Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của bóc tách động mạch chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.25 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
CỦA BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Lê Thị Nga My*, Trần Minh Hoàng*, Lê Quang Khang*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bóc tách động mạch chủ (BTĐMC) được định nghĩa là do rách lớp nội mạc làm máu chảy vào
lớp trung mạc tạo thành lòng thật và lòng giả. Khi có nghi ngờ bóc tách động mạch chủ việc chẩn đoán, điều trị
sớm quyết định khả năng sống còn và cải thiện tiên lượng của bệnh nhân. Các phương tiện chẩn đoán bệnh này
gồm XQCLVT, cộng hưởng từ và siêu âm tim qua ngả thực quản. Trong đó, X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT)
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao từ 98 – 100%. XQCLVT giúp xác định chẩn đoán bóc tách, các kỹ thuật tái tạo
hình ảnh giúp đánh giá được biến chứng và tổn thương các nhánh mạch máu của động mạch chủ.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của bóc tách động mạch chủ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả: Những bệnh nhân được
chẩn đoán bóc tách động mạch chủ dựa vào hình ảnh X quang cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang trước điều
trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 1/1/2016 đến
31/3/2018.
Kết quả: Từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2018 trong mẫu nghiên cứu có 76 trường hợp thu thập tại bệnh viện
Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong đó có 33% BTĐMC loại A và 67% BTĐMC loại
B. Tuổi trung bình là 57,7, tỉ lệ nam: nữ khoảng 4:1. Yếu tố nguy cơ THA và xơ vữa động mạch chiếm tỉ lệ 85,5
% các trường hợp. Xác định được 214 lỗ rách lá nội mạc (trung bình 2,8 ± 1,3, trung vị 3, GTLN-GTNN 1-7),
đường kính trung bình của lỗ rách 1,5 ± 0,5 cm, vị trí thường gặp nhất là động mạch chủ bụng. Đường kính
động mạch chủ lên trung bình trong BTĐMC loại A là 5,0 cm, và 76% trường hợp đường kính <5,5cm. Đường
kính động mạch chủ xuống trung bình trong BTĐMC loại B là 4,2cm và 82% trường hợp có đường kính nhỏ
hơn 5,5cm. Tỉ lệ tràn máu màng tim là 14,5%, tràn máu màng phổi là 13,2% và tụ máu quanh động mạch chủ là
15,8%. Dấu mỏ chim là dấu hiệu hữu ích nhất để xác định lòng giả trong BTĐMC cấp tính và mạn tính. Dấu
hiệu đóng vôi thành ngoài mạch máu và đóng vôi lệch tâm lá nội mạc giúp nhận diện lòng thật.
Kết luận: Tất cả các bệnh nhân BTĐMC đều có thể xác đinh ít nhất 1 vị trí rách lá nội mạc bằng XQCLVT.


Đa số các trường hợp có đường kính động mạch chủ < 5,5 cm và không nằm trong chỉ định điều trị chọn lọc thay
động mạch chủ hay can thiệp để giảm nguy cơ tử vong do biến chứng bóc tách động mạch chủ. Dấu hiệu mỏ chim
là dấu hiệu hữu ích nhất để phân biệt lòng thật- lòng giả.
Từ khóa: bóc tách động mạch chủ, lỗ rách lá nội mạc, đóng vôi lệch tâm lá nội mạc, huyết khối trong lòng,
đóng vôi thành ngoài mạch máu, dấu mỏ chim, dấu mạng nhện

ABSTRACT
CT IMAGING FEATURE OF AORTIC DISSECTION
Le Thi Nga My, Tran Minh Hoang, Le Quang Khang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 71-77
Introduction: Aortic dissection is a tearing through the intima into the aortic wall (intimal tear), resulting
in the formation of a false lumen partitioned from the true lumen by the intimal flap. When aortic dissection is
suspected, expedient and accurate confirmation of the diagnosis is important. Diagnostic methods available to
diagnose aortic dissection include contrast-enhanced CT, MRI, TEE. CECT is highly accurate in diagnosing
*Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Nga My ĐT: 0973740714
Email:

Chuyên Đề Ngoại Khoa

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

aortic dissection, with a sensitivity and specifcity of 98% to 100%. Spiral (helical) CECT allows threedimensional reconstruction for evaluation of the dissection and branch vessels and is critical for planning
endovascular repair.
Purpose: To determine the CT feature of aortic dissection.

Materials and Methods: CT scans from 76 patients with an unoperated aortic dissection and a patent
false lumen were evaluated on a workstation of Chợ Rẫy hospital, University Medical Center HCMC.
Results: From January 2016 to March 2018, 76 patients (25 patients with type A, 51 patients with type
B) were enrolled in study. The mean age of all patients was 57.7 ± 14.4 years; 84% were male. A history of
hypertension and atherosclerosis was present in 85.5% of patients. 214 tears were identified (mean 2.8 ± 1.3
per patient, median 3, range 1–7), the mean width of intimal tear was 1.5 ± 0.5 cm, the most common
locations for tears were the abdominal aortic artery. In type A aortic dissection, maximal ascending aortic
diameters averaged 5 cm, 76% patients had aortic diameters <5.5 cm. The median aortic diameter at the level
of acute type B aortic dissection was 4.0 cm (range 3.6–4.5cm), 82% of patients with acute type B aortic
dissection had an aortic diameter <5.5 cm. Hemorrhage pericardial effusion was detected in 14.5%, periaortic
hematoma is a complication present in 15.8%, and hemorrhagic pleural effusion was present in 13.2%. The
beak sign were the most useful indicators of the false lumen for both acute and chronic dissections. Features
generally indicative of the true lumen included outer wall calcification and eccentric flap calcification.
Conclusions: All patients with an aortic dissection and a patent false lumen demonstrated one or more
aortic intimal tears using spiral CT. The majority of patients aortic dissection present with aortic diameters
5.5 cm and thus do not fall within current guidelines for elective aneurysm surgery, or elective descending
thoracic aortic repair. Methods other than size measurement of the aorta are needed to identify patients at
risk for dissection. The beak sign were the most useful indicators of the false lumen for both acute and chronic
dissections. Features generally indicative of the true lumen included outer wall calcification and eccentric
flap calcification.
Keywords: aortic dissection, eccentric calcification, intimal tear, intramural hematoma, outerwall
calcification, beak sign, cobweb sign
cứu nào về đặc điểm hình ảnh XQCLVT của bóc
ĐẶT VẤN ĐỀ
tách động mạch chủ ở Việt Nam, nên chúng tôi
Bóc tách động mạch chủ (BTĐMC) vẫn là
tiến hành nghiên cứu này nhằm góp phần cho
nguyên nhân cấp cứu hay gặp nhất trong các
cái nhìn tổng quát về một số đặc điểm hình ảnh
bệnh lý động mạch chủ, gây ảnh hưởng nghiêm

XQCLVT trong bệnh lý bóc tách động mạch chủ.
trọng đến tính mạng bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong ở
bệnh nhân bóc tách động mạch chủ cấp loại A
trước khi được phẫu thuật rất cao, tăng > 1% mỗi
giờ trong 48 giờ đầu tiên(2). Do đó việc chẩn
đoán, điều trị sớm quyết định khả năng sống
còn và cải thiện tiên lượng của bệnh nhân. Kỹ
thuật chụp mạch máu bằng XQCLVT có thể
chẩn đoán bóc tách, ngoài ra còn xác định được
kích thước động mạch chủ và các biến chứng.
Tại Việt Nam do hoàn cảnh kinh tế, điều kiện về
trang thiết bị nên XQCLVT được chỉ định trong
hầu hết các trường hợp nghi ngờ chẩn đoán bóc
tách động mạch chủ. Hiện tại chưa có nghiên

72

Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm hình ảnh của bệnh bóc tách
động mạch chủ trên X quang cắt lớp vi tính.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn
đoán bóc tách động mạch chủ dựa vào hình ảnh
X quang cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang
trước điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh và bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian từ 1/1/2016 đến 31/3/2018.

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương pháp thu thập số liệu
Quy trình thu thập số liệu được thực hiện
trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng
3/2018. Tiến hành hồi cứu hồ sơ các trường hợp
được chẩn đoán bóc tách động mạch chủ từ
phòng hồ sơ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu
chuẩn loại trừ, thu thập các số liệu về tuổi, giới,
triệu chứng lâm sàng, tiền căn. Hồi cứu hình ảnh
cắt lớp vi tính thỏa điều kiện chọn mẫu, sau đó
tiến hình phân tích đặc điểm hình ảnh.
Xử lý số liệu

Thống kê mô tả
Các biến định lượng: dữ liệu được mô tả
bằng trung bình ± độ lệch chuẩn khi ước lượng
trung bình tổng thể, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa.
Các biến định tính: dữ liệu được mô tả bằng
tần số, tỷ lệ phần trăm.
Thống kê phân tích
Sử dụng phép kiểm chi bình phương (χ2) để
xét mối liên quan giữa phân loại BTĐMC theo
Standford với đặc điểm dân số, đặc điểm lâm
sàng và vị trí rách lá nội mạc, mối liên quan giữa
đường kính động mạch chủ ngực đoạn lên với
đặc điểm dân số, mối liên quan giữa đường kính

động mạch chủ ngực xuống đoạn gần với đặc
điểm dân số. Nếu trên 20% số các giá trị vọng trị
< 5 hoặc có giá trị vọng trị < 1 thì sử dụng phép
kiểm chính xác Fisher thay cho phép kiểm chi
bình phương với ngưỡng ý nghĩa thống kê là
0,05 (p-value < 0,05).
Phép kiểm T-test được sử dụng để xác
định mối liên quan đơn biến với ngưỡng ý
nghĩa thống kê là 0,05 (p-value <0,05) khi biến
số phân phối bình thường giữa tuổi với giới,
giữa tuổi với phân loại đường kính, sử dụng
phép kiểm phi tham số Mann-Whitney khi
biến số phân phối không bình thường. Sử
dụng mô hình hồi quy logistic tìm mối liên
giữa phân loại đường kính với các đặc điểm
dân số, đặc điểm lâm sàng với ngưỡng ý nghĩa
thống kê là 0,05 (p-value < 0,05).

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

KẾTQUẢ
Thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy
trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2018
chúng tôi thu thập được 76 mẫu (với 46 trường
hợp ghi nhận tại bệnh viện Chợ Rẫy và 30
trường hợp thu thập tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh). Trong đó có 64 bệnh

nhân nam chiếm tỉ lệ 84,2% và 12 bệnh nhân nữ
chiếm tỉ lệ 15,8%. Như vậy bệnh xảy ra ưu thế
hơn ở giới nam. Tuổi nhỏ nhất trong mẫu nghiên
cứu là 25 tuổi và lớn nhất là 89 tuổi. Tuổi trung
bình là 57,7 ± 14,4 tuổi. Trong đó bóc tách động
mạch chủ tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 40-69
tuổi với tỉ lệ 72 %, nhóm tuổi ≥ 70 tuổi chiếm tỉ lệ
17% với 13/76 ca. Nhóm ≤ 39 tuổi chiếm tỉ lệ thấp
nhất với 10,5%.
Trong nghiên cứu mẫu 76 bệnh nhân bóc
tách ghi nhận 214 lỗ rách lá nội mạc, ca có số vị
trí rách lá nội mạc ít nhất là 1 vị trí, và nhiều
nhất là 7 vị trí. Trung bình mỗi bệnh nhân có
2,8 ± 1,3 lỗ rách. Kích thước trung bình của lỗ
rách lá nội mạc là 1,5 cm. Không có sự khác
biệt về số lượng lỗ rách giữa nhóm cấp tính và
mạn tính trong mỗi phân loại BTĐMC
(p>0,05). Động mạch chủ bụng là vị trí thường
gặp nhất (94 lỗ rách lá nội mạc, 44%). Vị trí
thường gặp tiếp theo là động mạch ngực
xuống (89 vị trí, 42%). Đoạn gốc động mạch và
cung động mạch chủ ít gặp nhất với 7 lỗ rách ở
gốc động mạch chủ và 4 lỗ rách ở cung động
mạch chủ). Trong BTĐMC loại A có 84% có vị
trí rách lá nội mạc quan sát được ở động mạch
chủ lên và đoạn gốc động mạch chủ nhiều hơn
nhóm không quan sát thấy lỗ rách lá nội mạc
16%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bảng 1: Phân bố lỗ rách lá nội mạc theo vị trí các
đoạn động mạch chủ

Vị trí rách
Đoạn gốc động mạch chủ
Động mạch chủ lên
Cung động mạch chủ
Đông mạch chủ xuống
Động mạch chủ bụng

Số lượng lỗ rách
(n=214)
7
20
4
89
94

Tỉ lệ
(%)
3
9
2
42
44

73


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019


Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở BTĐMC
loại A đường kính động mạch chủ lên có giá
trị trung bình 5,0 ± 1,04 cm với trung vị 4,6 cm,
với 76% trường hợp có đường kính < 5,5 cm.
Đường kính động mạch chủ ngực đoạn xuống
trong BTĐMC loại B có giá trị trung bình là 4,2
± 1,1 cm, trung vị 4,0 cm, với 82% trường hợp
có đường kính < 5,5 cm. Các dấu hiệu gợi ý
biến chứng vỡ-dọa vỡ động chủ trong bóc tách
động mạch chủ là tràn máu màng tim chiếm tỉ
lệ 14,5%, tràn máu màng phổi chiếm tỉ lệ 13,2%
và dấu hiệu tụ máu quanh động mạch chủ
chiếm tỉ lệ 15,8%. Đây là những dấu hiệu ít
gặp, làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân
bóc tách động mạch chủ. Trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi có 100% trường hợp
BTĐMC gồm cả cấp tính và mạn tính có dấu
hiệu mỏ chim, lòng giả chiếm tỉ lệ 100% và
không gặp ở lòng thật. Dấu mạng nhện chỉ có
lòng giả, không có ở lòng thật, trong khoảng
33,9% BTĐMC cấp tính và 17,7% BTĐMC mạn
tính. Những trường hợp BTĐMC có huyết
khối lòng thật luôn kèm có huyết khối ở lòng
giả. Trong bóc tách mạn tính, dấu hiệu này
gặp nhiều hơn so với bóc tách cấp tính. Bóc
tách cấp tính có dấu đóng vôi lệch tâm của nội
mạc với 32,2% ở mặt lòng thật và 1,7% mặt
lòng giả. Bóc tách mạn tính có 28,6% đóng vôi
mặt lòng thật và 0% đóng vôi mặt lòng giả.
Trong bóc tách cấp tính và mạn tính, dấu hiệu

đóng vôi lệch tâm của nội mạc mặt lòng thật
nhiều hơn lòng giả và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. BTĐMC cấp tính có 54,9% có đóng
vôi thành ngoài lòng mạch lòng thật và 0%
đóng vôi thành ngoài ở lòng giả. BTĐMC mạn
tính có 90,9% có đóng vôi lòng mạch lòng thật
và 0% lòng giả. Như vậy đóng vôi thành ngoài
trong bóc tách cấp tính chỉ gặp ở lòng thật, và
đóng vôi thành ngoài trong bóc tách mạn tính
có thể gặp ở hai lòng với 6/76 trường hợp có
đóng vôi ở cả hai lòng và không có trường hợp
nào đơn độc chỉ có đóng vôi thành ngoài mặt
lòng giả. Dấu mỏ chim có độ nhạy 100% và độ
đặc hiệu 100%, dấu mạng nhện có độ nhạy

74

30% và độ đặc hiệu 100%, huyết khối lòng
mạch có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 93% giúp
nhận diện lòng giả. Đóng vôi lớp nội mạc có
độ nhạy 34%, độ đặc hiệu 94% và dấu hiệu
đóng vôi thành ngoài có độ nhạy 63%, độ đặc
hiệu 92% giúp nhận diện lòng thật.

BÀNLUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các
trường hợp đều có thể xác định được ít nhất 1 lỗ
rách lá nội mạc, với số lượng lỗ rách lá nội mạc
trung bình là 2, vị trí thường gặp nhất là động
mạch chủ bụng. Không có sự khác biệt về số

lượng lỗ rách ở mỗi bệnh nhân giữa hai nhóm
bóc tách cấp tính và mạn tính trong mỗi phân
loại (p>0,05), với 43% lỗ rách ở động mạch chủ
ngực xuống. Tỉ lệ phân bố lỗ rách lá nội mạc
theo vị trí trong nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của tác giả Quint và cộng sự.
Trong 394 bệnh nhân BTĐMC trong nghiên cứu
của Hirst, 62% lỗ vào ở ĐMC lên và hầu hết nằm
trong khoảng 4 cm phía trên xoang Valsava, là vị
trí dòng máu có áp lực lớn nhất và xoáy nhất,
16% lỗ vào nằm ở ngay sau chỗ xuất phát động
mạch dưới đòn trái, sau đó quá trình bóc tách có
thể tiến triển xuôi dòng về phía ĐMC xuống
hoặc ngược dòng về phía ĐMC lên, 9% trường
hợp BTĐMC còn lại có lỗ vào xuất phát từ quai
ĐMC và hiếm khi xuất hiện ở ĐMC bụng, chỉ
3%(6). Đường kính lỗ rách lá nội mạc trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,5cm, tương
đương với kích thước lỗ rách lá nội mạc của tác
giả Lu Dong năm 2016 trên cả XQCLVT và DSA
là 1,4 ± 0,5 cm và 1,5 ± 0,5 cm(13). Kích thước lỗ
rách lá nội mạc giúp dự đoán sự chênh lệch áp
lực giữa lòng thật và lòng giả, kích thước càng
làm tăng sự cân bằng áp lực giữa hai lòng, lòng
thật sẽ dễ bị chèn ép gây thiếu máu tạng từ các
nhánh mạch máu xuất phát từ lòng thật(8).
Đường kính động mạch chủ lên trong bóc
tách loại A có đường kính trung bình 5,3 cm và
trung vị là 5 cm trong nghiên cứu từ dữ liệu
IRAD của Pape L năm 2007, 60% bệnh nhân có

đường kính < 5,5 cm(7). Như vậy đường kính

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
động mạch chủ lên trong nghiên cứu của chúng
tôi nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả nước
ngoài, điều này có thể giải thích do thể trạng
người Việt Nam nhỏ hơn. Tuy nhiên có điểm
chung là đa số các trường hợp bóc tách đều có
đường kính ĐMC lên < 5,5 cm (76% trong
nghiên cứu của chúng tôi và 60% của tác giả
Pape L). Nghiên cứu từ dữ liệu IRAD của tác giả
Trimarchi năm 2010 cho biết đường kính động
mạch chủ ngực xuống trong BTĐMC loại B có
giá trị trung bình 4,4 ± 1,35 cm, trung vị 4,1 cm(5).
Tương tự với BTĐMC loại A, đường kính động
mạch chủ ngực xuống trong nghiên cứu của
chúng tôi nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả
nước ngoài, và phần lớn các trường hợp bóc tách
đều đường kính ĐMC ngực xuống < 5,5 cm.
Nguy cơ bóc tách động mạch chủ và vỡ động
mạch chủ tăng khi đường kính động mạch tăng.
Với phình động mạch chủ ngực, khi đường kính
≥ 6 cm nguy cơ bóc tách hoặc vỡ tăng lên 6,9% và
nguy cơ tử vong tăng 11,5% mỗi năm(3). Lựa
chọn điều trị phình động mạch chủ ngực dự
phòng biến chứng đe doạ tính mạng phụ thuộc
vào từng bệnh nhân cụ thể, nhưng ngưỡng được

chọn để phẫu thuật thay động mạch chủ hoặc
đặt stent nội mạch được khuyến cáo khi đường
kính gốc và động mạch chủ lên ≥ 5,5 cm, cung
động mạch chủ ≥ 5,5 - 6 cm, động mạch chủ
ngực xuống và động mạch chủ bụng ≥ 5,5 - 6
cm(2,3,4,9). Từ nghiên cứu của IRAD của tác giả
Pape L về đường kính động mạch chủ lên và tác
giả Trimarchi cho thấy phần lớn bệnh nhân bóc
tách có đường kính < 5,5 cm, như vậy đường
kính động mạch trước biến cố bóc tách đa phần
sẽ < 5,5 cm và không nằm trong nhóm điều trị
chọn lọc.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dấu mỏ
chim (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%) dễ
dàng nhận hiện trên hình ảnh XQCLVT cắt
ngang là dấu hiệu đáng tin cậy giúp phân biệt
hai lòng và dấu hiệu luôn luôn có trong mọi
trường hợp bóc tách. Dấu mạng nhện là đường

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

đậm độ thấp trên hình XQCLVT có tiêm thuốc
tương phản do những sợi đàn hồi trong cấu
trúc lá trung mạc rách không hoàn toàn khi
bóc tách. Dấu hiệu này cũng chỉ gặp trong
lòng giả với độ nhạy 30%, độ đặc hiệu 100%,
được cho là khá đặc hiệu nhưng không nhạy
để nhận diện lòng giả. Điều này phù hợp với

nghiên cứu của tác giả Quint LE và cộng sự,
trong nghiên cứu của nhóm tác giả này dấu
mỏ chim được tìm thấy ở lòng giả trong tất cả
các trường hợp, dấu mạng nhện có tỉ lệ hiện
diện ở lòng giả thấp với tỉ lệ thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi, 9% ở bóc tách cấp
tính và 17% ở bóc tách mạn tính. Theo nghiên
cứu của tác giả Hayashy năm 1995, XQCLVT
phát hiện dấu mạng nhện với độ nhạy 30%,
tương đương với độ nhạy trong nghiên cứu
chúng tôi là 30%(1). Nghiên cứu năm 1997 của
nhóm tác giả Do Yun Lee mô tả trên siêu âm
nội mạch cho biết các dấu hiệu nhận biết lòng
giả với dấu mỏ chim có độ nhạy 94% và độ đặc
hiệu 100% và dấu mạng nhện có độ nhạy 23%
và độ đặc hiệu 100%(12).
Trong bóc tách động mạch chủ, huyết khối
thường hiện diện ở lòng giả do các yếu tố
đông máu tiếp xúc với các sợi trong lớp trung
mạc và sự ứ trệ của dòng chảy chậm trong
lòng giả. Huyết khối vẫn có thể có ở lòng thật
trong trường hợp bệnh nhân phình mạch chủ
trước bóc tách. Trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy huyết khối trong lòng mạch (độ
nhạy 75%, độ đặc hiệu 93%) là yếu tố giúp
nhận diện lòng giả trong cả bóc tách cấp với tỉ
lệ 64% và mạn tính với tỉ lệ 97%. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Quint LE
và cộng sự. Nghiên cứu của nhóm tác giả Do
Yun Lee cho biết dấu hiệu huyết khối lòng chỉ

có ở lòng giả có độ nhạy 29% và độ đặc hiệu
100%. Có sự khác biệt đặc điểm này so với
nghiên cứu của chúng tôi và Quint LE có thể
được giải thích bằng sự khác nhau trong hai
phương pháp khảo sát của nghiên cứu là siêu

75


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

âm và XQCLVT. Huyết khối giai đoạn cấp sẽ
đậm độ cao trên XQCLVT và đậm độ thấp
trong lòng mạch ở các giai đoạn sau.
Dấu hiệu đóng vôi thành ngoài gặp ở lòng
thật nhiều hơn ở lòng giả trong BTĐMC. Tuy
nhiên dấu hiệu này không tin cậy vì trong bóc
tách mạn tính lòng giả có thể có đóng vôi với tỉ lệ
6/76 trường hợp và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với đóng vôi thành ngoài mặt
lòng thật trong nhóm này. Trong nghiên cứu của
tác giả Quint trong bóc tách cấp tính không có
dấu hiệu đóng vôi thành ngoài ở lòng giả, trong
bóc tách mạn tính có đóng vôi thành ngoài lòng
thật nhiều hơn lòng giả, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Nghiên cứu của tác giả de Jon PA năm
2014 cho thấy có đóng vôi thành ngoài mặt lòng
giả ở cả bóc tách động mạch cấp và mạn tính(11).

Điều này được giải thích do quá trình sự nội mạc
hóa ở lòng giả hoặc theo nhóm tác giả
Blumenthal và cộng sự đã đưa ra giả thiết và
chứng minh bằng giải phẫu bệnh sự đóng vôi
trong xơ vữa động mạch có xảy ra ở lớp trung
mạc(10). Do đó, mặt ngoài lòng giả của lá nội mạc
cũng có thể đóng vôi, trong nghiên cứu của
chúng tôi dấu hiệu đóng vôi lá nội mạc mặt lòng
giả chiếm tỉ lệ 8% (với 6/76 ca), không gặp trong
bóc tách cấp tính. Đóng vôi lá nội mạc mặt lòng
thật nhiều hơn so với lòng giả ở bóc tách cấp tính
và mạn tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Vậy trong các dấu hiệu chúng tôi chọn để
phân biệt hai lòng trong bóc tách động mạch
chủ, dấu mỏ chim là dấu hiệu đáng tin cậy nhất
để xác định lòng giả, dấu mạng nhện chỉ có ở
lòng giả và huyết khối trong lòng có thể giúp
nhận diện lòng giả. Đóng vôi lá nội mạc có thể
dự đoán lòng thật, đóng vôi thành ngoài được
sử dung để dự đoán lòng thật trong trường hợp
bóc tách động mạch cấp tính.

KẾTLUẬN
XQCTVT có thể nhận diện lỗ rách lá nội mạc,
mỗi bệnh nhân bóc tách động mạch chủ có ít
nhất 1 lỗ rách, trung bình khoảng 2-3 lỗ, đường

76

kính trung bình lỗ rách là 1,5 ± 0,5 cm. Trong đó

động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng là
hai vị trí thường gặp nhất. Nhóm đường kính
động mạch chủ ngực lên ở loại A < 5,5 cm và
đường kính động mạch chủ xuống < 5,5 cm ở
loại B chiếm đa số trong các trường hợp. Các dấu
hiệu gợi ý biến chứng vỡ-dọa vỡ động chủ trong
bóc tách động mạch chủ là tràn máu màng tim,
tràn máu màng phổi và dấu hiệu tụ máu quanh
động mạch chủ là những dấu hiệu ít gặp. Trong
phân biệt lòng thật và lòng giả thì dấu mỏ chim
là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để xác định lòng
giả. Dấu mạng nhện và huyết khối trong lòng có
thể giúp nhận diện lòng giả. Đóng vôi lá nội mạc
có thể dự đoán lòng thật, đóng vôi thành ngoài
được sử dụng để dự đoán lòng thật trong trường
hợp bóc tách động mạch cấp tính.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

Anagnostopoulos CE, Manakavalan JS, Frederick KC (1972).
"Aortic dissections and dissecting aneurysms". American
Journal of Cardiology, 30(3):pp.263-273.

2.

Braunwald E (2018). "Diseases of aorta". Braunwald’s Heart
Disease: A textbook of cardiovascular medicine, pp.1195-1322.

3.


Coady MA et al (1999). "Surgical intervention criteria for
thoracic aortic aneurysms: a study of growth rates and
complications". Ann Thorac Surg, vol 67(6), pp.1922-1953.

4.

Davies RR et al (2002). "Yearly rupture or dissection rates for
thoracic aortic aneurysms: simple prediction based on size".
Ann Thorac Surg, 73(1):pp.17-18.

5.

De Jong PA et al (2014). "Computed Tomography of Aortic
Wall Calcifications in Aortic Dissection Patients". PLoS ONE,
9(7):pp.1020.

6.

Elefteriades JA (2002). "Natural history of thoracic aortic
aneurysms: indications for surgery, and surgical versus
nonsurgical risks". Ann Thorac Surg, 74(5):pp.1877-1892

7.

Hayashi H et al (1995). "CT analysis of aortic cobwebs in
aortic dissection". Nihon Igaku Hoshasen Gakkai Zasshi,
55(6):pp.402-408.

8.


Hirst AE, Johns VJ, Kime SW (1958). "Dissecting aneurysm of
the aorta: a review of 505 cases". Medicine (Baltimore),
37(3):pp.217-279.

9.

Lee DY, Williams DM, Abrams GD (1997). "The dissected
aorta: part II. Differentiation of the true from the false lumen
with intravascular US". Radiology, 203(1):pp.32-36.

10.

Lu D et al (2017). "Diagnostic value of multislice
computerized tomography angiography for aortic dissection:

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
A comparison with DSA". Experimental and Therapeutic
Medicine, 13(2):pp.405-412
11.

Pape LA et al (2007). "Aortic diameter >or = 5.5 cm is not a
good predictor of type A aortic dissection: observations from

Trimarchi S et al (2011). "Descending aortic diameter of 5.5 cm
or greater is not an accurate predictor of acute type B aortic
dissection". J Thorac Cardiovasc Surg, 142(3):pp.101-107.


Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Circulation, 116(10):pp.1120-1127.

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/12/2018

Quint LE et al (2003)."Aortic intimal tears: detection with

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

the International Registry of Acute Aortic Dissection (IRAD)".
12.

13.

Nghiên cứu Y học

spiral computed tomography". J Endovasc Ther, 10(3):pp.505-510.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

77




×