Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing qua mạng xã hội facebook cho công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và phát triển công nghệ VIETTEK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 79 trang )

i
TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, mạng xã hội Facebook tại nước ta đã phát triển
với tốc độ chóng mặt. Theo kết quả nghiên cứu của socialbakers.com năm 2016, tại
Việt Nam đã có 92 triệu người có tài khoản Facebook, chiếm 1/3 dân số. Việt Nam
cũng là nước đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á về lượng người sử dụng
Facebook. Dù hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn Facebook cho hoạt động
truyền thông của mình, nhưng việc vận dụng và xây dựng cho doanh nghiệp mình
cách thức hoạt động hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hoạt động truyền thông qua Facebook của
VIETTEK cũng chưa thực sự phát triển và vẫn còn hạn chế nhất định. Công ty mới
chỉ xem Facebook là kênh tiếp thị để giới thiệu sản phẩm, do đó chưa đầu tư khai
thác hết những lợi ích TMĐT mà kênh truyền thông này mang lại.
Do đó, em đã đề xuất nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook cho Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại
và Phát triển công nghệ VIETTEK Việt Nam” với mong muốn xây dựng giải pháp
phát triển hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook, qua đó tạo
tiền đề cho sự phát triển hoạt động truyền thông qua mạng xã hội Facebook của các
doanh nghiệp khác ở nước ta.
Về mặt lý thuyết, đề tài đưa ra một số lý thuyết liên quan đến mạng xã hội,
truyền thông Marketing và hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội
Facebook. Về mặt thực tế: nghiên cứu, thống kê, đánh giá thực trạng hoạt động
truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại và Phát triển công nghệ VIETTEK Việt Nam thông qua quá trình thực
tập và các phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp, sơ cấp. Từ đó thấy được hiệu quả
của những hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của công
ty, để có thể đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm phát triển hoạt động truyền thông
qua Facebook cũng như các hoạt động truyền thông Marketing nói chung.


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Minh
đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để em có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường và Ban lãnh đạo Khoa Hệ
Thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương Mại đã
tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế tại doanh nghiệp để em có cơ hội
được học tập và trải nghiệm, từ đó biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế tại các
doanh nghiệp hiện nay.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty
Cổ phần Thực phẩm Việt Nam, đặc biệt các anh chị Phòng Marketing công ty đã tạo
điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và trao đổi những kiến thức thực tế bổ ích
trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Bùi Thị Thu


iii
MỤC LỤC


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quy trình làm Marketing trên FacebookError: Reference source not found
Bảng 1.2: Chiến lược Facebook Circle Focus........Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Các ngành nghề chính của công ty........Error: Reference source not found

Bảng 2.2: Bảng nhân sự của công ty......................Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (đơn vị: VNĐ).......Error:
Reference source not found


v
HÌNH VẼ
Nguồn: Tổng hợp..................................................................................................................................11
Hình 1.1. Các mục hiển thị của Facebook Ads.....................................................................................11
Nguồn: Tổng hợp..................................................................................................................................12
Hình 1.2: Quy trình làm Marketing trên Facebook.............................................................................12
Bảng 1.1: Quy trình làm Marketing trên Facebook.............................................................................13
Nguồn: Tổng hợp..................................................................................................................................13
Hình 1.3: “Ngũ hành gia FB”................................................................................................................13
Bảng 1.2: Chiến lược Facebook Circle Focus.......................................................................................13
Hình 1.4: Phản hồi về độ dài bài viết...................................................................................................18
Hình 1.5: Tỷ lệ tương tác giữa bài đăng có câu hỏi và không có câu hỏi...........................................19
Hình 1.6. kết quả hoạt động của mạng xã hội Facebook quý IV năm 2016.......................................19
Hình 2.1: logo VIETTEK.........................................................................................................................29
Bảng 2.1: Các ngành nghề chính của công ty......................................................................................30
Bảng 2.2: Bảng nhân sự của công ty....................................................................................................31
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VIETTEK.......................................................................................32
Bảng 2.3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (đơn vị: VNĐ)........................................33
Hình 2.3: Thống kê lượng người dùng Facebook qua các năm..........................................................34
Hình 2.4: Tỉ lệ người dùng các trang web truyền thông ở Mĩ.............................................................35
Hình 2.5: Tỉ lệ nhà tiếp thị quảng cáo trên các mạng xã hội...............................................................38
Hình 2.6: Tỷ lệ % những B2B và B2C marketers sử dụng các mạng xã hội.........................................40
khác nhau.............................................................................................................................................40
Hình 2.7: Giao diện chính thức của Fanpage Viettekjsc.com.............................................................43
Hình 2.8: lượt thích Fanpage của Viettek.com....................................................................................45

Hình 2.9: Thống kê về lượng tương tác trong các bài viết..................................................................45
Hình 2.10: Thống kê về số người mà bài viết tiếp cận được trên fanpage........................................46
Hình 2.11: Thống kê về thời gian online của các fans của page.........................................................46
Hình 2.12: Tỷ lệ nhận biết thương hiệu VIETTEK qua các phương tiện.............................................47
Hình 2.13: Tỷ lệ nhận biết Fanpage Viettekjsc.com............................................................................48
Hình 2.14: Đánh giá về giao diện của Fanpage Viettekjsc.com..........................................................48
Hình 2.15: Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng về việc thông tin và hình ảnh............................49
Hình 2.16: Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ và tư vấn............................................50


vi
Hình 2.17: Đánh giá khách hàng về đội ngũ admin............................................................................50
Hình 2.18: Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của fanpage........................................................50
Hình 2.19: Tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm..........................................................................54
Hình 2.20: chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2016......................................................................................55
Hình 2.21: Tỷ lệ người dùng sử dụng internet cho các hoạt động.....................................................56

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TMĐT
CNTT
DN

TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Thương mại điện tử
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và


VIETTEK

Phát triển công nghệ VIETTEK Việt

Ads
App

Nam
Quảng cáo
Ứng dụng

GDP
CPI
CEO

Advertising
Application
Gross Domestic
Product
Consumer price index
Chief Executive
Officer

Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giá tiêu dùng
Tổng giám đốc điều hành


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3.6 tỷ người sử dụng internet chiếm khoảng
47%. Số lượng người sử dụng Internet đã tăng mạnh mẽ trong thời gian từ 2013 đến
2016 (từ 1.15 tỷ người lên 3.6 tỷ người), và mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đề ra là
60% số người trên thế giới sử dụng internet vào năm 2020. Và trong 3.6 tỷ người
này có tới 72% đang hoạt động trên các mạng xã hội. (Theo nghiên cứu của Search
Engine Journal)
Còn tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2016, có tới 78% người sử dụng
Internet. “Và là nước có thị trường Internet năng động nhất thế giới, thị trường duy
nhất có số người dùng Internet nhiều hơn số người không dùng, chiếm 52% tổng
dân số”, Rajan Anandan, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Google tại Đông
Nam Á và Ấn Độ nói. Trong đó có 35 triệu người dùng Facebook hoạt động hàng
tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt Nam (92 triệu người) sở hữu tài
khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập
hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có
lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (82 triệu
người) và Thái Lan (37 triệu người).
Facebook là mạng xã hội phổ biến, là nơi giao lưu và kết nối mọi người với
nhau. Đứng dưới góc nhìn từ các doanh nghiệp, thì đây thực sự là một môi trường
đầy tiềm năng. Nhờ có mạng xã hội, doanh nghiệp có thể hỗ trợ những mối quan hệ
mới, xây dựng các cộng đồng có ảnh hưởng tích cực tới kinh doanh, nâng cao uy tín
thương hiệu. Và hơn thế nữa, nó còn cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, từ
đó giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu, phát triển dịch vụ và giải pháp mang tính
cá nhân hóa cao hơn.
Nắm bắt được xu thế chung đó, cuối năm 2014 Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại và Phát triển công nghệ VIETTEKViệt Nam đã bắt tay triển khai những
ứng dụng tiện ích của TMĐT nói chung và hoạt động truyền thông Marketing thông
qua mạng xã hội Facebook trong hoạt động Marketing của mình. Tuy nhiên, hoạt

động truyền thông Marketing qua mạng xã hội không đơn giản chỉ là tạo một trang
Facebook hay một tài khoản cá nhân, đó còn là khả năng doanh nghiệp khai thác dữ
liệu từ các cộng đồng trực tuyến, xây dựng chiến lược truyền thông và sử dụng các


2
công cụ trực tuyến… một cách phù hợp nhất. Và hiện tại hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook của công ty vẫn đang ở những bước đi đầu
tiên và chưa thực sự hiệu quả. Bênh cạnh đó, các luận văn, chuyên đề, nghiên cứu
khoa học về đề tài này còn khá ít trong nội tại công ty cũng như ở Việt Nam.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đề ra những đề xuất, biện pháp nhằm phát
triển hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook cho Công ty Cổ
phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ VIETTEK Việt Nam là rất cần
thiết trong thời điểm này.
2. CÁC MỤC TIÊU VÀ NGHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về mạng xã hội, truyền thông
Marketing và hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã
hội Facebook thông qua các dữ liệu của công ty cũng như những điều tra cá nhân.
Thứ ba, từ thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động
truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của công ty.
Với những mục tiêu trên, hy vọng đề tài sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho
doanh nghiệp để có thể phát triển hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã
hội Facebook, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing và hoạt động kinh
doanh của công ty.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động truyền thông Marketing trên mạng xã
hội Facebook của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ

VIETTEK Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing của
công ty trên mạng xã hội Facebook mà chủ yếu thông qua fanpage chính thức của
công ty: Viettekjsc.com ( )
Về thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn thông tin thu thập từ
công ty và thống kê từ Facebook nên trong đề tài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với việc phát triển hoạt động truyền
thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của VITETEK từ cuối năm 2014 đến nay.
c. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Cung cấp hệ thống lý luận cơ bản về truyền thông Marketing qua mạng xã
hội Facebook


3
- Nghiên cứu hoàn thành sẽ là đóng góp tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nghiên cứu khác về Marketing TMĐT, tài liệu nghiên cứu quan trọng cho hoạt động
truyền thông Marketing cho công ty.
- Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook để đưa ra những đề xuất, giải pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing của công ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở lý luận về truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook,
tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động truyền thông Marketing
Facebook của công ty thông qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là hai
nguồn dữ liệu quan trọng, đặc biệt trong nghiên cứu Marketing vì nó mang tính
chính xác, khách quan cao.
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu điều tra ý kiến khách hàng và

phỏng vấn chuyên gia. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu không có sẵn, do người
nghiên cứu tự thu thập và xử lý nó để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Do vậy, ưu
điểm của dữ liệu sơ cấp là cung cấp thông tin một cách kịp thời, là nguồn tài liệu
riêng và phù hợp với đề tài nghiên cứu.
• Phương pháp điều tra ý kiến khách hàng
- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra ý kiến khách hàng sẽ là tập hợp các câu

hỏi trắc nghiệm liên quan tới cảm nhận, hiệu quả, những đánh giá về tình hình hoạt
động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của VIETTEK.
- Đối tượng điều tra: Bảng hỏi này sẽ là những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản

dành cho chính các khách hàng của công ty, mà ở đây tập trung chủ yếu là các
khách hàng trực tuyến.
- Mục đích điều tra: Tập hợp những đánh giá khách quan từ khách hàng về

thực trạng hoạt động truyền thông Marketing qua Facebook của công ty. Từ đó đánh
giá hiệu quả hoạt động và đề ra hướng giải quyết hợp lý.
- Hình thức phỏng vấn: Xây dựng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc

nghiệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Phát ra 36 phiếu điều tra tới khách hàng
của công ty, thu thập và tiến hành phân tích.


4
• Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng bảng câu hỏi điều tra để cung cấp dữ
liệu sơ cấp cho bài khóa luận. Đây là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi miệng để
người được phỏng vấn trả lời miệng nhằm nói lên nhận thức, thái độ của cá nhân họ
với các vấn đề được hỏi.
-


Nội dung phỏng vấn: Bảng hỏi sẽ là tập hợp các câu hỏi mở liên quan tới tình

hình hoạt động chung của Phòng Marketing và thực trạng hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook nói riêng của VIETTEK.
-

Đối tượng phỏng vấn: Bảng hỏi này sẽ là những câu hỏi mở dành cho lãnh

đạo Phòng Marketing (Trưởng phòng anh Vũ Đăng Nghị) – Công ty Cổ phần Đầu
tư thương mại và Phát triển công nghệ Viettek Việt Nam.
-

Mục đích phỏng vấn: thu thập các dữ liệu về chiến lược và thực trạng hoạt

động truyền thông Marketing qua Facebook của công ty. Sử dụng kết quả phỏng
vấn để nghiên cứu đề tài được sâu và rõ ràng hơn.
-

Hình thức phỏng vấn: Xây dựng bảng câu hỏi với những câu hỏi mở liên

quan tới vấn đề nghiên cứu.
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích
có thể là khác với mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý
hoặc đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài chủ yếu được lấy từ hai nguồn
chính. Một là thông tin mở do doanh nghiệp cung cấp hai là từ các thiết bị thông tin
đại chúng như sách, báo, tạp chí, giáo trình, luận văn…
Các dữ liệu thu thập từ nguồn mở của công ty là các báo cáo kinh doanh, các
con số thống kê về thực trạng hoạt động phòng Marketing của công ty. Còn các dữ

liệu từ nguồn sách, báo, internet… thường là các bài báo gắn với thực tế hoặc các
giáo trình có cơ sở lý luận khá bao quát về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên dữ liệu
này thường không gần với mục tiêu nghiên cứu đề tài, thường phải chọn lọc những
trích dẫn và những ý hay hoặc thông qua xử lý dữ liệu để có được những dữ liệu có
áp dụng cho nghiên cứu.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel (Microsoft Office Excel) là chương trình


5
xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft.
Cũng nhờ các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của
Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập
công thức tính toán trong Excel có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều
tính năng ưu việt và có giao diện thân thiện với người dùng. Và nó có thể tạo ra các
báo cáo dạng bảng, biểu đồ.
Đối với phiếu điều tra ý kiến khách hàng, vì hướng tới đối tượng là khách
hàng trực tuyến nên phiếu điều tra được xây dựng bằng cách xây dựng bảng
hỏi/phiếu khảo sát trên Google Forms. Từ phản hồi, Google Forms sẽ cho phép xem
theo bảng tính kết quả dữ liệu thu thập được, hoặc xem theo tóm tắt, trong đó sẽ cho
phép xem bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê và sơ đồ dữ liệu. Dựa vào
những thống kê này người thu thập có thể đưa ra những giả định, kiểm chứng độ tin
cậy, xác thực của dữ liệu.
4.2.2 Phương pháp định tính
Sử dụng Phương pháp tổng hợp – quy nạp: Hai phương pháp này bổ túc cho
nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng
theo căn nguyên. Sau đó, bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra sự liên quan
giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc.
Sử dụng phương pháp diễn dịch: Là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ

thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết. Mục đích của phương pháp này
là đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do này
dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông Marketing qua mạng
xã hội Facebook.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt
động truyền thông Marketing qua mạng xã hội Facebook của Công ty Cổ phần Đầu
tư thương mại và Phát triển công nghệ VIETTEK Việt Nam.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất đẩy mạnh hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook cho Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và
Phát triển công nghệ VIETTEK Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN
THÔNG MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm chung
1.1.1.1. Marketing TMĐT
Marketing TMĐT là sự ứng dụng hàng loạt những CNTT cho:
-

Chuyển đổi những chiến lược marketing để tạo ra nhiều giá trị hơn cho

khách hàng thông qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hóa và định
vị hiệu quả hơn.
-


Hoạch định đến thực thi hiệu quả các hoạt động từ thiết kế, phân phối, xúc

tiến và định giá các sản phẩm, dịch vụ và các ý tưởng.
-

Tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng

là người tiêu dùng cuối cùng và cả những khách hàng là tổ chức.
1.1.1.2. Truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing: Là sự tích hợp công nghệ với hoạt động truyền thông
(truyền thông marketing tích hợp) là một tiến trình chức năng chéo cho việc hoạch
định, thực thi và kiểm soát các truyền thông thương hiệu được thiết kế nhằm thu
hút, duy trì và phát triển khách hàng.
1.1.1.3. Marketing quan hệ công chúng trực tuyến
Marketing quan hệ công chúng trực tuyến bao gồm một loạt các hành động
được thực hiện nhằm tạo được cái nhìn tích cực và thiện chí về hình ảnh sản phẩm,
dịch vụ và DN với các đối tượng có liên quan của DN.
Marketing quan hệ công chúng trực tuyến sử dụng công nghệ Internet bao
gồm 3 công cụ chủ yếu sau: Xây dựng nội dung trên website của DN, xây dựng
cộng đồng trực tuyến, tổ chức sự kiện trực tuyến.
1.1.1.4. Mạng xã hội
Mạng xã hội, hay mạng xã hội ảo (social network): là dịch vụ nối kết các
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian. Người tham gia vào mạng xã hội còn gọi
là cư dân mạng.


7
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia
sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với

nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên
khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm
bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên
thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá
nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh
doanh, mua bán...(Theo: wikipedia)
1.1.2. Khái niệm liên quan trực tiếp đến hoạt động truyền thông
Marketing qua mạng xã hội Facebook
1.1.2.1. Khái niệm Marketing
Marketing hoặc tiếp thị là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và
xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì
sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành
không sinh lợi.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định
nghĩa sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các
tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và
nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích
cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động".
Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt
được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do
giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM - Kotler) (Theo wikipedia)
1.1.2.2. Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội (Social Media): là một thuật ngữ để chỉ một cách thức
truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, do đó các tin tức có
thể chia sẻ, và lưu truyền nhanh chóng và có tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến
hoặc thảo luận với nhau. Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức
của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360)
hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video
– YouTube) (Theo: wikipedia).



8
1.1.2.2. Truyền thông Marketing qua mạng xã hội
Truyền thông Marketing qua mạng xã hội (Social media marketing) bao gồm
các chương trình tiếp thị thường tập trung vào những nỗ lực để tạo ra nội dung thu
hút sự quan tâm và khuyến khích độc giả chia sẻ nó trên mình các mạng xã hội.
Truyền thông Marketing qua mạng xã hội gồm các thể loại online media, nơi mà
mọi người có thể nói chuyện, tham gia, chia sẻ, liên kết…. Điểm chung của các
Marketing phương tiện truyền thông xã hội là đều có hệ thống thảo luận, phản đồi,
bình luận, bình chọn.v.v. Với truyền thông Marketing qua mạng xã hội, chúng ta có
nhiều cách giao tiếp với nhau, tại cùng một thời điểm.
Truyền thông Marketing qua mạng xã hội là cách tuyệt vời để doanh nghiệp
gia tăng nhận thức về thương hiệu đến với khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể
tạo ra một sân chơi có sự tham gia của khách hàng cũng như củng cố tình cảm của
họ đối với sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh những yếu tố tích cực nói trên thì truyền
thông Marketing qua mạng xã hội cũng là 1 “cái bẫy” khổng lồ, bởi nó có thể ngốn
của doanh nghiệp hàng núi tiền cho việc hiển thị và kết nội cộng đồng cùng tham
gia với các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Để kiểm soát những cái bẫy
này, doanh nghiệp cần phải có những nhân sự phụ trách với những kiến thức và kỹ
năng về phương tiện truyền thông xã hội thật vững chắc. Nếu doanh nghiệp thiếu
những kỹ năng cũng như kiến thức để xây dựng và vận hành các chiến dịch
Marketing phương tiện truyền thông xã hội, rất có thể, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn
những khoản tiền rất lớn mà chưa chắc có hiệu quả.
1.1.2.3. Mạng xã hội Facebook
Mạng xã hội Facebook:

là một website truy cập miễn phí do công ty

Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức
theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với

người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật
trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của
website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của
cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh
viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại
khuôn viên trường (Theo: wikipedia)


9
1.2. MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA TRUYỀN THÔNG MARKETING
QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.2.1. Tổng quan về hoạt động truyền thông Marketing qua mạng xã hội
Facebook
1.2.1.1. Facebook Marketing Strategy
Có rất nhiều cách giúp phát triển hoạt động Facebook Marketing, nhưng chủ
yếu có thể tóm gọn trong 3 cách sau:
► Application (Ứng dụng)
Chiến lược Facebook Marketing có sử dụng Application (App) là chiến dịch
rất hiệu quả và cũng rất dài hơi. Facebook Application sẽ được chia làm 2 loại chính
theo nhu cầu của Facebook Marketer:
App Quality: Với những app chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là rất lớn,
vì thế nên việc của người làm Facebook Marketer là nghiên cứu đặc tính sản
phẩm/dịch vụ, tìm ra điểm khác biệt. Nghiên cứu sâu về hành vi và nhận thức của
người dùng trên Facebook, thể hiện rõ thông điệp, điểm khác biệt, hay việc đáp ứng
được nhu cầu người dùng ra bên ngoài, mọi thứ đều cần phải đúng quy trình và
chuẩn xác.
Đặc điểm của những App này là mang lại giá trị cho người dùng (tiền thưởng,
quà tặng,…), chi phí đầu tư lớn, đầu tư xây dựng nội dung, giao diện đồ họa đẹp
mắt, có khả năng tương tác, có yếu tố lan truyền cao, hiệu ứng tích cực, và ứng
dụng hoạt động ngay trên nền Facebook…

App Low: Với những app kém chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là ít,
không đáng kể. Những app dạng này thường có xu hường “lừa” người chơi, tạo cho
họ một cảm xúc tò mò, ví dụ như những app: “Lúc nào bạn chết, Ai hay vào tường
nhà bạn,…”
Tuy không mang lại giá trị cho người dùng nhưng những app dạng này cũng
đánh được vào tâm lý của người dùng, cộng với việc sử dụng một số thủ thuật, app
low có yếu tố lan truyền khá cao, và ứng dụng thường không hoạt động trên nền
Facebook mà hoạt động ở một trang nào đó, nền trắng tinh và có 1 hình có nhiệm
vụ CTA (Call to action) ở chính giữa màn hình.


10
► Advertising (Quảng cáo)
Với những ưu điểm vượt trội của mình về người dùng, mức độ tương tác, là
một thị trường béo bở với tất cả các bên. Không có lý do gì Facebook bỏ qua dịch
vụ cho phép người dùng mua quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của họ.
- Cách thức hoạt động của Quảng cáo: Các doanh nghiệp trả tiền cho
Facebook để hiển thị quảng cáo cho những người có thể quan tâm đến tin nhắn của họ.
- Ưu điểm của Quảng cáo Facebook
+ Luôn hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng
+ Chỉ trả tiền khi có người mong muốn sử dụng dịch vụ của bạn
+ Tính linh hoạt cao
+ Không phụ thuộc ngân sách
+ Phân phối quảng cáo hợp lý
- Các dạng quảng cáo Facebook
+ Facebook Promote
Là hình thức quảng bá các thông tin được cập nhật từ fanpage tới một số
lượng người dùng nhất định đã “Like” (thích) page trước đó. Bởi trên thực tế, nếu
người dùng đã like page nhưng không tham gia tương tác với page, timeline
Facebook (màn hình hiển thị nội dung cập nhật từ bạn bè) của họ sẽ không hiện các

cập nhật của page.
Khi người quản trị page đồng ý chi trả một số tiền nhất định để quảng bá nội
dung vừa cập nhật từ page, Facebook sẽ đảm bảo việc nội dung đó sẽ được hiển thị
trên timeline của những người dùng đã like page bất kể có tham gia tương tác với
page hay không. Và thông thường, số lượng view tổng cộng sẽ lớn hơn số lượng view
độc nhất do nội dung được quảng bá này sẽ hiển thị nhiều lần trên timeline của fan.
+ Facebook Ads
Facebook Ads hay còn được gọi là Sponsored Ads (quảng cáo được tài trợ) là
các quảng cáo được hiển thị tại các vị trí đặt quảng cáo cố định trên website. Và
điểm khác biệt lớn nhất giữa Facebook Ads và Facebook Promoted Post chính là
việc Facebook Ads sẽ được hiển thị đối với một nhóm người dùng cụ thể với các
tiêu chuẩn đề ra trước đó. Trong khi đó, Facebook Promoted Post chỉ hiện thị tới
người dùng đã bấm like page.


11
Và tất nhiên, trong số những người dùng nhìn thấy Facebook Ads, chắc chắn
sẽ có một số lượng người dùng nhất định đã là fan của page. Và cũng giống như
hình thức thứ nhất, Facebook Ads có thể được hiện thị rất nhiều lần cho cùng một
người dùng.

Nguồn: Tổng hợp
Hình 1.1. Các mục hiển thị của Facebook Ads
Tham gia vào bài viết trên trang : Quảng bá bài viết cụ thể trên Fanpage của
bạn tăng lượt view, share.
Số lượt thích trang : Tăng like cho fanpage của bạn.
Truy cập vào trang web : Tạo quảng cáo để mọi người truy cập trực tiếp vào
website của bạn. Lựa chọn quảng cáo hiển thị cột bên phải hoặc trên cả bảng tin
(nếu bạn có fanpage)
Chuyển đổi trang web : Tạo pixel lấy code add vào website của bạn và theo

dõi tỉ lệ chuyển đổi đến 1 trang mà bạn mong muốn. Quảng cáo sẽ được hiển thị.
► Content (Nội dung)
Phần cuối cùng, và cũng là phần quan trọng trong mỗi chiến lược Marketing
Online nói chung, hay Facebook Marketing nói riêng, đó là CONTENT (nội dung).
Content là yếu tố dễ dàng nhất để đạt được đến độ lan truyền nội dung, lan truyền
cảm xúc (Viral Marketing).
Một số loại content phổ biến:


12
- Cập nhật sản phẩm/dịch vụ từ các store.
- Nội dung ưu đãi.
- Bài viết dạng câu hỏi để người đọc có hành động comment trả lời.
- Tổ chức cuộc thi
- Tổ chức sự kiện
- Nội dung mang tính xã hội.
- Thông tin về các thương hiệu.
- Nội dung giao dịch cụ thể.
- Các loại nội dung khác.
1.2.1.2. Quy trình làm Marketing trên Facebook
Đây là một quy trình chuẩn mực trong việc làm Marketing trên Facebook. Nó
là một vòng tròn khép kín, không có điểm đầu và cũng không có điểm cuối.

Nguồn: Tổng hợp
Hình 1.2: Quy trình làm Marketing trên Facebook


13
Bảng 1.1: Quy trình làm Marketing trên Facebook
Quy trình

Research

Nội dung thực hiện
Phân chia đối tượng mục tiêu.
Khảo sát nhu cầu của người dùng.
Do thám đối thủ cạnh tranh.
Từ nghiên cứu ban đầu, đưa ra những chiến lược và chiến thuật phù

Strategy

hợp, thích hợp với mục tiêu ban đầu, thích hợp với định mức đầu tư,
cũng như độ rộng của thị trường…
Chọn kênh (Fanpage, Group,…) có chứa nhiều đối tượng mục tiêu

Development nhất. Đưa ra những nội dung hiệu quả, đúng thời điểm, đúng nhu
Engagement

Mesurement

cầu
Bước triển khai, thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trước đó. Nội
dung, sự kiện, quảng cáo,…
Không thể thiếu bước kiểm tra, đánh giá, và đo lường hiệu quả mang
lại từ chiến dịch, cũng như đối chiếu với chi phí đầu tư. Từ đó rút ra
những vấn đề cần giải quyết, tối ưu, để bước Research tiếp theo
được tốt hơn.

1.2.1.3. Chiến lược Facebook Circle Focus

Nguồn: Tổng hợp

Hình 1.3: “Ngũ hành gia FB”
Facebook và chiến lược “vòng tròn tập trung”, nếu khách hàng (người dùng)
còn trên Facebook, thì họ sẽ không thể thoát được vòng tròn này.
Ví dụ: Một công ty cung cấp các giải pháp mạng, họ cần thực hiện chiến lược
Facebook Circle Focus, các bước thực hiện như sau:
Bảng 1.2: Chiến lược Facebook Circle Focus
Nhóm

Chức năng

Nội dung thực hiện


14

Fanpage

Profile

App

Event

Group

Fanpage thương hiệu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu
cho công ty, và ở đây sẽ chỉ cập nhật các vấn đề liên quan
Brand
đến công ty, cũng như thương hiệu của công ty. Tạo ấn
tượng tốt với khách hàng, không cần nhiều like, nhưng nhất

định không phải là like “ảo”.
Fanpage chia sẻ về các voucher giảm giá Hosting/Domain,
mỗi ngày sẽ có những voucher dành cho người dùng năng
nổ, tích cực đóng góp. Hay các thông tin liên quan đến việc
Community
đưa ra các giải pháp mạng, nóng hổi và có ích với người
xem, mục đích là tăng cộng đồng, tạo xu hướng và ké tí
thương hiệu.
Profile mang tên thương hiệu, tương tác và đồng bộ với
fanpage. Bên cạnh đó có thể tiếp cận thêm nhiều khách
Brand
hàng mục tiêu. Ngoài ra thì hiện tại việc reach các nội dung
trên fanpage có sự chênh lệch với các nội dung trên profile
cá nhân, thường thì profile cao hơn rất nhiều.
Profile Care là một tài khoản chăm sóc khách hàng, trực
tiếp chăm sóc khách hàng của mình thông qua những tương
Care
tác với họ, giúp họ mọi vấn đề liên quan đến giải pháp
mạng.
Tạo một ứng dụng trên fanpage có chức năng bán hàng
Shop
cũng là một cách hay để tăng lợi nhuận.
Hoặc tạo một ứng dụng vui để cho cộng đồng của mình
Games
chơi, lan truyền, tạo hiệu ứng cảm xúc, thúc đẩy tò mò,
quan tâm.
Sự kiện trực tuyến là một trong những điều nên làm, chi phí
Online
đầu tư thấp, không tốn công tổ chức, hiệu quả tương đối ổn.
Bên cạnh đó không thể thiếu những sự kiện truyền thống,

chia sẻ về một giải pháp công nghệ mới dành hàng trăm
Offline
người, hay đơn giản tổ chức một buổi café chia sẻ cho
chính cộng đồng của mình. Có thể tổ chức sự kiện dưới
dạng talk show, workshop, seminar,…
Nhóm cộng đồng, mọi người có thể tham gia vào chia sẻ,
hỏi đáp các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp số.
Community Không có các hoạt động rao bán, đơn giản là tăng thương
hiệu, tạo xu hướng và quan trọng hơn cả là sở hữu cộng
đồng.
Nhóm kín, dành cho những khách hàng đã sử dụng sản
phẩm của công ty, việc thêm khách hàng vào nhóm này sẽ
góp phần xây dựng chất lượng của dịch vụ. Giúp khách
Care
hàng xử lý sự cố nhanh nhất, và công ty có thể quản lý
cũng như chăm sóc, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
một cách hiệu quả nhất.


15
1.2.1.4. Quy trình phát triển fanpage
Để hoạt động fanpage của công ty đạt được hiệu quả như mong muốn thì phải
xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ từ nội dung, nhân sự, tới cách thức truyền tải nội dung,
thời điểm. Từ đó fanpage sẽ tự vận hành trơn tru và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
► Nghiên cứu sản phẩm
Đầu tiên, hãy biết sản phẩm/dịch vụ của mình có những đặc điểm gì? Sản
phẩm/dịch vụ ấy đáp ứng được những nhu cầu gì? Từ chính những nghiên cứu đó,
bạn có thể tìm được người dùng của mình là ai?
► Nghiên cứu người dùng
Từ những nghiên cứu về người dùng của bạn, dựa trên những đặc điểm về sản

phẩm/dịch vụ đã phân tích, bạn có thể hình dung được những nơi nào có chứa nhiều
đối tượng mục tiêu của bạn nhất và đối tượng nào có quan tâm đến sản phẩm của bạn.
► Xây dựng mục tiêu
Hãy tự ước lượng cho mình những gì cần phải đạt được
- Mục tiêu (reach/like/share/comment)/ngày đạt được phải là bao nhiêu?
- Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu phải như thế nào thì ổn?
Dựa vào mục tiêu đặt ra và các phân tích về người dùng, chúng ta nên tập
trung vào những từ khóa (nhu cầu) gì? Nếu là tăng tương tác tự nhiên thì cần tối ưu
nội dung page như thế nào? Và nếu tăng tương tác theo hình thức trả phí thì định
mức đầu tư ra sao?
► Lập kế hoạch phát triển fanpage
Bước này chúng ta phác thảo lộ trình fanpage sau 3 tháng, 6 tháng hay 1
năm? Quá trình này phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của bạn. Đơn giản chúng ta
nên xác định tỷ lệ nội dung hàng tháng và lịch chi tiết mỗi ngày. Nếu phức tạp
hơn thì làm kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ từng mốc thời gian xen kẽ chiến dịch bán
hàng theo quý, năm.
► Xác định từ khóa fanpage
Sử dụng công cụ Google Adword – Keyword Planner (công cụ lập kế hoạch từ
khóa của Google Adword) mục “Gợi ý ý tưởng từ khóa”. Trừ những nội dung trùng
lặp đi thì sẽ còn khoảng 3000 ý tưởng để làm nội dung cho member fanpage. Đó
cũng chính là 3000 nhu cầu của người dùng mà fanpage có thể đáp ứng


16
► Liệt kê các “nơi” tập trung đối tượng
Tìm kiếm 50 từ nhiều người tìm nhất trên tất cả các mảng từ khóa đã xác định,
từ đó tìm được các website với nội dung tốt theo chủ đề của bạn. Như vậy, bạn sẽ
tìm được nơi có nhiều đối tượng mục tiêu, hãy liệt kê và cho vào list theo dõi
hàng ngày. Và như vậy, bạn đã tự tạo cho mình một kho nội dung vô tận, hấp dẫn
người dùng.

► Tuyển dụng/đào tạo nhân sự
Để đưa nội dung lên fanpage thì chắc chắn chúng ta cần có những admin. Vì
thời gian tồn tại trên newfeeds của một bài viết thường khá ngắn (2h) nên nếu
không tận dụng được thì quá lãng phí nguồn nhân lực, hơn nữa fanpage nào cũng có
các member online vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
Hãy xây dựng 1 bản tiêu chuẩn công việc (KPI) hàng ngày và báo cáo công
việc với các vị trí cũng như những đề xuất mà admin thu được từ các member. Để
họ tiếp cận trực tiếp với người dùng. Có thể cho họ làm người kiểm duyệt trước để
kiểm tra việc hỗ trợ member, sau đó mới nâng lên làm admin. Cần thời gian để giúp
họ đánh giá các nội dung đăng tải và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
► Chạy các chiến dịch quảng cáo
Một fanpage có thể chạy quảng cáo luôn nhưng ít nhất nên trên 1000 fan để tạo
ấn tượng tin tưởng cho member, thế nên fanpage nào cũng nên tạo quảng cáo đầu tiên
là page likes. Dựa vào chiến dịch quảng cáo, sẽ biết được chiến dịch của bạn không
hiệu quả là do đâu, đối tượng, thời điểm, nội dung, hay thậm chí là giá thầu.
► Chăm sóc member
Sau 6 tháng hoạt động, nên quét UID member của Fanpage bằng phần mềm
Itarget, sau đó kiểm tra ai comment nhiều nhất, hay hỏi trên timeline, inbox, để lấy
danh sách những người này. Sau đó dùng 1 nick Facebook cá nhân kết bạn và mời
họ vào group riêng để họ được cộng đồng hỗ trợ dễ hơn, tăng độ kết nối giữa các
member và member với doanh nghiệp.
► Đo lường fanpage
Sau một thời gian hoạt động từ 2 – 3 tháng chúng ta cần phải đánh giá fanpage
thông qua:
- Insights fanpage: kiểm tra đã đúng đối tượng, tuổi, khu vực địa lý so với
nghiên cứu bạn đầu hay chưa? Tương tác trong các bài viết thế nào, lượt thích thêm
có đều đặn không, tiếp cận hàng tuần có tăng dần không?


17

- Chất lượng bài đăng của admin thế nào, có được member yêu thích không?
- Hiệu quả của ads, tỷ lệ chuyển đổi sang người mua hàng như thế nào.
1.2.1.5. Cách thức đăng bài truyền thông hiệu quả trên Fanpage
► Thời gian đăng bài
Những nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Faceook cho thấy có hơn một
nửa số người dùng Facebook chỉ lướt xem trên mạng xã hội này khi họ thực sự đang
thoải mái và giải lao chứ không phải ở nơi làm việc hay là đang ở trường học.
Nhưng đó lại là “giờ cao điểm” khi mà newsfeed tràn ngập thông tin. Ngược lại,
cũng có không ít người dùng điện thoại để truy cập mạng xã hội khi họ đang trên
đường đi làm, đi học hay trên đường về,… Và đó chính là thời điểm lý tưởng để bạn
đăng bài phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Nó giống như kiểu bạn đang
đánh vào thị trường ngách vậy. Xét theo đó thì lúc sáng sớm, giữa thời gian làm
việc và bữa tối, hay khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc mà bạn nên dành nguồn
lực của mình trong việc đăng bài truyền thông để tiếp cận và khai phá thị trường
tiềm năng.
► Tương tác trên bài đăng
Đảm bảo tương tác trên fanpage: Một khi bài đăng của bạn thu hút được sự
chú ý của người dùng, họ sẽ like và bình luận với rất nhiều nội dung khác nhau.
Điều bạn cần làm là trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng hay tương tác lại
những cảm nhận của họ. Lưu ý là trả lời công khai hết mức có thể thay vì phản hồi
riêng trong hòm tin nhắn để tạo uy tín và sự tin cậy.
Mặt khác, bằng việc tương tác này, bạn hỏi thăm khách hàng của mình sau
khi họ mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Xin cảm nhận của họ, giữ lại những nhận
xét tốt và chụp ảnh chúng để đăng tải như một nội dung review, tạo ấn tượng đẹp
trong mắt những khách hàng tiềm năng.
► Nội dung bài đăng
- Bài đăng có kèm hình ảnh gia tăng tương tác: Theo thống kê từ Hubspot (công
cụ phân tích webiste), không những bài viết có kèm hình ảnh được chú ý hơn các loại
khác như liên kết, video hoặc văn bản thông thường, mà thực sự nó chiếm đến 93%
tổng số bài viết nổi bật. So với những bài đăng chỉ có chữ, thì hình ảnh nhận được

nhiều hơn 53% like, 104% comments và hơn 84% nhấp chuột vào đường dẫn.


18
- Bài viết ngắn được quan tâm nhiều hơn
Theo nghiên cứu của Vtrack social, các bài viết ngắn sẽ dễ quan sát và theo
dõi hơn. Viết bài dưới 250 từ có thể giúp bạn có được sự quan tâm cao hơn 60% so
với các dạng bài khác. Nếu bạn giảm xuống ít nhất 80 ký tự, con số này có thể lên
đến 66%.

Nguồn: Vtrack social
Hình 1.4: Phản hồi về độ dài bài viết
- Đặt câu hỏi để tăng lượng bình luận
Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để tương tác và có được thông tin từ phía người
dùng bởi con người thường thường có quán tính thấy câu hỏi là tò mò và suy nghĩ
trả lời. Theo nghiên cứu của Kissmetrics (công cụ analytics để theo dõi sự kiện trên
website), những bài đăng dạng câu hỏi sẽ nhận được số phần hồi nhiều gấp đôi so
với những bài đăng truyền thống. Hãng nghiên cứu HubSpot cũng chia sẻ một phát
hiện tương tự, tức là lượt bình luận vào trạng thái sẽ tăng cao nhưng lượt người bấm
like và share thì sẽ giảm đi so với nội dung khác.
Nghiên cứu của HubSpot đã chỉ ra các kết quả tương tự. Những từ khóa thu
hút sự chú ý nhiều nhất là “Có nên”, “Có thể” “Cái nào” và “Ai”. Những câu hỏi
đóng sẽ hạn chế việc lựa chọn câu trả lời, nhưng lại thu hút số comments cao hơn.
Câu hỏi mở như “tại sao” và “như thế nào” sẽ làm cho người ta phải suy nghĩ nhiều
hơn để đưa ra câu trả lời chính xác.


19

Nguồn: Hubspot

Hình 1.5: Tỷ lệ tương tác giữa bài đăng có câu hỏi và không có câu hỏi
1.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện truyền thông Marketing qua
mạng xã hội Facebook.
1.2.2.1.

Những thuận lợi khi truyền thông Marketing qua mạng xã hội

Facebook
- Kênh truyền thông qua mạng xã hội facebook là một trong những kênh đã có
bước phát triển mạnh mẽ tại các nước mà công nghệ thông tin và internet đã và
đang phát triển. Các Doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đã biết cách tận dựng triệt để
những lợi ích của mạng xã hội và thu được những nguồn khách hàng cùng lợi nhuận
không nhỏ.
- Để hiểu được những thuận lợi mà mạng xã hội Facebook mang lại, cùng lướt
qua một vài số liệu thống kê tháng 04/2016 của Facebook về người dùng và xu
hướng người dùng của họ:

Nguồn: fanpage Facebook
Hình 1.6. kết quả hoạt động của mạng xã hội Facebook quý IV năm 2016


×