Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde Foley qua lỗ trong cổ tử cung trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.83 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ CỦA SONDE FOLEY QUA LỖ TRONG
CỔ TỬ CUNG TRÊN THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH CÓ CHỈ ĐỊNH
CHẤM DỨT THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Lê Bảo Châu *,Võ Doãn Mỹ Thạnh *, Đàm Ngọc Tiền Giang *, Nguyễn Thạc Văn*,
Lê Phạm Phương Khanh*, Nguyễn Thị Từ Vân **

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công của việc đặt sonde Foley qua lỗ trong cổ tử cung
bằng phương pháp bơm 60ml nước ở thai từ 40 tuần có chỉ định chấm dứt thai kỳ
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu tất cả sản phụ mang thai sống trên 40 tuần chưa chuyển
dạ nhập viện tại Khoa sản thường Bệnh viện Nhân dân Gia Định thỏa điều kiện tham gia nghiên cứu từ 09/201505/2016.
Kết quả: cỡ mẫu 71 ca ,tỷ lệ thành công với tiêu chuẩn Bishop tăng từ 3 điểm trở lên là 82%, (KTC 95%
71,6 - 89,4).Không có biến chứng liên quan đến đặt ống thông Foley.Tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 56%,tỷ lệ mổ bắt
con là 44%,lí do mổ chủ yếu là bất xứng đầu chậu.
Kết luận: Đặt sonde Foley bóng đơn qua lỗ trong CTC gây KPCD ở thai quá ngày dự sinh có tỷ lệ thành
công cao, dễ áp dụng, ít biến chứng.
Từ khóa: Cổ tử cung ,Khởi phát chuyển dạ

ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF LABOR INDUCTION SONDE FOLEY THROUGH HOLE IN THE CERVIX IN
PREGNANCY DUE DATE AT THE NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Le Bao Chau, Vo Doan My Thanh , Dam Ngoc Tien Giang,Nguyen Thac Van, Le Pham Phuong Khanh,
Nguyen Thi Tu Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 217 - 224
Objectives: Determining the rate of labor induction success install the sonde Foley through the holes in
cervix with 60ml water pumping method in pregnancy from 40 weeks indicated termination of pregnancy.
Methods: Descriptive studying prospective case series of all pregnant women in 40 weeks no labor usually
hospitalized at obstetric department C, Gia Dinh Hospital is eligible for study participation.


Results: The success rate with Bishop score increased from 3 points or more was 82% (95% CI 71.6 to
89.4).No complications related to Foley catheter. Vaginal birth rate was 56%, caesarean section rate was 44%,
Inducting labor method by Foley catheter prepared cervix very well, reducing caesarean section rate 44%.
Conclusion: Inducting labor method by Foley catheter has proven efficacy and safety through research in the
world and Vietnam. Through this study once again proves sonde Foley put through the hole in the cervix cause in
pregnancy labor has a high success rate, easy to apply, less complications.
Keywords: Cervix, Labor induction

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới, tỷ
lệ khởi phát chuyển dạ (KPCD) tăng gấp đôi

trong hai thập kỷ qua, khoảng 25 % trên toàn thế
giới. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước phát triển và
thấp hơn ở các nước đang phát triển. Theo trung
tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ, tỷ lệ KPCD ở

* Khoa Sản Thường - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. Lê Bảo Châu
ĐT:0918788701

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

217


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

nước này đã tăng gấp đôi từ 9,5% năm 1990 lên
23,5% năm 2012. Theo thống kê của phòng Kế
hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2010
– 2011, mỗi năm có khoảng 4.204 – 7.060 trường
hợp khởi phát chuyển dạ(3). Tại BV NDGĐ mỗi
năm có khoảng 1120-1240 trường hợp cần KPCD
trên tổng số 10,000- 12.000 ca sinh hằng năm.
Đa số các trường hợp thai quá ngày dự sinh
vào chuyển dạ và sinh không biến chứng, nhưng
đôi khi xảy ra biến chứng trầm trọng. Hậu quả
phổ biến về mặt y khoa của thai quá ngày gồm
thai to, chuyển dạ khó khăn ,thai trình ngưng
tiến triển hoặc suy giảm chức năng bánh nhau
và bé hít phân su(4,11).
Các phương pháp này được chia thành hai
nhóm chính là: phương pháp cơ học và phương
pháp dùng thuốc(2).Tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia
Định. Trước năm 2012: thai 41 tuần chưa chuyển
dạ ,được nhập viện sẽ được khởi phát chuyển dạ
bằng Cytotec, Cerviprime. Cuối năm 2012 Bộ Y
Tế có công văn số 5443/BYT _ BMTE qui định
không sử dụng Misoprostol gây chuyển dạ trên
thai đủ tháng và thai sống vì nguy cơ vỡ tử cung,
vì vậy chúng tôi ngưng sử dụng Misoprostol cho
việc KPCD thai quá ngày. Từ năm 2013 đến nay:
thai 40 tuần, chưa chuyển dạ, sẽ được nhập viện
theo dõi và đánh giá sức khỏe thai (lâm sàng và
cận lâm sàng), chúng tôi bắt đầu khởi phát

chuyển dạ ,chuẩn bị CTC sau khi nhập viện
bằng lóc ối, chúng tôi gặp khó khăn trong trường
hợp CTC đóng, hở ngoài, chỉ số Bishop < 3
không thuận lợi nong được CTC bằng tay để lóc
ối, những trường hợp này đều giục sanh thất bại
và kết cục mổ lấy thai vì giục sanh CTC không
tiến triển chiếm tỉ lệ cao 74%. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả khởi phát
chuyển dạ của sonde Foley qua lỗ trong CTC ở
thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai
kỳ tại BV Nhân Dân Gia Định”. Với câu hỏi
nghiên cứu là đặt sonde Foley qua lỗ trong CTC
có hiệu quả như thế nào trong khởi phát chuyển
dạ ở thai quá ngày dự sinh?

218

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành
công của đặt sonde Foley qua lỗ trong cổ tử cung
bằng phương pháp bơm 60ml nước ở thai từ 40
tuần có chỉ định chấm dứt thai kỳ.
Mục tiêu phụ
1. Xác định tỷ lệ các tác dụng không mong
muốn và các biến chứng.
2. Đánh giá các kết cuộc của thai kỳ sau khi
khởi phát chuyển dạ.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu.

Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ mang thai sống,tuổi thai ≥ 40 tuần
chưa chuyển dạ nhập viện tại Khoa sản thường
Bệnh viện NDGĐ.

Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 09/2015 đến tháng 05/2016và đồng
ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức

Với α = 0,05, độ tin cậy 95%. Ta có Z1-α/2=1,96.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Mỹ Ngọc(9),
tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công sau đặt
thông Foley là 76%, p = 0,76.
Chọn sai số cho phép là 10%, d = 0,1 Thế
vào công thức ta có n = 70. Vậy cỡ mẫu nghiên
cứu là 70.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi thai ≥ 40 tuần,đơn thai, ngôi đầu,điểm
số Bishop ≤3, CTC không thuận lợi lóc ối, có chỉ
định chấm dứt thai kỳ , Nonstresstest có đáp
ứng, có chỉ định sinh ngả âm đạo, thai phụ đồng
ý tham gia nghiên cứu.


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Tiêu chuẩn loại trừ
Không nhớ chính xác ngày kinh cuối và
không có siêu âm trước 12 tuần,có bệnh lý nội
khoa kèm theo: Tiền sản giật nặng, bệnh lý
tim, tiểu đường, basedow, nhiễm trùng. Có
chống chỉ định khởi phát chuyển dạ: sẹo mổ
cũ trên tử cung, BXĐC, ngôi bất thường,
Herpes sinh dục đang tiến triển, bất thường
bánh nhau-dây rốn., khung chậu hẹp.Thiểu ối
AFI < 5. Đã khởi phát chuyển dạ thất bại bằng
phương pháp khác.

Các biến số nghiên cứu
Biến số nền
Tuổi ,nghề nghiệp ,địa chỉ ,tiền thai ,số lần
khám thai

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm về dịch tễ học
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên
cứu
Đặc điểm

Tuổi mẹ
TB 29 ± 5,1
<35
≥35
Công nhân
Nghề nghiệp
NVVP
Nội trợ
Ngoại thành
Nơi cư trú
Nội thành

Tổng (n=71)

Tỷ lệ(%)

57
14
47
11
13
12
59

80%
20%
66%
15%
19%
17%

83%

Nhận xét:

Biến số phụ thuộc
Chỉ số Bishop (độ xóa CTC,độ mở CTC,
hướng CTC,mật độ CTC,độ lọt ngôi thai), cơn gò
,sử dụng Oxytocin , tình trạng rút sonde ,rớt
sonde ,kết cục ( sanh ngã âm đạo,sanh mổ),các
biến cố không mong muốn ( nhiễm trùng ,vỡ ối
,nhau bonh non,ngôi bất thường)

- Tuổi mẹ trung bình là 29 ± 5,1 tuổi, thấp
nhất là 19 tuổi và cao nhất là 38 tuổi.

Phương pháp xử lý số liệu

Đặc điểm về sản khoa của đối tượng nghiên
cứu
Bảng 1 Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu.

Số liệu từ phiếu thu thập số liệu, mã hóa số
liệu.
Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm
Stata 10.0.

Vấn đề y đức
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã thông
qua Hội đồng khoa học Bộ môn Sản Đại học Y
Dược TP HCM, Hội đồng Đạo đức trong nghiên

cứu y sinh học Đại học Y Dược TP HCM, Hội
đồng khoa học kỹ thuật BV Nhân Dân Gia Định.
Các dữ liệu thu thập được bảo mật hoàn
toàn, được mã hóa và giữ kín tên tuổi chỉ để làm
nghiên cứu. Dữ liệu thu được chỉ phục vụ cho
nghiên cứu này, không sử dụng cho mục đích
nào khác.

- Nhóm tuổi đa số là dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ
80%.
- Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân.
- Địa chỉ nội thành chiếm tỷ lệ 83% (Quận 12,
Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh)

Đặc điểm
Con so
Con rạ
Số lần khám thai >10 lần
TB 8,2 (±2,2)
≤ 10 lần
Tuổi thai trung bình
40,3 (±0,2) tuần
Tiền thai

Tổng số (n= 71)
41
30
54
17


Tỷ lệ (%)
58%
42%
76%
24%

Nhận xét:
- Tỷ lệ mang thai con so cao hơn con rạ (58%
và 42%).
- Số lần khám thai trung bình là 8,2 (±2,2) lần.
Số lần khám thai thấp nhất là 5 lần, nhiều nhất là
13 lần. Tỷ lệ khám thai từ 10 lần trở lên là 76%.
- Tuổi thai trung bình là 40,3 (±0,2) tuần, tuổi
thai thấp nhất là 40,1 tuần và cao nhất là 41 tuần.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

219


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Điểm số Bishop, mở CTC và cơn gò sau khởi
phát chuyển dạ
Bảng 4. Điểm số Bishop, mở CTC và cơn gò sau
KPCD

Hiệu quả khởi phát chuyển dạ

Tỷ lệ thành công
Bảng 2. Tỷ lệ KPCD thành công
Kết quả KPCD
Thành công
Thất bại

Tổng số (n)
58
13

Tỷ lệ (%)
82%
18%

Nhận xét:
Trong tổng số 71 trường hợp được KPCD thì
tỷ lệ thành công theo định nghĩa là 82% (KTC
95% 71,6% - 89,4%).

Thay đổi điểm số Bishop trước và sau khởi
phát chuyển dạ
Bảng 3. Thay đổi trung bình điểm Bishop trước và
sau KPCD
Bishop
TB(±SD)

Trước KPCD
1,87 ±0,71

Sau KPCD

6,69 ±1,67

Đặc điểm sau KPCD
<7
Bishop (điểm)
≥7
<3
Mở CTC (cm)
≥3
<3
Tần số cơn gò
3-5
≥5
<60
Cường độ cơn gò
60-80
(mmHg)
>80

Tổng (n = 71) Tỷ lệ (%)
23
32%
48
68%
21
32%
49
68%
51
73%

20
27%
0
0%
30
42%
28
41%
12
17%

Nhận xét:
- Trong tổng số 71 trường hợp KPCD thì tỷ lệ
Bishop sau KPCD ≥ 7 điểm có 48 trường hợp
chiếm tỷ lệ 68%.

Thay đổi p
4,7 ±1,21 0,000

(*): Kiểm định T test mẫu bắt cặp.

Nhận xét:

- Độ mở CTC ≥ 3cm chiếm tỷ lệ 68%.

- Điểm số Bishop trung bình trước KPCD là
1,84(±0,71) điểm và điểm số Bishop trung bình
sau KPCD là 6,6(±1,6) điểm.
- Chênh lệch điểm số Bishop của trước và
sau KPCD là 4,6 điểm, khác biệt này có ý nghĩa

thống kê với p < 0,0001.

- Tần số cơn gò dưới 3 cơn trong 10 phút
chiếm tỷ lệ cao 73%, từ 3 -5 cơn trong 10 phút là
27 %, không có trường hợp nào có trên 5 cơn
gò/10 phút.
- Cường độ cơn gò tử cung dưới 60mmHg
chiếm đa số 42%, từ 60 – 80mmHg chiếm 41% và
trên 80mmHg chiếm 17%.

Các yếu tố liên quan đến kết quả KPCD
Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến kết quả KPCD
Nhóm tuổi
Tiền thai
Thông Foley

<35
≥35
Con so
Con rạ
Rớt
Rút

Thành công (n=58) %
55(92%)
3(8%)
31 (53%)
27(47%)
25(43,2%)
33(56,8%)


Thất bại (n= 13) %
2(16%)
11(84%)
12(92%)
1(8%)
19(7%)
12(93%)

Nhận xét:
- Trong tổng số 71 trường hợp tham gia
nghiên cứu có 58 trường hợp thành công và 13
trường hợp thất bại.
- Nhóm tuổi dưới 35 tuổi có tỷ lệ thành công
thấp hơn nhóm trên 35 tuổi 80% và 20%, RR=4
KTC 95% 1,2-6,5 khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,000.

220

Tổng (N)
57(80%)
14(20%)
43
28
26
45

RR (KTC 95 %)
4(1,2-6,5)

1
1
1,3(1,1-7,8)
5,7(4,4-6,9)
1

p
0,00

0.01
0,00

Nhóm con rạ có tỉ lệ khởi phát chuyển dạ
thành công cao hơn con so RR=1,3 KTC 95% 1,17,8 có ý nghĩa thống kê với p= 0,01.
- Trong 71 trường hợp đặt thông Foley có
26 trường hợp rớt thông chiếm tỷ lệ 36,6% và
45 trường hợp rút thông Foley chiếm tỷ lệ
63,4%. Tỷ lệ KPCD thành công ở nhóm rớt
thông Foley cao hơn nhóm rút thông Foley

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
RR=5,7 KTC 95% 4,4-6,9, khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,012.
Như vậy tiền thai, nhóm tuổi và rớt thông

Nghiên cứu Y học


Foley có liên quan với kết quả KPCD, nhóm tuổi
dưới 35 và rớt thông Foley làm tăng khả năng
KPCD thành công.

Kết cuộc thai kỳ theo kết quả KPCD
Bảng 6. Kết cuộc thai kỳ theo kết quả KPCD
Đặc điểm
Sinh AĐ
Cách sinh
MLT
BXĐC
Lí do MLT
Thai suy
CTC không tiến triển
Không
Sử dụng Oxytocin

Thời gian TB chuyển dạ 15,2
Thời gian tăng co 5,4h
<3400g
Trọng lượng sơ sinh
3400± 270
≥3400

Thành công
39 (67%)
19 (33%)
13 (68%)
2 (10%)
4 (22%)

19 (33%)
39 (67%)
14±3,1
2,1 ± 1
30 (52%)
28 (48%)

Thất bại
1 (8%)
12 (92%)
8 (66%)
1 (8,5%)
4 (25,55)
0 (0%)
13 (100%)
20±2
6,3±2
2 (16%)
11 (84%)

Tổng
40 (56%)
31 (44%)
67%
8%
25%

RR (KTC 95%) P
8 (5,5-11,8)
0,00


0,9
1,5
1

0,016

2=5,6

0,01

(*): Kiểm định Chi bình phương. (**) Kiểm định T hai mẫu độc lập. Sinh AĐ: sinh ngả âm đạo. Thời gian 1: thời gian từ
KPCD đến lúc sinh ngả âm đạo. Thời gian 2: thời gian truyền oxytocin

Nhận xét:
- Tỷ lệ sinh ngả âm đạo chung sau KPCD là
56,4%. Khi phân tích theo kết quả KPCD, trong
đó có 58 trường hợp thành công và 13 trường
hợp thất bại thì tỷ lệ sinh ngả âm đạo ở nhóm
thành công cao hơn nhóm thất bại. khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.
- Trong tổng số 33 trường hợp PTLT thì lý do
phẫu thuật vì thai suy là 8%, chuyển dạ ngưng
tiến triển do CTC là 25%, BXĐC là 67 %. Khi
phân tích lý do PTLT theo kết quả KPCD khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,9.
- Trong tổng số 71 trường hợp được KPCD
thì tỷ lệ sử dụng oxytocin chung sau KPCD là
73%. Khi phân tích theo kết quả KPCD gồm 58
trường hợp thành công và 13 trường hợp thất bại

tỷ lệ sử dụng oxytocin ở nhóm KPCD thất bại là
100% cao hơn nhóm KPCD thành công 67%,
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,016.
- Phân tích các trường hợp sinh ngả âm đạo
(n =40) thì thời gian trung bình từ KPCD đến lúc
sinh ngả âm đạo của nghiên cứu là 14,8 (±3,5)
giờ. Khi phân tích theo kết quả KPCD gồm 58
trường hợp thành công và 13 trường hợp thất bại
thời gian trung bình từ KPCD đến lúc sinh của

nhóm KPCD thành công là 15 (±2,5) giờ ngắn
hơn nhóm KPCD thất bại 20 (±2) giờ. Khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Phân tích các trường hợp sinh ngả âm đạo
(n = 40) thời gian sử dụng oxytocin trung bình là
5,4 (±2,5) giờ. Khi phân tích theo kết quả KPCD
gồm 37 trường hợp thành công và 8 trường hợp
thất bại nhóm thành công có thời gian sử dụng
oxytocin là 2,1 giờ ngắn hơn nhóm KPCD thất
bại 6,3 giờ. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001.
- Trong tổng số 71 trường hợp có cân nặng sơ
sinh trung bình 3.400 gram. Khi phân tích theo
kết quả KPCD thì cân nặng trung bình trong
nhóm thành công là 3,374 (±265) gram và nhóm
thất bại là 3,542 (±112) gram, khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,04.

Đánh giá biến chứng và tác dụng không
mong muốn

Bảng 7. Đánh giá biến chứng và tác dụng không
mong muốn
Biến chứng
Ối vỡ
Sa dây rốn
Nhau bong non
Nhiễm trùng ối

Tổng (n=71) Tỷ lệ (%)
0
0
0
0
0
0
0
0

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

221


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học
Biến chứng
Nhiễm trùng hậu sản
Vỡ tử cung
Cảm giác khó chịu

Apgar 1 phút <7
Apgar
Apgar 5 phút <7

Tổng (n=71) Tỷ lệ (%)
0
0
0
0
16
22,5
4
5,6
0
0

Nhận xét:
- Trong nghiên cứu không có các biến chứng
như: sa dây rốn, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng
hậu sản, ối vỡ, nhau bong non, vỡ tử cung.
- Sản phụ có cảm giác khó chịu chiếm tỷ lệ
22,5%.
- Tỷ lệ Apgar sau 1 phút dưới 7 chiếm tỷ lệ
5,6%.
- Không có trường hợp nào Apgar sau 5 phút
dưới 7.

BÀN LUẬN
Về phương pháp nghiên cứu
Bàn luận về tính ứng dụng của đề tài

Thai quá ngày dự sinh là vấn đề thường
thường gặp trong thực hành sản khoa. Tâm lý
sản phụ thường lo lắng khi nằm theo dõi tại
bệnh viện ,điều này luôn tạo áp lực cho nhân
viên y tế hướng chấm dứt thai kỳ an toàn cho
mẹ và bé ,vì nếu không được chẩn đoán và xử
trí kịp thời sẽ làm tăng bệnh suất và tử suất
chu sinh. Do đó, KPCD ở thai quá ngày dự
sinh là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bà
mẹ và trẻ sơ sinh.
Mặc dù có nhiều tiến bộ về phương pháp
dược học, tuy nhiên việc KPCD bằng phương
pháp này có nhiều tác dụng phụ đặc biệt là cơn
gò cường tính có thể gây vỡ tử cung, thai suy.
Trong điều kiện các cơ sở y tế có giới hạn về
nguồn lực, chi phí và quá tải bệnh viện thì
phương pháp cơ học vẫn có giá trị.

KPCD thành công. Theo bảng 3.3, tỷ lệ thành
công theo định nghĩa của nghiên cứu là 82%.
Bảng 8. Tỷ lệ KPCD thành công của các nghiên cứu
Tên tác giả
Nguyễn Bá Mỹ
(9)
Ngọc
Bùi Ngọc
(5)
Phượng
Wijepala
(8)

Levy
Nghiên cứu này

Tỷ lệ thành
công (%)

Tiêu chuẩn
thành công

Cỡ
mẫu

76

Bishop tăng ≥ 3

50

71

Bishop tăng ≥ 3

68

97
26,6
82

Bishop tăng ≥8
88

Vào chuyển dạ tích cực 602
Bishop tăng ≥ 3
71

Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu này là
82%, KTC 95% 71,6% - 89,4%. Kết quả này cao
hơn so với nghiên cứu của tác giả Hồ Thái
Phong là 80% với cùng tiêu chuẩn thành công.
So với nghiên cứu của Bùi Ngọc Phượng,
tỷ lệ thành công trong nghiên cứu này cao hơn
(82% và 71%). Có thể do thể tích bóng Foley
trong nghiên cứu của Bùi Ngọc Phượng là
30ml thấp hơn nghiên cứu này là 60ml và đối
tượng nghiên cứu cũng có tuổi thai trung bình
thấp hơn nghiên cứu này (39(±1,5) tuần và 40,3
(±0,2) tuần).
So với nghiên cứu của Cromi và cs (2007)
có tỷ lệ thành công rất thấp 26,6%. Lý do tác
giả chọn tiêu chuẩn thành công là sản phụ vào
chuyển dạ thật sự và không phải sử dụng
thêm bất kỳ phương pháp nào khác (oxytocin,
prostaglandin...).
So với nghiên cứu của Wijepala 2013 có tỷ lệ
thành công rất cao 97% do lưu bóng 24 giờ.
So với các nghiên cứu có vị trí bóng Foley
đặt ở kênh CTC như nghiên cứu của Nguyễn
Bá Mỹ Ngọc và Bùi Ngọc Phượng thì nghiên
cứu của chúng tôi với vị trí bóng Foley đặt ở lỗ
trong CTC có tỷ lệ thành công tương đương
hoặc cao hơn.


Về hiệu quả của khởi phát chuyển dạ

Bàn luận kết cuộc thai kỳ theo kết quả kpcd

Tỷ lệ thành công
Như đã trình bày ở phần hạn chế của đề tài
về tiêu chuẩn thành công và thất bại của KPCD
nên tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy theo định nghĩa

Về cách sanh
Bảng 9. cho thấy tỷ lệ sinh ngả âm đạo
trong nhóm nghiên cứu là 56%. Khi phân tích
theo kết quả KPCD thì tỷ lệ sinh ngả âm đạo
của nhóm KPCD thành công (67%) cao hơn

222

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
nhóm KPCD thất bại (8%) khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,00.
Bảng 9.Tỷ lệ sinh ngả âm đạo của các nghiên cứu
Tên tác giả
Nguyễn Bá Mỹ
(9)
Ngọc
(5)

Bùi Ngọc Phượng
(6)
Chung
Henry
(7)
Cromi
Patro-Malysza
Pennell
Nghiên cứu này

Tỷ lệ sinh
ngả âm đạo(%)
48
59
54,7
66
76,2
72,2
64
56

Đối tượng
nghiên cứu
Thai ≥ 37 tuần,
thiểu ối
Thai ≥ 34 tuần, thiểu ối
Thai ≥ 28 tuần
Thai ≥ 37 tuần
Thai ≥ 34 tuần
Thai ≥ 41 tuần

Thai con so ≥ 37 tuần
Thai ≥ 40 tuần

So sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ
lệ sinh ngả âm đạo trong nghiên cứu này gần
bằng nghiên cứu của Bùi Ngọc Phượng. Có lẽ do
đối tượng trong nghiên cứu này là thai quá ngày
dự sinh,con so, trọng lượng sơ sinh trung bình
nhóm nghiên cứu 3400g ±270g quá trình chuyển
dạ không thuận lợi, nghiệm pháp lọt thất bại do
bất xứng đầu chậu
So với các nghiên cứu của Chung và cs (2003)
thực hiện trên 54 trường hợp đặt thông Foley
KPCD thì nghiên cứu này có tỷ lệ sinh ngả âm
đạo cao hơn (64,3% và 56%) vì đối tượng nghiên
cứu của Chung là tuổi thai rất nhỏ (≥ 28 tuần),
tuổi thai nhỏ nên thụ thể với oxytocin tại cơ tử
cung ít.

KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến
tháng 05/2016, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu mô tả 71 trường hợp nhằm đánh giá hiệu
quả của ống thông Foley đặt qua lỗ trong CTC
gây KPCD ở thai quá ngày. Chúng tôi đã ghi
nhận được các kết luận sau:
1. Tỷ lệ thành công với tiêu chuẩn Bishop
tăng từ 3 điểm trở lên là 82%, (KTC 95% 71,6 89,4)
2. Không có biến chứng liên quan đến đặt
ống thông Foley, tỷ lệ thai phụ khó chịu khi đặt

là 22,5%.
3. Kết cuộc thai kỳ sau khi KPCD

Nghiên cứu Y học

Tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 56%,tỉ lệ mổ là 44%,
lí do mổ bất xứng đầu chậu chiếm 67,7%, CTC
không tiến triển chiếm 22,5%,trọng lượng trung
bình trong nhóm mổ vì bất xứng đầu chậu là
3500g, trọng lượng thai có liên quan đến kết quả
khởi phát chuyển dạ cũng như tỉ lệ mổ bắt con
p=0,01.Tỉ lệ mổ bắt con cao hơn những nghiên
cứu khác vì trọng lượng thai trung bình trong
nhóm mổ lấy thai cao hơn những nghên cứu
khác , có sự bất tương xứng giữa thai và khung
chậu mẹ ở nhóm thai quá ngày dự sanh, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
Phương pháp KPCD bằng sonde Foley
chuẩn bị CTC rất tốt giảm tỉ lệ mổ vì giục sanh
CTC không tiến triển trên thai quá ngày tại Bệnh
viện từ 76 % xuống còn 44%.
Tỷ lệ phải sử dụng thêm oxytocin sau KPCD
là 73%.
Thời gian trung bình từ KPCD đến lúc sinh
ngả âm đạo là 14,8 giờ. Khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm KPCD thành công và thất
bại (20 giờ và 15 giờ), p<0,0001.
Thời gian trung bình sử dụng oxytocin trong
trường hợp sinh ngả âm đạo là 5,4 giờ. Khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm KPCD thành

công và thất bại (2giờ và 6,3 giờ), p<0001.
Khởi phát chuyển dạ thất bại có liên quan
đến mổ bắt con p<0.001.
Cân nhắc khởi phát chuyển dạ trên những
sản phụ con so, ước lượng cân nặng thai trên
3400 gram.
Đặt thông Foley gây KPCD đã được chứng
minh về tính hiệu quả và độ an toàn, qua nghiên
cứu này một lần nữa chứng minh đặt sonde
Foley bóng đơn qua lỗ trong CTC gây KPCD ở
thai quá ngày dự sinh có tỷ lệ thành công cao, dễ
áp dụng, ít biến chứng.
Với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị
và đa dạng hóa các phương pháp khởi phát
chuyển dạ ở các tuyến cơ sở có phòng mổ, chúng
tôi kiến nghị xây dựng phác đồ Bệnh viện về
việc đặt sonde Foley qua lỗ trong CTC gây
KPCD ở thai quá ngày. Tuy nhiên trước khi

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

223


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

khuyến cáo áp dụng rộng rãi cần tiến hành
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn nhằm có thể

phát hiện các biến chứng có thể xảy ra, cũng như
xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành
công của KPCD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.

6.

224

ACOG Practice Bulletin No.107 (2009) "Induction of Labor".
Obstet Gynecol. 114(386).
Alfirevic Z, Kelly AJ, Dowswell T (2009) " Intravenous
oxytocin alone for cervical ripening and induction of labour".
Cochrane Database Syst Rev (4): pp. CD003246.
Báo cáo tổng kết cuối năm (2010) " Kỷ yếu - Phòng Kế hoạch
tổng hợp". Bệnh viện Từ Dũ.
Bruckner TA, Cheng YW, Caughey AB (2008) " Increased
neonatal mortality among normal-weight births beyond 41
weeks of gestation in California". Am J Obstet Gynecol. 199(4):
pp. 421 - 427..
Bùi Ngọc Phượng (2009) " Hiệu quả của ống thông foley đặt
kênh cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai > 34 tuần

thiểu ối". Luận án chuyên khoa II, ĐH Y Dược TP Hồ Chí
Minh, pp. 72.
Chung JH, Huang WH, Rumney PJ, et al. (2003) " A
prospective randomized controlled trial that compared
misoprostol, Foley catheter, and combination misoprostolFoley catheter for labor induction". Am J Obstet Gynecol. 189(4):
pp. 1031-5.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

Cromi A, Ghezzi F, Uccella S, et al. (2012) " A randomized trial
of preinduction cervical ripening: dinoprostone vaginal insert
versus double-balloon catheter". Am J Obstet Gynecol. 207(2):
pp. 125 e1-7.
Levy R, Kanengiser B, Furman B, et al. (2004) " A randomized
trial comparing a 30-mL and an 80-mL Foley catheter balloon
for preinduction cervical ripening". Am J Obstet Gynecol. 191(5):
pp. 1632-1636.
Nguyễn Bá Mỹ Ngọc(2012) " So sánh hiệu quả khởi phát
chuyển dạ của prostaglandin E2 và ống thông ở thai > 37 tuần
thiểu ối". Luận án chuyên khoa II, ĐH Y Dược TP Hồ Chí

Minh.
Phạm Thị Mỹ Hạnh (2012) " Hiệu quả khởi phát chuyển dạ
bằng ống thông Foley ở thai dị tật bẩm sinh > 20 tuần trên thai
phụ có vết mổ lấy thai một lần". Luận án chuyên khoa II, ĐH
Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Trần Thi Lợi,Nguyễn Duy Tài(2011) " Sử dụng thuốc tăng co
trong sản khoa" Thực hành sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học
TP Hồ Chí Minh. pp.86-91.
Trần Thị Lợi ,Tài Nguyễn Duy (2011) " Khởi phát chuyển dạ "
Thực hành sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí
Minh. pp.50 - 56.

Ngày nhận bài báo:

15/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

21/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016



×