Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn chuyên ngành Khoa học môi trường: Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 104 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN CANH TÁC MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH BẮC KẠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HOÀNG NGỌC YẾN

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN CANH TÁC MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH BẮC KẠN

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 84403018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng
2. TS. Hoàng Lưu Thu Thủy


HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính:PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng

Cán bộ hướng dẫn phụ :TS. Hoàng Lưu Thu Thủy

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Việt Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 1 tháng 10 năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung,sốliệu,kếtquả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Ngọc Yến


ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không
gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh
Bắc Kạn” đã được hoàn thành tại KhoaMôi trường- Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡrất nhiều của các thầy cô, bạn
bè và gia đình.
Đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảmơnchân thành đếnPGS.TS Nguyễn
Thế Hưng vàTS. Hoàng Lưu Thu Thủyđã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giảxin cảmơntớitập thể phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện
Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập
tài liệu liên quan để có thể hoàn thành được luận văn.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Môi
trường-Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và toàn thể các thầy cô
giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợicho tác giả trong thời gian học
tập cũng như khi thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ của một luận văn, do thời gian cũng như điều kiện hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được
nhữngý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả

Hoàng Ngọc Yến


iii


THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Hoàng Ngọc Yến
Lớp: CH2B.MT

Khoá:2016-2018

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng
TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
Tên đề tài:Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian
canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc
Kạn.
Nội dung chủ yếu của đề tài: Thu thập số liệu về các yếu tố khí hậu và
phân tích về các biểu hiện của biến đổi khí hậu tạitỉnh Bắc Kạn. Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu (hệ chỉ tiêu nhiệt và hệ chỉ tiêu ẩm)đểthành lập bản đồ sinh khí
hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016, tỷ lệ 1:100.000.
Căn cứ vào điều kiện sinh khí hậu và đặc điểm sinh thái của cây trồng,
đánh giámức độ phù hợp của ba loài cây trồng chủ lực (cam, chè, mía) với
sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn vàquy hoạch không gian canh tác cho các loài cây
trồng phù hợpvới điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnhBĐKH.


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1


BĐKH

2

GDP

Viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu

Gross Domestic Product (Tổng sản
phẩm quốc nội)

3

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate
Change (Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu)

4

KTXH

Kinh tế xã hội

5

SKH


Sinh khí hậu

6

TTV

Thảm thực vật


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
THÔNG TIN LUẬN VĂN .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU .................... 4
1.1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu........................... 4
1.1.1.1. Khí hậu ................................................................................................. 4
1.1.1.2. Khí hậu ứng dụng và Sinh khí hậu ....................................................... 5

1.1.1.3. Biến đổi khí hậu ................................................................................... 6
1.1.2. Vai trò cuả các yếu tố sinh khí hậu đối với đời sống và sự phân bố cây
trồng................................................................................................................... 6
1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông – lâm nghiệp ......... 8
1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
SKH ................................................................................................................. 10
1.2.1. Nghiên cứu sinh khí hậu trên thế giới ................................................... 10
1.2.2. Nghiên cứu SKH ở Việt Nam .......................................................... 13
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................. 16
1.3.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn ...................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 17
1.3.3. Khí hậu .................................................................................................. 18
1.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn ................................................. 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..28


vi

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu ..................................... 28
2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia ....................................................... 29
2.3.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu ..................................................... 29
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 29
2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 32
2.3.6. Phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS) ..................................... 33
2.4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 36

3.1. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn ........................................ 36
3.2. Nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn .................... 42
3.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu 42
3.2.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu ............................................ 42
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khí hậu phục vụ thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 43
3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng chủ lực với điều kiện
SKH tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 51
3.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 51
3.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 58
3.3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 70
Kết luận ........................................................................................................... 70
Kiến nghị: ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và nămtại ............................. 19
tỉnh Bắc Kạn(°C)giai đoạn 1961-2016 ........................................................... 19
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình năm tại Bắc Kạn (mm) .............................. 20
giai đoạn 1961-2016 ........................................................................................ 20
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt năm 2016 ................... 24
Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm 2016 .............................. 24
Bảng 1.5: Diện tích,sản lượng và phân bố một số cây trồng ......................... 25

Bảng 2.1: Phân cấp mức độ phù hợp của cây trồng với các yếu tố SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 31
Bảng 3.1: Phân cấp nhiệt độ để xây dựng bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn ........... 44
Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu độ dài mùa lạnh (N) ở tỉnh Bắc Kạn.................... 44
Bảng 3.3: Phân cấp Tổng lượng mưa năm (R) ở tỉnh Bắc Kạn ....................... 45
Bảng 3.4: Phân cấp độ dài mùa khô tỉnh Bắc Kạn.......................................... 45
Bảng 3.5: Hệ chỉ tiêu tổng hợp và các loại SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961
– 2016 .............................................................................................................. 46
Bảng 3.6: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu vớicác yếu
tốSKHở tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 53
Bảng 3.7. Phân cấp mức độ phù hợp của cây mía bầu với ............................. 54
điều kiện SKHtỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 54
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp của cây mía bầu với các loại ............................... 55
SKH trên địa bàntỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 55
Bảng 3.9: Bảng cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với
điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 60
Bảng 3.10: Phân cấp các mức độ phù hợp cây chè trung du với điều kiện SKH
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 61
Bảng 3.11: Mức độ thuận lợi của các loại SKH đối với cây chè trung du .... 61
Bảng 3.12: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với các yếu tố
SKH chính ở tỉnh Bắc Kạn.............................................................................. 66
Bảng 3.13: Phân cấp mức độ phù hợp của cây cam sànhvới điều kiện SKH . 67
Bảng 3.14: Mức độ phù hợp của cây cam sànhvới các loại SKH tỉnh Bắc Kạn ...67


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bắc Kạn ................................................. 16
Hình 3.1: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016 ...... 37

Hình 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc
Kạn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016 ............................................................ 38
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016 ............ 40
Hình 3.4: Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Bắc Kạn, Ngân
Sơn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016............................................................. 41
Hình 3.5: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 ................ 47
Hình 3.6: Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 . 48
Hình 3.7: Bản đồ mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016, tỉ lệ 1: 100.000 ............................................ 57
Hình 3.8: Bản đồ mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện
SKHtỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2015, tỉ lệ 1:100.000 .............................. 63
Hình 3.9: Bản đồ mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2016, tỉ lệ 1: 100.000 ............................................ 69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khu vực Đông Nam Áchịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
nhiều hơn so với các khu vực khác, với sự gia tăng về tần suất và cường độ
của các hiện tượng thời tiết cực đoan; sự giảm năng suất cây trồng; việc mất
đi các rừng; thảm họa xảy đến đối với tài nguyên vùng ven biển; sự gia tăng
bùng phát các dịch bệnh; và các liên minh kinh tế bị phá vỡ và sự chịu đựng
của con người [40].Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết
đối với thành phần sống của hệ sinh thái (quần xã sinh vật), người ta nghiên
cứu về Sinh khí hậu, đó là hướng nghiên cứu về điều kiện khí hậu, thời tiết
đặc thù của mỗi một vùng lãnh thổ đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng
cho năng suất sinh học của quần xã sinh vật,nhằm khai thác sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu sinh khí hậu,ngôn

ngữ bản đồ thể hiện sự phân hoá các điều kiện khí hậu, làm cơ sở khoa học
cho việc quy hoạch, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lãnh thổ một
cách hợp lý.
Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật
nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.
Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái,tạo ra các sản phẩm
tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ
20-22oC, trung bình cao nhất từ 25-28oC, trung bình thấp nhất từ 1011oC. Với chế độ nhiệt như vậy, đã hình thành trên địa bàn tỉnh nhiều tiểu
vùng khí hậu đất đai khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi,
tạo thế mạnh cho từng khu vực, với các loại sản phẩm đặc trưng của vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới.[9]
Tuy nhiên, trong thời gian qua, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh


2

Bắc Kạn cũng ngày một rõ nét, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh
tế-xã hội, cũng như ngành trồng trọt nông lâm ngiệp.
Hiện nay, mục tiêu phát triển bền vững cần phải đáp ứng yêu cầu cả về
“kinh tế”,“xã hội” và “môi trường” đang là vấn đề được xem trọng ở nước
ta. Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, tái cơ cấu theo hướng phát triển sản
xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi
giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; đẩy mạnh
áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất,
chất lượng,giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung đầu tư
phát triển công nghiệp chế biếnvà bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện
đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm.
Trong nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã
hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 5 năm (2015-2020) của tỉnh Bắc Kạn đã

xác định: “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao
giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ và sức
cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ nhằm
tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí
hậu.Tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.”[30]
Trước thực trạng trên, nhằm đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của tỉnh Bắc Kạn theo hướng chất lượng, hiệu quả,phát triển bền
vững,chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy
hoạch không gian canh tác một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện
sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn”nhằm đề xuất những định hướng quy hoạch
không gian phát triển sản xuất cây trồng hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại được tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn theo hệ chỉ tiêu
nhiệt và ẩm.
- Đánh giá được mức độ phù hợp của một số loài cây trồng chủ lực với
điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn (cây mía bầu, cam, chè).
- Đề xuất định hướng bố trí canh tác cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả
kinh tế cao, đảm bảo phát triển ngành nông nghiệptỉnh Bắc Kạn bền vững
trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH).
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn
3.2. Nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ
1:100.000
3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng phù hợp với điều
kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn

4. Đóng góp mới của luận văn
- Cho đến nay,chưa có công trình nghiên cứu, thành lập bản đồ SKH,
đánh giá mức độ phù hợp của một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao đối
với tài nguyên SKH tỉnh Bắc Kạn. Đây là hướng nghiên cứu Sinh thái học
ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ kịp thời việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của
Thủ tướng Chính Phủ[25].
- Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ là cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý hoạch định chính sách về phát triển nông – lâm nghiệp, mà còn là cơ
sở khoa học trong việc chỉ đạo kỹ thuật canh tác hệ thống cây trồng phù hợp
với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, đảm bảo phát triển ngành nông
nghiệp bền vững.


4

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí
quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác
trong khoảng thời gian dài ở một vùng,miền xác định. Điều này trái ngược với
khái niệm thời tiết về mặt thời gian. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi
tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như
các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác
nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa[40].
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng

thời gian dài, khoảng vài thập kỷ[40].
Từ điển thuật ngữ của Ban Liên chính phủ (The Intergovernmental Panel on
Climate Change - IPCC) về biến đổi khí hậu định nghĩa như sau: Khí hậu trong
nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là
bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên
quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn,
hàng triệu năm[36]. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định
nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ,
lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm
thống kê mô tả của hệ thống khí hậu[10].
Theo Nguyễn Công Minh (2007)[17], khí hậu và những đặc điểm địa lý
và các thành phần của cảnh quan địa lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hoàn cảnh địa lí không những chỉ vị trí của địa phương tức là vĩ độ, kinh độ


5

và độ cao trên mực biển mà còn chỉ đặc điểm của mặt đất, địa hình, lớp phủ
thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật. Do đó, khí hậu có đặc tính tương đối ổn định và
là một trong những đặc trưng địa lí tự nhiên của địa phương.
1.1.1.2. Khí hậu ứng dụng và Sinh khí hậu
Các lĩnh vực sử dụng số liệu khí hậu thu thập được phục vụ cho các
công việc mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y
học, kỹ thuật, xây dựng, giao thông, hàng không… được gọi là Khí hậu ứng
dụng.
Các lĩnh vực khí hậu ứng dụng phục vụ rất đa dạng, bao gồm:
- Khí hậu lâm nghiệp
- Khí hậu nông nghiệp
- Khí hậu y học
- Khí hậu du lịch

- Khí hậu xây dựng
- Khí hậu giao thông vận tải, quân sự......
Trong các lĩnh vực trên,nhóm chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của khí
hậu đến thế giới sinh vật và con người như khí hậu lâm nghiệp, nông nghiệp,
y học, du lịch, xây dựng hay nói cách khác, khí hậu liên quan đến hợp phần
sinh học của các đơn vị tự nhiên trong Tổng hợp thể tự nhiên hoặc Hệ sinh
thái được gọi làSinh khí hậu.Trong trường hợp này, các yếu tố khí hậu, thời
tiết như bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa, gió…được gọi là
các yếu tố sinh khí hậu. Đối tượng nghiên cứu của SKH khá đa dạng, bao
gồm rất nhiều lĩnh vực của các khoa học về sự sống cũng như các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế mà có thể kể đến như trong y học, nông nghiệp,
khoa học kiến trúc – xây dựng, khoa học du lịch, khí hậu học sinh thái, SKH
thảm thực vật tự nhiên, SKH người. Tuy nhiên, khócó thể tách bạch được
nghiên cứu và ứng dụng của SKH khỏi các khoa học nói chung vì bản chất


6

của SKH là bộ môn khoa học liên ngành (Nguyễn Thanh Vân,2006)[33].
Nói cách khác, sinh khí hậu là bộ môn khoa học nghiên cứu giữa khí hậu
học và những thành phần trong hệ sinh thái. Bản chất của các tác động khí
hậu, thời tiết lên các cơ thể sống.
1.1.1.3. Biến đổi khí hậu
Định nghĩa chung nhất cho biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm
mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng
thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân[39],[40].
Theo IPCC (2007)[40], Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng
thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình
và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ
dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.

Theo Phạm Văn Cự (2011)[10], nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống
khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong
khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
1.1.2. Vai trò cuả các yếu tố sinh khí hậu đối với đời sống và sự phân bố cây
trồng
Các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ tác động đến năng suất và chất lượng của
cây trồng.
Theo từ điển bách khoa nông nghiệp(2004)[28]: “Sinh khí hậu học chú
trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm…)
trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết trong từng ngày, từng tháng.
Nghiên cứu khí hậu trong phạm vi vùng và trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu),
trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây trồng, vật
nuôi. Nghiên cứu sinh khí hậu là cơ sở cho việc nghiên cứu mức độ phù hợp của
sinh vật đểnâng cao sức sản xuất của một môi trường nhất định”.


7

- Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ
yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. Tác giả Lâm
Công Định(1992)[13] đề xuất công thức Nhiệt -Ẩm - Quang như một tổng
hợp có hệ thống của ba yếu tố chủ đạo là chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm và chế
độ chiếu sáng được xem xét theo quan điểm sinh học trong mối liên hệ với
đời sống thực vật để biểu thị được đồng thời tất cả ba loại đặc trưng của một
chế độ SKH, đáp ứng những yêu cầu nghiên cứu về trồng rừng.
+ Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vậtphù hợp với một giới hạn về nhiệt độ nhất
định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở vùng nhiệt đới xích đạo; những loài
chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ

thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. Sự diễn biến của nhiệt
độ có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác
được đảm bảo. Theo Xelianinop G.T thì“Cây trồng bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt
độ nào thì kết thúc sinh trưởng ở nhiệt độ đó” (Nguyễn Khanh Vân, 2006)[33]
+ Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước
thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm
là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô
khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây. Mưa là một yếu tố biến
động rất lớn theo không gian và thời gian. Các chỉ tiêu lượng mưa trung bình
hàng tháng hay hàng năm thể hiện đặc trưng của một vùng khí hậu nhất
định, có thể coi là công cụ đánh giá hữu ích đối với chế độ mưa của một khu
vực đồng nhất. Do đó, việc đánh giá chế độ mưa - ẩm của một khu vực cụ
thể có ý nghĩa thiết thực trong việc quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý [35].
+Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Bên cạnh việc
sử dụng ánh sáng trong suốt thời gian sinh trưởng, thì thực vật cũng khá mẫn
cảm với cường độ và thời gian chiếu sáng. Những cây ưa sáng thường sống và
phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống


8

trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác. Do vậy, khi nghiên cứu vai trò
của ánh sáng đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng
của cây trồng [35].
- Đất
Theo Dacutraep: “Đất và khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng
nhất của nông nghiệp, đó là điều kiện ban đầu và không thể thiếu được của
mùa màng” (Theo Nguyễn Khanh Vân, 2006)[33].
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất và các
đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của đất.

Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt,
đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở khu vực ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí
tốt, nên nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
- Địa hình
Ở vùng núi, độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật.
Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật cũng thay
đổi theo. Thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn
khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó
cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực
vật[34].
Các yếu tố khí hậu đều tác động đến sự phát triển và năng suất của cây
trồng nhưng yếu tố nhiệt độ, lượng mưa là yếu tố biến đổi liên tục nhiều nhất
và tác động trực tiếp đến đời sống cây trồng.
1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông – lâm nghiệp
Khí hậu đãvà đang biến đổi và cónhững tác động bất lợi đến phát triển.
Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn
đề của những ngành, những lĩnh vực và liên quan tới phát triển bền vững.


9

Tác động của biến đối khí hậu đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp là rất
lớn. Biểu hiện rõ nhất của BĐKH là việc tăng tần suất của các hiện tượng
thiên tai như bão, lũ lụt gây nguy cơ ngập lụt đối với các vùng vốn bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn, chua úng trên diện rộng, làm xói lở đất ảnh hưởng xấu đến
mùa màng, tài sản và con người. Hậu quả nghiêm trọng do BĐKH gây ra
chính là hạn hán. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ
nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng, với tần suất và quy mô ngày càng lớn,
gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất.

Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển
nhanh hơn, nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng các loại
cây trồng. Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. BĐKH còn gây
các bệnh dịch mới đến vật nuôi và cây trồng.
Nhìn chung, những tác động đó được thể hiện muôn màu, muôn vẻ, có
cả những bất lợi và thuận lợi: “Trong thiên nhiên tất cả đều đẹp đẽ, ngay cả
một số nhân tố bất lợi, kẻ thù của sản xuất nông nghiệp như gió lớn, mưa to,
hạn hán, gió khô nóng, bão lốc, tố….sở dĩ là đáng sợ, vì chúng ta chưa hiểu
biết nó và chưa biết khống chế hay né tránh nó. Nó không hung dữ và chỉ cần
chúng ta nghiên cứu biết được cách phòng tránh thì lúc đó nó sẽ có lợi cho
chúng ta”( Nguyễn Văn Viết, 2012)[35].
Do vậy, để thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời cũng bảo đảm được
sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, thì các nhà nông nghiệp và sinh
học phải biết sử dụng, khai thác hữu hiệu tài nguyên khí hậu để nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phòng tránh thiên tai. Trong sản xuất nông
nghiệp, nếu không hiểu biết về những yêu cầu của cây trồng với các nhân tố
khí hậu thì những dữ liệu về khí tượng vô cùng, vô tận được lưu trữ trong kho
chỉ là vô nghĩa.


10

1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
SKH
1.2.1. Nghiên cứu sinh khí hậu trên thế giới
Ở phương Tây, ngành Sinh khí hậu học thành lập vào khoảng năm 1753
bởi một nhà thực vật học người Thụy Điển, được coi là ông tổ của Khí hậu
học. Nhà thực vật học người Bỉ Morren đưa ra khái niệm khí hậu học lần đầu
tiên vào năm 1853. Một trăm năm trước khi khái niệm được hình thành trong

thời đại của Linnaeus, khí hậu học tập trung vào các hiện tượng theo mùa và
có chu kỳ mà các sinh vật sống thể hiện ra và được gọi là Sinh khí hậu
họckinh điển theo mùa.[19]
Nội hàm của Khí hậu học được thay đổi liên tục do các phát hiện mới về
sinh khí hậu được tìm ra.Giữa thế kỷ 18 khi Linnaeus thành lập mạng lưới theo
dõi khí hậu đầu tiên tại Thụy Điển và nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của
việc theo dõi khí hậu trong cuốn sách Philosophia Botanica. Nhờ đó, sinh khí
hậu tại phương Tây sau này trở thành một môn khoa học chính thức.[19]
Ban đầu, người cổ xưa đã phát triển sinh khí hậu học bằng việc ghi chép
lại mối tương quan giữa các hiện tượng sinh học dựa theo các theo dõi hàng
năm được thực hiện trong các mùa trồng trọt và kinh nghiệm sống liên quan.
Ngoài ra, con người cũng tạo ra được âm lịch và lịch sinh khí hậu. Do đó,
việc phát triển nghiên cứu sinh khí hậu trong lịch sử tập trung vào các hiện
tượng nông nghiệp và nhiều thông số sinh học được ghi chép lại trong lịch
sinh khí hậu của các nền văn minh khác nhau được sử dụng làm một hệ
thống cho việc ra quyết định phòng tránh thiên tai.[19]
Theo nhà thực vật học Chyi – Rong Chiou 2015[36], đã có nghiên cứu
về các mô hình sinh khí hậu thực vật trong bối cảnh BĐKH. Khoảng 3000
năm trước, sinh khí hậu đã được thực hiện các quan sát tại Trung Quốc. Các
nhà khoa học tại Nhật Bản nghiên cứu về các sinh vật và các mùa, từ đó đã


11

nhận ra rằng các thay đổi của sinh vật sống tuân thủ theo sự thay đổi định kỳ
của khí hậu.
Nhà khoa học SalvadorRivas-Mart´ınez(1981)[19] đã nghiên cứu về hệ
thống phân loại sinh khí hậu với nghiên cứu chính trong pham vi khoa học
thực vật,để thực hiện phân loại sinh khí hậu trên toàn thế giới. Trong mỗi loại
sinh khí hậu, tác giả nghiên cứu về chế độ nhiệt và lượng mưa khác nhau. Tác

giả chia ra thành 5 nhóm sinh khí hậu vĩ mô (Nhiệt đới, Địa Trung Hải, Ôn
đới, phía Bắc và Bắc Cực), từ đó chia ra thành 27 loại sinh khí hậu và 5 loại
biến thể.
Nhiều nhà khí hậu học, thực vật học như C.W.Thorthwaite (1931), Gaussen
(1967), Köppen (1931), Alisov (1954) đã nghiên cứu về lớp phủ thực vật và
căn cứ vào sự phân bố của thảm thực vật để đặt tên cho các miền khí hậu khác
nhau trên Trái Đất (Nguyễn Khanh Vân,2006)[33].
Năm 1874, nhà khoa học De Candolle đã căn cứ vào ảnh hưởng của khí
hậu đối với thực vật để chia ra thành 6 đới khí hậu khác nhau, thông qua chỉ
tiêu nhiệt độ trung bình năm. (Nguyễn Đức Nguyên, 2002)[19]
Cho đến nay, hệ thống phân loại khí hậu Köppen là một trong những hệ
thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất. Tác giả Köppenđã đưa ra
phân loại khí hậu gắn liền với các vùng địa lý – thực vật. Trong sự phân loại
này, tên gọi của các loại khí hậu trùng với các cảnh quan địa lý nhất định
(rừng nhiệt đới, xa- van, hoang mạc…). Tác giả nêu lên những điểm rõ ràng
về mặt định lượng cho các loại khí hậu khác nhau. Sự phân loại này được các
nhà địa thực vật công nhận và tin tưởng áp dụng rộng rãi trên thế
giới.(Nguyễn Đức Nguyên, 2002)[19]
Nhà thổ nhưỡng học Lăng, đã dùng chỉ số lượng mưa R = r/Tnăm (trong
đó, r là lượng mưa trung bình và Tnăm là nhiệt độ trung bình năm) để phân
chia các đới khí hậu vào năm 1915. (Nguyễn Đức Nguyên, 2002)[19]


12

Theo như nhà khoa học Berg (1925), đưa ra phân loại khí hậu dựa trên
quan điểm cảnh quan học. Berg lấy các vùng cảnh quan như đài nguyên, tai
ga ... làm cơ sở cho sự phân loại của mình và phân chia vùng khí hậu tương
ứng với các vùng cảnh quan đó. Sự phân loại liên quan chặt chẽ và tác dụng
lẫn nhau giữa khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thực vật. Kết hợp những nhân

tố đó tạo nên những cảnh quan tiêu biểu nhất định ở các vùng khác nhau,
trong đó khí hậu giữ một vai trò quan trọng.[19]
Trong phương pháp phân loại Thornthwaite - nhà thực vật học
(1931)[19] chỉ ra rằng, sự sinh trưởng của thực vật không những phụ thuộc
vào lượng mưa mà còn có quan hệ chặt chẽ với lượng bốc hơi. Từ mối
quan hệ giữa sự sinh trưởng của thực vật với nhiệt độ, ông thiết kế hiệu
ứng nhiệt của các chỉ số và chia Trái đất ra làm 6 khu vực nhiệt độ: Vùng
nhiệt đới; Vùng nhiệt độ ấm áp; Vùng nhiệt độ lạnh; Vùng Taiga; Vùng đài
nguyên; Vùng băng nguyên.
Nhìn chung, các phương pháp phân loại SKH kể trên đều dựa trên
nhiệt độ và lượng mưa, cân bằng nhiệt lượng và cân bằng nước để hình
thành nên SKH lãnh thổ.
Theo nhà khoa học Buduko (1948), đã nghiên cứu về chỉ số khô ráo
(B/L.r) được tạo nên bởi tỉ số giữa cân bằng bức xạ năm B và lượng nhiệt cần
cho bốc hơi lượng mưa năm L.r (L:Tiềm năng hóa hơi; r: Lượng mưa) làm
chỉ tiêu kiểm nghiệm. Kết quả phân chia khí hậu của Buduko khá phù hợp với
các khu vực địa lý tự nhiên.[19]
Ở một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu SKH cũng được đẩy
mạnh xuất phát từ những nhu cầu cụ thể về nghiên cứu, khai thác và
phục hồi rừng.
- Trong khu vực, hướng nghiên cứu SKH thảm thực vật tự nhiên
đã được các nhà khí hậu học, địa thực vật người Pháp tiến hành từ


13

những năm nửa đầu thế kỷ XX:
Năm 1931, hai nhà địa thực vật học P.Dop và H.Gaussen-hai nhà
địa thực vật học người Pháp đã đưa ra kết quả nghiên cứu thảm thực
vật Đông Dương trong mối liên hệ với lượng mưa[19]

Trong khoảng gần 20 năm (1930 – 1949), P.Carton và một số nhà
nghiên cứu khác đã đưa racác quan điểm sinh thái học dựa trên kết quả
nghiên cứu về khí hậu, SKH và mối liên hệ của chúng với sự hình
thành, phát triển của các kiểu rừng ở Đông Dương[19].
1.2.2. Nghiên cứu SKH ở Việt Nam
Đối tượng mà các lĩnh vực khí hậu ứng dụng phục vụ rất đa dạng, nên
việc nghiên cứu, phân vùng khí hậu có ý nghĩa thiết thực nhằm sử dụng hợp
lý và hiệu quả tài nguyên khí hậu trong mọi mặt của đời sống.
Tác giả "Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam" là Nguyễn Đức Ngữ
và Nguyễn Trọng Hiệu (2004)[19] đã đánh giá cụ thể về tài nguyên khí hậu
với 7 vùng khí hậu là: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, từ đó đúc kết ra
những điều kiện thuận lợi, khó khăn về khí hậu cho từng vùng lãnh thổ.
Công trình nghiên cứu “Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt Nam” của Vũ
Tự Lập (1976)[16] cũng trình bày các kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu phân
kiểu SKH trong phân kiểu cảnh quan. Ông đưa thêm vào chỉ tiêu độ dài thời
kỳ lạnh mà không dùng nhiệt độ tháng lạnh nhất làm chỉ tiêu phân chia. Phân
kiểu SKH mà Vũ Tự Lập đã sử dụng trong nghiên cứu cảnh quan địa lý miền
Bắc Việt Nam là một hệ phân loại có hệ thống được dựa trên cơ sở lý thuyết
cao[14].
Trong tác phẩm “Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng”, Đào Thế
Tuấn (1987)[27] đã nghiên cứu về các tập đoàn cây trồng nông-công nghiệp.
Tác giả xác định các yếu tố khí tượng là một trong các hệ thống phụ của một
hệ sinh thái ruộng cây trồng. Các yếu tố bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, mưa, độ
ẩm không khí…tác động lẫn nhau, tác động vào đất và cây trồng, quần thể


14

sinh vật, tạo nên vi khí hậu của ruộng cây trồng.

Công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1962)
[31], là một trong những công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam có
liên quan chặt chẽ với phân loại SKH. Tác giả đã kết hợp những tổ hợp chế
độ nhiệt - khô - ẩm. Bao gồm: tổng lượng mưa, chỉ số khô hạn và độ ẩm trung
bình thấp nhất. Phức hệ này là tác nhân, quyết định sự hình thành các thảm
thực vật tự nhiên ở Việt Nam.
Lâm Công Định với công trình“Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm
nghiệp” (1992) [13], khẳng định khí hậu đóng vai trò to lớn đối với sự phân
bố các loại cây, sự hình thành các loại rừng, sự biến đổi các thảm thực vật
qua các vị trí và đặc trưng địa lý khác nhau…Tác giả đề xuất công thức sinh
khí hậu Nhiệt - Ẩm - Quang, là sự tổng hợp của ba yếu tố khí hậu chủ đạo,
đáp ứng được việc biểu thị đầy đủ ba đặc trưng của một chế độ sinh khí hậu.
Tác phẩm“Cơ sở sinh khí hậu“Nguyễn Khanh Vân (2006) trình bày kết
quảnghiên cứu liên quan đến việc thành lập các bản đồ SKH, tổng hợp trong
nhiều công trình”:[33]
- Bản đồ sinh khí hậu Tây Nguyên tỉ lệ 1/250.000: Được thành lập năm
1988 với 12 kiểu và 33 phụ kiểu sinh khí hậu. Dựa trên hệ thống chỉ nhiệt độ
không khí trung bình năm, tổng lượng mưa năm, cường độ mùa khô (số tháng
có lượng mưa < 25mm), và lượng mưa trung bình của các tháng khô.
- Bản đồ sinh khí hậu dải ven biển Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 được thực
hiện năm 1990 với thống chỉ tiêu nhiệt và ẩm để phân vùng:
+ Chỉ tiêu nhiệt độ không khí trung bình thángvà biên độ nhiệt độ năm để
phân vùng nghiên cứu thành 2 miền (Bắc và Nam đèo Hải Vân)
+ Chỉ tiêu tổng lượng mưa năm và hệ số thuỷ nhiệt Xelianhinốp cải tiến
(tính cho tháng) phân định vùng nghiên cứu thành 27 đơn vị sinh khí hậu.
- Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Tây (cũ) tỉ lệ 1/100.000 được thành lập
năm 1991. Ngoài những chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm, độ dài thời kì mùa
lạnh, tổng lượng mưa năm, độ dài mùa khô, các tác giả còn sử dụng một số



×