCP.
Tỉ lệ sỏi ống mật chủ (SOMC) ở những
trường hợp có sỏi túi mật (STM) khá cao 515%(14), tại các trung tâm lớn, điều trị Nội soi mật
tụy ngược dòng (ERCP: Endoscopic Retrograde
Cholangio-Pancreatography) trước phẫu thuật
cắt túi mật nội soi (CTMNS) thường được chọn
lựa. ERCP được chỉ định trong những trường
hợp có bằng chứng về lâm sàng và hình ảnh của
sỏi ống mật chủ (SOMC). Tỉ lệ biến chứng của
ERCP khoảng 5,1%, bao gồm 1,6% viêm tụy và
0,4% tử vong liên quan đến thủ thuật này(10).
Hầu hết các trường hợp có STM sau làm
ERCP lấy SOMC, đều được khuyến cáo phẫu
thuật cắt túi mật nếu tình trạng bệnh nhân cho
phép để ngăn chặn những triệu chứng đường
mật tái diễn(7,10,13). Tuy nhiên, phẫu thuật
CTMNS sau ERCP có tỉ lệ biến chứng và mổ hở
cao hơn do khả năng viêm dính không dự đoán
trước được và thời điểm phẫu thuật thích hợp
vẫn còn bàn cãi. CTMNS có thể thực hiện trước,
cùng thời điểm hoặc sau ERCP. Hiệp hội Tiêu
hóa Anh khuyến cáo nên phẫu thuật cắt túi mật
trong vòng 2 tuần kể từ khi chẩn đoán viêm tụy
do sỏi mật hoặc trong cùng thời diểm nhập viện
điều trị(10).

Tuy nhiên, phẫu thuật CTMNS sau ERCP có
tỉ lệ biến chứng, chuyển mổ hở cao hơn và thời
gian thích hợp để phẫu thuật vẫn chưa rõ ràng.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
đánh giá kết quả phẫu thuật CTMNS sau ERCP,
so sánh và đánh giá kết quả phẫu thuật trước 72

196

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Phương thức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những
trường hợp nhập viện và điều trị tại khoa Ngoại
Tiêu hóa, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, từ tháng
1/2016 đến tháng 7/2018, được chẩn đoán có
STM kết hợp với SOMC qua các dữ liệu biểu
hiện lâm sàng, xét nghiệm chức năng gan, men
tụy, hình ảnh (Siêu âm, Chụp cắt lớp vi tính,
Cộng hưởng từ đường mật), có chỉ định làm
ERCP điều trị SOMC và phẫu thuật CTMNS
trong cùng thời gian nằm viện, hoặc trong lần tái
nhập viện, sau khi đã điều chỉnh tình trạng bệnh
chưa cho phép phẫu thuật ngay, hoặc khi xuất
hiện triệu chứng đường mật trở lại.

Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp có kèm theo u đầu tụy, u
đoạn cuối ống mật chủ, có phẫu thuật vùng

bụng trên trước đó hoặc đã can thiệp ERCP
trước thời điểm nghiên cứu.
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập bao gồm đặc điểm
nhân chủng học, lâm sàng, cậm lâm sàng, kết
quả ERCP, kết quả phẫu thuật. Mức độ dính
trong mổ được đánh giá dựa vào thang điểm
của Huge và cộng sự (cs): Độ 1: không dính; Độ
2: dính nhẹ; Độ 3: dính nặng, bao bọc lấy túi mật;
Độ 4: dính rất nặng, bao gồm các cấu trúc xung
quanh(14). Số liệu thu thập được chia làm 2 nhóm:
Nhóm được phẫu thuật trước 72 giờ và nhóm

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

được phẫu thuật sau 72 giờ sau làm ERCP(6). Kết
quả được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS
20.0, sử dụng các phép kiểm định χ2 và
ANOVA, với p<0,05 được xem là khác biệt có ý
nghĩa thống kê.

KẾTQUẢ
Từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2018, có 57
trường hợp nhập viện có chẩn đoán SOMC kết
hợp với STM và được phẫu thuật CTMNS sau

ERCP lấy SOMC, với độ tuổi trung bình là 57
±18,6 tuổi (25-95 tuổi), tỉ lệ nữ/nam: 1,85/1. Có 39
(68,4%) trường hợp được phẫu thuật CTMNS
trong vòng 72 giờ và 18 (31,6%) trường hợp
được phẫu thuật CTMNS sau 72 giờ làm ERCP.
Không có sự khác biệt về độ tuổi và giới giữa 2
nhóm nghiên cứu (Bảng 1).
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về số
lượng bạch cầu, nồng độ bilirubin, SGOT, SGPT
trước mổ giữa 2 nhóm. Có sự khác biệt về nồng
độ amylase trước mổ giữa hai nhóm (p = 0,014),
với nồng độ amylase trung bình là 431±1005,1
U/L (Bảng 2).
Trong những trường hợp chỉ định làm ERCP
thì 100% chỉ định do tình trạng nhiễm trùng
đường mật do SOMC, 43,6% có viêm túi mật cấp
và 14% có viêm tụy cấp trước ERCP (Bảng 3).
Kết quả ERCP cho thấy có 51 trường hợp
(89,5%) có sỏi, có 7 trường hợp (12,2%) đặt stent
đường mật do không lấy sạch sỏi trong ERCP
lần 1, sau đó được làm ERCP lần 2 lấy stent và
Bảng 2. Đặc điểm cận lâm sàng
9

Bạch cầu (10 /L)
Bilirubin (µmol/L)
Amylase (U/L)
SGOT (U/L)
SGPT (U/L)


Trước 72 giờ
11,07±5,09
45,9±44,7
332,8±735,5
241,8±2235,5
268,8±212,6

tiếp tục lấy sỏi ống mật chủ. Có 01 trường hợp
có biến chứng chảy máu sau ERCP và 5 trường
hợp viêm tụy (Bảng 4).
Thời gian trung bình giữa ERCP và phẫu
thuật CTMNS trung bình là 9 ngày (1-132 ngày).
Không có sự khác biệt về thời gian phẫu thuật
giữa 2 nhóm với thời gian phẫu thuật trung bình
69,3 phút (30-150 phút). Không có sự khác biệt
về mức độ dính trong mổ và không có trường
hợp nào phải chuyển mổ hở (Bảng 5).
Biến chứng sau mổ xảy ra ở 4 trường hợp
(7%), bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng đường
mật. Không có biến chứng dò mật hay tổn
thương đường mật, không có trường hợp nào tử
vong sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 4
ngày, ở nhóm phẫu thuật sau 72 giờ có thời gian
nằm viện lâu hơn (p = 0,043) (Bảng 6).
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi
Giới: Nữ
Nam


Trước 72 Sau 72 giờ
p
giờ (n = 39) (n = 18)
53,8 ± 17,8 63,8 ± 18,1 0,670
26
11
0,684
13
7
Bệnh kèm

Tăng huyết áp, Bệnh
tim mạch
Đái tháo đường
Bệnh thận mạn
COPD
Viêm phổi
Suy giáp
Nhồi máu não

Sau 72 giờ
12,7±5,03
46,6±34,0
665,4±1425,9
168,4±132,4
211,9±229,7

8

10


3
1
0
0
1
0

6
1
1
1
0
1

Trung bình
11,6±5,0
46,1±44,3
431±1005,1
218,7±210,4
250,7±217,8

p
0,940
0,850
0,014
0,222
0,800

Bảng 3. Tình trạng lâm sàng trước ERCP

Nhiễm trùng đường mật, Sỏi ống mật chủ
Viêm túi mật cấp
Viêm tụy cấp

197

Trước 72 giờ (n = 39)
39
18
5

Sau 72 giờ (n = 18)
18
7
3

Tổng (n = 57)
57 (100%)
25 (43,8%)
8 (14%)

p
0,607
0,698

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019


Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Kết quả ERCP điều trị SOMC
Có sỏi
Stent đường mật
Cháy máu
Viêm tụy

Trước 72 giờ (n = 39)
33
2
0
3

Sau 72 giờ (n = 18)
18
5
1
2

Tổng (n = 57)
51 (89,5%)
7 (12,2%)
1 (0,16%)
5 (8,8%)

p
0,079
0,015
0,671


Tổng (n=57)
69,3 ± 29,3

p
0,561

Bảng 5. Kết quả phẫu thuật CTMNS sau ERCP
Thời gian mổ

Trước 72 giờ (n = 39)
68,3± 28,7

1
2
3
4
Dẫn lưu
Buộc ống túi mật

19
13
6
1
19
22

Sau 72 giờ (n=18)
71,6 ± 25,8
Mức độ dính trong mổ

8
5
4
1
9
12

27
18
10
2
28 (50%)
34 (59,6%)

0,847

0,928
0,463

Bảng 6. Kết quả sau phẫu thuật CTMNS
Trước 72 giờ
Nhiễm trùng đường mật
Viêm phổi
Thời gian nằm viện (ngày)

1
1
3,3 ± 2,04

Sau 72 giờ

Biến chứng sau mổ
2
0
5,3 ± 6,8

BÀNLUẬN
Lâm sàng và chỉ định ERCP
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những
trường hợp được làm ERCP và lấy sạch SOMC,
sau ERCP nếu tình trạng tắc mật giảm, viêm tụy
sau ERCP ổn và tình trạng bệnh nhân cho phép
sẽ được tiến hành phẫu thuật CTMNS sớm.
Những trường hợp đặt stent đường mật do
không lấy hết sỏi sẽ được xem xét làm ERCP lần
2 rút stent và lấy SOMC nếu không có tình trạng
viêm túi mật cấp. Trường hợp có viêm túi mật
cấp với triệu chứng nhiễm trùngdiễn tiến nặng
hơn sẽ được phẫu thuật CTMNS sớm.
Nhiều nghiên cứu khuyến cáo nên phẫu
thuật cắt túi mật trong vòng 6 tuần đầu sau
ERCP nhằm làm giảm nguy cơ của các biến
chứng đường mật(1). Tuy nhiên, thời gian thích
hợp nhất vẫn chưa rõ ràng, việc cắt túi mật
sớm cũng cho thấy là ít thách thức hơn và có
thể được thực hiện mà không có những diễn
tiến bất lợi nào(10).
Phẫu thuật CTMNS sau ERCP có thời gian
phẫu thuật kéo dài hơn và khó khăn hơn so với
CTMNS mà trước đó chưa can thiệp ERCP, và


198

Tổng

p

3
1
4 ± 4,2

0,043

cần được thực hiện bởi những PTV có kinh
nghiệm(7). Mức độ khó trong mổ là giống nhau
theo thời giam sau ERCP nên không có lý do gì
để trì hoãn phẫu thuật(12). CTMNS có thể thực
hiện đồng thời ngay sau khi làm ERCP, tuy
nhiên, cách tiếp cận này có một số hạn chế là
phẫu trường hẹp do ruột trướng hơi ngay sau
khi làm ERCP và chỉ được thực hiện ở vài trung
tâm. CTMNS sau ERCP được xem là cách tiếp
cận được chấp nhận phổ biến trên thể giới. Theo
một số nghiên cứu, việc phẫu thuật sớm trong
vòng 48-72 giờ cho kết quả tốt, một số khác cho
rằng nên phẫu thuật trì hoãn để vùng túi mật đỡ
viêm và có thời gian phục hồi sau đợt cấp(14).
Hiệp hội Tiêu hóa Anh khuyến cáo nên phẫu
thuật cắt túi mật trong vòng 2 tuần kể từ khi
chẩn đoán viêm tụy do sỏi mật hoặc trong cùng
thời diểm nhập viện điều trị(10). Theo Anadi,

nghiên cứu 167 trường hợp CTMNS sau ERCP,
thời gian giữa ERCP và phẫu thuật cắt túi mật
chương trình trung bình là 7 tuần, trong thời
gian chờ phẫu thuật có 20% trường hợp xuất
hiện những biến chứng về đường mật như: viêm
túi mật cấp (11%), sỏi ống mật chủ tái phát (5%),

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

nhiễm trùng đường mật (2%) và viêm tụy cấp do
sỏi mật (1%). Thời gian phẫu thuật trước 1 tuần
làm giảm nguy cơ biến chứng về đường mật và
giảm thời gian nằm viện(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
phẫu thuật CTMNS được ưu tiên thực hiện sớm
sau ERCP khi tình trạng đường mật, biến chứng
sau ERCP (viêm tụy, chảy máu đường mật, …)
ổn định và tình trạng bệnh nhân cho phép phẫu
thuật cắt túi mật. Thời gian trung bình là 9 ngày
(1-132 ngày). Kết quả cho thấy không có sự khác
biệt về mức độ dính trong mổ, biến chứng phẫu
thuật giữa nhóm phẫu thuật trước 72 giờ và sau
72 giờ. Theo Salman, phẫu thuật sớm trước 72
giờ cho kết quả tốt hơn, có lẽ liên quan tới quá
trình viêm nhiễm(5,6,7,11).

Theo Nair và cs, thời gian phẫu thuật sau
ERCP trung bình là 4,1 tuần và không có sự khác
biệt về thời gian phẫu thuật, tỉ lệ chuyển mổ
hở(12). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho
thấy CTMNS ngay cùng thời điểm ERCP cũng
cho thấy an toàn và ít nguy cơ biến chứng(9).
Đối với những trường hợp <75 tuổi thì
CTMNS được khuyến cáo thực hiện sau ERCP,
đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ tái phát
những biến chứng về đường mật. Đối với những
trường hớp >75 tuổi mà nguy cơ dự đoán tái
phát những biến chứng đường mật thấp thì nên
theo dõi(8).
Theo Robert và cs, tỉ lệ tái phát triệu chứng
đường mật trong thời gian chờ phẫu thuật cắt
túi mật cao gấp 10 lần ở nhóm cắt túi mật muộn
so với nhóm được phẫu thuật sớm(13). Phẫu thuật
CTMNS cấp cứu có thể được thực hiện hiệu quả
và an toàn trong những trường hợp có viêm tụy
nhẹ. Mổ cắt túi mật chương trình có thể làm tăng
nguy cơ biến chứng sau ERCP, kéo dài thời gian
nằm viện, tăng nguy cơ chảy máu và tỉ lệ chuyển
mổ hở(10). Lý do làm tăng những nguy cơ này
vẫn chưa được làm rõ, có thể do mức độ nặng
của bệnh lý túi mật do sỏi hoặc hậu quả thứ phát
của ERCP.
Kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy

199


sự khác biệt về mức độ dính trong mổ giữa 2
nhóm. Có 2 trường hợp viêm dính rất nhiều
vùng tam giác Calot, trong mổ không nhận diện
được cấu trúc ống mật chủ hay túi mật và được
cắt túi mật bán phần. Mức độ viêm dính sau
ERCP-ES được cho là do dùng thuốc cản quang,
tổn thương cơ vòng Oddi, dẫn tới sự định cư của
vi khuẩn ở ống mật chủ, sự viêm nhiễm và sẹo
hóa của dây chằng gan-tá tràng. Giả thuyết này
được củng cố bởi một số nghiên cứu cho thấy
rằng dịch mật của những bệnh nhân đã cắt cơ
vòng bị nhiễm vi khuẩn khoảng 60% trường
hợp(1,7,12). Mức độ bám dính thường tối đa trong
khoảng 4-6 tuần(1). Do đó, tỉ lệ biến chứng,
chuyển mổ hở ở những trường hợp CTMNS sau
cắt cơ vòng Oddi cao hơn những trường hợp
không cắt cơ vòng(2). Tác giả Vries, nghiên cứu
83 trường hợp CTMNS sau ERCP, tỉ lệ chuyển
mổ hở ở nhóm mổ sau ERCP 2-6 tuần cao hơn
nhóm mổ trong vòng 2 tuần(4).
Tác giả Gerges, nghiên cứu 99 trường hợp
CTMNS sau ERCP 2 tuần nhằm đánh giá những
khó khăn trong mổ. Mức độ dính ở vùng tam
giác Calot: độ I: 27; độ II: 42; độ III:18 và độ IV:
12 trường hợp; tỉ lệ chuyển mổ hở là 33%; tỉ lệ tử
vong là 3%. Tác giả khuyến cáo nên thực hiện
CTMNS đồng thời hoặc sau ERCP trong vòng 1
tuần, trường hợp phẫu thuật sau 1 tuần nên
được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có

kinh nghiệm(1,6,7,13).
Theo Gorla và cs, nghiên cứu trên 50 trường
hợp CTMNS sau ERCP, thời gian thích hợp để
phẫu thuật là trước 3 ngày. Mức độ dính trong
mổ, tổn thương đường mật, đặt dẫn lưu, thời
gian phẫu thuật là cao hơn ở nhóm phẫu thuật
muộn sau 3 ngày(12).
Theo Sahu và cs, nghiên cứu 77 trường hợp
CTMNS sau ERCP cho thấy CTMNS có thể thực
hiện an toàn trong vòng 24 giờ sau ERCP, cho
kết quả tốt và ít chi phí hơn. Thời điểm phẫu
thuật sau ERCP không liên quan đến kết quả
phẫu thuật(14). Kết quả cũng cho thấy không có
sự khác biệt về thời gian mổ trung bình, mức độ
dính quanh túi mật, đặt dẫn lưu, nhưng có sự

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
khác biệt về thời gian nằm viện và chi phí giữa
nhóm phẫu thuật trước 24 giờ; trước 7 ngày;
trước 28 ngày và sau 28 ngày(14).
Tỉ lệ chuyển mổ hở liên quan đến túi mật sau
ERCP cao gấp 6 lần so với phẫu thuật CTMNS ở
những trường hợp sỏi mật không biến chứng(7).
Theo Allen và cs, nồng độ bilirubin trước ERCPES >5mg/dL là yếu tố tiên lượng chuyển mổ hở
với giá trị tiên đoán dương tính là 63%, giúp ích
trong việc tiên lượng mức độ thành công của
phẫu thuật CTMNS(2). Theo Sahu, các yếu tố liên

quan đến mức độ khó của phẫu thuật bao gồm:
nam giới, nồng độ bilirubin, thời gian làm ERCP,
túi mật co nhỏ và sỏi có kích thước lớn (>15mm
trên siêu âm)(14).
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm
viện trung bình 4 ngày, thời gian nằm viện ở
nhóm phẫu thuật sớm ngắn hơn sơ với nhóm
phẫu thuật sau 72 giờ.

KẾTLUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau ERCP có thể
thực hiện an toàn và nguy cơ biến chứng sau mổ
thấp. Đặc biệt phẫu thuật sớm trước 72 giờ sau
ERCP giúp rút ngắn thời gian nằm viện.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.


12.

13.

14.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

Ahn KS, Kim YH, Kang KJ et al (2015). Impact of
Preoperative ERCP on Laparoscopic Cholecystectomy: A
Case-Controlled Study with Propensity Score Matching.
World J Surg, 39(9): 2235-42.
2. Allen NL, Leeth RR, Finan KR et al (2006). Outcomes of
cholecystectomy after endoscopic sphincterotomy for
choledocholithiasis. J Gastrointest Surg, 10(2): 292-6.
3. Besselink MG, Boerma D, Schiphorst AH et al (2008). Timing
of cholecystectomy after endoscopic sphincterotomy for
common bile duct stones. Surg Endosc, 22:2046–50.
4. De Vries A, Donkervoort SC, Geloven AA, Pierik EG (2006).
Conversion rate of laparoscopic cholecystectomy after
endoscopic retrograde cholangiography in the treatment of

200

15.

Nghiên cứu Y học

choledocholithiasis: does the time interval matter? Surg

Endosc, 20(12): 1932.
Gerges SS, El-Atrebi AK (2015). Difficulty of Delayed
Laparoscopic Cholecystectomy After Endoscopic Retrograde
Cholangiography Management of Choledocholithiasis.
Journal of GHR, 4(12): 1873-6.
Gorla GPR, Augustine AJ et al (2014). Optimal Timing of
Laparoscopic Cholecystectomy After Endoscopic Retrograde
Cholangiopancreatography. J Curr Surg, 4(2):35-9.
Gouma DJ, Reinders JSK, Heisterkamp J, et al (2013).
Laparoscopic cholecystectomy is more difficult after a
previous endoscopic retrograde cholangiography. HPB,
15:230–4.
Lai JH, Chen CJ, Chu CH et al (2017). Cholecystectomy after
Sphincterotomy for Preventing Recurrence in Elderly
Patients with Acute Cholangitis. International Journal of
Gerontology, 11: 182-1855.
Mallick R, Rank K, Ronstrom C et al (2016). Single-session
laparoscopic cholecystectomy and ERCP: a valid option for
the management of choledocholithiasis. Gastrointestinal
Endoscopy, 8(4):639-45.
Mann K, Belgaumkar AP, Singh S et al (2013). Post–
Endoscopic Retrograde Cholangiography Laparoscopic
Cholecystectomy: Challenging but Safe. Journal of the Society
of Laparoendoscopic Surgeons, 17: 371–5.
Matar Z (2006). Immediate Versus Interval Laparoscopic
Cholecystectomy Post ERCP Regarding Safety. Outcome
And Cost. Internet Journal of Surgery, 12(2):9716.
Nair SR, Kamble R. (2016). A study to assess the outcome of
patients undergoing laparoscopic cholecystectomy post
ERCP, 3(3): 1318-21.

Robert JH, Barakat MT, Girotra M, Banerjee S et al (2017).
Practice Patterns for Cholecystectomy After Endoscopic
Retrograde Cholangiopancreatography for Patients With
Choledocholithiasis. Gastroenterology; 153: 762–71.
Sahu D, Mathew MJ, Reddy PK, (2015). Outcome in Patients
Undergoing Laparoscopic Cholecystectomy Following
ERCP; Does Timing of Surgery Really Matter? J Minim
Invasive Surg Sci, 4(1): e25226.
Salman B, Yilmaz U, Et al (2009). The timing of laparoscopic
cholecystectomy
after
endoscopic
retrograde
cholangiopancreaticography in cholelithiasis coexisting with
choledocholithiasis. J Hepatobiliary Pancreat Surg, 16(6): 832-6.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

Chuyên Đề Ngoại Khoa




×