Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kết quả điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh bằng phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ mũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.96 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẮC LỆ ĐẠO BẨM SINH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ỐNG SILICONE NỐI THÔNG LỆ MŨI
Nguyễn Thị Ngọc Anh*, Nguyễn Chí Hưng**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh bằng phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ
mũi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tiến hành tại tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 07 năm 2015. 28 mắt của 24
bệnh nhi bị tắc lệ đạo bẩm sinh, tuổi từ 7 tháng đến 93 tháng, được chia thành 2 nhóm là nhóm ≤ 24 tháng tuổi
và nhóm > 24 tháng tuổi, tất cả đều đã thông lệ đạo trước đó và thất bại, được điều trị bằng phương pháp đặt
ống silicone nối thông lệ mũi có kết hợp nội soi mũi dưới gây mê toàn thân. Theo dõi và đánh giá kết quả sau khi
rút ống 3 tháng.
Kết quả: 24 bệnh nhi (28 mắt), tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 30,36 tháng tuổi. Tỷ lệ thành công
chung của phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ mũi điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh là 79%. Nhóm ≤ 24 tháng
tuổi và đã thông lệ đạo trước đó ≤ 2 lần có tỷ lệ thành công cao 100%. Nhóm > 24 tháng tuổi: nếu thông lệ đạo
trước đó ≤ 2 lần có tỷ lệ thành công 50%, nếu thông lệ đạo trước đó > 2 lần có tỷ lệ thất bại hoàn hoàn. Có 24/28
mắt đủ tiêu chuẩn rút ống vào thời điểm 3 tháng, tỷ lệ thành công 83,3%. Những yếu tố liên quan đến sự thất
bại: nhóm tuổi lớn hơn 24 tháng, những trường hợp thông lệ đạo lập lại nhiều lần. Biến chứng tuột ống và thời
gian lưu ống không liên quan đến sự thất bại.
Kết luận: Phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ mũi mang lại hiệu quả trong điều trị tắc lệ đạo bẩm
sinh. Can thiệp đặt ống silicone sớm sau khi thất bại với phương pháp điều trị bảo tồn và tránh nguy cơ phải can
thiệp phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi xâm lấn về sau.
Từ khóa: Tắc lệ đạo bẩm sinh, đặt ống silicone.

ABSTRACT
RESULTS OF SILICONE NASOLACRIMAL DUCT INTUBATION IN CHILDREN WITH


CONGENITAL NASOLACRIMAL DUCT OBSTRUCTION
Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Chi Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 142 - 150
Purpose: To evaluate the results of silicone nasolacrimal duct intubation in the treatment of congenital
nasolacrimal duct obstruction.
Subject and methods: In a descriptive study at the Children Hospital Number 1, Ho Chi Minh city, from
October - 2014 to July – 2015. 24 patients (28 eyes) with congenital nasolacrimal duct obstruction (CNLDO),
who ranged in age from 7-93 months (≤ 24 months and > 24months), with history of failed probing, underwent
silicone nasolacrimal duct intubation under general anaesthesia in conjunction with nasal endoscopy. The study
outcome visit was timed 3 months after tube removal and treatment success was analyzed.
Results: 24 patients (28 eyes), the mean age was 30.36 months. The overall success rate was 79%. Group
under 24 months of age and less than 2 failed probings, the success rate was 100%. Group over 24 months of age
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
** Bộ môn Mắt - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
ĐT: 0983444545
Email:

142

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

and less than 2 failed probings, the success rate was 50%. Group over 24 months of age and more than 2 failed
probings, the failure rate in this group was complete. Stent removal in 24 of 28 eyes took place 3 months after
surgery, the success rate was 83.3%. The relationship of failure rate: in the group over 24 months of age,

repeated probing many times. Prolapse of the tube and timing of tube removal are not related to the failure rate.
Conclusion: Silicone nasolacrimal duct intubation is an effective treatment for patients with congenital
nasolacrimal duct obstruction. We recommend silicone intubation as the procedure of choice for congenital
nasolacrimal duct obstruction in children after failure of conservative treatment and nasolacrimal duct probings.
Intubation has been advocated to obviate the need for dacryocystorhinostomy.
Key words: Congenital nasolacrimal duct obstruction, silicone intubation.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu

Tắc lệ đạo bẩm sinh là bệnh lý khá phổ biến
ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi với tần suất từ 5%20%(5,2). Biểu hiện lâm sàng xuất hiện sớm sau
sinh với triệu chứng chảy nước mắt sống kèm
tăng tiết chất nhầy, có nguy cơ tiềm tàng nhiễm
trùng vùng hốc mắt và nhãn cầu, gây rất nhiều
lo lắng cho thân nhân bệnh nhi. Nguyên nhân
chính chiếm khoảng 80% các trường hợp gây
tắc nghẽn trong hệ thống thoát lưu nước mắt là
do sự tồn tại một màng che tại van Hasner bởi
quá trình ống hóa không hoàn toàn(13,14). Liệu
trình điều trị bao gồm: day ấn túi lệ kết hợp nhỏ
kháng sinh 6 tháng đầu sau sinh, nếu không
hiệu quả sẽ tiến hành thông lệ đạo. Tuy nhiên,
vẫn có một tỷ lệ thất bại đáng kể sau khi đã điều
trị bằng thông lệ đạo, khi đó chuyển sang áp
dụng một biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn
là đặt ống silicone nối thông lệ mũi(7).

Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ

tắc lệ đạo bẩm sinh.

Từ năm 1970 nghiên cứu về phương pháp
đặt ống silicone nối thông lệ mũi điều trị tắc lệ
đạo bẩm sinh đã được thực hiện nhiều nơi trên
thế giới với kết quả thành công từ 69-100%(11,20).
Kết quả phương pháp đặt ống silicone nối
thông lệ mũi điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh phụ
thuộc nhiều yếu tố: độ tuổi, số lần thông lệ đạo
trước đó, biến chứng và thời gian lưu ống
nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh
giá kết quả điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh bằng
phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ mũi
giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả hơn, hạn chế
biến chứng, tránh phẫu thuật nhiều lần, đặc biệt
là trẻ em.

Đánh giá kết quả của phương pháp đặt ống
silicone nối thông lệ mũi.
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến
sự thất bại của phương pháp đặt ống silicone
nối thông lệ mũi.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Có chỉ định đặt ống silicone nối thông lệ
mũi: Bệnh nhi được chẩn đoán tắc lệ đạo bẩm
sinh và đã thông lệ đạo ít nhất 1 lần trước đó và
thất bại.

Thân nhân bệnh nhi đồng ý tham gia
nghiên cứu sau khi nghe giải thích rõ ràng về
phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ mũi.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bất thường bẩm sinh ở lệ đạo: không có
điểm lệ, không có lệ quản, tắc lệ đạo do xương
không thể luồn que thông xuống mũi.
Bất thường bẩm sinh ở mi mắt: khuyết mi,
quặm mi, dính mi cầu, dính khe mí, hội chứng
Goldenhar.
Bệnh lý tại mắt: viêm kết giác mạc, viêm túi
lệ, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục thủy
tinh thể, bong võng mạc.
Dị tật bẩm sinh vùng sọ mặt: loạn sản sọ
mặt, sứt môi, hở hàm ếch.
Tiền căn chấn thương, phẫu thuật vùng
hàm-mặt, mũi- xoang, hốc mắt.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

143


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Bệnh nhi không tuân thủ chế độ điều trị,
không tái khám theo lịch hẹn.

Những chống chỉ định không thể gây mê.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca có điều trị
đặt ống silicone nối thông lệ mũi thực hiện tại
bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 10/2014 đến
tháng 07/2015.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Tất cả các trường hợp được tiến hành đặt
ống silicone nối thông lệ mũi, đủ tiêu chuẩn
chọn bệnh và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ
trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2014 đến
tháng 07/2015 tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Quy trình nghiên cứu
Chẩn đoán tắc lệ đạo bẩm sinh
Bệnh sử: triệu chứng chảy nước mắt liên tục
và kéo dài ngay từ khi sinh hoặc xảy ra sớm sau
khi sinh, có thể kèm triệu chứng tăng tiết dịch
nhầy, dính ghèn mi, đỏ mắt nếu có bội nhiễm.
Khám ấn túi lệ thấy trào ngược nước mắt
hoặc chất nhầy tại điểm lệ.

Động tác kéo mi dưới hướng xuống dưới và ra
ngoài để tránh cho lệ quản bị xoắn, tránh nguy
cơ đi sai đường, tổn thương niêm mạc lệ quản.
Đưa que thông Bowman vào điểm lệ và
bóng lệ theo hướng vuông góc với bờ mi, sau đó
xoay 90º về phía thái dương, tiếp tục đưa que

hướng ngang vào lệ quản chạm đến thành
trong túi lệ, cảm giác được dấu hiệu chạm
xương sau đó xoay que thông thẳng đứng đi
theo thành trong túi lệ, hướng que từ trên
xuống dưới - hơi ra ngoài - về phía sau, luồn
đến ống lệ mũi. Sau đó đưa que thông Ritleng
dẫn đường vào lệ đạo với hướng đi tương tự
như que thông Bowman.
Ống silicone Ritleng có hai đầu là hai que
thông dẻo dẫn đường, lần lượt luồn trong nòng
que thông Ritleng qua lệ đạo, đầu que thông
dẫn đường thứ nhất sau khi đi qua lệ đạo sẽ
được lấy ra qua nội soi mũi kéo theo ống
silicone. Sau đó lặp lại thao tác kỹ thuật như
trên để luồn ống silicone còn lại xuống khe mũi
dưới. Buộc chặt hai đầu ống với nhau.Tiến hành
bẽ cuốn mũi dưới.

Thủ thuật bơm rửa lệ đạo giúp chẩn đoán vị
trí tắc nghẽn.

Trong thời gian lưu ống silicone sử dụng
thuốc nhỏ kháng sinh để chống nhiễm trùng và
kích thích. Ống sẽ được lấy ra bằng cách cắt
quai ống giữa hai điểm lệ và kéo một đầu ống
cho đến khi nốt chỉ đi ngược qua ống lệ mũi, túi
lệ và lệ quản.

Chỉ định đặt ống silicone
Đặt ống silicone nối thông lệ mũi được chỉ

định trong những trường hợp tắc lệ đạo bẩm
sinh sau khi thất bại với phương pháp thông lệ
đạo.

Quy trình theo dõi
Theo dõi sau khi đặt ống silicone 1 tuần, sau
đó mỗi tháng. Sau khi rút ống theo dõi 1 tháng,
3 tháng, 6 tháng. Tại mỗi thời điểm tái khám
bệnh nhi sẽ được kiểm tra 3 yếu tố:

Phương pháp tiến hành
Gây mê qua nội khí quản bằng thuốc mê
Sevoflurance. Nhỏ thuốc Otrivin 0,05% co niêm
mạc mũi.

Triệu chứng cơ năng: chảy nước mắt, chất
nhầy ghèn.

Nghiệm pháp thuốc nhuộm cho kết quả bất
thường.

Dấu hiệu lâm sàng: ấn vùng túi lệ, bơm rửa
lệ đạo.

Rửa mắt bằng Cloracin 0,4% và dung dịch
Betadin 5%, sát trùng vùng da mi, mũi bằng
Betadin 10%.

Nghiệm pháp mất thuốc nhuộm.


Đầu tiên phải nong điểm lệ trên và dưới.

Không còn dấu hiệu lâm sàng, và

144

Kết quả được xác định thành công khi:
Không còn triệu chứng cơ năng, và

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiệm pháp mất thuốc nhuộm cho kết quả
bình thường.

Nghiên cứu Y học

Kết quả của nhóm > 24 tháng tuổi
Bảng 2: Kết quả của nhóm > 24 tháng tuổi

Kết quả được xác định thất bại khi:

Sau rút ống 1 Sau rút ống 3
tháng
tháng

Vẫn còn triệu chứng cơ năng, hoặc
Thông lệ đạo ≤ 2
lần (n= 4 mắt)


Còn dấu hiệu lâm sàng, hoặc
Nghiệm pháp mất thuốc nhuộm cho kết quả
bất thường.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
30,36 tháng tuổi. Tỷ lệ nam chiếm đa số
(64%). Số trẻ bị bệnh ở 1 bên mắt chiếm tỷ lệ
cao hơn trẻ bệnh cả 2 mắt. Đối tượng trong
nghiên cứu là tắc lệ đạo bẩm sinh đã được
thông lệ đạo trước đó nhưng không hiệu quả.

Đánh giá kết quả của phương pháp đặt
ống silicone nối thông lệ mũi
Trong 28 mắt nghiên cứu, có 2 nhóm tuổi:
nhóm ≤ 24 tháng tuổi (có 20 mắt) và nhóm >
24 tháng tuổi (có 8 mắt). Phân tích kết quả của
nhóm ≤ 24 tháng tuổi có số lần can thiệp
thông lệ đạo trước đó ≤ 2 lần, nhóm > 24
tháng tuổi có số lần can thiệp thông lệ đạo
trước đó ≤ 2 lần và số lần thông lệ đạo > 2 lần.

Đánh giá kết quả của nhóm ≤ 24 tháng tuổi
Bảng 1: Tỷ lệ thành công của nhóm ≤ 24 tháng tuổi
Thành công
Thất bại
Tổng


Tần số
20
0
20

Tỷ lệ %
100
0
100
P=0,0002

Sau 3 tháng đặt ống có 20 mắt đủ tiêu
chuẩn rút ống khi hết hoàn toàn triệu chứng
cơ năng, không còn triệu chứng lâm sàng.
Đánh giá kết quả sau 1 tháng rút ống, có 20/20
mắt thành công (100%) không còn triệu
chứng cơ năng, không còn dấu hiệu lâm sàng,
FDT bình thường. Theo dõi tiếp 3 tháng sau
rút ống vẫn không có mắt nào tái phát. Có ý
nghĩa thống kê (p <0,05).

Thông lệ đạo > 2
lần (n= 4 mắt)

Thành
công
Thất bại
Thành
công
Thất bại


2/4 (50%)

2/4 (50%)

2/4 (50%)

2/4 (50%)

0

0

4/4 (100%)

4/4 (100%)

Trong 4 mắt thông lệ đạo ≤ 2 lần, đủ tiêu
chuẩn rút ống vào thời điểm 3 tháng. Kết quả
sau rút ống 3 tháng có 2/4 mắt thành công
(50%), 2/4 mắt thất bại (50%).
Còn 4 mắt thông lệ đạo > 2 lần, lưu ống
silicone đến 4 tháng, có 3 mắt hết triệu chứng và
có chỉ định rút ống vào thời điểm 4 tháng. Đánh
giá lại sau 3 tháng rút ống, có 3/3 mắt tái phát
với triệu chứng chảy nước mắt, tiết nhầy, FDT
độ 2, bơm rửa lệ đạo có hẹp ống lệ mũi (chiếm
tỷ lệ 100%). Còn 1 mắt lưu ống tiếp cũng có chỉ
định rút ống tại thời điểm 5 tháng. Theo dõi sau
rút ống 3 tháng, trường hợp này tái phát lại với

triệu chứng chảy nước mắt và FDT độ 2.

Đánh giá kết cục
Bảng 3: Tỷ lệ thành công chung
Thành công
Thất bại
Tổng

Tần số
22
6
28

Tỷ lệ %
79
21
100
P=0,0008

Có 6/28 mắt tái phát (chiếm tỷ lệ 21%),
được đánh giá là thất bại. Có 22/28 mắt thành
công (chiếm tỷ lệ 79%). Có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự thất
bại
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của phương pháp đặt ống silicone nối thông
lệ mũi điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh: độ tuổi tại
thời điểm can thiệp, số lần thông lệ đạo trước

khi tiến hành đặt ống silicone, biến chứng
trong khi tiến hành thủ thuật, biến chứng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

145


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

trong thời gian lưu ống, thời gian lưu ống
silicone.
Bảng 4: Mối tương quan giữa tỷ lệ thất bại và tuổi
Kết quả

Nhóm tuổi

Thất bại
Thành công
> 24 tháng
6 (75%)
2 (25%)
≤ 24 tháng
0
20 (100%)
Tổng
6
22

OR = 57 CI = 3,29 - 2748,39

Tổng
8
20
28
P = 0,0001

Nhóm tuổi trên 24 tháng có 2/8 mắt thành
công (25%), trong khi nhóm tuổi dưới 24
tháng có 20/20 mắt thành công (100%). Nhóm
tuổi trên 24 tháng có nguy cơ thất bại cao gấp
57 lần so với nhóm tuổi dưới 24 tháng. Có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 5: Mối tương quan giữa tỷ lệ thất bại và số lần
thông lệ đạo
Kết quả
Tổng
Thất bại Thành công
> 2 lần
4 (100%)
0
4
≤ 2 lần
2 (8,3%) 22 (91,7%)
24
Tổng
6
22
28

OR = 42, CI=2,11 – 2158,94
P = 0,0004

Số lần thông lệ đạo

Số lần thông lệ đạo trước đó ảnh hưởng
đến kết quả của phương pháp đặt ống
silicone. Những trẻ thông lệ đạo trước đó > 2
lần có tỷ lệ thất bại là 100%, trong khi những
trẻ thông lệ đạo trước đó ≤ 2 lần có tỷ lệ thất
bại là 8,3%, nguy cơ thất bại gấp 42 lần. Có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bảng 6: Mối tương quan giữa tỷ lệ thất bại và tuột
ống
Tuột ống

Kết quả

Thất bại
Thành công

4 (50%)
4 (50%)
Không
2 (10%)
18 (90%)
Tổng
6
22
OR= 9 CI = 0,84-120,28


Tổng
8
20
28
P = 0,0198

Biến chứng tuột ống trong thời gian lưu
ống không liên quan đến sự thất bại của
phương pháp đặt ống silicone (Khoảng tin
cậy = 0,84 - 120,28).

146

Bảng 7: Mối tương quan giữa tỷ lệ thất bại và biến
chứng trong lúc mổ
Biến chứng
trong lúc mổ

Kết quả

Thất bại
Thành công

5 (100%)
0
Không
1 (4,3%)
22 (95,7%)
Tổng

6
22
OR=105 CI = 3,96 – 5174,15

Tổng
5
23
28
P = 0,0000

Biến chứng trong lúc mổ có liên quan đến
sự thất bại của phương pháp đặt ống silicone.
Những trường hợp có biến chứng thì tỷ lệ thất
bại 100%, trong khi những trường hợp không có
biến chứng trong lúc mổ thì tỷ lệ thất bại 4,3%.
Gấp 105 lần. Có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Bảng 8: Mối tương quan giữa tỷ lệ thất bại và thời
gian lưu ống
Kết quả
Tổng
Thất bại Thành công
3 tháng
2 (8,3%) 22 (91,7%)
24
> 3 tháng
4 (100%)
0
4
Tổng
6

22
28
OR=0,2, CI = 0,01 – 3,78
P = 0,0325

Thời gian lưu ống

Nhóm lưu ống 3 tháng có 2/24 trường hợp
thất bại (8,3%), trong khi đó nhóm lưu ống
trên 3 tháng có 4/4 trường hợp thất bại
(100%). Không có sự tương quan (Khoảng tin
cậy = 0,01 – 3,78).

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu tại thời
điểm phẫu thuật đặt ống silicone là 30,36 tháng,
bé nhỏ nhất là 7 tháng, lớn nhất là 93 tháng.
Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu này thấp
hơn nghiên cứu tại Anh của tác giả Aggarwal
RK là 43 tháng tuổi(1), nhưng cao hơn nghiên
cứu tại một số nước ở châu Á của tác giả Karci
B. là 18,8 tháng tuổi(11), tác giả Po- Lieng Chen là
20,1 tháng tuổi(2), tác giả Mariya NM là 25,8
tháng tuổi(16). Sự khác nhau này thể hiện quan
điểm điều trị khác nhau ở các nước.Tác giả tại
Châu Âu chọn mẫu trên 11 tháng tuổi trong khi
các tác giả tại Châu Á chọn nhóm đối tượng trên
7 tháng tuổi. Điều này cho thấy thời điểm tiến
hành đặt ống silicone vẫn còn là một đề tài


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
tranh luận. Một số tác giả quan điểm thông lệ
đạo trễ sau 12 tháng tuổi nhằm chờ đợi sự tự
khỏi, dẫn đến thời điểm đặt ống silicone ở lứa
tuổi lớn(1,15,16). Ngược lại một số tác giả khác đề
nghị đặt ống silicone sớm trên 07 tháng tuổi,
giải quyết tình trạng chảy nước mắt, ghèn, hạn
chế phải sử dụng kháng sinh kéo dài, đồng thời
ghi nhận tỷ lệ thành công cao, tránh nguy cơ
phải can thiệp phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi
xâm lấn sau này(9,2).

Tỷ lệ thành công chung
Khi đối chiếu với các nghiên cứu khác, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi (tỷ lệ thành công:
79%) gần tương tự với các tác giả Dortzbach RK
(82,5%)(3), tác giả Aggarwal RK (80%)(1), tác giả
Jihyun Park (82,8%)(8), nhưng thấp hơn so với
kết quả của tác giả Po-Liang Chen (90%)(2), tác
giả Mariya NM (89%)(16). Sự khác biệt này là do
toàn bộ mắt trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi tiến hành đặt ống silicone sau khi đã điều trị

Nghiên cứu Y học

thông lệ đạo trước đó nhưng thất bại, trong khi

nghiên cứu của tác giả Po-Liang Chen tiến hành
đặt ống silicone ở những trẻ đã thông lệ đạo
hoặc chưa thông lần nào, còn tác giả Mariya
NM thì can thiệp đặt ống silicone nguyên phát
cho những trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh chưa trải
qua thông lệ đạo lần nào. Bên cạnh đó, còn có
sự khác biệt về tuổi của nhóm đối tượng nghiên
cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi
phân bố rộng, tuổi cao nhất lên đến 8 tuổi.
Trong bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ lớn có
sự gia tăng tỷ lệ các dạng tắc nghẽn lệ đạo phức
tạp, các bất thường vùng mũi đi kèm, gia tăng
tình trạng sẹo xơ hóa lệ đạo do quá trình điều trị
trước đây gây ra, điều này cho thấy những bệnh
nhi trong mẫu nghiên cứu được tiến hành đặt
ống silicone là những trường hợp tắc nghẽn lệ
đạo nặng, phức tạp, không đáp ứng với điều trị
bảo tồn.

Bảng 9: So sánh tỷ lệ thành công với các tác giả khác
Tác giả - Quốc Gia

Tỷ lệ thành công
(5)

Dortzbach RK, Hoa Kỳ (1982)
Aggarwal RK, Anh (1993)

(4)


82,5%
80%

(19)

Po-Liang Chen, Đài Loan (2004)

(10)

Jihyun Park, Hàn Quốc (2011)

90%
82,8%

Mariya NM, Pakistan (2012)

(16)

89%

N.T.Ngọc Anh Việt nam (2015)

79%

Các yếu tố nguy cơ liên quan sự thất bại
Mối tương quan với độ tuổi tại thời điểm can
thiệp
Độ tuổi thích hợp để tiến hành phẫu thuật
đặt ống silicone vẫn còn là một đề tài tranh cãi,
tuy nhiên đa số các nghiên cứu nhận định rằng

tỷ lệ thành công tỷ lệ nghịch với độ tuổi tại thời
điểm can thiệp phẫu thuật(6,15).
Qua bảng 4, cho thấy mối tương quan giữa
tỷ lệ thành công và độ tuổi tại thời điểm can
thiệp đặt ống silicone, nhóm bệnh nhi trên 24
tháng tuổi có 2/8 mắt thành công (25%), trong

Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tất cả đều đã thông lệ đạo thất bại, thời gian lưu ống trung bình
4,3 tháng.
Tất cả đã thông lệ đạo ít nhất 1 lần thất bại, tuổi từ 11- 108 tháng,
thời gian lưu ống trung bình 4,35 tháng
Tuổi từ 7 tháng đến 5 tuổi, mẫu gồm những trẻ đã thông lệ đạo ít
nhất 1 lần thất bại hoặc chưa thông lần nào.
Nghiên cứu hồi cứu, thời gian lưu ống từ 2 tuần đến 6 tháng.
Đặt ống silicone nguyên phát cho trẻ tuổi từ 12 - 48 tháng, lưu
ống trung bình 6,9 ± 3,4 tháng.
Tất cả đều thông lệ đạo ít nhất 1 lần thất bại, thời gian lưu ống 3 5 tháng.

khi nhóm tuổi dưới 24 tháng có 20/20 mắt thành
công (100%). Nhóm bệnh nhi trên 24 tháng tuổi
có nguy cơ thất bại cao gấp 57 lần so với nhóm
dưới 24 tháng. Đối chiếu với kết quả của các
nghiên cứu khác trên thế giới, nhận thấy công
trình của chúng tôi không có sự khác biệt về tỷ
lệ thành công theo độ tuổi. Cụ thể: Tác giả Lim
và cộng sự báo cáo kết quả nghiên cứu đạt tỷ lệ
thành công 83-100% ở độ tuổi 1- 4 tuổi và 7175% ở những trẻ trên 4 tuổi(15).Trong nghiên cứu
của tác giả Engel và cộng sự tỷ lệ thành công là
97% ở nhóm dưới 24 tháng tuổi, và giảm còn

90% ở độ tuổi lớn trên 24 tháng tuổi(6). Tác giả

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

147


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Welsh và Katowitz báo cáo tỷ lệ thành công
giảm từ 100% ở nhóm tuổi 6 tháng đến 13 tháng
xuống còn 79,6% ở nhóm trên 2 tuổi(21). Kết quả
này cho thấy can thiệp đặt ống silicone ở độ
càng lớn cho tỷ lệ thành công thấp hơn vì tắc
ống lệ mũi lâu ngày gây viêm nhiễm kéo dài
làm cho ống lệ mũi hẹp lại bởi thâm nhiễm, phù
nề, tiết tố nhầy mủ đọng nhiều trong túi lệ dẫn
đến giãn túi lệ, mất trương lực làm giảm hiệu
quả của bơm nước mắt, một số trường hợp có
biến chứng áp xe vùng túi lệ cũng gây biến đổi
mô tế bào, chèn ép vào đường lệ. Các yếu tố
trên làm cho việc điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh lâu
ngày trở nên khó khăn và không hiệu quả.

Mối tương quan với số lần thông lệ đạo trước
đây
Qua bảng 5, cho thấy số lần thông lệ đạo
trước đó ảnh hưởng đến kết quả của phương

pháp đặt ống silicone. Những mắt đã thông lệ
đạo trước đó trên 2 lần có tỷ lệ thất bại là 100%,
trong khi những mắt đã thông lệ đạo trước đó
dưới 2 lần thì tỷ lệ thất bại thấp hơn chiếm 8,3%,
nguy cơ thất bại cao gấp 42 lần. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê. Tương tự kết quả của tác
giả Nguyễn Thành Danh là thành công 100% ở
nhóm can thiệp dưới 2 lần, 66,7% ở nhóm can
thiệp trên 2 lần(18).
Thông lệ đạo là một trong những phương
pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh.Tuy nhiên
nếu quá trình thông lệ đạo lập lại nhiều lần sẽ
làm tổn thương gây xơ sẹo hệ thống lệ đạo
làm cho các phương pháp điều trị tiếp theo sẽ
gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ thành công thấp
hơn. Do đó, những trường hợp đã thông lệ
đạo 2 lần thất bại nên chỉ định đặt ống
silicone theo phác đồ điều trị.

Mối tương quan với biến chứng trong thời
gian lưu ống
Các biến chứng có thể gặp trong quá trình
lưu ống silicone bao gồm chảy máu mũi, nhiễm
trùng, rách điểm lệ, loét lệ quản, phản ứng tạo u
hạt, tuột ống.

148

Qua bảng 6, cho thấy biến chứng tuột ống
trong thời gian lưu ống không liên quan đến sự

thất bại của phương pháp đặt ống silicone.
Tương tự tác giả Engel (2007) nhận định rằng
tuột ống không làm ảnh hưởng sự thành công(6).

Mối tương quan với những yếu tố không thuận
lợi và biến chứng trong lúc mổ
Những yếu tố không thuận lợi và biến
chứng có thể gặp trong quá trình tiến hành thủ
thuật bao gồm thông sai đường, khe mũi dưới
hẹp và chảy máu mũi. Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 5 mắt (chiếm tỷ lệ 17,9%) có yếu tố
không thuận lợi bao gồm khe mũi dưới rất hẹp,
chảy máu trong lúc mổ nhiều, chúng tôi không
gặp biến chứng thông sai đường do có nội soi
hỗ trợ.
Qua bảng 7, cho thấy các yếu tố không
thuận lợi và biến chứng trong lúc mổ có liên
quan đến sự thất bại của phương pháp đặt ống
silicone. Những trường hợp có biến chứng
trong lúc tiến hành thủ thuật thì tỷ lệ thất bại
100%, trong khi những trường hợp không có
biến chứng thì tỷ lệ thất bại 4,3%. Có ý nghĩa
thống kê (p <0,05).
Theo tác giả Po-Liang Chen cho rằng tình
trạng tắc nghẽn lệ đạo làm tăng nguy cơ nhiễm
trùng và hậu quả của viêm nhiễm dẫn đến xơ
sẹo chít hẹp trong lòng lệ đạo, ghi nhận thêm
trong quá trình thông lệ đạo để đặt ống silicone,
cảm giác que thông đi qua đoạn chít hẹp, khó
kéo ống silicone xuống mũi. Những điều này

được ghi nhận trong những trường hợp thất bại
với điều trị(2).Tương tự tác giả Dortzbach đã báo
cáo những trường hợp có những yếu tố không
thuận lợi trong lúc đặt ống silicone là những
trường hợp tắc nghẽn lệ đạo nặng nên tỷ lệ thất
bại sẽ cao hơn(3).

Mối tương quan với thời gian lưu ống
Nhiều nghiên cứu của các tác giả đã báo
cáo khoảng thời gian lưu ống khác nhau từ 6
tuần đến 15 tháng, tuy nhiên thời gian lưu
ống tối ưu vẫn chưa được thống nhất (3, 19).
Trong nghiên cứu của tác giả Mariya, tỷ lệ

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
thành công là 83% khi lưu ống dưới 3 tháng,
cải thiện tỷ lệ thành công là 92,3% khi lưu ống
từ 3-6 tháng, nhưng sau đó tỷ lệ giảm xuống
nếu lưu ống kéo dài, tỷ lệ giảm còn 80% nếu
lưu trên 12 tháng(16). Tương tự, tác giả Lim
(2004) cho kết quả là 95% khi lưu ống dưới 3
tháng và giảm tỷ lệ thành công còn 87% khi
lưu ống 3-5 tháng, nếu lưu ống từ 6- 8 tháng
tỷ lệ thấp hơn là 78%, và lưu ống trên 12
tháng tỷ lệ thành công chỉ còn 67%(15).
Một số tác giả khác cũng ủng hộ quan điểm
không nên lưu ống silicone kéo dài quá lâu, như

tác giả Migliori và Putterman cho rằng chỉ nên
lưu ống trong 6 tuần với kết quả rất khả quan(17).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mẫu nghiên
cứu là 28, tuổi từ 7 tháng đến 93 tháng, tất cả đã
được thông lệ đạo trước đó và thất bại. Qua
bảng 8, cho thấy nhóm lưu ống 3 tháng có 2/24
trường hợp thất bại (8,3%), trong khi đó nhóm
lưu ống trên 3 tháng có 4/4 trường hợp thất bại
(100%). Đặc điểm chung của 4 mắt lưu ống trên
3 tháng là độ tuổi các bệnh nhi được can thiệp
đặt ống silicone là quá trễ (trên 4 tuổi), số lần
can thiệp thông lệ đạo nhiều lần (4 lần), Nghiệm
pháp thuốc nhuộm trước điều trị ở phân độ
nặng (độ 3), có những yếu tố không thuận lợi và
biến chứng trong lúc mổ là khe mũi dưới hẹp,
chảy máu mũi và biến chứng tuột ống trong
thời gian lưu ống. Những điều này cho thấy 4
mắt này tắc lệ đạo nặng, phức tạp. Theo nghiên
cứu của tác giả Peterson cho thấy việc rút ống
sớm trước 1 tháng không làm tăng nguy cơ thất
bại cho trẻ dưới 24 tháng, nhưng ảnh hưởng
làm giảm tỷ lệ thành công đối với trẻ trên 24
tháng(19). Trong nghiên cứu của tác giả Kominek
không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công của
nhóm lưu ống 2 tháng và 5 tháng(12). Điều này
ủng hộ cho quan điểm không nên lưu ống quá
kéo dài vì tỷ lệ thành công không tăng thêm mà
gây kích thích khó chịu cho đối tượng là trẻ em.

Nghiên cứu Y học


bẩm sinh. Can thiệp đặt ống silicone sớm sau
khi thất bại với phương pháp điều trị bảo tồn và
tránh nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật tiếp
khẩu túi lệ mũi xâm lấn về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


13.
14.
15.

KẾT LUẬN

16.

Phương pháp đặt ống silicone nối thông lệ
mũi mang lại hiệu quả trong điều trị tắc lệ đạo

17.

Aggarwal RK et al. (1993), "The role of nasolacrimal
intubation in the management of childhood epiphora", Eye.
7, pp. 760-762
Chen PL et al (2004), "The experience with Ritleng Intubation
System in patients with congenital nasolacrimal duct
obstruction", J Chin Med Assoc. 67, pp. 344-348.
Dortzbach RK et al. (1982), "Silicone intubation for
obstruction of the nasolacrimal duct in children", Am J
Ophthalmol. 94, pp. 585-590.
Durso F et al. (1980), "Silicone intubation in children with
nasolacrimal obstruction", Journal Pediatric Ophthalmology
Strabismus, 17, pp. 389-393.
Emmerich KH (2007), "Recent developments in the diagnosis
and management of congenital lacrimal stenosis", Essentials
in Ophthalmology: Oculoplastics and Orbit, Springer, pp. 219228.
Engel JM et al. (2007), "Monocanalicular silastic intubation for

the initial correction of congenital nasolacrimal duct
obstruction", J AAPOS. 11, pp. 183-186.
Espinoza GM and Lueder GT (2007), "Outcomes in children
with nasolacrimal duct obstruction: significance of persistent
symptoms while stents are in place", J AAPOS. 11, pp. 187188.
Jihyun P et al (2011), "Factors Affecting the Outcome of
Silicone Intubation for Congenital Nasolacrimal Duct
Obstruction", The Korean Ophthalmological Society. 52, pp. 266271.
Karci B, Yagci A, Ergezen F (2000), "Probing and
Bicanalicular silicone tube intubation under nasal endoscopy
in congenital nasolacrimal duct obstruction", Ophthal Plast
Reconstr Surg. 16, pp. 58-61.
Katowitz J.A (2002), "Management of Pediatric lower system:
Probing and silastic intubation", Pediatric Oculoplastic Surgery,
Springer.
Kaufman LM, Guay-Bhatia LA (1998), "Monocanalicular
intubation with Monoka tubes for the treatment of congenital
nasolacrimal duct obstruction", Ophthalmology. 105, pp. 336341.
Komínek P, Stanislav C, Petr M (2010), "Does the length of
Intubation Affect the Success of Treatment for Congenital
Nasolacrimal Duct Obstruction", Ophthal Plast Reconstr Surg.
26, pp. 103-105.
Lê Đỗ Thùy Lan (2008), Dị tật bẩm sinh ở mắt và các phương
pháp điều trị, Vol. 1, Nhà Xuất Bản Y học, tr.16-18.
Lê Minh Thông (2010), "Bệnh học lệ bộ", Nhãn khoa lâm sàng,
Nhà Xuất Bản Y học, tr. 350-360.
Lim CS et al. (2004), "Nasolacrimal duct obstruction in
children: outcome of intubation", J AAPOS. 8, pp. 466-472.
Mariya NM, et al. (2012), "Nasolacrimal duct obstruction in
children: outcome of primary intubation", JPMA. 62, pp.

1329-1332.
Migliori ME, Putterman AM (1988),"Silicone intubation for
the treatment of congenital lacrimal duct obstruction:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

149


Nghiên cứu Y học

18.

19.

20.

150

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

successful results removing the tubes after six weeks",
Ophthalmology(95), pp. 792-795.
Nguyễn Thành Danh (2012), “Đánh giá hiệu quả thủ thuật
thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi trong điều trị tắc lệ đạo bẩm
sinh”, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, tr. 24
Peterson NJ, Weaver RG, Yeatts RP (2008), "Effect of shortduration silicone intubation in congenital nasolacrimal duct
obstruction", Ophthal Plast Reconstr Surg. 24, pp. 167-171.
Ratliff CD, Meyer DR (1994), "Silicone intubation without
intranasal fixation for treatment of congenital nasolacrimal

duct obstruction", Am J Ophthalmology. 118, pp. 781-785.

21.

Welsh MG, Katowitz JA (1989), "Timing of Silastic tubing
removal after intubation for congenital nasolacrimal duct
obstruction", Ophthalmic Plastic Reconstructive Surgery, pp. 4348.

Ngày nhận bài báo:

15/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/04/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×