Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá thay đổi áp lực bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.08 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI ÁP LỰC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Phạm Tuấn Phương1; Nguyễn Thị Phi Nga2; Phan Việt Nga2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá thay đổi áp lực bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng
và phương pháp: 126 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Nội tiết TW (nhóm bệnh); 40 người bình thường (nhóm chứng). Kết quả: bàn chân phải: chỉ số
áp lực đỉnh ở nhóm chứng (334,06 ± 104,06 kpa) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh
(386,39 ± 123,64 kpa) với p < 0,05; 21,4% đối tượng tăng áp lực đỉnh, tăng nhiều nhất ở nền
xương ngón 1 (79,45%) và thấp nhất ở ngón 2 (15,1%). Bàn chân trái: chỉ số áp lực đỉnh ở
nhóm chứng (316,43 ± 282,14 kpa) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh (392,85 ± 369,85 kpa)
với p < 0,05; 33,3% tăng áp lực đỉnh, tăng nhiều nhất ở nền xương ngón 3 (44,4%), thấp nhất ở
ngón 2 (2,4%). Kết luận: áp lực đỉnh bàn chân 2 bên ở vị trí tổng lực của nhóm bệnh cao hơn
nhóm chứng. Chỉ số áp lực đỉnh: vị trí tăng nhiều nhất vùng nền xương ngón 1 bên phải (79,4%)
và 44,4% ở vùng nền xương ngón 3 bên trái.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Áp lực bàn chân.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gia tăng
cùng thời gian mắc bệnh kéo dài kèm theo
đó là biến chứng của bệnh tăng. Biến
chứng loét chân là một trong những biến
chứng nặng, gây ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Tỷ lệ
loét chân do ĐTĐ trên toàn cầu là 6,3%.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân (BN) ĐTĐ có biến chứng
bàn chân vào viện đều ở giai đoạn muộn,


tỷ lệ cắt cụt chi cao, khoảng 40% trong số
người bệnh ĐTĐ có bệnh lý bàn chân.
Tổn thương bàn chân do ĐTĐ là hậu quả
của nhiều nguyên nhân như: tổn thương
thần kinh, tổn thương mạch máu, chấn
thương và nhiễm trùng, chúng có thể kết

hợp chặt chẽ với nhau, đôi khi các tổn
thương có thể diễn ra độc lập. Một số
nghiên cứu cho thấy những điểm chịu áp
lực cao ở bàn chân có mối liên quan chặt
chẽ với tổn thương loét bàn chân. Áp lực
bàn chân là yếu tố được đưa ra để dự
đoán tổn thương bàn chân sớm ở người
bệnh ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: Đánh giá thay đổi áp lực bàn
chân ở BN ĐTĐ týp 2 đến khám tại Bệnh
viện Nội tiết Trung ương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
126 BN ĐTĐ týp 2 (nhóm bệnh) và
40 người khỏe mạnh (nhóm chứng);
thời gian nghiên cứu từ 2015 đến 2018.

1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Tuấn Phương ()
Ngày nhận bài: 15/05/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2019


58


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phỏng vấn, hỏi tiền sử, khám lâm sàng; đo huyết áp; đo chiều cao cân nặng; tính BMI,
đo vòng bụng, vòng mông.
* Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:
- Xét nghiệm sinh hóa thường quy để loại trừ: glucose máu; HbA1c; chức năng gan;
chức năng thận; lipid máu.
- Sử dụng máy đo áp lực bàn chân của Emed A50, đo 10 vùng tại bàn chân (các chỉ
số đo: áp lực đỉnh, lực tối đa).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo tuổi và nhóm nghiên cứu.
Nhóm tuổi

Nhóm chứng (n = 40)

Nhóm bệnh (n = 126)

n

%

n

%

20 - 29


6

15,0

0

0,0

30 - 39

13

32,5

12

9,5

40 - 49

9

22,5

21

16,7

50 - 59


12

30,0

62

49,2

≥ 60

0

0,0

31

24,6

Trung bình

41,47 ± 10,10

54,19 ± 9,60

p

< 0,05

< 0,05


- Nhóm bệnh: cao nhất ở nhóm 50 - 59 tuổi và không có trường hợp nào < 30 tuổi.
- Nhóm chứng: đối tượng nghiên cứu ở nhóm 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất và
không có trường hợp nào > 60 tuổi.

Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.
Tỷ lệ nam cao hơn nữ ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh, cả hai giới có tỷ lệ mắc
bệnh tương đương nhau.
59


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
Bảng 2: Đặc điểm áp lực đỉnh bàn chân phải theo nhóm nghiên cứu.
Áp lực đỉnh bàn chân phải (kpa)

Nhóm chứng (n = 40)

Nhóm bệnh (n = 126)

p

Tổng lực

334,06 ± 104,83

386,39 ± 123,54

< 0,05

Gót chân


185,62 ± 40,04

198,17 ± 50,62

> 0,05

Giữa chân

97,29 ± 26,07

107,84 ± 35,04

> 0,05

MH1

151,46 ± 75,52

166,08 ± 69,30

> 0,05

MH2

220,40 ± 52,20

248,09 ± 68,55

< 0,05


MH3

222,60 ± 47,15

246,37 ± 64,69

< 0,05

MH4

158,21 ± 32,91

187,78 ± 56,18

< 0,01

MH5

133,63 ± 73,13

160,45 ± 98,94

> 0,05

Ngón cái

270,33 ± 133,57

287,53 ± 148,65


> 0,05

Ngón 2

121,21 ± 47,78

128,82 ± 55,87

> 0,05

Ngón 3, 4, 5

85,19 ± 49,09

94,97 ± 50,37

> 0,05

- Áp lực đỉnh của toàn bộ bàn chân, áp lực đỉnh khu vực MH2, MH3, MH4 ở nhóm
bệnh cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Áp lực đỉnh ở các khu vực khác của bàn chân khác biệt không có ý nghĩa giữa
nhóm bệnh và nhóm chứng.
Bảng 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo áp lực đỉnh bàn chân phải.
Nhóm bệnh (n = 126)

Áp lực đỉnh

Giảm


bàn chân phải (kpa)

Bình thường

Tăng

n

%

n

%

n

%

Tổng lực

2

1,6

97

77,0

27


21,4

Gót chân

18

14,3

70

55,6

38

30,2

Giữa chân

11

8,7

83

65,9

32

25,4


MH1

1

0,8

25

19,8

100

79,4

MH2

15

11,9

70

55,6

41

32,5

MH3


17

13,5

65

51,6

44

34,9

MH4

12

9,5

57

45,2

57

45,2

MH5

6


4,8

94

74,6

26

20,6

Ngón cái

16

12,7

87

69,0

23

18,3

Ngón 2

17

13,5


90

71,4

19

15,1

Ngón 3, 4, 5

9

7,1

95

75,4

22

17,5

Trong nhóm tăng áp lực đỉnh bàn chân, vị trí nền xương ngón 1 chiếm tỷ lệ cao nhất,
thấp nhất ở vị trí ngón 2.
60


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
Bảng 4: Đặc điểm áp lực đỉnh bàn chân trái của nhóm nghiên cứu.
Áp lực đỉnh bàn chân trái

(kpa)

Nhóm chứng (n = 40)

Nhóm bệnh (n = 126)

p

Tổng lực

316,43 ± 107,22

392,85 ± 129,21

< 0,001

Gót chân

184,86 ± 41,13

209,77 ± 60,72

< 0,05

Giữa chân

114,48 ± 35,65

103,14 ± 27,50


> 0,05

MH1

151,12 ± 49,56

182,21 ± 86,64

< 0,05

MH2

221,43 ± 52,21

262,50 ± 90,69

< 0,01

MH3

216,77 ± 36,09

251,42 ± 63,96

< 0,01

MH4

166,43 ± 37,28


179,93 ± 50,57

> 0,05

MH5

140,75 ± 62,48

146,80 ± 87,17

> 0,05

Ngón cái

237,29 ± 139,22

284,64 ± 133,54

< 0,05

Ngón 2

143,36 ± 119,73

122,74 ± 56,32

> 0,05

96,73 ± 50,14


89,01 ± 51,40

> 0,05

Ngón 3, 4, 5

- Áp lực đỉnh của toàn bộ bàn chân, áp lực đỉnh ở khu vực gót chân, MH1, MH2 và
MH3 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa.
- Áp lực đỉnh ở các khu vực khác của bàn chân ở nhóm bệnh cao hơn không có
ý nghĩa so với nhóm chứng.
Bảng 5: Thay đổi áp lực đỉnh bàn chân trái của nhóm nghiên cứu.
Nhóm bệnh (n = 126)

Áp lực đỉnh bàn
chân trái (kpa)

Giảm

Bình thường

Tăng

n

%

n

%


n

%

Tổng lực

2

1,6

82

65,1

42

33,3

Gót chân

14

11,1

71

56,3

41


32,5

Giữa chân

18

14,3

99

78,6

9

7,1

MH1

15

11,9

71

56,3

40

31,7


MH2

12

9,5

63

50,0

51

40,5

MH3

17

13,5

53

42,1

56

44,4

MH4


21

16,7

67

53,2

38

30,2

MH5

19

15,1

87

69,0

20

15,9

Ngón cái

3


2,4

97

77,0

26

20,6

Ngón 2

0

0,0

123

97,6

3

2,4

Ngón 3, 4, 5

24

19,0


84

66,7

18

14,3

Trong nhóm nghiên cứu, tăng áp lực đỉnh bàn chân vị trí nền xương ngón 3 chiếm
tỷ lệ cao nhất và thấp nhất ở vị trí ngón 2.
61


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
BÀN LUẬN
Áp lực được đo bằng tổng số lực cung
cấp cho một đơn vị diện tích và tính bằng
cách chia tổng số lực cho số diện tích mà
nó tác động lên. Áp lực bàn chân là lực
tác động giữa bàn chân và bề mặt tiếp
xúc trong các hoạt động vận động hàng
ngày. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
đánh giá bàn chân phải đối với chỉ số áp
lực đỉnh, ghi nhận tổng chung ở nhóm
chứng (334,06 ± 104,06 kpa) thấp hơn có
ý nghĩa so với nhóm bệnh (386,39 ±
123,64 kpa) với p < 0,05. Áp lực đỉnh cao
nhất ở vị trí ngón cái của nhóm chứng
(270,33 ± 133,57 kpa) thấp hơn nhóm bệnh
(287,53 ± 148,65 kpa) và thấp nhất là vị

trí ngón 3, 4, 5 ở nhóm chứng (85,19 ±
49,09 kpa) cũng thấp hơn nhóm bệnh
(94,97 ± 50,37 kpa), nhưng khác biệt
không có ý nghĩa với p > 0,05; 21,4% đối
tượng ở nhóm bệnh có tăng áp lực đỉnh
chung bàn chân, tăng nhiều nhất ở vị trí
nền xương ngón 1 (79,45%) và thấp nhất
ở vị trí ngón 2 (15,1%). Đánh giá bàn
chân trái đối với chỉ số áp lực đỉnh, chúng
tôi ghi nhận tổng chung ở nhóm chứng
(316,43 ± 282,14 kpa) thấp hơn có ý nghĩa
so với nhóm bệnh (392,85 ± 369,85 kpa)
với p < 0,05. Áp lực đỉnh cao nhất ở vị trí
ngón cái của nhóm chứng (237,29 ±
139,22 kpa) thấp hơn nhóm bệnh (284,64 ±
133,54 kpa), khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05);
thấp nhất là vị trí ngón 3, 4, 5 ở nhóm chứng
(96,73 ± 50,14 kpa) và cao hơn nhóm bệnh
(89,0 ± 51,4 kpa), nhưng khác biệt không
có ý nghĩa với p > 0,05; 33,3% đối tượng
ở nhóm bệnh có tăng áp lực đỉnh chung
bàn chân, tăng nhiều nhất ở vị trí nền
xương ngón 3 (44,4%), thấp nhất ở vị trí
ngón 2 (2,4%).
62

Qua đó cho thấy đối với nhóm BN
ĐTĐ, các chỉ số áp lực bàn chân đều cao
hơn nhóm chứng, tương đương với một
số nghiên cứu trên thế giới.

Pataky Z và CS (2003) ghi nhận áp lực
đỉnh cao nhất ở vị trí ngón cái (220 ± 89
kpa) và thấp nhất là nền xương ngón 5
(112 ± 22 kpa) [1]. Kết quả này thấp hơn
nghiên cứu của chúng tôi, có thể do
nhóm đối tượng nghiên cứu của Pataky Z
ít hơn (11 BN) và tuổi trung bình cao hơn.
Lavery L.A, Armstrong D.G và CS (2003)
nghiên cứu 1.666 BN ĐTĐ cho kết quả áp
lực đỉnh bàn chân 86,6 ± 27,4 N/cm2 [5].
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi, do đối tượng nghiên cứu có
tuổi trung bình, cân nặng cao hơn, thời gian
phát hiện bệnh kéo dài hơn. Pataky Z,
Assal J.P và CS (2005) thực hiện trên
30 BN ĐTĐ và 15 BN không mắc ĐTĐ
cho kết quả: ở nhóm BN ĐTĐ tăng áp lực
đỉnh ở ngón cái (chân phải: 205 ± 94 kpa
so với 101 ± 39 kpa; chân trái: 165 ± 61 kpa
so với 104 ± 43 kpa); ở nền xương ngón 5
(bàn chân phải: 160 ± 68 kpa so với 97 ±
32 kpa; bàn chân trái: 174 ± 65 kpa so với
91 ± 42 kpa). Tại gót chân, áp lực đỉnh ở
nhóm BN ĐTĐ thấp hơn nhóm chứng
(bàn chân phải: 187 ± 54 kpa so với 321 ±
91 kpa; bàn chân trái: 184 ± 63 kpa so với
298 ± 110 kpa) [4], kết quả này tương
đương nghiên cứu của chúng tôi. Qui X,
Tian D.H và CS (2015) nghiên cứu tiến
cứu trên 65 BN ĐTĐ týp 2, theo dõi trong

2 năm, tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu,
lực tối đa cao nhất 179 (N) và thấp nhất ở
vị trí ngón 2 - ngón 5 là 4,5 (N); áp lực cao
nhất ở vị trí nền xương ngón 1 (160,7 kpa)
và thấp nhất ở vị trí ngón 2 - 5 (5,0 kpa) [3],


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
kết quả này thấp hơn nghiên cứu của
chúng tôi. Trần Thị Ngọc Băng (2017) nghiên
cứu 102 BN ĐTĐ týp 2 cho kết quả áp lực
đỉnh bàn chân 427,9 ± 120,9 kpa [6], thấp
hơn nghiên cứu của chúng tôi, điều này
do đối tượng nghiên cứu của Trần Thị
Ngọc Băng có BMI cao hơn. Halawa M.R
và CS (2017) nghiên cứu trên 50 BN ĐTĐ
týp 2 và 30 người tình nguyện tham gia,
kết quả cho thấy áp lực tĩnh và áp lực
động ở cả chân trái và chân phải của
nhóm BN ĐTĐ có biến chứng thần kinh
cao hơn nhóm chứng với p < 0,05. Áp lực
động và áp lực tĩnh chân phải và chân trái
ở nhóm BN ĐTĐ có biến chứng thần kinh
cao hơn BN ĐTĐ không có biến chứng
thần kinh với p < 0,05 [2], tương đương
nghiên cứu của chúng tôi.
KẾT LUẬN
- Chỉ số áp lực đỉnh bàn chân 2 bên ở
vị trí tổng lực của nhóm bệnh cao hơn
nhóm chứng với p < 0,05.

- Chỉ số áp lực đỉnh: vị trí tăng nhiều
nhất ở vùng nền xương ngón 1 bên phải
(79,4%) và 44,4% ở vùng nền xương
ngón 3 bên trái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pataky Z, Golay A et al. Relationship
between peripheral vascular disease and
hight plantar pressures in diabetic neuro ischaemic patients. Diabetes Metab. 2002, 29,
pp.489-495.
2. Halawa M.R, Eid Y.M et al. Relationship
of planter pressure and glycemic control in
type 2 diabetic patients with and without
neuropathy. Diabetes and Metabolic Syndrome:
Clinical Research and Review. 2017, pp.1-6.
3. Qui X, Tian D.H et al. Plantar pressure
changes and correlating risk factors in
Chinese patients with type 2 diabetes:
Preliminary 2 year results of prospective study.
Chinese Medical Journal. 2015, 128 (24),
pp.3283-3392.
4. Pataky Z, Assal J.P et al. Plantar pressure
distribution in type 2 diabetes patients without
peripheral and peripheral vascular disease.
Diabetes Medicine. 2005, 22, pp.762-767.
5. Lavery L.A, Armstrong D.G, Wunderlich
R.P. Predictive value of foot pressure
assessment as part of a population based
diabetes disease management program.
Diabetes Care. 2003, 26 (4), pp.1069- 1073.

6. Muthuselvi, Shanthi M, Ethiya N.
Comparision of nerve conduction studies in
geriatric normal and diabetic subjects. IJSR.
2015, 4 (4), pp.1084-1086.

63



×