Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan báng bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.13 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
DO VỠ DÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN BÁNG BỤNG
Võ Thị Lương Trân*, Võ Duy Thông*, Vũ Thị Hạnh Như*, Võ Thị Mỹ Dung*, Hồ Tấn Phát**

TÓM TẮT
Cơ sở và mục tiêu: Dãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan. 1/3 số
bệnh nhân xơ gan có dãn tĩnh mạch thực quản sẽ xuất huyết. Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản
là một biến chứng nặng nề và đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện các yếu tố nguy cơ để điều trị dự phòng
xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan là rất cần thiết.
Đối tượng - phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 198 bệnh nhân xơ gan báng bụng tại
Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 09/2014 đến 07/2015. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của bệnh nhân. Các yếu tố nguy cơ được xác định dựa trên phân tích đơn biến và hồi qui đa biến.
Kết quả:Tỉ lệ xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan báng bụng chiếm 54,5%. Tuổi
trung bình của bệnh nhân là 55,7 ± 13. Tỉ lệ nam/nữ là 2,8/1. Nguyên nhân gây xơ gan thường gặp nhất là
nhiễm HBV (36,9%) kế đến là rượu, HCV và đồng nhiễm HBV – HCV. Tỉ lệ bệnh nhân có dãn tĩnh mạch thực
quản độ 1 là 41,9%, độ 2 là 34,3%, độ 3 là 21,3%. 50% bệnh nhân có dấu son trên dãn tĩnh mạch thực quản.
71,7% dãn tĩnh mạch thực quản là ở 1/3 dưới. 10,6 % bệnh nhân có dãn tĩnh mạch tâm phình vị và tỉ lệ bệnh
nhân có dấu son trên tĩnh mạch phình vị chỉ chiếm 3,5%. Khi tiến hành phân tích đơn biến chúng tôi nhận thấy
tiền căn xuất huyết tiêu hóa, tiền căn thắt tĩnh mạch thực quản, bệnh nội khoa đi kèm, độ dãn tĩnh mạch thực
quản, có dấu son trên tĩnh mạch thực quản và dấu son trên tĩnh mạch tâm phình vị dãn là các yếu tố nguy cơ gây
xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên khi phân tích đa biến thì chỉ có tiền căn xuất huyết
tiêu hóa là yếu tố nguy cơ độc lập của xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy tỉ lệ xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ
gan báng bụng khá cao (54,5%) và tiền căn xuất huyết tiêu hóa là yếu tố nguy cơ độc lập của xuất huyết tiêu hóa
do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
Từ khóa: Dãn tĩnh mạch thực quản, yếu tố dự đoán xuất huyết.


ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF BLEEDING RELATED TO OESOPHAGEAL VARICES
IN CIRRHOTIC PATIENTS WITH ASCITES
Vo Thi Luong Tran, Vo Duy Thong, Vu Thi Hanh Nhu, Vo Thi My Dung, Ho Tan Phat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 307 - 312
Background and objectives: Oesophageal varices is the leading complication of cirrhosis. About one third
of cirrhotic patient with oesophageal varices will develop an episode of hemorrhage. Bleeding from
gastroesophageal varices is the most serious and life-threatening complication. Therefore, it is essential to identify
and treat those patients at highest risk of bleeding.
Method: This retrospective study was carried out at Cho Ray hospital betweet September 2014 and Jully
2015, in which 198 cirrhotic patients with ascites were recruited. Various clinical and biochemical chariteristics
were applied retrospectively. Risk factors of bleeding were identified based on the analysis of univariate and
*Bộ môn Nội, khoa Y, Đại học Y Dược TP HCM.
** Khoa Nội Tiêu Hóa – Gan Mật, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: BS.Võ Thị Lương Trân
ĐT: 0903 308 303

Tiêu Hóa

Email:

307


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

multivariate regression.
Results: Among cirrhotic patients with varices, the rate of bleeding was 54.5%. The mean age was 55.68 ±

12.97. The male: female ratio was 2.8:1. The most common causes of cirrhosis was HBV (36.9%), followed by
alcohol, HCV and HBV – HCV coinfection. Endoscopically, 41.9% was small size (F1), 34.3% was medium size
(F2), 21.3% was large size (F3); and 50% of them had red colour sign on varices. Majority of the varices located
in the lower one-third of esophagus (71.7%). Only 10.6% of patients had gastric varices , among them red colour
sign presented in 3.5%. On univariate analysis, past history of bleeding, past history of variceal ligation, medical
comorbidity, grade and presence of red color sign on oesophageal varices, presence of red color sign on gastric
varices were significantly correlated with increased risk of bleeding from esophageal varices. However,
multivariate stepwise regression analysis showed that only the past history of bleeding was an independent risk
factor of variceal bleeding.
Conclusion: In our study, the rate of bleeding from varices in cirrhotic patients with ascites was as high as
54.5%, and the past history of bleeding was an independent risk factor of variceal hemorrhage.
Key words: Esophageal varices, clinical predictors of bleeding.
như các yếu tố giúp dự đoán nguy cơ xuất
MỞ ĐẦU
huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản(5,8,9). Tiếp
Dãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng
tục uống rượu và tình trạng chức năng gan
thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan. 1/3 những
xấu, sự hiện diện của bệnh não gan, nhiễm
bệnh nhân xơ gan còn bù và 2/3 số bệnh nhân xơ
trùng, giảm tiểu cầu, dãn lớn tĩnh mạch thực
gan mất bù có dãn tĩnh mạch thực quản tại thời
quản và có dấu đỏ trên tĩnh mạch dãn nhìn
điểm được chẩn đoán xơ gan(3). Một khi đã xuất
thấy qua nội soi …đã được chứng minh là yếu
hiện, các tĩnh mạch dãn sẽ phát triển 4 – 10% mỗi
tố tiên đoán xuất huyết(6,13,14,17).
năm(10,16,19). Sau 10 năm, 90% bệnh nhân xơ gan có
Hiện tại ở Việt Nam, tỉ lệ mắc xơ gan còn
dãn tĩnh mạch thực quản.

cao. Trong đó, biến chứng xuất huyết tiêu hóa do
1/3 số bệnh nhân xơ gan có dãn tĩnh mạch
vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là một trong những
thực quản sẽ xuất huyết(1). Tỉ lệ xuất huyết mỗi
nguyên nhân hàng đầu đưa bệnh nhân đến tử
năm dao động từ 5 – 15%, cao nhất là 15% ở
vong hoặc gián tiếp đưa đến những biến chứng
nhóm có dãn to tĩnh mạch thực quản(9). Xuất
nặng nề khác như bệnh não gan hay viêm phúc
huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là
mạc nhiễm khuẩn nguyên phát. Do đó, với mục
một biến chứng nặng nề và đe dọa tính mạng.
đích khảo sát các yếu tố nguy cơ của xuất huyết
Khoảng 20 – 35% bệnh nhân tử vong trong đợt
tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh
xuất huyết đầu tiên. 70% trong số những bệnh
nhân xơ gan báng bụng, chúng tôi tiến hành
nhân còn lại sẽ xuất huyết tái phát trong vòng 6
thực hiện nghiên cứu này.
tháng sau đó. 2 năm sau đợt xuất huyết đầu tiên,
Mục tiêu nghiên cứu
tỉ lệ sống còn của bệnh nhân chỉ là 35 – 40 %(14).
1. Xác định tỉ lệ xuất huyết do vỡ dãn tĩnh
Như vậy, việc phát hiện các yếu tố nguy cơ
mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan báng bụng.
để điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa do
vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ
gan là rất quan trọng và cần thiết. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành
nhằm khảo sát các yếu tố lâm sàng liên quan

đến mức độ dãn tĩnh mạch thực quản cũng

308

2. Xác định các yếu tố lâm sàng, sinh hóa
và nội soi giúp dự đoán nguy cơ xuất huyết ở
bệnh nhân xơ gan báng bụng có dãn tĩnh
mạch thực quản.

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân xơ gan báng bụng và dãn tĩnh
mạch thực quản có hay không có xuất huyết
nhập khoa nội tiêu hóa – gan mật Bệnh viện Chợ
Rẫy từ 09/2014 đến 07/2015.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng khác đi
kèm (bệnh tim mạch, hô hấp, thận).
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

Phương pháp thống kê

Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel
2013 và được xử lí bằng phần mềm thống kê
SPSS20.0.
Giá trị p < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống


Cách thức tiến hành nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành chọn những bệnh nhân
xơ gan báng bụng đã được nội soi phát hiện có
dãn tĩnh mạch thực quản điều trị tại khoa nội
Tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy từ 9/2014 đến
7/2015.
Tất cả những dấu hiệu lâm sàng được ghi
nhận như: tuổi, giới, nghề nghiệp, thói quen
uống rượu, tiền căn có viêm gan virút B, C mạn
hoặc gan nhiễm mỡ không do rượu, tiền căn
xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực
quản trước đây, tiền căn chích Histoacryl tĩnh
mạch tâm phình vị trước đây, khám lâm sàng
hiện tại giúp chẩn đoán xơ gan và các dấu hiệu
lâm sàng gợi ý có xuất huyết tiêu hóa. Các xét
nghiệm được thực hiện để đánh giá bệnh nhân
xơ gan qua thang điểm Child – Pugh, MELD,
tiểu cầu…
Những bệnh nhân có dãn tĩnh mạch thực
quản nhưng không có xuất huyết sẽ được xếp
vào nhóm chứng để so sánh với nhóm có bằng
chứng lâm sàng và cận lâm sàng chứng minh

Tiêu Hóa


Nghiên cứu Y học

là xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận 198 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào
nghiên cứu. Tỉ lệ xuất huyết do vỡ dãn tĩnh
mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan báng bụng
chiếm 54,5%.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên
cứu
55,7 ± 13

Tuổi
Giới
Nam
148 (73,7%)
Nữ
52 (26,3%)
Tiền căn có xuất huyết tiêu hóa
45 (22,7%)
Tiền căn thắt tĩnh mạch thực quản
30(15,2%)
Bệnh đi kèm (có ít nhất 1 bệnh: tim mạch, 46(23,2%)
hô hấp, đái tháo đường …)
Nguyên nhân

Rượu
53 (26,8%)
HBV
73 (36,9%)
HCV
32 (16,2%)
HBV-HCV
2(1%)

Số liệu được mô tả dưới dạng n (%) hoặc trung bình ±
độ lệch chuẩn
HBV: viêm gan virút B, HCV: viêm gan virút C

Nhận xét: Trong 198 bệnh nhân của mẫu
nghiên cứu có 148 bệnh nhân nam và 52 bệnh
nhân nữ với tuổi trung bình là 56 tuổi. Tiền căn
bệnh nhân từng có xuất huyết tiêu hóa chỉ chiểm
tỉ lệ 22,7% và tiền căn thắt tĩnh mạch thực quản
chỉ có 30 trong tổng số 198 bệnh nhân. Có 23,2 %
bệnh nhân có ít nhất 1 bệnh đi kèm bao gồm
bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường… Trong
số các nguyên nhân gây xơ gan thì nhiễm viêm
gan virút B mạn chiếm tỉ lệ cao nhất (36,9%) kế
đến lần lượt là rượu, viêm gan virút C mạn và
đồng nhiễm HBV – HCV.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng mẫu nghiên cứu
Child-Pugh: A
B
C
Tiểu cầu

MELD score

Mẫu nghiên cứu
4 (2%)
86 (43.4%)
108 (54.6%)
101,3±81,7
16 ± 7,5

309


Nghiên cứu Y học

Độ dãn tĩnh mạch thực quản: 0
1
2
3
Dấu son : Có
Vị trí dãn tĩnh mạch thực quản: Trên
Giữa
Dưới
Dãn tĩnh mạch tâm phình vị: Không
Nhỏ
To
Dấu son:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Mẫu nghiên cứu

5 (2,5%)
83 (41,9%)
68 (34,3%)
42 (21,3%)
99/198 (50%)
5 (2,5%)
51 (25,8%)
142 (71,7%)
177 (89,4%)
12 (6,1%)
9 (4,5%)
7 (3,5%)

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi được phân loại Child-Pugh B
(43,4%) và Child-Pugh C (54,6%). Số lượng tiểu
cầu trung bình giảm (101,3 G/L).Phần lớn bệnh
nhân có dãn tĩnh mạch độ 1 (41,9%), kế đến là độ
2 và độ 3. Có 50% bệnh nhân có dấu son trên dãn
tĩnh mạch thực quản. Đa số vị trí dãn tĩnh mạch
thực quản là 1/3 dưới (71,7%). 89,4 % bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi không có dãn
tĩnh mạch tâm phình vị và tỉ lệ bệnh nhân có dấu
son trên tĩnh mạch phình vị chỉ chiếm 3,5%.

Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản
Không xuất huyết
(n = 90)

Có xuất huyết

(n = 108)

Giá trị P

Tuổi
Giới: Nam
Nữ
Tiền căn có xuất huyết tiêu hóa

55,7± 13
148 (73,7%)
52 (26,3%)
45/198 (22,7%)

57.8 ± 12.6
63 (70%)
27 30(%)
8/90(8,9%)

53.9 ± 13.1
83 (76,9%)
25 (23,1%)
37/108(34,3)

<0,001

Tiền căn thắt tĩnh mạch thực quản
Bệnh đi kèm (có ít nhất 1 bệnh: tim
mạch, hô hấp, đái tháo đường …)
Nguyên nhân: Rượu

HBV
HCV
HBV-HCV

30/198 (15,2%)
46/198 (23,2%)

8/90 (8,9%)
28/90 (31,1%)

22/108 (20,4%)
18/108 (16,7%)

0,025
0,016

53 (26,8%)
73 (36,9%)
32 (16,2%)
2(1%)

20 (22,2%)
36 (40%)
17 (18,9%)
1 (1,1%)

33 (30,6%)
37 (34,3%)
15 (13,9%)
1 (0,9%)


0,189

4 (2%)
86 (43,4%)
108 (54,6%)
101,3±81,7
16.04 ± 7.48
5 (2,5%)
83 (41,9%)
68 (34,3%)
42 (21,3%)
99/198 (50%)
5 (2,5%)
51 (25,8%)
142 (71,7%)
177 (89,4%)
12 (6,1%)
9 (4,5%)
7 (3,5%)

1 (1,1%)
36 (40%)
53 (58,9%)
98,6±101,6
17.38 ± 7.82
3 (3,3%)
45 (50%)
28 (31,1%)
14 (15,6)

32/90(35,6%)
3 (3,3%)
16 (17,8)
71 (78,9%)
82 (91,1%)
6 (6,7%)
2 (2,2%)
1 (1,1%)

3 (2,8%)
50 (46,3%)
55 (50,9%)
103,6±60,8
14.92 ± 7.04
2 (1,9%)
38 (35,2%)
40 (37,0%)
28 (25,9%)
67/108 (62%)
2 (1,9%)
35 (32,4%)
71 (65,7%)
95 (88%)
6 (5,6%)
7 (6,4%)
6 (5,6)

0,212

Child-Pugh:


A
B
C

Tiểu cầu
MELD score
Độ dãn tĩnh mạch thực quản: 0
1
2
3
Dấu son :

Vị trí dãn tĩnh mạch thực quản: Trên
Giữa
Dưới
Dãn tĩnh mạch tâm phình vị: Không
Nhỏ
To
Dấu son:


Nhận xét: Khi tiến hành phân tích đơn biến
chúng tôi nhận thấy tiền căn bệnh nhân đã có
xuất huyết tiêu hóa, tiền căn thắt tĩnh mạch thực
quản, có bệnh nội khoa đi kèm, độ dãn tĩnh
mạch thực quản, có dấu son trên tĩnh mạch thực
quản và dấu son trên tĩnh mạch tâm phình vị

310


0,034
0,278

0,673
0,021
0,016

<0,001
0,245

0,167

0,035

dãn là các yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu
hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản (sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê).
Độ dãn tĩnh mạch thực quản càng lớn, khả
năng xuất huyết càng cao, từ độ 2 trở lên
(p<0,001). Về vị trí dãn tĩnh mạch thực quản,

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
chúng tôi nhận thấy chỉ có ý nghĩa ở vị trí giữa
(p<0,001).
Các yếu tố khác như tuổi,tiền căn uống rượu,
số lượng tiểu cầu, MELD score, phân loại ChildPugh, số lượng creatinine, bilirubin, INR không

cho thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê với
tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi tiến
hành phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ
của xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản, kết quả của chúng tôi cho thấy
chỉ có tiền căn xuất huyết tiêu hóa là yếu tố
nguy cơ độ lập của xuất huyết tiêu hóa do
vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan trong
nghiên cứu của chúng tôi (55,7) thấp hơn 1 nghiên
cứu thực hiện tại Đài Loan(61) và 1 nghiên cứu
thực hiện tại Hàn Quốc (59,4) (4,11). Điều này có thể
giải thích là do sự khác biệt về tuổi thọ và tình
hình kinh tế xã hội ở các nước.
Số bệnh nhân nam trong nghiên cứu của
chúng tôi chiếm tới 73,7%. Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy bệnh nhân nam chiếm đa số(4,11).
Về nguyên nhân gây xơ gan, trong nghiên cứu
của chúng tôi thì viêm gan virút B chiếm tỉ lệ cao
nhất, kế đến là rượu. Kết quả này tương tự 1
nghiên cứu thực hiện tại Hàn Quốc và Trung
Quốc(11,22). Còn theo 1 nghiên cứu tại Đài Loan
thì viêm gan vi rút B vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, kế
đến là viêm gan vi rút C mạn(4).
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi được phân loại Child-Pugh B và C
và phân loại Child-Pugh không phải là yếu tố

nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa. Theo 1 số
nghiên cứu thì mức độ nặng của bệnh gan
(phân loại Child-Pugh) là 1 yếu tố dự bào tình
trạng xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản(15,18). Tuy nhiên, theo Kleber và cộng
sự thì phân loại Child-Pugh liên quan đến tỉ lệ
tử vong nhưng không liên quan với tỉ lệ xuất
huyết tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan có dãn tĩnh

Tiêu Hóa

Nghiên cứu Y học

mạch thực quản và chưa có tiền căn xuất
huyết tiêu hóa trước đó(12). Vì vậy cần có thêm
nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác
định rõ mối tương quan này.
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản thường xảy ra ở đoạn gần chỗ nối
thực quản tâm vị (trong khoảng 3 cm)(23). Trong
nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy > 70% bệnh
nhân ở cả 2 nhóm xuất huyết và không xuất
huyết có vị trí dãn tĩnh mạch thực quản là ở 1/3
dưới. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về vị trí dãn tĩnh mạch và nguy
cơ xuất huyết.
Khi tiến hành phân tích đơn biến, chúng tôi
nhận thấy tĩnh mạch thực quản dãn lớn từ độ 2
trở lên là yếu tố nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa
do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản. Điều này cũng

tương tự như 1 số nghiên cứu khác(2,12,15,18). Ngoài
ra, theo nhiều nghiên cứu được tiến hành trước
đây thì dấu đỏ là 1 dấu hiệu quan trọng trong dự
đoán nguy cơ xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản(2,7,12,18,20,21). Nghiên cứu của chúng tôi
cũng cho kết quả tương tự.
Khi khai thác tiền căn bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản
nên chú ý khai thác tiền căn đã từng xuất
huyết tiêu hóa trước đây và tiền căn thắt tĩnh
mạch thực quản vì đây là các yếu tố nguy cơ
của xuất huyết trong nghiên cứu của chúng tôi
khi phân tích đơn biến. Tuy nhiên khi tiến
hành phân tích đa biến thì chúng tôi nhận
thấy chỉ có 1 yếu tố có liên quan độc lập đến
nguy cơ xuất huyết là tiền căn xuất huyết tiêu
hóa trước đây, còn các yếu tố khác thì sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này có
thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn để
phát hiện ra mối tương quan này. Cần có
nhiều nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn để
khảo sát rõ hơn về vấn đề này.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi
trung bình ở bệnh nhân xơ gan báng bụng là 55,7
tuổi và tỉ lệ nam/nữ là 2,8/1. Nguyên nhân gây

311



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

xơ gan thường gặp nhất viêm gan virút B kế đến
lần lượt là rượu, viêm gan virút C và đồng
nhiễm HBV – HCV. Đa số các bệnh nhân phân
loại Child-Pugh B và C. Phần lớn bệnh nhân có
dãn tĩnh mạch độ 1, kế đến là độ 2 và độ 3. Đa số
vị trí dãn tĩnh mạch thực quản là 1/3 dưới và
50% bệnh nhân có dấu son trên dãn tĩnh mạch
thực quản. Tiền căn bệnh nhân từng có xuất
huyết tiêu hóa chỉ chiểm tỉ lệ 22,7% nhưng đây là
1 yếu tố nguy cơ độc lập của xuất huyết tiêu hóa
khi tiến hành phân tích đa biến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.


7.

8.

9.

10.

11.

312

Ajayi A, Ajayi E, Raimi T, Fadare J, Solomon O, Adeoti A
(2013). Oesophageal varices in patients with liver cirrhosis.
Scientific Journal of Medical Science, 2 (11):212-8.
Beppu KIK, Koyanagi N, et al (1981). Prediction of variceal
hemorrhage by esophageal endoscopy. Gastrointest Endosc,
27: 213-8.
Bosch J, Groszmann RJ (1994). Portal hypertension.
pathophysiology and treatment: Blackwell Scientific
Publications.
Chiu YC, Yang CH, Chen CH, Chen CH, Tsai MC, Chuah
SK, Lee CH, Hu TH, Hung CH (2014). Diabetes mellitus is
associated with gastroesophageal variceal bleeding in
cirrhotic patients. Kaohsiung J Med Sci, 30 (10):515-20.
De Franchis R (2005). Evolving Consensus in Portal
Hypertension Report of the Baveno IV Consensus Workshop
on methodology of diagnosis and therapy in portal
hypertension. Journal of hepatology, 43 (1):167-76.
De Franchis R (1988). The North Italian endoscopic club for

the study and treatment of esophageal varices. Prediction of
the first variceal hemorrhage in patients with cirrhosis of the
liver and esophageal varices. N Engl J Med, 319: 983-9.
DM J (2002). Endoscopic screening for varices in cirrhosis:
findings, implications, and outcomes. Gastroenterology, 122:
1620-30.
Garcia-Tsao G, Bosch J, Groszmann RJ (2008). Portal
hypertension and variceal bleeding—Unresolved issues.
Summary of an American Association for the study of liver
diseases and European Association for the study of the liver
single-topic conference. Hepatology, 47 (5):1764-72.
Garcia-Tsao G, Sanyal AJ, Grace ND, Carey W (2007).
Prevention and management of gastroesophageal varices
and variceal hemorrhage in cirrhosis. Hepatology, 46 (3):92238.
Groszmann RJ, Garcia-Tsao G, Bosch J, Grace ND,
Burroughs AK, Planas R, et al. (2005). Beta-blockers to
prevent gastroesophageal varices in patients with cirrhosis.
New England Journal of Medicine, 353 (21):2254-61.
Kim HY, Jin EH, Kim W, Lee JY, Woo H, Oh S, Seo JY, Oh
HS, Chung KH, Jung YJ, Kim D, Kim BG, Lee KL (2015). The

12.

13.

14.

15.

16.


17.

18.

19.

20.

21.

22.

23.

Role of Spleen Stiffness in Determining the Severity and
Bleeding Risk of Esophageal Varices in Cirrhotic Patients.
Medicine (Baltimore), 94 (24): e1031.
Kleber GST, Ansari H, Paumgartner G (1991). Prediction of
variceal hemorrhage in cirrhosis: a prospective follow-up
study. Gastroenterology, 100: 1332―7.
Kovalak M, Lake J, Mattek N, Eisen G, Lieberman D, Zaman
A (2007). Endoscopic screening for varices in cirrhotic
patients: data from a national endoscopic database.
Gastrointestinal endoscopy, 65 (1):82-8.
Limquiaco J, De Lusong M, Pilapil J, Feir S, Prodigalidad P,
Cabanayan E, et al (2006). Clinical predictors of bleeding
from esophageal varices a retrospective study. Journal of
gastroenterology and hepatology; blackwell publishing 9600
garsington rd, oxford ox4 2dq, oxon, england.

Merkel CZM, Siringo S, et al (2000). Prognostic indicators of
risk for first variceal bleeding in cirrhosis: a multicenter
study in 711 patients to validate and improve the North
Italian Endoscopic Club (NIEC) index. Am J Gastroenterol,
95: 2915-20.
Merli M, Nicolini G, Angeloni S, Rinaldi V, De Santis A,
Merkel C, et al. (2003). Incidence and natural history of small
esophageal varices in cirrhotic patients. Journal of
Hepatology, 38 (3):266-72.
Romcea A, Tanțău M, Seicean A, Pascu O (2013). Variceal
bleeding in cirrhotic patients: risk factors, evolution,
treatment. Clujul Medical, 86 (2):107-10.
Siringo SBL, Gaiani S, et al (1994). Timing of the first variceal
hemorrhage in cirrhotic patients: prospective evaluation of
Doppler flowmetry, endoscopy and clinical parameters.
Hepatology, 20: 66-73.
Toubia N, Sanyal AJ (2008). Portal hypertension and variceal
hemorrhage. Medical Clinics of North America, 92 (3):55174.
Toyonaga AOK (2001). Clinical implications of the red color
sign on esophageal varices. J Gastroenterol J Gastroenterol,
36: 433-5.
Vecchi M, Vitagliano P (1988). Prediction of the first variceal
hemorrhage in patients with cirrhosis of the liver and
esophageal varices. A prospective multicenter study. N Engl
J Med, 319: 983-9.
Wang MT, Liu T, Ma XQ, He J (2011). Prognostic factors
associated with rebleeding in cirrhotic inpatients
complicated with esophageal variceal bleeding. Chinese
Medical Journal, 124 (10):1493-7.
Yoshida HMY, Taniai N, Yoshioka M, Hirakata A, Kawano

Y, Mizuguchi Y, Shimizu T, Ueda J, Uchida E. (2013). Risk
factors for bleeding esophagogastric varices. J Nippon Med
Sch, 80 (4):252-9.

Ngày nhận bài báo:

27/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/12/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

Chuyên Đề Nội Khoa I



×