Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân vảy nến mủ tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.8 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MỦ
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Ngọc*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*

TÓM TẮT
Mở đầu: Vảy nến mủ (VNM) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, thương tổn da có thể khu trú hoặc toàn thân.
Trong một số trường hợp có rối loạn tổng quát.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vảy nến mủ tại Bệnh viện
Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trong khoảng thời gian từ 10/2017 – 04/2018.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô học khi cần thiết. Thực hiện các xét nghiệm công thức máu, ion
đồ máu, men gan, tốc độ lắng máu.
Kết quả nghiên cứu: Có35 ca VNM được nghiên cứu, bao gồm 31 ca (88,6%) VNM toàn thân và 4 ca
(11,4%) VNM khu trú.Tuổi trung bình là 38,4 ± 19,2. Tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là
thuốc đông y không rõ nguồn gốc, nhiễm trùng, corticosteroid. Tỷ lệ bệnh nhân có sốt, chán ăn, mệt mỏi, tăng
bạch cầu, tăng tốc độ lắng máu cao hơn ở nhóm VNM toàn thân so với nhóm VNM khu trú. Ngoài ra, tình trạng
có thương tổn vảy nến mảng cũng liên quan với đỏ da toàn thân, tổn thương móng, lưỡi bản đồ.
Kết luận: VNM biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng và khác nhau giữa các thể bệnh. Biểu hiện tổng
quát thường gặp hơn ở thể VNM toàn thân. Ngoài ra, có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm bệnh
nhân vảy nến mủ có hoặc không có vảy nến mảng, gợi ý rằng có sự khác biệt trong cơ chế bệnh sinh của 2 thể
bệnh này.
Từ khóa: vảy nến, vảy nến mủ

ABSTRACT
CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERICTICS OF PUSTULAR PSORIATIC PATIENTS AT
HCMC HOSPITAL OF DERMATO-VENEROLOGY
Pham Thi Kim Ngoc, Le Thai Van Thanh, Van The Trung


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 45-49
Background: Pustular psoriasis (PP) has diverse clinical manifestations, including localized and generalized
types. Patients may have systemic disorders in certain cases.
Objective: To investigate clinical and laboratory characteristics of pustular psoriatic patients at HCMC
Hospital of Dermato-Venerology.
Method: Case series of pustular psoriatic patients, from 10/2017 to 04/2018. Diagnosis was mainly
based on clinical features. Histopathology examination was done if needed. Patients’ blood samples were also
collected and subjected for cell blood count, erythrocyte sedimentation rate (ESR), liver enzymes, albumin
and electrolyte plane tests.
Results: A total of 35 patients were included in this study, of whom 88.6% were generalized type (31 cases)
and 11.4% (4 cases) were localized type. The mean age of patients was 38.4 ± 19.2 years old and the female/male
ratio was 2/1. Some stimulating factors were identified as infections, traditional herbal medicine of unknown
origin, corticosteroid. A proportion of generalized pustular psoriatic patients manifesting fever fatigued, appetite
* Bộ môn Da liễu- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705

Email:

45


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

loss, leukocytosis and elevated ESR was higher than that of localized patients. Moreover, there were associations
between plaque psoriatic condition and erythroderma, psoriatic nail lesions and geographic tongue.
Conclusions: PP manifested various clinical and laboratory features which were different in types of
disease. Systemic manifestations were found predominantly in generalized pustular psoriatic patients.
Interestingly, we found that the clinical characteristics of pustular psoriatic patients with or without plaque

psoriatic lesions were significantly different, suggested the pathogenesis pathway could be different
according to the subtypes of pustular psoriatic.
Keywords: psoriasis, pustular psoriasis

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến mủ được xem là một thể lâm sàng ít
gặp của bệnh vảy nến, với bệnh cảnh lâm sàng
khá đa dạng, từ các thể vảy nến mủ khu trú tới
các thể vảy nến mủ toàn thân. Trong khi các thể
vảy nến mủ khu trú có diễn tiến mạn tính, vảy
nến mủ toàn thân biểu hiện thành những đợt
phát ban mụn mủ cấp tính kèm triệu chứng hệ
thống, thậm chí có thể xuất hiện biến chứng
nặng và tử vong. Bệnh vảy nến mủ cũng có xu
hướng tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê về tần
suất bệnh trong dân số, nhưng vảy nến mủ
không phải bệnh hiếm gặp ở bệnh viện chuyên
khoa như Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
Theo tra cứu của chúng tôi, tại Việt Nam,
cho đến hiện nay có rất ít nghiên cứu về vảy
nến mủ, vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm sẽ cung cấp các dữ liệu khoa
học về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh vảy nến mủ.
Mục tiêu
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của bệnh nhân vảy nến mủ tại Bệnh viện Da liễu
Thành phố Hồ Chí Minh


ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân vảy nến mủ điều trị ở Bệnh viện
Da Liễu TPHCM từ tháng 10/2017 đến tháng
6/2018.

46

Tiêu chuẩn nhận vào
Bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến mủvào
đặc điểm lâm sàng điển hình. Thực hiện xét
nghiệm mô học trong những trường hợp không
rõ. Bệnh nhân hoặc phụ huynh bệnh nhân đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân người nước ngoài, lai chủng tộc
3 thế hệ.
Tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân được khám lâm sàng, thu thập
dữ liệu về hành chính, tiền sử, yếu tố khởi phát,
triệu chứng tổng quát như nhiệt độ, tổng trạng,
Khám da cẩn thận để phát hiện các triệu
chứng điển hình của vảy nến mủ như là những
mụn mủ nông trên nền hồng ban, kích thước
nhỏ, đỉnh phẳng, ngoài nang lông, màu trắng
đục, tập trung thành từng đám, có thể tạo hồ
mủ. Có thể kèm thương tổn vảy nến mảng, tổn

thương móng kiểu tăng sừng dưới móng, rỗ
móng, vết dầu loang.
Biểu hiện mô học là mụn mủ xốp bào Kogoj
trong lớp thượng bì, có thể có mào thượng bì kéo
dài, tăng gai, tăng sừng. Không có hình ảnh hoại
tử thượng bì, viêm mạch.
Thể lâm sàng được chẩn đoán dựa vào các
đặc điểm như sau:
Vảy nến mủ toàn thân khi thương tổn lan tỏa
toàn thân, có thể kèm triệu chứng tổng quát như
sốt cao, mệt mỏi, chán ăn
Vảy nến mủ lòng bàn tay bàn chân khi
thương tổn khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân kéo
dài trên 3 tháng.
Vảy nến mủ đầu chi khi thương tổn khu trú


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
ở đơn vị móng, kéo dài trên 3 tháng.
Các xét nghiệm được thực hiện gồm tổng
phân tích tế bào máu, tốc độ lắng máu, nồng độ
men gan, albumin máu, ion đồ máu.
Xử lý số liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
thống kê STATA 14.0. So sánh các tỉ lệ phần trăm
bằng phép kiểm Fisher. Giá trị p <0,05 được xem
là có ý nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu có sự đồng thuận của bệnh nhân
và được thông qua Hội đồng Y đức của Đại học

Y dược TP. Hồ Chí Minh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 35 bệnh
nhân vảy nến mủ. Tuổi trung bình là 38,4 ± 19,2,
nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam, tỉ lệ nữ/nam
khoảng 2/1. Tuổi khởi phát bệnh có trung vị là 26
tuổi. Về tiền căn gia đình, có 6 trường hợp bệnh
nhân có người thân trực hệ trong vòng 3 thế hệ
bị vảy nến mảng, chiếm tỉ lệ 17,1%. Trong khi
đó, chỉ có 1 trường hợp có tiền căn gia đình vảy
nến mủ. Tỉ lệ các thể lâm sàng được trình bày
trong Bảng 1.
Bảng 1: Thể lâm sàng
Thể lâm sàng
Vảy nến mủ toàn thân
Vảy nến mủ lòng bàn tay bàn
chân
Vảy nến mủ đầu chi

Tần số (N=35) Tỉ lệ (%)
31
88,6
1
3

2,9
8,5

Một số yếu tố liên quan đến đợt bệnh được

trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Yếu tố thúc đẩy bệnh
Yếu tố thúc đẩy
Nhiễm trùng
Corticosteroid tại chỗ
Thuốc Đông y không rõ nguồn
gốc
Thuốc khác
Căng thẳng tâm lý
Thai kỳ
Không rõ

Tần số (N=35) Tỉ lệ (%)
4
11,4
1
2,9
5
14,3
2
1
3
19

5,7
2,9
8,6
54,2

Chúng tôi tiến hành mô tả và so sánh các đặc

điểm lâm sàng của 2 nhóm vảy nến mủ toàn
thân và vảy nến mủ khu trú. Sốt hoặc các triệu

Nghiên cứu Y học
chứng toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn
được ghi nhận ở hơn khoảng 2/3 bệnh nhân vảy
nến mủ toàn thân, nhưng không ghi nhận ở
bệnh nhân vảy nến mủ khu trú, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê. Các đặc điểm lâm sàng khác
được mô tả trong Bảng 3.
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng của 2 thể lâm sàng vảy
nến mủ
Đặc điểm
VNM toàn thân
Sốt
16 (51,6%)
TC toàn thân
khác
17 (54,8%)
Sốt hoặc TCTT
khác
21 (67,7)
Vảy nến mảng
12 (38,7%)
Vảy nến khớp
1 (3,2%)
Đỏ da toàn
thân
5 (16,1%)
Tổn thương

móng**
10 (32,3%)
Lưỡi bản đổ
13 (41,9%)

*

VNM khu trú Chỉ số p
0 (0%)
0,109
0 (0%)

0,104

0(0%)
0 (0%)
0 (0%)

0,019
0,275
1,000

0 (0%)

1,000

0 (0%)
2 (50%)

0,303

1,000

* Phép kiểm Fisher
** Tổn thương móng bao gồm tăng sừng dưới móng, rỗ
móng, vết dầu loang

Về các thay đổi trên cận lâm sàng, tỉ lệ
bệnh nhân có tăng bạch cầu máu và tốc độ
lắng máu cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm
vảy nến mủ toàn thân so với nhóm vảy nến
mủ khu trú(Bảng 4).
Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng của 2 thể lâm sàng
vảy nến mủ
*

Đặc điểm
VNM toàn thân VNM khu trú Chỉ số p
Bạch cầu tăng
21 (67,7%)
0 (0%)
0,019
ESR giờ 1 tăng
31 (100%)
0 (0%)
<0,001
ESR giờ 2 tăng
31 (100%)
0 (0%)
<0,001
ALT tăng

8 (25,8%)
0 (0%)
0,553
AST tăng
5 (16,1%)
0 (0%)
1,000
Albumin giảm
12 (38,7%)
0 (0%)
0,275
Canxi giảm
14 (45,1%)
3 (75%)
0,338

* Phép kiểm Fisher
VNM: vảy nến mủ; ESR: Tốc độ lắng máu;
AST:aspartate transaminase;
ALT:alaninetransaminase

Chúng tôi cũng tiến hành so sánh các đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 2 nhóm bệnh
nhân vảy nến mủ có và không có thương tổn
vảy nến mảng. Kết quả cho thấy, bệnh nhân vảy
nến mủ có kèm vảy nến mảng thì tỉ lệ bị đỏ da

47



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học
toàn thân và các tổn thương móng cao hơn ở
nhóm bệnh nhân không có thương tổn vảy nến
mảng. Ngược lại, tỉ lệ bệnh nhân có thương tổn
lưỡi bản đồ cao hơn ở nhóm bệnh nhân không
có thương tổn vảy nến mảng so với nhóm bệnh
nhân có thương tổn này (Bảng 5).
Bảng 5: Mối liên quan giữa đặc điểm có tổn thương
vảy nến mảng với các yếu tố khác
Đặc điểm
Sốt
Triệu chứng toàn
thân khác
Đỏ da toàn thân
Tổn thương móng
Lưỡi bản đồ
Bạch cầu tăng
Tốc độ lắng máu tăng
ALT tăng
AST tăng
Albumin giảm
Canxi giảm

Có vảy nến Không có vảy
*
Chỉ số p
mảng
nến mảng

3 (25%)
13 (56,5%)
0,152
6 (50%)
4 (33,3%)
9 (75%)
0 (0%)
7 (58,3%)
12 (100%)
2 (16,7%)
0 (0%)
3 (25%)
6 (50%)

11 (47,8%)
1 (4,4%)
1 (4,4%)
15 (65,2%)
14 (60,8%)
19 (82,6%)
6 (26,1%)
3 (13%)
9 (39,1%)
11 (47,8%)

1,000
0,038
<0,001
<0,001
1,000

0,275
0,685
0,536
0,476
1,000

* Phép kiểm Fisher,
AST: aspartate transaminase;
ALT: alanine transaminase

BÀN LUẬN
Các đặc điểm về dịch tễ của bệnh nhân vảy
nến mủ trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới,
ngoại trừ tuổi khởi phát bệnh trong nghiên cứu
của chúng tôi trẻ hơn(1,2,3).
Về tiền căn gia đình, chỉ có một tỉ lệ nhỏ
bệnh nhân vảy nến mủ có người thân trong gia
đình bị vảy nến mủ hoặc vảy nến mảng. Điều
này cũng tương tự như trong các y văn thế
giới(2,5).
Vảy nến mủ là bệnh lý có xu hướng mạn
tính, tái đi tái lại và nhiều tác giả cho rằng có liên
quan yếu tố khởi phát. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, ghi nhận một số yếu tố nghi ngờ có
liên quan tới đợt bệnh như sử dụng thuốc đông
y không rõ nguồn gốc, nhiễm trùng,
corticosteroid. Các yếu tố này cũng được ghi
nhận trong các nghiên cứu của các tác giả Siew
Eng Choon, Hyun JIN(3,5). Tuy nhiên, việc xác

định yếu tố khởi phát chỉ được tiến hành qua hỏi
bệnh, một số ít qua tra cứu hồ sơ y khoa, do vậy,

48

đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
không xác định được chính xác yếu tố khởi phát
bệnh. Đây là nhược điểm chung của việc quản lý
hồ sơ y khoa tại Việt Nam.
Qua thăm khám, chúng tôi ghi nhận các
triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn ở 67,7%
bệnh nhân vảy nến mủ toàn thân, trong khi đó
không có bệnh nhân nào ở nhóm vảy nến mủ
khu trú biểu hiện các triệu chứng này. Sự khác
biệt này khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,109; Bảng 3). Điều này cho thấy bệnh
nhân thể vảy nến mủ toàn thân, đáp ứng viêm
không chỉ lan tỏa ở da mà còn ảnh hưởng về
mặt lâm sàng lên sức khỏe tổng quát. Để
khẳng định thêm điều này, chúng tôi đã thực
hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả cho
thấy đa số bệnh nhân vảy nến mủ toàn thân có
bạch cầu máu tăng và tốc độ lắng máu tăng.
Trong khi đó, đặc điểm này không được ghi
nhận ở các bệnh nhân vảy nến mủ khu trú. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).
Một số đặc điểm khác về lâm sàng và cận
lâm sàng dù không có ý nghĩa thống kê nhưng
có khuynh hướng thường gặp hơn ở nhóm vảy
nến mủ toàn thân hơn so với nhóm vảy nến mủ

khu trú, chẳng hạn như như thương tổn vảy nến
mảng, vảy nến khớp, đỏ da toàn thân, tổn
thương móng, tăng men gan, giảm albumin
máu, giảm canxi máu. Các đặc điểm này cũng
được ghi nhận ở các bệnh nhân vảy nến mủ
trong y văn(4,5,8).
Từ những phát hiện trên, nghiên cứu khẳng
định trong thể bệnh vảy nến mủ toàn thân, phản
ứng viêm mang tính hệ thống được biểu hiện
qua lâm sàng và cận lâm sàng. Phát hiện này
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác. Về cơ
chế bệnh sinh của vảy nến mủ ảnh hưởng lên
toàn thân còn nhiều điều chưa rõ. Tình trạng
tăng men gan được một số tác giả cho là biểu
hiện của tình trạng viêm đường mật thấm nhập
bạch cầu đa nhân trung tính, và đây có thể được
xem là một biểu hiện ngoài biểu hiện tại da của
bệnh vảy nến mủ toàn thân(10). Tình trạng giảm
albumin máu được cho là do tình trạng tróc vảy


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
da diện rộng sau khi mụn mủ khô và ăn uống
kém trong quá trình bị bệnh(3). Giảm canxi máu
được ghi nhận ở cả 2 nhóm bệnh nhân vảy nến
mủ toàn thân và khu trú. Tình trạng giảm canxi
máu ở bệnh nhân vảy nến mủ toàn thân được
cho là thứ phát do tình trạng giảm albumin máu
và rối loạn hấp thu. Tuy nhiên một số báo cáo ca
gần đây ghi nhận bệnh vảy nến mủ toàn thân

khởi phát do tình trạng giảm canxi máu ở các
bệnh nhân suy tuyến cận giáp sau khi được
phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Ở các bệnh nhân
này thì nồng độ albumin máu bình thường. Do
đó, hiện nay vai trò của canxi trong bệnh vảy
nến mủ chưa được xác định rõ, và cần có những
nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chính xác tình
trạng này(6).
Y văn hiện nay vẫn cho cho rằng vảy nến mủ
là một thể lâm sàng của bệnh vảy nến. Tuy
nhiên, các nghiên cứu sinh học phân tử gần đây
cho rằng vảy nến mủ là một bệnh da khác có
tính chất di truyền(7,8,9). Nghiên cứu của tác giả
K.Sugiura xác định đột biến gen IL36RN ở 9/11
bệnh nhân vảy nến mủ đơn thuần, song chỉ xác
định được đột biến gen này ở 2/20 bệnh nhân
vảy nến mủ có kèm vảy nến mảng thông
thường. Tác giả cho rằng vảy nến mủ đơn thuần
là bệnh lý di truyền liên quan tới đột biến gen
IL36RN. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
một số đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân
có kèm vảy nến mảng hoặc không. Cụ thể, bệnh
nhân vảy nển mủ mà có kèm vảy nến mảng thì
có tỉ lệ bị đỏ da toàn thân và các tổn thương
móng cao hơn các bệnh nhân không có tổn
thương vảy nến mảng. Ngược lại, những bệnh
nhân vảy nến mủ mà không có vảy nến mảng thì
có tổn thương lưỡi bản đồ nhiều hơn các bệnh
nhân vảy nến mủ không có vảy nến mảng (Bảng

5). Sự khác biệt này phù hợp với giả thuyết vảy
nến mủ đơn thuần và vảy nến mủ trên bệnh
nhân vảy nến mảng có thể là 2 thể bệnh khác
nhau. Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu về đột

Nghiên cứu Y học
biến gen để góp phần tìm hiểu nguyên nhân và
cơ chế bệnh sinh phức tạp của bệnh vảy nến mủ.

KẾT LUẬN
Vảy nến mủ có biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng đa dạng và khác nhau giữa các thể bệnh.
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàngtổng quát
thường gặp hơn ở thể vảy nến mủ toàn thân.
Ngoài ra, có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng
giữa 2 nhóm bệnh nhân vảy nến mủ có hoặc
không có vảy nến mảng, gợi ý đây có thể là 2 thể
bệnh khác nhau. Chúng tôi kiến nghị cần có cách
tiếp cận và xử trí đặc hiệu cho từng thể bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Baker H, Ryan TJ (1968). Generalized pustular psoriasis: a
clinical and epidemiologicai. study of 104 cases. British Journal of
Dermatology, 80 (12):pp.771-793.
2. Borges Costa J, Silva R, Goncalves L et al (2011). Clinical and
laboratory features in acute generalized pustular psoriasis: a
retrospective study of 34 patients. Am J Clin Dermatol,
12(4):pp.271-276.

3. Choon SE, Lai NM, Mohammad NA et al (2014). Clinical profile,
morbidity, and outcome of adult-onset generalized pustular
psoriasis: analysis of 102 cases seen in a tertiary hospital in
Johor. Malaysia.Int J Dermatol, 53 (6):pp.676-684.
4. Dawson TAJ (1974). Tongue lesions in generalized pustular
psoriasis. British Journal of Dermatology, 91(4):pp.419-424.
5. Jin H, Cho HH, Kim WJ et al (2015). Clinical features and course
of generalized pustular psoriasis in Korea. J Dermatol,
42(7):pp.674-678.
6. Knuever J, TantchevaPoor I (2017). Generalized pustular
psoriasis: A possible association with severe hypocalcaemia due
to primary hypoparathyroidism. The Journal of Dermatology,
44(12):pp.1416-1417.
7. Li X, Chen M, Fu X et al (2014). Mutation analysis of the IL36RN
gene in Chinese patients with generalized pustular psoriasis
with/without psoriasis vulgaris. J Dermatol Sci, 76(2):pp.132-138.
8. Liang J, Huang P, Li H et al (2017). Mutations in IL36RN are
associated with geographic tongue. Human genetics,
136(2):pp.241-252.
9. Sugiura K, Takemoto A, Yamaguchi M et al (2013). The majority
of generalized pustular psoriasis without psoriasis vulgaris is
caused by deficiency of interleukin-36 receptor antagonist. J
Invest Dermatol, 133(11):pp.2514-2521.
10. Viguier M, Allez M, Zagdanski AM et al (2004). High frequency
of cholestasis in generalized pustular psoriasis: Evidence for
neutrophilic involvement of the biliary tract. Hepatology,
40(2):pp.452-458.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:


8/11/2018
10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

49



×