Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả điều hòa rối loạn lipid máu của việc kết hợp TMA với Atorvastatin trên người di chứng tai biến mạch máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.88 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ ĐIỀU HÒA RỐI LOẠN LIPID MÁU
CỦA VIỆC KẾT HỢP TMA VỚI ATORVASTATIN
TRÊN NGƯỜI DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Võ Duy Nhân*, Trần Thu Nga**, Nguyễn Thị Sơn**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là bệnh động mạch vành và đột quỵ. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng điều chỉnh các rối loạn lipid máu giảm được tỉ lệ mắc bệnh cũng như thoái triển
mảng xơ vữa. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ lipid máu củacác vị thuốc Ngưu tất, Hoa
hòe, Nghệ, Chè đắng, Giảo cổ lam. Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả hạ lipid máu của sự phối hợp Ngưu
tất, Hoa hòe, Nghệ, Chè đắng, Giảo cổ lam trong viên TMA với Atorvastatin 10mg trên bệnh nhân rối loạn lipid
máu.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm TMA (Ngưu tất, Hoa hòe, Nghệ, Chè đắng, Giảo cổ
lam) phối hợp với atorvastatin 10 mg trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, sắp xếp
ngẫu nhiên, thực hiện tại khoa Nội BV Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH TÂY NINH- từ tháng 10/2014 đến tháng
8/2015. 64 bệnh nhân được chẩn đoán di chứng tai biến mạch máu não có rối loạn lipid máu (44 nam, 22 nữ), mỗi
nhóm nghiên cứu có 32 bệnh nhân, tuổi trung bình 62,37 ± 9,96, Cholesterol TP > 200 mg/dl (5,2mmol/l) có kèm
theo hoặc không kèm theo LDL-C > 100 mg/dl (2,6 mmol/l) và Triglycerid > 200 mg/dl (2,3 mmol/l). Theo dõi và
đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C, HDL-C, trước và sau điều trị 8 tuần.
Kết quả: Sau 8 tuần dùng kết hợp chế phẩmTMA với atorvastatin 10 mg, cholesterol trung bình ban đầu
5,73 mmol/l giảm còn 4,06 mmol/l, tỉ lệ giảm cholesterol 29,32% (p < 0,001); triglycerid trung bình ban đầu
1,85mmol/l giảm còn 1,60mmol/l, tỉ lệ giảm 13,51% (p < 0,05), LDL-C trung bình ban đầu 3,07 mmol/l giảm còn
1,68 mmol/l, tỉ lệ giảm 45,27% (p < 0,001), HDL-C trung bình ban đầu 1,48 mmol/l tăng lên 1,90 mmol/l, tỉ lệ
tăng 27,7% (p < 0,05). So với nhóm chỉ dùng atorvastatin 10mg, mức độ giảm lipid máu ở nhóm thử nghiệm
nhiều hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong thời gian điều trị không ghi nhận tác dụng phụ trên cả 2 nhóm
bệnh nhân.


Kết luận: Trên bệnh nhân di chứng tái biến mạch máu não có rối loạn lipid máu, kết hợp TMA với
atorvastatin có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL C, Triglycerid và tăng HDL-C tốt hơn
atorvastatin đơn trị liệu sau thời gian 8 tuần điều trị liên tục.
Từkhóa:Chế phẩm TMA,Ngưu tất, Hoa hòe, Nghệ, Chè đắng, Giảo cổ lam, hiệu quả hạ lipid máu

ABSTRACT
THE EFFECT OF TMA COMBINE WITH ATORVASTATIN 10MG ON DYSLIPIDEMIA PATIENTS.
Vo Duy Nhan, Tran Thu Nga, Nguyen Thi Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 133 - 139

Background: Today, the main reasons of death are CVD and stroke. Plenty of researches have proved that the
adjustment of dyslipidemic reduced the rate of suffering diseases as well as preventing the development of
sclerosis. Many projects have demonstrated the reducing lipids function of Achyranthes bidentata, Styphnolobium
japonicum, Curcuma longa, Ilex kaushue, Gynostemma pentaphyllum. This research is to determine the lipid
reduction effect of the combined from Achyranthes bidentata, Styphnolobium japonicum, Curcuma longa, Ilex
* Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Tây Ninh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Duy Nhân



Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP HCM
ĐT: 0918 550841
Email:

133


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016


kaushue, Gynostemma pentaphyllum with atorvastatin 10mg on dyslipidemia patients.
Aims of the study: Evaluate the lipid reduction effect and safety of TMA combine with atorvastatin 10mg
on dyslipidemia patients.
Study design and Methods: Open clinical test research, with control group, randomized was carried out at
Tây Ninh Traditional Medicine Hospital from 2014, Nov. to 2015, Aug. 64 patients with Cholesterol > 200 mg/dl
(5.2 mmol/l) accompanied by or not LDL-C > 100 mg/dl (2.6 mmol/l) and Triglycerides > 200 mg/dl (2.3 mmol/l)
were enrolled (44 male and 22 female), each group 33 patients, age of 62.37 ± 9.96. Cholesterol total, triglycerides,
LDL-C, HDL-C was checked before and after every 4 weeks of treatment.
Results: After 8 weeks using the TMA combine with atorvastatin 10 mg, cholesterol level was decreased
(5.73 mmol/l to 4.06 mmol/l), the reduction rate of cholesterol is 29.32% (p < 0.001); the triglycerides level (1.85
mmol/l to 1.60 mmol/l), the reduction rate 13.51% (p < 0.05); the LDL-C (3.07mmol/l to 1.68 mmol/l), the
reduction rate 45.27% (p < 0.001); the HDL-C (1.48 mmol/l to 1.90mmol/l), the increasing rate 27.70% (p <
0.05). In comparison to the group using Atorvastatin 10mg, the effect of lowering blood lipids in the study group
is higher and the difference is statistically significant (p < 0.05). During the period of treatment, no side effect was
noticed on both 2 groups of research.
Conclusion: The combination of TMA with atorvastatin 10mg has more effective on reducing Cholesterol
total, LDL-C, Triglycerides and increasing HDL-C after 8 weeks of treatment than using only atorvastatin 10mg.
Keywords: TMA, Achyranthes bidentata, Styphnolobium japonicum, Curcuma longa, Ilex kaushue,
Gynostemma pentaphyllum, lipidemia-lowering effect.
trường diễn. Đồng thời, TMA có tác dụng điều
ĐẶT VẤN ĐỀ
chỉnh lipid máu: giảm trị số triglycerid,
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu
cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol
tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa
máu trong bệnh cảnh tăng lipid máu nội sinh
động mạch(2). Theo WHO, hàng năm bệnh tim
cấp hay mạn tính(6). Ngoài ra, chế phẩm còn có
mạch gây tử vong 17,5 triệu người và dự đoán sẽ
tác dụng làm tăng trị số HDL-cholesterol, tác

có khoảng 25 triệu người tử vong do bệnh tim
dụng bảo vệ gan-thận, bảo vệ mạch máu, chống
mạch vào năm 2020. Các hóa dược điều trị RLLP
sự hình thành huyết khối. Chế phẩm đã được
máu có tác dụng ổn định lipid máu tốt, nhưng
thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 cho thấy tính
cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
an toàn khi sử dụng trên người ở liều tối đa 18
Trong số đó, Atorvastatin là thuốc điều trị RLLP
viên/người/ ngà(3). Với mong muốn có được tác
máu rất phổ biến trên thế giới, với tác dụng ổn
dụng hiệp đồng khi kết hợp atorvastatin với chế
định các chỉ số lipid máu, cải thiện rối loạn chức
phẩm TMA trong điều trị RLLP máu, đồng thời
năng nội mạc, tăng độ khả dụng sinh học của
giảm bớt các tác dụng bất lợi của atorvastatin,
nitric oxid, chống oxy hoá, ức chế những đáp
nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả của chế
ứng viêm, và ổn định mảng xơ vữa. Đồng thời
phẩm TMA (Ngưu tất, Hoa hòe, Nghệ, Chè
cũng gây các tác dụng không mong muốn như:
đắng, Giảo cổ lam) phối hợp với atorvastatin
viêm cơ, dị cảm, bệnh lý thần kinh ngoại biên,
trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.Nghiên cứu
viêm tụy, viêm gan, chán ăn, ói mửa, ngứa, phát
được tiến hành với các mục tiêu cụ thể là:
ban, rối loạn đường huyết(1).
Xác định nồng độ các lipid máu sau 8 tuần
Chế phẩm TMA gồm cóNgưu tất, Hoa hòe,
Nghệ, Chè đắng và Giảo cổ lam- đã được nghiên

cứu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy
không có biểu hiện về độc tính cấp, độc tính bán

134

điều trị kết hợp atorvastatin với chế phẩm
TMA (Ngưu tất, Hoa hòe, Nghệ, Chè đắng,
Giảo cổ lam).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số lipid máu
trở về bình thường sau 8 tuần điều trị kết hợp
atorvastatin với chế phẩm TMA.
Xác định các tác dụng khác khi kết hợp
atorvastatin với chế phẩm TMA trong 8 tuần
điều trị trên bệnh nhân RLLP máu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thuốc nghiêncứu
Chế phẩm TMA 500 mg/ viên chứa: 300
mg cao dược liệu gồm Chè đắng (15%), Giảo
cổ lam (45%), Ngưu tất (20%), Hoa hòe (20%),
Nghệ 50 mg
Atorvastatin 10 mg (LIPOTATIN 10 mg) - do
MEBIPHAR Việt Nam sản xuất.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên, có

đối chứng.

Dân số nghiên cứu
Gồm 64 bệnh nhân đã được chẩn đoán di
chứng tai biến mạch máu não (TBMN) đang
điều trị tại khoa nội Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh
Tây Ninh, trên 20 tuổi, được xác định có rối loạn
lipid máu, tình nguyện tham gia, đồng ý dùng
thuốc và thực hiện theo đúng chế độ nghiên cứu.

Cỡ mẫu
Theo nghiên cứu của ASCOT-LLA (2003)(7)
thực hiện trên 10305 bệnh nhân tăng lipid máu
điều trị với Atorvastatin 10 mg/ngày làm giảm
LDL-C 33%. Đề tài đặt giả thuyết phác đồ kết
hợp Atorvastatin và chế phẩm TMA (Ngưu tất,
Hoa hòe, Nghệ, Chè đắng, Giảo cổ lam) sẽ làm
hạ lipid máu tốt hơn 1,8 lần do đó làm giảm
LDL-C 59,4% bệnh nhân nghiên cứu. Muốn có
90% khả năng để chứng minh điều này với sai số
cho phép là 10%, độ tin cậy 95%. Công thức tính
cỡ mẫu (5):


N

2

Z(1


2

)

2P* (1  P* )  Z(1 ) P1 (1  P1 )  P2 (1  P2 )
(P1  P2 )2

Trong đó: α=0,05; Z0,975= 1,96; 1- β=0,90; Z0,9=1,28;



Nghiên cứu Y học
P2=0,33; P1=0.594; P*= 0,462; → N=72. Như vậy mỗi nhóm
nghiên cứu 72 bệnh nhân.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân di chứng TBMN chưa điều trị
hoặc đã tự ngưng điều trị rối loạn lipid máu trên
4 tuần. Bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn
lipid máu nguyên phát theo phân loại và mục
tiêu điều trị ATP III:100 mg/dl (2.6 mmol/L) <
LDL-C< 160 mg/dl (4,1 mmol/L) và kèm theo
(4)

một hoặc nhiều các chỉ số sau :
200 mg/dl (5,2 mmol/L) < cholesterol TP < 300
mg/dl (7,8 mmol/L).
HDL-C < 40 mg/dl (<1 mmol/L).
150 mg/dl (1,71 mmol/L) < triglycerid < 500
mg/dl (5,7 mmol/L).

Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm sau khi
nhịn ăn từ 12 giờ. Xét nghiệm trước dùng thuốc
và sau khi dùng thuốc 4 tuần, 8 tuần được thực
hiện tại cùng 1 phòng xét nghiệm của Bệnh viện
Y học dân tộc tỉnh Tây Ninh với hệ thống máy
VEGASYS do Đức sản xuất. Chỉ số LDL-C được
tính bằng công thức: LDL = CT – (HDLC+TG/2.2) (mmol/L).

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tai biến mạch máu não 6 tháng
đầu, tăng huyết áp có biến chứng suy tim, tiền
căn có nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân có creatinin huyết > 150
micromol/L
Có các bệnh cấp hoặc mạn tính khác được
biết sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lipid máu.
Bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn
hoặc những trường hợp men gan tăng trên 2 lần
so với giá trị bình thường (AST hoặc ALT tăng
trên 80 U/L) không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân không tự đi lại được hoặc không
thực hiện được chế độ luyện tập trong nghiên
cứu.
Sử dụng lâu dài các loại thuốc có khả năng
gây ảnh hưởng đến trị số lipid máu: corticoid,
thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, hormone thay
thế.

135



Nghiên cứu Y học
Phụ nữ có thai, đang dùng thuốc ngừa thai
hoặc cho con bú.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không sử
dụng các phương pháp tránh thai.

Tiêu chuẩn ngưng điều trị
Bệnh nhân không thực hiện xét nghiệm
đúng thời gian quy định; không tiếp tục thực
hiện đúng chế độ tập luyện; dùng thuốc không
liên tục hoặc không đúng theo nghiên cứu; trong
thời gian điều trị có dùng thuốc điều chỉnh rối
loạn lipid khác hoặc từ chối không tiếp tục tham
gia thử nghiệm tăng men gan, men gan (SGOT,
SGPT tăng gấp 1,5 lần trị số bình thường).
Kỹ thuật chọn mẫu và phân nhóm
Bệnh nhân được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên khi tiến hành, dựa theo mã số bệnh án.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
thường trên. Triệu chứng lâm sàng có thể có căn
cứ vào lời khai của bệnh nhân là triệu chứng mới
xuất hiện trong thời gian dùng thuốc hoặc có
biểu hiện nặng hơn triệu chứng đã có từ trước
khi điều trị.

Tiêu chuẩn đánh giá
Chỉ số lipid máu được xem là thành công khi
đạt mức bình thường: LDL-C ≤ 2,6 mmol/L,

Cholesterol TP ≤ 5,2 mmol/L, HDL-C ≥ 1
mmol/L, Triglycerid ≤ 1,7 mmol/l.

Phân tích và xử lý số liệu
Dùng phần mềm thống kê IBM SPSS: So
sánh các kết quả trước và sau dùng thuốc ở mỗi
nhóm dùng phép kiểm T bắt cặp; dùng phép
kiểm t – test cho 2 nhóm độc lập; so sánh sự biến

Nhóm thử nghiệm dùng Atorvastatin 10 mg
uống 01 viên sau ăn chiều và chế phẩm TMA 2
viên x 3 lần, uống sau ăn (S-T-C).

thiên về chỉ số lipid máu trung bình giữa các

Nhóm chứng dùng 01 viên Atorvastatin 10
mg uống sau ăn chiều.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bệnh nhân cả hai nhóm điều được dùng
thuốc liên tục trong thời gian 08 tuần, mỗi 04
tuần đánh giá lại chỉ số lipid máu.Tất cả các bệnh
nhân tham gia nghiên cứu đều được hướng dẫn
chế độ ăn và tập luyện như nhau. Đối với các
bệnh lý đi kèm RLLP máu, việc điều trị được
thực hiện bằng những thuốc không ảnh hưởng
đến lipid máu.

Các tham số theo dõi

Cận lâm sàng: Cholesterol TP, LDL-c, HDL-c,
Triglycerid, số lượng hồng cầu, số lượng bạch
cầu, ure, creatinine máu, SGOT, SGPT thời điểm
trước dùng thuốc, sau 8 tuần dùng thuốc.
Các triệu chứng lâm sàng: Dựa vào câu hỏi
phỏng vấn bệnh nhân trong thời gian 08 tuần
dùng thuốc. Quy ước có triệu chứng trước uống
thuốc, sau mỗi 04 tuần điều trị bệnh nhân sẽ
được đánh giá.
Các tác dụng không mong muốn: Theo dõi
qua bệnh án nghiên cứu. Men gan được xem là
tăng khi: SGOT, SGPT tăng gấp 1,5 lần trị số bình

136

tuần dùng phép kiểm Anova; kiểm định sự
tương đồng giữa hai nhóm bằngphép kiểm χ2.

Tổng số bệnh nhân hoàn thành nghiên cứu
là 64 , gồm 42 nam và 22 nữ có độ tuổi từ 52 đến
77 tuổi, mỗi nhóm 32 bệnh nhân.
Bảng 1. So sánh đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm
nghiên cứu.
Nhóm thử
Nhóm chứng Giá
nghiệm (n=32)
(n=32)
trị p
Tuổi trung bình (tuổi) 60,06 ± 8,03 64,69 ± 11,89 0,73
Nữ

10(31,2%)
12(37,5%)
Giới
0,79
Nam
22(68,8%)
20(62,%)
BMI
22,72±3,19
23,1±3,94 0,69
≤2
7
5
YTNC tim
0,08
mạch
>2
25
27
Cholesterol máu
5,73±0,63
5,68±0,64 0,73
(mmol/L)
LDL-c (mmol/L)
3,07±0,58
3,01±0,58 0,66
HDL-c (mmol/L)
1,47±0,23
1,56±0,46 0,33
Triglycerid (mmol/L)

1,85±0,79
2,00±0,64
0,4
Đặc điểm

Nhận xét: sự phân bố về tuổi trung bình, giới
tính, BMI, nguy cơ bệnh mạch vành và các chỉ số
lipid máu ban đầu: Cholesterol, HDL-c, LDL-c,
Triglycerid giữa 2 nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên các chỉ
số lipid máu

nghiệm tốt hơn nhóm chứng và khác biệt này

Bảng 2. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số
Cholesterol trung bình trước và sau 8 tuần điều
trịgiữa 2 nhóm:

Bảng 4. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số HDL-C
trung bình trước và sau 8 tuần điều trị giữa 2 nhóm:

Cholesterol TP
(mmol/L)

Trước điều trị
Sau điều trị
Mức độ thay đổi
Tỉ lệ % thay đổi
So sánh
trước sau
So sánh 2 nhóm

Nhóm thử
Nhóm chứng
nghiệm(n=32)
(n=32)
5,73 ± 0,63
5,68 ± 0,64
4,06 ± 0,87
4,52 ± 0,50
Giảm 1,68 ± 0,95
Giảm 1,13 ± 0,45
Giảm 29,32%
Giảm 19,96%
t = 9,933 ;
t = 15,833;
p = 0,000
p = 0,000
F = 1,28 ; t = -2,60 ; p = 0,012

không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Nhóm chứng
(n=32)

Trước điều trị
1,56 ± 0,46
Sau điều trị
1,67 ± 0,42
Mức độ thay đổi
Tăng 0,12 ± 0,12
Tỉ lệ % thay đổi
Tăng 7,69%
So sánh trước
t = -5,117 ; p =
t = -9,314, p = 0,000
sau
0,000
So sánh 2 nhóm
F = 3,964 ; t = 2,381 ; p = 0,02

HDL-C (mmol/L)

Nhóm thử nghiệm
(n=32)
1,48 ± 0,23
1,90 ± 0,30
Tăng 0,41 ± 0,25
Tăng 27,7%

Nhận xét: HDL-c của nhóm thử nghiệm tăng

Nhận xét: Cholesterol máu của nhóm thử

27,7%, nhóm chứng tăng 7,69 %, cả 2 nhóm đều


nghiệm giảm 29,32%, nhóm chứng giảm 19,96%,

tăng HDL-C máu có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

cả 2 nhóm đều giảm Cholesterol máu có ý nghĩa

Tác dụng tăng HDL-C ở nhóm thử nghiệm tốt

thống kê (p < 0,001). Tác dụng hạ Cholesterol TP

hơn nhóm chứng và khác biệt này có ý nghĩa

ở nhóm thử nghiệm tốt hơn nhóm chứng có ý

thống kê với p < 0,05.

nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số
Triglycerid trung bình trước và sau 8 tuần điều trị
giữa 2 nhóm:
Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
(n=32)
(n=32)
Trước điều trị
1,85 ± 0,79
2,01 ± 0,64
Sau điều trị
1,60 ± 0,69

1,84 ± 0,74
Mức độ thay đổi Giảm 0,25 ± 0,57
Giảm 0,24 ± 0,85
Tỉ lệ % thay đổi
Giảm 13,51%
Giảm 11,76%
So sánh
t = 2,474 ;
t = 1,144 ;
trước sau
p = 0,019
p = 0,261
So sánh 2 nhóm
F = 0,905 ; t = -1,345 ; p = 0,183
TG (mmol/L)

Nhận xét: Triglycerid máu của nhóm thử
nghiệm giảm 13,51% có ý nghĩa thống kê (p <
0,05); nhóm chứng giảm 11,76%, không có ý
nghĩa thống kê. Tác dụng hạ TG ở nhóm thử

Bảng 5. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số LDL-C
trung bình trước và sau 8 tuần điều trị giữa 2nhóm:
Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
(n=32)
(n=32)
Trước điều trị
3,07 ± 0,58
3,01 ± 0,58

Sau điều trị
1,68 ± 0,51
2,11 ± 0,57
Mức độ thay đổi Giảm 1,39 ± 0,76
Giảm 0,90 ± 0,46
Tỉ lệ % thay đổi
Giảm 45,27%
Giảm 30,40%
So sánh
t = 10,388 ;
t = 10,772 ;
trước sau
p = 0,000
p = 0,000
So sánh 2 nhóm
F = 0,101 ; t = -3,166 ; p = 0,002

LDL-C (mmol/L)

Nhận xét:LDL-c của nhóm thử nghiệm
giảm 45,27 %, nhóm chứng giảm 30,40 %, cả 2
nhóm đều giảm LDL-C máu có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001). Tác dụng hạ LDL-C ở nhóm thử
nghiệm tốt hơn nhóm chứng và khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 6. So sánh tỉ lệ bệnh nhân đạt các chỉ số lipid máu bình thường giữa 2 nhóm:
Các chỉ số lipid máu
Cholesterol TP
(mmol/L)

TG (mmol/L)
LDL-C (mmol/L)

≤ 5,2
> 5,2
≤ 1,7
> 1,7
≤ 2,6
> 2,6

Nhóm thử nghiệm(n=32)
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
27
84,37
5
15,63
23
72
9
28
30
93,75
2
6,25

Nhóm chứng (n=32)
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
20

62,5
12
37,5
18
56
14
44
26
81,25
6
18,75

Giá trị p
0,048
0,193
0,131

137


Nghiên cứu Y học
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có cholesterol đạt

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Tác dụng không mong muốn

mức bình thường (≤ 5,2 mmol/L) sau điều trị

Trong suốt quá trình theo dõi chỉ có hai bệnh


giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

nhân ở nhóm nghiên cứu than phiền về triệu

< 0,05. Tỉ lệ bệnh nhân giảm TG đạt mức bình

chứng khó tiêu, đầy bụng xảy ra sau khi uống

thường ≤ 1,7 mmol/L và tỉ lệ bệnh nhân giảm

thuốc 3 ngày, kéo dài 4 ngày sau đó tự hết.

LDL đạt mức bình thường ≤ 2,6 mmol/L giữa 2

Ngoài ra sự dung nạp thuốc của tất cả bệnh

nhóm khác biệt không ý nghĩa với p > 0,05.

nhân đều tốt. Như vậy việc kết hợp chế phẩm

Nhận xétchung:

với atorvastatin trên lâm sàng khá an toàn và

Phác đồ kết hợp chế phẩm TMA với

thuận lợi.

atorvastatin 10 mg làm giảm cholesterol 29,32%,


KẾTLUẬN

giảm triglycerid 13,5%, giảm LDL-c 45,27%, tăng

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

HDL-c 27,7%. Nhóm Atorvastatin 10 mg đơn lẻ

sau 8 tuần cho thấy kết hợp TMA và atorvastatin

làm giảm cholesterol 19,96%, giảm triglycerid

10 mg có hiệu quả điều trị, ổn định và an toàn

11,76%, giảm LDL-c 30,4%, tăng HDL-c 7,69%.

trên bệnh nhân di chứng TBMN có rối loạn

Kết quả cho thấy nhóm sử dụng phác đồ kết hợp

chuyển hoá lipid.

hiệu quả hơn dùng Atorvastatin 10 mg đơn lẻ
trong việc điều chỉnh RLLP máu ở bệnh nhân có
tăng LDL, tăng cholesterol và giảm HDL-C.

Ảnh hưởng của thuốc lên chức năng gan
thận
Sự thay đổi các trị số SGOT, SGPT, ure và
creatinin máu sau 8 tuần dùng thuốc không có ý


Phác đồ kết hợp chế phẩm TMA với
atorvastatin 10 mg làm giảm cholesterol 29,32%,
giảm triglycerid 13,5%, giảm LDL-C 45,27%, tăng
HDL-C 27,7%.
Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số lipid máu trở về
bình thường với cholesterol là 84,37%, triglycerid
là 71,87% và LDL-c là 93,75%.

nghĩa thống kê trong mỗi nhóm và giữa 2
nhóm.Sự thay đổi này trước và sau điều trị vẫn
nằm trong giới hạn sinh lý ở người bình thường.
Chứng tỏ thuốc có tính an toàn không ảnh
hưởng chức năng gan thận.

Ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số
huyết học, đường huyết và BMI
Các giá trị số lượng hồng cầu, số lượng bạch

Phác đồ kết hợp chế phẩm TMA với
atorvastatin 10 mg dung nạp tốt, không ảnh
hưởng đến SGOT, SGPT, creatinin máu, ure
máu, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu,
đường huyết lúc đói, không thay đổi BMI trong
8 tuần điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

cầu, đường huyết, chỉ số BMI trước và sau điều

trị thay đổi không có ý nghĩa thống kê trong
từng nhóm và giữa hai nhóm.

2.

3.

Như vậy phác đồ này có thể sử dụng an toàn
cho bệnh nhân RLLP máu. Tuy nhiên để sử
dụng lâu dài thì cần tiến hành nghiên cứu dài
hơn nữa.

138

4.
5.

Vaughan JC et al (2004). Update on Statin: 2003. Circulation,
110, p. 886-892.
Fauci AS, Braunwald E,.Kasper D L, Hauser S L, Longo DL,
Jameson JL (2005), “Disorder of Lipid Metabolism” Harrison’s
Manual of Medicine, 16th edition, p. 856-861.
Hà Thị Hồng Linh (2015). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1
của viên nang thanh mạch an. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
phụ bản của Tập 19 - số 5, tr53-59.
NCEP (2001), “ATP III guidelines At-A-Glance Quick Desk
Reference”, www.nhlbi.nih.gov (30/06/2014)
Nguyễn Đỗ Nguyên (2002). Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong y khoa. Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế công cộng, ĐHYD
TP.HCM



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
6.

7.

Nguyễn Thị Thu Hương (2015). Khảo sát tác dụng hạ lipid
máu của viên Thanh Mạch An trên thực nghiệm. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 19 - số 5, tr. 182-190.
Sever PS, Dahlof B, Poulter NR, et al for the ASCOT
investigators (2003). Prevention of coronary and stroke events
with atorvastatin in hypertensive patients who have average
or low-than-everage cholesterol concentrations in the AngloScandinavian Cardiac Outcomes Trial-Lipid Lowering Arm

Nghiên cứu Y học
(ASCOT-LLA): A multicenter randomized controlled trial.
Lancet 2003;361, p.1149-1158.

Ngày nhận bài báo:

30/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016


139



×