Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Ứng dụng hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử phần mềm tại công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ nodo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 60 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CNTT
HTTT
ĐKKD
VĐL
TNHH
CT
CSDL
TMĐT

Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ
Trách nhiệm hữu hạn
Công ty
Cơ sở dữ liệu
Thương mại điện tử


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 4 năm theo học tại trường Đại học Thương Mại tôi đã được làm
quen với những kiến thức về chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế. Nhận
thấy rằng hệ thống thông tin hiện tại là nền tảng cho sự hoạt động, vận hành của
mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào muốn hoạt động vững chắc, ổn định và đạt
năng suất, hiệu quả cao thì doanh nghiệp ấy phải có một hệ thống thông tin tốt, hiệu
quả và phù hợp với cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hiện tại,
các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng những hệ thống thông tin vào trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hướng tới việc đơn giản hóa các thủ
tục, công việc có thể hệ thống hóa từ đó nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh, giảm thiểu tối đa các chi phí. Vẫn còn nhiều vấn đề trong việc áp
dụng, triển khai và vận hành hệ thống thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, vậy nên chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa
trong công tác đào tạo nguồn lực để có thể áp dụng thành công các hệ thống thông


tin, phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế
Việt Nam nói chung.
Trường Đại học Thương Mại là một trong những cái nôi đầu tiên ươm mầm
cho nguồn nhân lực hệ thống thông tin kinh tế ấy của nước nhà. Với hệ thống đào
tạo bài bản, quy mô, khoa học và hệ thống đã đào tạo nên những cử nhân có tầm và
có vực phục vụ cho việc phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống thông tin vào
doanh nghiệp.
Kết thúc 4 năm đại học, tôi có cơ hội được làm khóa luận, được tổng hợp
những kiến thức trong suốt thời gian theo học chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin
Kinh Tế và có điều kiện so sánh, đối chiếu với thực tế thông qua đợt thực tập do nhà
trường tổ chức.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giúp đỡ, bồi dưỡng
những kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm theo học tại nhà trường.

Đồng cảm ơn Công ty Cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo đã tạo điều kiện
cho tôi có cơ hội, điều kiện thực tập và công tác tại công ty. Cảm ơn sự giúp đỡ
chân thành và nhiệt tình của các anh, các chị là nhân viên trong công ty đã giúp tôi
tìm hiểu thực tế về hoạt động của công ty và tình hình ứng dụng hệ thống thông tin
vào những hoạt động đó.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm sự giúp đỡ tâm huyết, trách nhiệm và tận tình
tới giảng viên – Thạc sỹ Hàn Minh Phương, người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thiện bài khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực song với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình
độ và khả năng của bản thân còn hạn chế, do đó khóa luận sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo trong khoa HTTT KINH TẾ &
TMĐT, các anh/chị nhân viên trong Công ty Cổ phần truyền thông và dịch vụ
NoDo chỉ bảo để bài khóa luận có giá trị hơn về mặt lý luận và mang tính thực tiễn
cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Huyền



PHẦN I: MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của internet đã làm thay
đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần
các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và
cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của

doanh nghiệp.
Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục
tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các
quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh
tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô hình có cách
tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định
được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về
ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình
mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ
cho mục tiêu kinh doanh.
Kiểm thử phần mềm là bộ phận sống còn của quy trình phát triển phần mềm,
sự hỗ trợ quan trọng để đảm bảo chất lượng của phần mềm. Kiểm thử phần mềm là
một lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như gia công phần mềm.
Trong thời gian thực tập ở công ty Cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo công ty về lĩnh vực CNTT, em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng quy trình quản lý lỗi
để hỗ trợ quá trình thực hiện dự án vẫn còn thủ công. Điều này gây tốn thời gian và
khó khăn cho nhân viên thực hiện dự án cũng như tiến độ dự án. Chính vì vậy, công
ty cần một hệ thống quản lý các lỗi trong quá trình thực hiện dự án. Đó là lý do em
chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử phần mềm
tại công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Ứng dụng hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử phần
mềm tại công ty cổ phần và truyền thông dịch vụ NoDo” thì bài khóa luận sẽ giải
quyết các vấn đề sau:
5


-

Tìm hiểu thực trạng, quy trình kiểm thử phần mềm tại công ty.
Tìm hiểu về ứng dụng hỗ trợ quy trình kiểm thử và đề xuất ứng dụng hỗ trợ tại


công ty.
Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý bug cho công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phần mềm hỗ trợ quản lý bug trong quy
-

1.3.2

-

trình kiểm thử phần mềm của công ty Cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
Thời gian: Năm 2017
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đảm bảo được tính đúng đắn của thông tin cũng như tính khoa học
trong nghiên cứu bài khóa luận này đã sử dụng chủ hai phương pháp: Phương pháp
thu thập dữ liệu và Phương pháp xử lý số liệu.
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Mục tiêu của phương pháp này đó là có được các thông tin liên quan đến mục
tiêu đã đề ra với độ tin cậy và chính xác cao. Đề tài chủ yếu áp dụng các phương

pháp: phỏng vấn, phiếu điều tra và quan sát trực tiếp.
• Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Để phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần
truyền thông và dịch vụ NoDo, đề tài có sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm
hiện trường thông qua phiếu điều tra và bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin
dữ liệu từ nhiều đối tượng nhân viên thuộc các phòng ban khác nhau trong công ty

như: Bộ phận lập trình, Bộ phận kiểm thử, Bộ phận kế toán, Bộ phận thị trường, Bộ
phận phát hành game, Bộ phận phân tích thiết kế, Bộ phận tư vấn và chăm sóc
khách hàng, Bộ phận marketing. Các phiếu điều tra được gửi cho các cán bộ, nhân
viên trong công ty. Sau đó, các phiếu điều tra sẽ được tổng hợp lại, xử lý và đưa vào
-

CSDL của phần mềm Excel xử lý và phân tích.
Phương pháp quan sát giúp các phân tích viên thu thập được những thông tin không
có trong tài liệu và không thu thập được qua quá trình phỏng vấn, có được một bức

-

tranh khái quát về tổ chức và cách quản lý các hoạt động của tổ chức.
Phỏng vấn những người có ảnh hưởng đến quy trình kiểm thử là các trưởng phòng,
các nhân viên và Ban giám đốc để thu được những thông tin xác thực nhất về vấn



-

đề đang nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm từ 20141017 được thu thập từ Bộ phận kế toán của công ty.

6


-

Thu thập tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, các lý thuyết về phần mềm, hệ thống

thông tin và về quy trình kiểm thử ,… từ các công trình nghiên cứu, sách, báo,
internet.
Sau khi thu thập đầu đủ các thông tin cần thiết sẽ tiến hành phân loại sơ bộ các
tài liệu đó. Nếu cần thêm tài liệu liên quan thì bổ sung và nếu đủ rồi thì tiến hành xử
lý dữ liệu.
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

-

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá dữ liệu thu thập được
các số liệu (sơ cấp, thứ cấp) để có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng quản lý

-

bug của công ty.
Sử dụng phương pháp toán thống kê (sử dụng excel) để xử lý các tài liệu, số liệu thu
thập được từ phiếu điều tra để đánh giá được thực trạng quản lý bug tại công ty.
1.5 Kết cấu khóa luận
Ngoài các mục lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận gồm:
Phần I: Mở đầu (Tổng quan vấn đề nghiên cứu)
Phần II: Nội dung

-

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bug trong quy trình kiểm thử tại

-


công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
Chương 3: Ứng dụng hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử tại công ty cổ
phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
Phần III: Kết luận

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BUG
TRONG QUY TRÌNH KIỂM THỬ PHẦN MỀM
1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm chung
Thông tin (Information) là các tin tức mà con người trao đổi với nhau, hay nói
rộng hơn thông tin bao gồm những tri thức về các đối tượng. (Nguồn: Bài giảng Tổ
chức HTTT thị trường và thương mại vĩ mô, Trường Đại học Thương Mại).
Hệ thống [1] (System) là tập hợp nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới mục đích chung.
7


Hệ thống thông tin (Information System) là một tập hợp và kết hợp của các
phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để
thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm
phục vụ các mục tiêu của tổ chức. (Nguồn: Bài giảng Tổ chức HTTT thị trường và
thương mại, Bộ môn CNTT, Trường ĐH Thương Mại)
Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Managament Information System) là một
hệ thống tích hợp “Người – Máy” tạo ra và lưu trữ các thông tin giúp con người
trong sản xuất, quản lý cũng như ra quyết định. (Nguồn: Bài giảng HTTT kinh tế và
quản lý, Bộ môn CNTT, Trường ĐH Thương Mại)
Phần mềm máy tính hay còn được gọi tắt là phần mềm (software) là một tập
hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo

một trật tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng năng hoặc một vấn đề
cụ thể nào đó.
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu
Kiểm thử phần mềm (Software Testing) là một hoạt động kiểm tra được thực
hiện để cung cấp cho các bên liên quan thông tin về chất lượng sản phẩm hoặc dịch
vụ đang được kiểm tra. Kiểm thử phần mềm cũng có thể cung cấp một cái nhìn
khách quan, độc lập về phần mềm để cho phép các doanh nghiệp đánh giá và nắm
được rủi ro khi triển khai phần mềm. Các kỹ thuật kiểm tra bao gồm quá trình thực
hiện chương trình hoặc ứng dụng với mục đích tìm lỗi phần mềm và để xác minh
rằng sản phẩm phần mềm phù hợp sử dùng.
Bug là một khiếm khuyết trong một thành phần hoặc hệ thống mà nó có thể
làm cho thành phần hoặc hệ thống này không thực hiện đúng chức năng, yêu cầu
của nó. Có thể là lỗi giao diện, lỗi chức năng, lỗi nghiệp vụ.
Testcase: Được dịch ra tiếng việt là ca kiểm thử. Là một dạng thức mô tả dữ
liệu đầu vào, một số hành động (hành vi) hoặc sự kiện và một kết quả mong đợi để
xác định chức năng của một ứng dụng phần mềm hoạt động đúng hay không.
Quy trình kiểm thử phần mềm là một dãy các hành động, con người và hệ
thống liên quan để làm ra một sản phẩm, dịch vụ theo các lặp đi lặp lại. Quy trình
kiểm thử là một giai đoạn trong chu trình phát triển phần mềm. Giai đoạn này được
thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo phần mềm đi đúng hướng theo
yêu cầu của người dùng.

8


Đặc tả yêu cầu phần mềm: Phần mềm được viết để thực hiện các nhu cầu
của khách hàng. Các nhu cầu của khách hàng được thu thập, phân tích đánh giá và
là cơ sở để quyết định chính xác các đặc trưng cần thiết mà sản phẩm phần mềm
cần phải có. Dựa trên yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu bắt buộc khác, đặc tả
được xây dựng để miêu tả chính xác các yêu cầu mà sản phẩm phần mềm cần phải

đáp ứng. Tài liệu đặc tả là cơ sở để đội ngũ phát triển phần mềm xây dựng sản phẩm
phần mềm.
Chất lượng và độ tin cậy của phần mềm: Theo từ điển, chất lượng của một
sản phẩm được thể hiện bằng các đặc trưng phù hợp với đặc tả của nó. Theo cách
hiểu này, chất lượng của một sản phẩm phần mềm là sự đáp ứng các yêu cầu về
chức năng, sự hoàn thiện và việc tuân thủ nghiêm ngặt trong đặc tả, cùng các đặc
trưng mong chờ từ mọi sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp. Chất lượng phần mềm
đặc trưng cho “độ tốt” của phần mềm và gồm các yếu tố về chất lượng như: tính
đúng đắn (hành vi đúng như đặc tả), tính hiệu quả (tiết kiệm thời gian và tiền bạc),
độ tin cậy, dễ học,dễ sử dụng…Như vậy, độ tin cậy chỉ là yếu tố để đánh giá chất
lượng của một sản phẩm phần mềm. Độ tin cậy của phần mềm là xác suất để phần
mềm chạy không có thất bại trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được xem là
một yếu tố quan trọng của chất lượng phần mềm.
1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống quản lý bug trong quy trình kiểm thử

1.2.1 Kiểm thử phần mềm
1.2.1.1 Tổng quan
Kiểm thử phần mềm là một phần của tiến trình phát triển phần mềm. Nó là
tiến trình đánh giá một hệ thống hoặc một thành phần của hệ thống bằng tay hoặc tự
động, nhằm xác định lại sự thỏa mãn các yêu cầu của phần mềm.

Hình II 1: Mô hình vòng đời tổng quát phát triển một hệ thống phần mềm
Mô tả vòng đời tổng quát phát triển một hệ thống phần mềm:
-

Khi có yêu cầu của khách hàng (yêu cầu của bài toán) rõ ràng thì nhân viên tiến
hành phân tích, đặc tả yêu cầu rồi gửi cho bộ phận thiết kế.
9



-

Sau khi nhận được tài liệu đặc tả, bộ phận thiết kế tiến hành thiết kế giao diện, thiết

-

kế dữ liệu cho hệ thống và bàn giao cho bộ phận lập trình.
Bộ phận lập trình tiến hành lập trình sau khi nhận được giao diện và dữ liệu.
Phần mềm được hoàn thành thì bộ phận kiểm thử tiến hành kiểm thử phần mềm và

-

trao đổi với bộ phận lập trình.
Cuối cùng, khi việc kiểm thử được hoàn tất thì tiến hành cài đặt, vận hành và bảo
trì.
1.2.1.2 Mục đích của kiểm thử phần mềm
Theo Deutsch [4]:
“Phát triển hệ thống phần mềm gồm rất nhiều hoạt động sản xuất và nguy cơ
lỗi là rất lớn. Lỗi có thể xảy ra ngay lúc khởi đầu tiến trình, hay trong các giai
đoạn thiết kế hoặc phát triển sau này…”
Kiểm thử phần mềm nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm.
Theo Glen Myers [4]:
Kiểm thử là tiến trình thực thi để tìm ra lỗi.

-

Một trường hợp kiểm thử là trường hợp có xác suất cao để tìm ra lỗi chưa biểu hiện.
Kiểm thử thành công khi phát hiện ra lỗi.
Những mục đích trên đi ngược lại với quan điểm thông thường “kiểm thử
thành công là kiểm thử không tìm ra lỗi nào”. Nếu kiểm thử không phát hiện ra lỗi

thì ta sẽ nghĩ rằng cấu hình kiểm thử này chưa đúng và lỗi vẫn còn tiềm ẩn trong
phần mềm. Nếu lỗi này được phát hiển bởi người dùng thì chi phí cho việc bảo trì,
xác địn lỗi có thể gấp rất nhiều lần chi phí tìm lỗi trong quá trình phát triển. Vậy
kiểm thử thành công là kiểm thử tìm ra lỗi.
Chúng ta cần nhớ rằng “Kiểm thử không thể chứng được việc không có khiếm
khuyết, nó chỉ có thể chứng minh rằng khiếm khuyến phần mềm hiện hữu.”
1.2.1.3 Các giai đoạn kiểm thử phần mềm
Trong quá trình kiểm thử gồm 4 giai đoạn:

-

Phác họa môi trường của phần mềm: Tìm xem có khoảng bao nhiêu trường hợp cần

kiểm thử, là những trường hợp nào.
- Tìm kịch bản kiểm thử: Mỗi kịch bản sẽ có thời gian và chi phí cần thiết. Chỉ chọn


một số kịch bản tiêu biểu để dùng cho kế hoạch kiểm thử.
Thực thi và đánh giá kịch bản kiểm thử:
Thực thi kịch bản kiểm thử: Để kết luận kết quả kiểm thử là đúng hay sai, người
kiểm thử chuyển nó thành hình thức có thể thực thi được bằng cách thực hiện lại
các thao tác của người dùng dựa trên kịch bản kiểm thử đó.
10




Đánh giá kịch bản kiểm thử: Đánh giá phải dựa trên kết quả thực thi của phần mềm,
kết quả thực thi kịch bản kiểm thử, kết quả mong muốn theo bản đặc tả yêu cầu.
Bản đặc tả phải được đảm bảo đúng. Người kiểm thử sẽ so sánh kết quả thực thi và


-

kết quả mong muốn có gì sai khác không
Đo lường sự tiến bộ của phần mềm sau khi đã kiểm thử: Đáng giá tiến trình kiểm
thử dựa trên độ đo về kết quả kiểm thử.
1.2.1.4 Kiểm thử trong các giai đoạn phát triển phần mềm
Chu trình kiểm thử:

1.

Phân tích yêu cầu: Quá trình kiểm thử nên được bắt đầu từ giai đoạn yêu cầu của

2.

phần mềm.
Phân tích thiết kế: Trong suốt giai đoạn thiết kế, nhóm kiểm thử nên làm việc với

3.
4.

nhóm phát triển để hiểu rõ cách thiết kế nhằm kiểm thử dễ dàng và sớm hơn.
Lên kế hoạch kiểm thử.
Trình bày kiểm thử: Thủ tục kiểm thử, kịch bản kiểm thử, những trường hợp kiểm

5.

thử, những tập lệnh kiểm thử để sử dụng trong quá trình kiểm thử.
Tiến hành kiểm thử: Những nhà kiểm thử tiến hành thực thi các trường hợp kiểm


6.

thử theo bản kế hoạch đã lập ra và thông báo tất cả lỗi tìm được cho nhà phát triển.
Thông báo kết quả kiểm thử: Khi quá trình kiểm thử thành công, người kiểm thử
thông báo kiểm thử.
Không phải tất cả các lỗi và khuyết điểm đều phải được sửa chữa bởi nhóm
phát triển phần mềm. Một số khuyết điểm có thể do cấu hình kiểm thử chưa phù
hợp với môi trường phần mềm. Một số lỗi khác có thể đợi để sửa ở phiên bản mới
của phần mềm hoặc những thiếu sót có thể được người dùng chấp nhận. Nhóm phát
triển có thể bỏ qua những lỗi mà họ cho rằng nó ảnh hưởng không đáng kể đến
chương trình.
a, Kiểm thử trong giai đoạn đặc tả yêu cầu
Kiểm thử yêu cầu hệ thống



Mục đích của kiểm thử yêu cầu hệ thống là:



-

Đảm bảo cấu hình phần cứng, hệ điều hành phù hợp với phần mềm cần kiểm thử.
Chắc chắn rằng mọi chức năng hệ thống phần mềm đều thực thi tốt.
Đảm bảo các cấu hình trong hệ thống phần mềm đều được nhận ra.
Kiểm chứng sự chính xác của cấu trúc hệ thống phần mềm.
Đảm bảo rằng số lượng các yêu cầu và số lượng thuộc tính của yêu cầu theo đúng lý

-


thuyết.
Đảm bảo rằng những yêu cầu có thể thực hiện được.
Kiểm thử yêu cầu phần mềm
11


Kiểm thử yêu cầu phần mềm là kiểm tra chi tiết các yêu cầu tương ứng với
những chức năng của phần mềm. Mục đích:
-

Xác nhận đã hoàn thành.
Đảm bảo rằng bản đặc tả yêu cầu đáng tin cậy, có thể duy trì được, khả thi và chính

-

xác.
Đảm bảo khả năng làm đúng các yêu cầu ở mức cao nhất.
Xác nhận rằng các yêu cầu đã đủ cho việc thiết kế phần mềm.
Xác nhận những yêu cầu là thích hợp và có thể kiểm tra được.
b, Kiểm thử trong giai đoạn thiết kế.



Kiểm thử thiết kế kiến trúc
Mục đích của việc kiểm tra thiết kế kiến trúc là:

Đảm bảo việc thiết kế phù hợp với bản đặc tả yêu cầu.
Đảm bảo tất cả giao diện được thiết kế một cách đúng đắn.
Xem lại danh sách các mô- đun và chức năng tổng quát của mỗi modul.
Phát hiện các thiết kế không đúng theo yêu cầu, sau đó sửa chữa lại theo yêu cầu.

Xác định các thành phần có thể dùng lại được.
Đảm bảo rằng thiết kế bám sát bản đặc tả.
Xác nhận tính hợp lệ của các giao diện nhập, xuất.
• Kiểm tra thiết kế chi tiết
-

Mục đích của việc kiểm tra thiết kế chi tiết:
-

Đảm bảo rằng thiết kế phù hợp với bản đặc tả yêu cầu.
Xác nhận tính hợp lệ của tất cả các thuật toán logic, cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh

-

được sử dụng trong phạm vi mỗi mô-đun.
Quyết định việc thiết kế chi tiết đối với mỗi mô- đun được chấp nhận hay cần thiết

-

kế lại?
Đảm bảo tất cả thiết kế đều tuân theo quy định và các chuẩn đã đề ra.
c, Kiểm thử trong giai đoạn lập trình
Mục đích của kiểm thử trong giai đoạn lập trình:

-

Đảm bảo rằng mã nguồn phù hợp với bản đặc tả yêu cầu đã được phê duyệt.
Xác nhận mức chính xác và tính hoàn tấp của việc lặp.
Xác nhận rằng tất cả các chi tiết thiết kế đã được lập trình.
Đảm bảo rằng việc lập trình theo sát bản đặc tả yêu cầu.

Đảm bảo tất cả những gì được lập trình đều được mô tả theo bản thiết kế chi tiết.
1.2.1.5 Người kiểm thử
Để chuẩn bị kế hoạch và thực hiện kiểm thử, người kiểm thử phải tìm hiểu về
phần mềm, nghĩ ra những nghiệp vụ, dữ liệu đầu vào và cách phối hợp chúng. Điều
quan trọng là phải có kỹ thuật giỏi và kế hoạch phù hợp.

12


Người kiểm thử không chỉ cần có kỹ năng phát triển phần mềm tốt mà còn
phải rất am hiểu về các ngôn ngữ thông dụng, nguyên lý đồ thị và các thuật toán.
Ngoài ra, họ phải có khả năng nhạy bén trong việc phát hiện những lối phức tạp.
Nói chung, người lập trình cần có kiến thức chuyên sâu, còn người kiểm thử phải có
kiến thức rộng.

Hình II 2: Người lập trình

Hình II 3: Người kiểm thử

Hình II 4: Kiến thức cần có của người kiểm thử.

13


1.2.1.6 Luồng thông tin kiểm thử

Hình II 5: Mô hình luồng thông tin kiểm thử
Đầu vào được cung cấp cho tiến trình kiểm thử:
-


Cấu hình phần mềm gồm: Bản đặc tả yêu cầu phần mềm, bản đặc tả thiết kế và mã

-

nguồn chương trình.
Cấu hình kiểm thử gồm: Kế hoạch và thủ tục kiểm thử, công cụ kiểm thử, trường
hợp kiểm thử và kết quả dự kiến.
Tất cả kết quả kiểm thử được đánh giá bằng cách so sánh với kết quả dự kiến,
nếu có sai khác thì đó có thể là lỗi.
Các kết quả kiểm thử sẽ xác định chất lượng và độ tin cậy của phần mềm.

1.2.1.7 Các phương pháp kiểm thử
• Kiểm thử hộp đen (Black –box Testing)

-

Trong kiểm thử hộp đen ta sẽ không để ý đến bên trong của hệ thống, mà chỉ quan
tâm đến dữ liệu và thông tin đầu ra.

Hình II 6: Kiểm thử hộp đen

-

Kiểm thử hộp đen là còn được gọi là kiểm thử chức năng hay kiểm thử bên ngoài.
Kiểm thử hộp đen coi phần mềm như là một "hộp đen", kiểm thử chức năng mà
không cần bất kỳ kiến thức về cấu trúc và hành vi bên trong phần mềm. Tiến hành
kiểm thử hộp đen, người kỹ sư phần mềm sẽ tìm ra những điều kiện cần thiết đối

với dữ liệu đầu vào, đây chính là điều kiện để một chương trình chạy đúng.
• Kiểm thử hộp trắng (White-box Testing)

14


-

Kiểm thử hộp trắng là phương pháp kiểm thử dựa vào các hàm, các thủ tục trong mã
nguồn.

Hình II 7: Kiểm thử hộp trắng
-

Kiểm thử hộp trắng sử dụng các chiến lược cụ thể và sử dụng mã nguồn của chương
trình/ đơn vị phần mềm cần kiểm thử nhằm kiểm tra xem chương trình/đơn vị phần
mềm có thực hiện đúng so với thiết kế và đặc tả hay không. Kiểm thử hộp trắng cho
phép phát hiện các lỗi tiềm ẩn bên trong chương trình/ đơn vị phần mềm. Các lỗi

này thường khó được phát hiện bởi kiểm thử hộp đen.
• Kiểm thử hộp xám (Gray-box Testing)
- Kiểm thử hộp xám đòi hỏi phải có sự truy cập tới cấu trúc dữ liệu và giải thuật bên
trong cho những mục đích thiết kế các ca kiểm thử, nhưng là kiểm thử ở múc người
sử dụng hay là hộp đen. Việc thao tác với dữ liệu đầu vào và định dạng dữ liệu đầu
ra là không rõ ràng giông như một chiếc “hộp xám”.
1.2.1.8 Các mức kiểm thử
Kiểm thử phần mềm không hoạt động một cách gò bó mà được thực hiện một
cách linh hoạt. Điều đó phụ thuộc vào phần mềm phát triển theo mô hình nào và
giai đoạn phát triển trong dự án phần mềm.

Hình II 8: Mức độ kiểm thử cơ bản
15





-

Kiểm thử đơn vị ( Unit test)
Kiểm thử đơn vị là việc kiểm thử các đơn vị chương trình một cách độc lập. Đơn vị
chương trình được định nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh công việc. Một đơn vị
chương trình là một đoạn mã nguồn như hàm hoặc phương thức của một lớp. Đơn
vị chương trình cần được kiểm thử riêng biệt để phát hiện lỗi và khắc phục chúng

-

trước khi được tích hợp với các đơn vị khác.
Đặc điểm của unit test: Dễ tổ chức, kiểm tra, ghi nhận và phân tích kết quả. Nếu

phát hiện lỗi thì dễ dàng phát hiện nguyên nhân và dễ sửa chữa.
• Kiểm thử tích hợp (Integraytion test)
- Kiểm thử tích hợp là mức kế tiếp của kiểm thử đơn vị. Sau khi các đơn vị chương
trình cấu thành hệ thống đã được kiểm thử, chúng cần kết nối với nhau để tạo thành
hệ thống đầy đủ và có thể làm việc. Kiểm thử tích hợp nhằm đảm bảo hệ thống làm
việc ổn định trong môi trường thí nghiệm để săn sàng cho việc đưa vào môi trường
thực sự.
- Kiểm thử tích hợp có 2 mục tiêu chính:
 Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các đơn vị.
 Tích hợp các đơn vị Unit đơn lẻ thành các hệ thống nhỏ (subsystem) và cuối cùng là
hệ thống hoàn chỉnh (system)
Có 4 loại quan trọng nhất cần kiểm tra trong Integraytion test:
 Kiểm tra cấu trúc (Structure Test): Nhằm đảm bảo thành phần cấu trúc bên trong
-


của một chương trình chạy đúng.
 Kiểm tra chức năng (Funtional Test): Kiểm tra chức năng của chương trình theo yêu
cầu kỹ thuật.
 Kiểm tra hiệu năng (Performance Test): Kiểm tra vận hành của hệ thống.
 Kiểm tra khả năng chịu tải (Stress Test): Kiểm tra các giới hạn của hệ thống.
• Kiểm thử hệ thống (System Test)
- System test là kiểm tra toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp có thỏa mãn yêu cầu đặt ra
hay không. System test bắt đầu khi tất cả các bộ phận của phần mềm đã được tích
hợp thành công. Mục đích của kiểm thử hệ thống là đảm bảo rằng việc cài đặt tuân
thủ đầy đủ các yêu cầu của người dùng.
System test gồm nhiều loại kiểm tra khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:
 Kiểm tra chức năng (Funtional Test): bảo đảm các hành vi của hệ thống thỏa mãn
-



đúng yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra khả năng vận hành (Performance Test): bảo đảm tối ưu việc phân bố tài
nguyên hệ thống nhằm đạt các chỉ tiêu như thời gian xử lý hay đáp ứng yêu cầu truy

vấn…
 Kiểm tra khả năng chịu tải (Stress Test hay Load Test): bảo đảm hệ thống vận hành
đúng dưới áp lực cao.
16






Kiểm tra cấu hình (Configuration Test).
Kiểm tra khả năng bảo mật (Security Test): bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật của dữ

liệu trong hệ thống.
 Kiểm tra khả năng phụ hồi (Recovery Test): đảm bảo hệ thống có khả năng khôi
-

phục trạng thái ổn định trước đó trong tình huống mất tài nguyên hoặc dữ liệu.
Các kiểm tra trên rất quan trọng, bảo đảm hệ thống đủ khả năng làm việc trong môi
trường thực. Nhưng không nhất phải thực hiện tất cả các loại kiểm tra trên. Tùy yêu
cầu và đặc trưng của hệ thống, tùy khả năng và thời gian cho phép của dự án mà

tiến hành loại kiểm tra nào.
• Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Test)
- Acceptance Test thường có ý nghĩa là người dung cuối kiểm thử chương trình xem
sản phẩm phần mềm có đáp ứng đầy đủ những chức năng mà họ cần hoặc có đúng
với quy trình công việc mà họ vẫn làm hay không? Đây là mức quyết định xem sản
phẩm đã thực sự hoàn thiện để chuyển tới người sử dụng.
• Kiểm thử hồi quy (Regression Test)
- Kiểm thử hồi quy là kiểm tra lại phần mềm sau khi có một sự thay đổi nào xảy ra,
để đảm bảo phiên bản phần mềm mới thực hiện tốt các chức năng như phiên bản cũ
và sự thay đổi không gây ra lỗi trên những chức năng vẫn đã làm việc tốt.
Regresstion Test có thể kiểm thử tại mọi mức kiểm thử khác.
1.2.2 Ứng dụng phần mềm
1.2.2.1 Tổng quan
Ứng dụng phần mềm là việc thực hiện đưa một hệ thống phần mềm đã có sẵn
vào một quy trình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm khai thác tối đa chức năng của
phần mềm hệ thống và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Việc ứng dụng thành công một phần mềm phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố,
như xác định và đặt bài toán rõ ràng, lựa chọn được phần mềm đúng yêu cầu, việc

đào tạo hướng dẫn sử dụng cẩn thận và bài bản…
1.2.2.1 Mục đích

-

Việc ứng dụng phần mềm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian xây dựng hệ thống phần mềm mới có chức năng tương tự hệ

-

thống phần mềm đã có.
Tiết kiệm chi phí và nhân lực.

1.2.2.3 Quy trình ứng dụng phần mềm

17


Hình II 9: Quy trình ứng dụng phần mềm
-

Lập đội quản lý dự án: Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp cần phải cắt cử
một người/nhóm phụ trách việc mua và triển khai phần mềm. Nhóm dự án gồm có
các cán bộ nghiệp vụ và các cán bộ tin học. Nhóm này có trách nhiệm đặt ra mục

-

tiêu của dự án rõ ràng và cụ thể, lên kế hoạch và điều hành việc triển khai dự án.
Xác định, đặt bài toán: Trước khi lựa chọn các đối tác phải xác định thật rõ bài
toán. Không nên chỉ nêu ra những yêu cầu chung chung mà phải chỉ rõ ra những

yêu cầu cụ thể, xác định các bài toán ưu tiên. Để tiết kiệm thời gian làm việc với các
đối tác, phải thu thập trước các thông tin liên quan đến quy trình nghiệp vụ, các mẫu
báo cáo, các thông tin đầu vào, các bước xử lý số liệu, các mối liên hệ, trao đổi số
liệu giữa các phòng ban, trình độ nghiệp vụ và trình độ tin học của người sử dụng,
hạ tầng cơ sở phần cứng, mô tả hệ thống phần mềm hiện tại... Ngoài ra, không

-

những chỉ ra các bài toán hiện tại mà còn phải đặt ra các yêu cầu trong tương lai.
Tìm kiếm và lựa chọn đối tác: Sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào
đối tác. Không nên quá chú trọng vào vấn đề giá rẻ hay là sự quen biết, mà phải lựa
chọn được đối tác tốt. Về sản phẩm phải dựa vào yêu cầu đặt ra xem sản phẩm có
đáp ứng được không. Xem xét sản phẩm về các khía cạnh: đáp ứng nghiệp vụ, dễ sử
dụng, khả năng mở rộng... Trong trường hợp cần thiết có thể mời các đối tác khảo
sát chi tiết bài toán để nắm rõ hơn các yêu cầu. Lưu ý là trong trường hợp sản phẩm
không đáp ứng được tất cả các yêu cầu đặt ra thì có thể xem xét mức độ thỏa mãn
theo mức độ ưu tiên của các bài toán. Về kinh nghiệm của các đối tác nên xem xét
các vấn đề: số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm, các khách hàng trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh tương tự. Có thể gọi điện hoặc đến thăm một số khách
hàng để hỏi về sản phẩm, dịch vụ. Về tính chuyên nghiệp của đối tác có thể xem xét
các vấn đề: tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu đào tạo, nhân viên trình bày; trụ
sở...
18


-

Khảo sát và phân tích chi tiết bài toán: Đối với các bài toán lớn, các yêu cầu
phức tạp thì cần phải có những khảo sát và phân tích chi tiết bài toán từ phía đối tác.
Qua bước khảo sát và phân tích này sẽ xác định xem chương trình đáp ứng được các

yêu cầu nào, cần phải sửa đổi hoặc làm thêm những phần nào. Trong một số trường
hợp nên có những thay đổi nhất định trong quy trình, đặc biệt là đối với các trường
hợp ít xảy ra; một số công đoạn có thể xử lý, tính toán bên ngoài trên Excel. Lưu ý
là không nên quá cứng nhắc trong việc bắt buộc chương trình phải theo đúng quy
trình nghiệp vụ hiện có hoặc phải sửa đổi chương trình để giống như chương trình
đang sử dụng trong các thao tác, các tiện ích. Khi phải sửa đổi quá nhiều để đáp ứng
các tất cả các trường hợp, các yêu cầu thì thông thường chương trình hay mắc lỗi và

-

rất khó nâng cấp và phát triển sau này. Đây là điều đặc biệt nên lưu ý.
Đào tạo: Việc đào tạo phải được chú trọng và cân đào tạo một cách bài bản để có

-

thể khai thác tối đa chức năng của phần mềm hệ thống
Thiết lập ban đầu cho hệ thống: Dựa vào yêu cầu, dựa vào hiểu biết về sản phẩm
phải cân nhắc thật kỹ các thiết lập ban đầu cho hệ thống. Đây là một việc cực kỳ
quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng sau này. Các thiết lập ban đầu này
bao gồm xây dựng các hệ thống các danh mục, khai báo các tham số, quy định về
quy trình cập nhật và xử lý chứng từ, số liệu... Lưu ý là có thể phải có những thay
đổi nhất định, ví dụ như việc thiết lập hệ thống tài khoản, tiểu khoản, cách tổ chức

-

để quản lý các vụ việc, công trình, sản phẩm…
Nâng cấp, phát triển mở rộng: Theo sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp sẽ
có những sửa đổi và phát triển sản phẩm đang sử dụng. Cần phải cân nhắc việc sửa
đổi và phát triển mở rộng sản phẩm hiện đang sử dụng hay là nâng cấp lên sản
phẩm mới (kèm theo các sửa đổi và phát triển mở rộng theo yêu cầu đặc thù).

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trên thực tế, đã có rất nhiều các tài liệu, công trình nghiên cứu, sinh viên lựa
chọn các mảng đề tài liên quan đến HTTT hỗ trợ quy trình kiểm thử để nghiên cứu,
làm đề tài khóa luận cũng như các ứng dụng đã triển khai vào thực tế. Sau đây là
một số đề tài mà tôi đã có cơ hội tham khảo:

-

Đề tài thứ nhất là luận văn thạc sĩ “Xây dựng công cụ hỗ trợ sinh ca kiểm thử cặp”
của Nguyễn Thị Tự - Khoa công nghệ thông tin- Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đề tài đi sâu vào xây dựng công cụ hỗ trợ sinh ca kiểm thử cặp, nhưng khi được sử

19


dụng thực tế thì vẫn còn một số hạn chế nhất định như là thời gian xử lý, thiếu
-

nhiều thành phần để có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Đề tài thứ hai là luận văn “Tìm hiểu về kiểm thử phần mềm và xây dựng hệ thống hỗ
trợ quản lý tiến trình kiểm thử” của nhóm sinh viên Vũ Ngọc Sen- Nguyễn Thị
Quyên- Khoa công nghệ thông tin- Trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên TP HCM.
Đề tài hướng đến tìm hiểu quy trình kiểm thử và xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý
tiến trình bao gồm quản lý các trường hợp kiểm thử, các bản báo cáo kiểm thử, các

-

lỗi…
Đề tài cuối cùng là luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý quy trình

kiểm thử các dự án phần mềm” của Lê Thị Như Thủy- khoa Công nghệ thông tinTrường Đại học Đà Nẵng. Khác với hai đề tài trước, luận văn này được thực hiện
với mục đích xây dựng chương trình quản lý quy trình kiểm thử một cách tập trung.
Chương trình hỗ trợ kiểm soát hệ thống trong quá trình kiểm thử, giám sát các lỗi.
Phạm vi sử dụng của hệ thống này vẫn còn hạn chế, chưa thể sử dụng với quy mô
rộng.
Hiện nay, hầu hết các công ty phần mềm đều sử dụng hệ thống hỗ trợ quy trình
kiểm thử. Tùy vào cách thức hoạt động của mỗi công ty mà sử dụng hệ thống hỗ trợ
quy trình kiểm thử. Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này rất đa dạng.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu xây dựng các hệ
thống hỗ trợ quy trình kiểm thử. Có rất nhiều phần mềm mã nguồn mở và đang
được các công ty phần mềm tại Việt Nam đưa vào sử dụng. Các phần mềm hỗ trợ
quy trình kiểm thử bao gồm: hỗ trợ quản lý testcase, quản lý các yêu cầu, kế hoạch
test, thực thi test, quản lý các dự án, quản lý các bug… Một số phần mềm hỗ trợ
quản lý lỗi như mantis bug tracker, jira, redmine…Ngoài ra còn có phần mềm hỗ trợ
như testlink giúp quản lý testcase và thực thi test.

20


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
BUG TRONG QUY TRÌNH KIỂM THỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ NO DO
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
-

Tên công ty: Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
Địa chỉ: Số nhà 12 ngách 24/99, đường Kim Đồng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng


-

Mai, Hà Nội.
Văn phòng đại diện: Phòng 1501, VNTower, 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Mã số thuế: 0106235097
Phone: (+84) 462.932.083
E-mail:
Ngày thành lập: 18/07/2013
Số ĐKKD: 0106235097
Ngày cấp: 18/07/2013
Vốn điều lệ: 4 tỷ
Mã số thuế: 0106235097
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo là một công
ty phần mềm cung cấp các giải pháp, thiết bị và triển khai dự án cho doanh
nghiệp.Được thành lập bởi 5 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
NoDo đã có 6 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông
tin.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2010 công ty được thành lập với tên là Công ty cổ phần và truyền thông
Sắc Việt. Khi đó công ty hoạt động trong mảng game là chủ yếu. Sau đó, vào năm
2013 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo. NoDo
xác định luôn trung thành với giá trị cốt lỗi của mình “Nghiên cứu và phát triển
công nghệ”. NoDo mang hoài bão và sứ mệnh giúp khách hàng tiết kiệm nguồn lực
để vận hành nghiệp vụ, giúp khách hàng triển khai ý tưởng kinh doanh. Từ khi
thành lập đến nay, công ty giữ vững niềm tin đó và ngày càng đi lên phát triển.
Năm 2013, NoDo bắt đầu với 20 nhân viên và chủ yếu làm về mảng game.
Cho đến nay số lượng nhân viên đã tăng lên gấp đôi. Các lĩnh vực được mở rộng,
không chỉ game mà NoDo còn tham gia nhiều các dự án cho doanh nghiệp, thiết kế
web, cung cấp các giải pháp, dịch vụ cho doanh nghiệp…


21


2.1.3 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân lực
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

-

Số lượng nhân sự: 45 người
Kỹ sư lập trình: 18 người
Kinh doanh: 2 người
Quảng cáo & Marketing: 5 người
SEO : 6 người
Kiểm thử: 4 người
Tài chính & nhân sự: 3 người
Chứng chỉ công nghệ quốc tế: 4 người
Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo là một công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ thông tin. Vậy nên, nguồn nhân lực của công ty chủ yếu là đội ngũ
chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các nhân viên chủ yếu từ các

trường đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Aptech…
Nhân viên kỹ thuật trong công ty sẽ phụ trách về an toàn, bảo mật thông tin
Trình độ ngoại ngữ: 100% nhân viên đạt TOEC > 600
100% nhân viên đều biết sử dụng máy tính
• Sơ đồ tổ chức của công ty
-

Hình II 10: Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần truyền thông và dịch vụ NoDo.
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận


-

Bộ phận kế toán: cung cấp thông tin tài chính, hợp đồng các dự án , chi trả lương

-

nhân viên, các giấy tờ pháp lý…
Bộ phận marketing: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Bộ phận lập trình: Thực hiện lập trình các dự án theo yêu cầu.
Bộ phận kiểm thử: Kết hợp với bộ phận lập trình kiểm thử phần mềm dự án nhằm

-

đạt hiệu quả tối ưu.
Bộ phận thị trường: Thu thập thông tin thị trường công nghệ để xác định thị trường
mục tiêu, tìm hiểu thông tin liên quan đến dự án nhằm hỗ trợ các bộ phận khác, tìm
hiểu các công nghệ mới hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian làm dự án.
22


-

Bộ phận phân tích thiết kế: Phân tích thiết kế yêu cầu của khách hàng gửi cho bộ

-

phận lập trình.
Bộ phận phát hành game.
Bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng: Thực hiện tư vấn các giải pháp cho khách
hàng khi có sự cố trong phần mềm, bảo trì phần mềm

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động



Cung cấp các giải pháp

-

Giải pháp viễn thông: Nodo đã xây dựng và triển khai thành công các giải pháp
viễn

thông

như: Customer

hàng, Charging

Care -

Proxy(Payment) -

Hệ
Hệ

thống
thống

Cổng
Cổng


chăm

sóc

khách

thanh

toán

cước

GTGT, Postpaid - Hệ thống tính cước và quản lý khách hàng (trả trước - trả
sau), Vas

Provisioning -

Cổng

quản



gói



đăng




dịch

vụ

GTGT, Interconnect - Hệ thống kiểm soát chống thất thoát cước cho hệ thống
viễn thông, Giải pháp sổ liên lạc điện tử giúp giao tiếp dễ dàng, thuận tiện. Tiết
-

kiệm thời gian và chi phí...
Tài chính ngân hàng: Nodo cũng hợp tác chiến lược với các hãng công nghệ lớn
trên thế giới để triển khai giải pháp toàn diện như:



Core Banking: Oracle với hệ thống phầm mềm lõi Oracle Flexcube Core Banking
(FCC) và Temenos từ Thụy Sĩ với hệ thống phầm mềm lõi T24.



Credit core: Hệ thống chấm điểm tín dụng.



Giải pháp ngân hàng điện tử: Nodo sẽ giúp khách hàng cá nhân/doanh nghiệp có tài
khoản mở tại Ngân hàng giao dịch qua kênh Internet Banking hoặc ứng dụng
Mobile Banking, bao gồm nhưng không giới hạn các chức năng như: Vấn tin tài
khoản, Vấn tin lịch sử giao dịch, Chuyển khoản, Thanh toán hóa đơn, Trả nợ vay,
Gửi tiết kiệm trực tuyến và Nhận tiền kiều hối…


-

Giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP): Nodo cung cấp Giải pháp Phần mềm
Quản lý toàn diện & Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp hợp nhất, được phát
triển dựa trên nền tảng Odoo (tên cũ là OpenERP), triển khai với các công nghệ
điện toán đám mây, nhằm cung cấp cho Doanh nghiệp và các Tổ chức sản xuất,
kinh doanh một giải pháp phần mềm quản lý toàn diện với các tính năng mạnh mẽ,
hoàn chỉnh, linh hoạt, an toàn, ổn định và bảo mật.
23


-

Thương mại điện tử: Nodo cung cấp đầy đủ các giải pháp nền tảng như:Doanh
nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Doanh
nghiệp với Nhân viên (B2E), Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G), Chính phủ với
Doanh nghiệp (G2B), Chính phủ với Chính phủ (G2G), Chính phủ với Công dân
(G2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B),
Sàn thương mại điện tử (B2B2C).

-

Thanh toán trực tuyến: Giải pháp Payment Gateway từ Nodo là hệ thống phần mềm
tập trung, trao đổi và xử lý các giao dịch thanh toán giữa người tiêu dùng có thẻ, tài
khoản ngân hàng hoặc ví điện tử với các Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ
trên Internet. Nghiệp vụ chính của cổng thanh toán trực tuyến mà NoDo mang đến:
Giao dịch thanh toán trên ATM, Giao dịch thanh toán điện tử tại quầy giao dịch
Ngân hàng, nghiệp vụ xử lý bảng tin và nghiệp vụ báo cáo

-


Cung cấp các dịch vụ
Thiết kế website:



Website giới thiệu và quảng bá doanh nghiệp.



Website giới thiệu và trưng bày sản phẩm, dịch vụ.



Website bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử.



Website tin tức.



Website cá nhân.



Website du lịch – resort.




Website bất động sản, nhà đất.



Và các loại website khác.

-

NoDo ERP online: Cung cấp đến 40 phân hệ hỗ trợ doanh nghiệp như: kế toán.

-

Quản lý kho, bán hàng…
Dịch vụ khác: Cung cấp dịch vụ tên miền,dịch vụ hosting,VPS, mail server.
Gia công phần mềm: Công ty nhận các dự án phần mềm theo yêu cầu khách hàng.
Phát hành web game online



2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
1

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

2.456.089.00
0

3.025.325.00
0

3.942.235.00
0

24


2
3
4

Lợi nhuận trước thuế
600.265.126 700.126.682
Chi phí thuế thu nhập 132.058.327 154.027.870
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
468.206.799 546.098.812
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh

850.268.242
187.059.013

663.209.229

(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Công ty cổ phần truyền thông và
dịch vụ NoDo năm 2015)
Có thể thấy, lợi nhuận năm 2014 đạt 116,64 % so với năm 2013, tăng 16,64 %.
Lợi nhuận năm 2015 đạt 121,45 % so với năm 2014, tăng 21,45 % và đạt 141,65%
tăng 41,65 % so với năm 2013
2.2 Thực trạng vấn đề quản lý bug trong quy trình kiểm thử tại công ty
2.2.1 Các khâu trong quy trình kiểm thử


Phân tích yêu cầu, thiết kế
Khi công ty nhận dự án mới từ khách hàng, phía khách hàng sẽ gửi một số tài
liệu yêu cầu của dự án. Đội kiểm thử tiến hành xác định rõ yêu cầu của khách hàng
thông qua tài liệu đặc tả và khảo sát trực tiếp khách hàng. Việc khảo sát khách hàng
có thể xuyên suốt dự án, bởi có những dự án mà khách hàng cũng không nắm được
hết chức năng hệ thống cần có mà chỉ nắm được yêu cầu một cách tổng thể; chỉ khi
được xây dựng lên thì khách hàng mới có những yêu cầu cụ thể hơn. Chính vì vậy,
việc phân tích yêu cầu và thiết kế sẽ chỉ đáp ứng sơ bộ so với hệ thống hoàn thiện
cuối cùng.



Lập kế hoạch kiểm thử
Khi đã nắm được nghiệp vụ, bộ phận kiểm thử sẽ lập kế hoạch kiểm thử.
Việc lập kế hoạch nhằm xác định rõ các chức năng cần kiểm thử, dữ liệu kiểm thử,
người thực hiện kiểm thử… để đảm bảo chất lượng kiểm thử. Việc lập kế hoạch
kiểm thử ở công ty do trưởng bộ phận kiểm thử thực hiện. Trưởng bộ phận sẽ nắm
rõ được tình hình dự án và tiến độ dự án thông qua bản kế hoạch.




Trình bày kiểm thử
Khi đã hoàn thiện bản kế hoạch kiểm thử thì nhân viên kiểm thử sẽ thực hiện
theo bản kế hoạch. Nhân viên sẽ trình bày chi tiết các testcase theo như bản kế
hoạch phân công và đề ra. Các case kiểm thử phải đảm bảo đủ và bao quát được hết
25


×