Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 307 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



DƢƠNG VĂN THẮNG




NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BÁO CHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ








LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ











Hà Nội - 2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



DƢƠNG VĂN THẮNG




NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BÁO CHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ




LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ



Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 62.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn








Hà Nội - 2013

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
ASSA Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á
BTXH Bảo trợ xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNTT Công nghệ thông tin
CTXH Cứu trợ xã hội
PGS,TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
QHCC Quan hệ công chúng
ƯĐXH Ưu đãi xã hội

TGXH Trợ giúp xã hội
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới










5

CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN
ÁN

TT
TÊN HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
TRANG
1
Hình vẽ 1.1: Mô hình truyền thông
29
2
Hình vẽ 1.2: Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
30
3
Hình vẽ 1.3. Mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại chúng

31
5
Biểu đồ 2.1: Số lượng tác phẩm báo chí thông tin về ASXH
80
6
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tác phẩm báo chí thông tin về ASXH
82
7
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi tiết tác phẩm báo chí phản ánh nội dung
ASXH
91
8
Biểu đồ 2.4: Thể loại báo chí sử dụng chuyển tải nội dung ASXH
94
9
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến công chúng ASXH
101 -102
10
Bảng 2.2: Kết quả thăm dò ý kiến nhận thức về chính sách BHYT
103
11
Bảng 2.3: Kết quả thăm dò hiểu biết về bản thân đối tượng
104
12
Hình vẽ 2.1: Mô hình phối hợp tổ chức hoạt động truyền thông của
BHXH Việt Nam
111













6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 - Cơ sở lý luận hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông an sinh xã hội 19
1.1. Khái quát lý luận truyền thông và hiệu quả báo chí 19
1.2. Hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội 40
1.3. Thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta và yêu cầu hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội 64
Tiểu kết Chương 1 75

Chƣơng 2 - Thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về an sinh xã hội ở nƣớc ta 77
2.1.Thực trạng thông tin về an sinh xã hội trên 5 tờ báo khảo sát 77
2.2. Hiệu ứng, hiệu quả báo chí qua phản hồi của công chúng an sinh xã hội 98
2.3. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông an sinh xã hội
của báo chí ở góc độ nguồn cung cấp thông tin 110
2.4. Nhận xét chung 122
Tiểu kết Chương 2 132


Chƣơng 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về an sinh xã hội
của báo chí ở nƣớc ta trong thời gian tới 134
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện an sinh xã hội
và nguyên tắc xây dựng giải pháp 134
3.2. Đề xuất một số giải pháp 147
3.3. Một số kiến nghị 166
Tiểu kết Chương 3 171
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
PHỤ LỤC 196



7

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển xã hội, quá trình công nghiệp hóa ở thế kỷ
XVIII đã dẫn đến việc ra đời hệ thống an sinh xã hội (ASXH) - tấm lưới che
chắn, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, nhất là những người yếu thế,
dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của tự nhiên và xã hội.
Với bản chất nhân văn, vì con người, ASXH nhanh chóng phát triển
mạnh trên phạm vi toàn thế giới và được các nước thừa nhận là một trong
những quyền con người. Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã viết: "Tất cả mọi người với tư cách là
thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự
thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự

tự do phát triển con người ". Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102, được gọi là
Công ước về ASXH.
Là những chính sách xã hội quan trọng nhất, ASXH được coi là tiêu chí
của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, một trong những nhân tố cơ bản
thể hiện sự văn minh và phát triển của quốc gia. Trước những tác động tiêu
cực của quá trình toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới… đã ảnh hưởng trực tiếp,
hàng ngày đến đời sống, sức khỏe, tính mạng người dân, ASXH hiện nay
càng trở thành vấn đề thời sự.
Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới năm 2008 -
2009 cũng như qua diễn biến ở Trung Đông và Bắc Phi, của phong trào
“Chiếm phố Wall” của cuộc khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu mà
tiêu điểm là ở Hy Lạp, vấn đề ASXH đã được nhìn nhận lại từ nhiều góc độ.
Trong các cuộc vận động bầu cử Tổng thống ở Liên bang Nga (tháng 3/2012),
ở Pháp (tháng 5/2012), ở Mỹ (tháng 11/2012) ASXH trở thành một chủ đề
tranh cử của các chính khách. Hơn thế nữa, vấn đề ASXH được đặt lên bàn
nghị sự của nhiều Chính phủ đưa đến sự điều chỉnh nhất định trong chính
sách ASXH của nhiều nước.

8

Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục
tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể
hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng và văn minh.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới ánh
sáng đường lối đổi mới, ASXH là một trong các bộ phận trong các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển xã hội, đồng bộ với

phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001), cụm từ
ASXH lần đầu tiên được ghi trong Nghị quyết: “Khẩn trương mở rộng hệ
thống bảo hiểm xã hội (BHXH) và ASXH. Sớm xây dựng và thực hiện chính
sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)”[39, tr.651]. Nghị quyết Đại hội lần thứ X
của Đảng (4/2006) tiếp tục xác định: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng,
phát triển mạnh hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), tiến tới BHYT toàn
dân”. Đến Đại hội XI của Đảng (1/2011), những mục tiêu ASXH chủ yếu đến
năm 2015 được Nghị quyết ghi rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện
chăm sóc sức khỏe nhân dân…Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động…Tuổi
thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%
năm” [39, tr.189 -191].
Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước ta, sau hơn 25 năm
đổi mới, công tác bảo đảm ASXH ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng. Hệ thống ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ
không ngừng được mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện. ASXH trở thành chỗ dựa vững chắc của người
nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, khẳng định bản chất ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm ASXH ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và
yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa
các vùng miền có xu hướng mở rộng. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn,

9

ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực để thực
hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao
phủ và mức độ hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng
của hệ thống ASXH, kể cả các quỹ BHXH, BHYT và các chế độ bảo trợ xã
hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt, cũng như trong trung và
dài hạn. Các quỹ BHXH, BHYT ở trong tình trạng báo động mất cân đối ở
tương lai gần.
Hội nhập quốc tế sâu rộng mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, nhưng
bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều bất lợi, tác động hàng ngày tới ASXH.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác động tiêu cực của những “cú sốc khó lường
trước” từ bên ngoài, như khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai,
dịch bệnh … đến quốc kế dân sinh ngày càng nhanh và mạnh. Cùng với điều
kiện địa lý đặc thù, các nguy cơ rủi ro cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội ngày
càng có xu hướng tăng. Xu thế già hóa dân số đang và sẽ đặt ra nhiều khó
khăn cho hệ thống ASXH hiện hành và trong tương lai, sẽ tạo áp lực lớn lên
hệ thống y tế, BHXH, các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi…
Bài học bất ổn xã hội từ các nước Trung đông, Bắc Phi và ngay cả các
nước phát triển ở châu Âu thời gian qua càng cho thấy, ASXH ngày càng có
vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội, phát triển cộng đồng, vì ASXH
liên quan trực tiếp tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của con người.
Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập toàn diện với quốc tế, tác động
mạnh mẽ tới những quốc sách bảo đảm ASXH, nhiệm vụ đặt ra cho công tác
truyền thông xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật ASXH
càng trở nên quan trọng, bức thiết hơn bao giờ hết. Yêu cầu nhiệm vụ ngày
càng nặng nề, đòi hỏi hoạt động truyền thông nói chung, đặc biệt là hệ thống
báo chí phải đổi mới tư duy, coi trọng tính chuyên nghiệp, chuyên sâu, chủ
động tích cực nghiên cứu, nắm bắt sâu những nội dung hoạt động và vấn đề
đang đặt ra đối với việc bảo đảm ASXH của đất nước để có những chiến lược,
kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động.
Là những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, với bản chất
nhân ái, nhân văn, vì con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội, ASXH là


10

nguồn đề tài rộng lớn, phù hợp với nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ chính
trị của báo chí cách mạng. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết
yếu trong đời sống xã hội, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác truyền
thông về ASXH. Do là lĩnh vực rộng lớn, nhạy cảm, có tính chất bao trùm
trong hệ thống chính sách xã hội, ASXH vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng
phản ánh của báo chí. Báo chí phản ánh đúng đắn, khách quan, kịp thời, chất
lượng thông tin cao sẽ có tác động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi các
tầng lớp cán bộ, nhân dân, từ đó tự nguyện, tự giác chấp hành chính sách,
pháp luật ASXH của Đảng và Nhà nước; đồng thời đóng góp tích cực cho
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật ASXH ở nước ta.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cũng như
sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền
thông báo chí đã trở thành một lực lượng vô cùng quan trọng trong xã hội
ngày nay. Nó làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến chất
lượng sống, lối sống của từng con người, tác động đến tất cả các khía cạnh,
bình diện của xã hội. Báo chí với chức năng tuyên truyền, tổ chức và cổ động
tập thể, phản biện xã hội, tạo dựng dư luận và định hướng dư luận xã hội, nếu
được định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện tốt, khoa
học, sẽ có những đóng góp tích cực, phát huy cao nhất hiệu lực, hiệu quả
trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ
thống ASXH.
Đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển, đặt ra những yêu cầu mới cao
hơn đối với công tác bảo đảm ASXH, vì sự ổn định chính trị, phát triển bền
vững kinh tế - xã hội. Thực tiễn đó, đòi hỏi công tác truyền thông về ASXH
cần được tăng cường, trong đó hệ thống báo chí có vị trí, vai trò quan trọng
hàng đầu. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết cần nghiên cứu một cách toàn
diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả báo chí trong hoạt động

truyền thông về ASXH, để có giải pháp phù hợp, nâng cao hơn hiệu quả
truyền thông, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống ASXH vững chắc, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây

11

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Với lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu
quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt Nam thời
kỳ hội nhập quốc tế”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
ASXH là vấn đề rộng, có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội…, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau trên thế giới, như: kinh tế học, xã hội học, chính trị học và luật học.
Những công trình nghiên cứu, hay những bộ giáo trình viết về cơ sở lý luận
báo chí truyền thông cũng đã được khá nhiều tác giả công bố. Tuy nhiên,
những nghiên cứu sâu về hiệu quả của báo chí trong hoạt động truyền thông
về ASXH ở cấp độ luận án tiến sĩ thì hầu như chưa có công trình nào đề cập.
Trong lĩnh vực ASXH, tháng 8/1999, Tổ nghiên cứu, tham gia soạn
thảo Luật BHXH (BHXH Việt Nam) dịch từ nguyên bản tiếng Anh tài
liệu„„Social Security Principples‟‟ – „„Cẩm nang ASXH‟‟, do Vụ ASXH của
Văn phòng ILO tại Giơnevơ cùng Trung tâm huấn luyện quốc tế Torin
(Turin) của ILO biên soạn năm 1998. Tài liệu gồm 4 tập; tập 1 viết về
„„Những nguyên tắc ASXH‟‟; tập 2 „„Quản lý ASXH‟‟ ; tập 3 „„Vấn đề tài
chính của ASXH ‟‟; tập 4 „„Các chế độ dưỡng cấp‟‟. Liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, tại tập 2 của tài liệu trên đã dành một bài viết giới thiệu kiến thức
tổng quan về quan hệ công chúng (QHCC) trong hoạt động ASXH, trong đó
tập trung trình bày, phân tích khái niệm QHCC đối với hoạt động ASXH. Nội

dung của bộ tài liệu này cũng chỉ ra các cách thức để thực hiện QHCC, chẳng
hạn như việc sử dụng các mẫu tờ khai, áp phích, tờ rơi, báo, tạp chí, đài phát
thanh, truyền hình, tập san chuyên nghiệp, quảng cáo; các phương pháp vận
động, như chiến dịch tuyên truyền, bàn giấy thông tin, các ấn phẩm nội bộ
mỗi loại hình với những ưu điểm, hạn chế riêng, nhưng đều có vai trò đáng kể
trong hoạt động QHCC của một cơ quan, tổ chức ASXH.
Đặc biệt, tập tài liệu đi sâu trình bày, phân tích tác dụng của các các cơ
quan báo chí, phát thanh, truyền hình đối với công tác QHCC về ASXH; chỉ

12

rõ những ưu thế và hạn chế của từng loại hình báo chí và cách thức thực hiện
để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động truyền thông về ASXH
Tháng 12/2009, thực hiện chuyên đề ngoại ngữ trong chương trình học
tập của nghiên cứu sinh, tác giả đã sưu tầm và dịch cuốn sách “Social
Marketing - Improving the Quality of Life‟‟ - "Tiếp thị xã hội - nâng cao
chất lượng cuộc sống" của tác giả Philip Kotler (ĐH Northwestern), Ned
Roberto (Viện Quản lý Châu Á), Nancy Lee (Liên hiệp Dịch vụ marketing xã
hội), sách do Nhà xuất bản SAGE, California, USA, xuất bản năm 2002. Tại
Chương 1, phần I "Tìm hiểu về marketing xã hội", giới thiệu khái quát sự ra
đời của cụm từ và các nội dung của marketting xã hội, một vấn đề mới xuất
hiện trong xã hội hiện đại từ năm 1971, và ngày càng được phổ biến [152].
Các tác giả đưa ra định nghĩa: Marketing xã hội là cách dùng những nguyên
tắc và kỹ thuật của maketing thị trường để gây ảnh hưởng đến nhóm đối tượng
mục tiêu - khiến họ tự nguyện chấp nhận, từ chối, biến đổi, hay từ bỏ một
hành vi nào đó nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể, cũng như của toàn
xã hội. Tại chương 13, phần IV của cuốn sách các tác giả đã trình bày, phân
tích về việc lựa chọn kênh truyền thông và phương tiện truyền tải chiến lược.
Cuốn sách đưa ra những kênh truyền thông chủ yếu trong hoạt động
marketing xã hội, đó là quảng cáo, QHCC, các ấn phẩm in, các hình thức

quảng cáo đặc biệt, ký hiệu và trưng bày, truyền thông cá nhân, truyền thông
phổ biến.
Vấn đề lựa chọn kênh truyền thông tiêu biểu trong marketing xã hội
được cuốn sách đề cao. Những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch về truyền
thông, đồng thời đối diện với việc phải quyết định chọn kênh truyền tải nào để
chuyển tải thông điệp, bao gồm các chương trình truyền hình, các chương
trình phát thanh, tạp chí, báo in, bảng hiệu quảng cáo, phương tiện giao thông
theo tuyến, website hoặc thư mời trực tiếp. Phương tiện truyền thông cho
QHCC đồng thời bao gồm các đài truyền hình, các chuyên mục trên báo in,
tạp chí, ấn phẩm in, quảng cáo, trưng bày…
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập tới những vấn đề quan trọng khác trong
hoạt động marketing xã hội, đó là những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
truyền thông; tính chất của từng loại kênh truyền; nhận biết ưu điểm và hạn

13

chế của từng kênh truyền để có sự lựa chọn phù hợp, nâng cao hiệu quả
truyền thông.
Về hiệu quả báo chí, cuốn sách „„Cơ sở lý luận của báo chí‟‟ - Sách
tham khảo nghiệp vụ, tập 2, của tác giả E.P.Prôkhôrốp, do Đào Tấn Anh và
Đới Thị Kim Thoa dịch, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, ấn hành năm 2004,
có 05 chương, đã dành một chương (chương IV) giới thiệu về „„Hiệu lực và
tính hiệu quả của báo chí‟‟. Nội dung chương này, tác giả đề cập đến những
vấn đề lý luận về tính kết quả, hiệu lực, hiệu quả của báo chí và những cách
thức nâng cao tính kết quả, hiệu lực, hiệu quả ấy, cùng những nhân tố sáng
tạo của tính hiệu quả báo chí. Tuy nhiên, sách do tác giả người Nga viết, luận
giải trên cơ sở thực tế của báo chí Nga và một số nước khác, và có thể do cách
dịch bám sát, tôn trọng nguyên bản tiếng Nga, do đó nội dung dịch khá dài,
nhưng không thoát ý, nhiều đoạn dịch khó hiểu. Mặc dù vậy, đây cũng là một
công trình nghiên cứu có thể tham khảo bổ ích, giúp cho việc phân tích, tổng

hợp, tìm ra những vấn đề cơ bản về hiệu quả báo chí.
Năm 2002, tác giả Trần Xuân Vinh (BHXH Việt Nam) công bố trong
nước đề tài nghiên cứu khoa học “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền về BHXH hiện nay”. Đáng chú ý trong đề tài, tác giả giới thiệu
mô hình, kinh nghiệm tổ chức hoạt động truyền thông của Trung tâm Thông
tin cơ quan ASXH Thái Lan và Trung tâm thông tin tuyên truyền của Quỹ
phòng xa Trung ương Singapore, trong đó các cơ quan báo chí được coi là
những phương tiên truyền thông chủ lực, có hiệu quả nhất.
Tạp chí BHXH Việt Nam, kỳ 01, tháng 04/2012 đăng tải bài dịch của
tác giả Tường Vân, dịch từ bản tin ISSA News “Sử dụng công nghệ mới
trong hoạt động nghiệp vụ ASXH ở châu Phi”. Bản dịch của tác giả Tường
Vân mô tả các hình thức truyền thông mới được các cơ quan ASXH ở châu
Phi ứng dụng mạnh mẽ. Hiện nay, các cơ quan ASXH nằm trong số những tổ
chức đi đầu trong việc sáng tạo sử dụng trang web, điện thoại di động và công
nghệ ngân hàng điện tử ở châu Phi. Công nghệ có thể giúp khắc phục hoặc
giảm thiểu các vấn đề liên quan đến quản lý và tiếp cận khách hàng, những
người ở rất xa về mặt địa lý. Công nghệ hiện đại tạo thuận lợi trong việc thu

14

phí đóng góp, chi trả các chế độ, giảm chi phí hành chính, giảm thiểu gian lận
và lạm dụng trong các chương trình ASXH [136].
Tuy các tài liệu trong đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Vinh và
tài liệu dịch của tác giả Tường Vân không trực tiếp đề cập và phân tích về tác
dụng, hiệu quả báo chí, nhưng những kinh nghiệm truyền thông về ASXH của
các nước cũng là những tư liệu tham khảo bổ ích.
Ở Trung Quốc, Chính phủ nước này đặc biệt coi trọng công tác nghiên
cứu về lĩnh vực ASXH. Tài liệu do TS.Nguyễn Thành Lợi (Tạp chí Cộng sản)
cung cấp cho biết: Năm 1994, Trung tâm quản lý sự nghiệp ASXH trực thuộc
Bộ Nhân lực và ASXH Trung Quốc xuất bản Tạp chí An sinh xã hội Trung

Quốc. Từ ngày xuất bản đến nay, Tạp chí An sinh xã hội Trung quốc đã đăng
rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực ASXH. Tạp
chí ASXH Trung Quốc tập trung tuyên truyền những vấn đề làm thế nào giải
quyết vấn đề ASXH hiện nay, giải mã những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra,
nghiên cứu những vấn đề lý luận nhằm tạo ra sự đột phá trong vấn đề cải cách
ASXH. Nội dung chủ yếu tập trung vào vấn đề tiền lương, tiền dưỡng lão,
tiền BHYT, tiền BHTN, tiền cứu trợ, phúc lợi xã hội v.v Đáng chú ý về một
số bài viết của các tác giả ở Trung Quốc như sau:
- Tác giả Chung Hồng Lượng với bài viết “Nghiên cứu quyền lợi xã hội
và đáp ứng nhu cầu của người dân trong hệ thống ASXH của Trung Quốc”
đăng trên Tạp chí Khoa học Trung Quốc năm 2009;
- Dư Thục Quang với bài viết “Thực trạng và giải pháp cải cách chế độ
ASXH của Trung Quốc hiện nay”, đăng trên Tạp chí Khoa học thuộc Học
viện Công Thương Trùng Khánh số tháng 3-2004. Trên cơ sở những thành
tựu đã đạt được trong cải cách chế độ ASXH trong thời gian qua ở Trung
Quốc, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, đặc biệt là công tác truyền thông về
lĩnh vực này, từ đó đề ra một số giải pháp quan trọng nhằm từng bước hoàn
thiện hệ thống bảo đảm ASXH ở Trung Quốc hiện nay.
- Trong bài viết phân tích vấn đề ASXH nông thôn Trung Quốc, đăng
trên Diễn đàn Khoa học Tân Cương số 2 năm 2008, tác giả Đỗ Nghiên Đông
chỉ ra rằng, vài năm gần đây, vấn đề ASXH ở nông thôn Trung Quốc đã thu
hút được sự quan tâm rộng rãi của đông đảo người dân ở nước này. Các học

15

giả đã nghiên cứu từ những giác độ khác nhau liên quan đến vấn đề ASXH,
đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu đã đánh giá một cách tổng quát về thực
trạng hiệu quả truyền thông trong lĩnh vực ASXH trên báo chí ở Trung Quốc.
Trong bài viết này, tác giả chỉ ra những hạn chế của báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH ở nông thôn của Trung Quốc. Tác giả cũng đề xuất

nhiều giải pháp quan trọng, trong đó nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Trung
Quốc cần tích cực tạo điều kiện cho giới truyền thông tham gia mạnh mẽ hơn
nữa vào hoạt động này, đồng thời cung cấp nhiều kinh phí cho hoạt động này
đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, trong kỷ yếu hội thảo khoa học “ASXH ở nước ta: Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản,
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng
Trung ương tổ chức tháng 3/2012 (bản thân tác giả là thành viên Ban Tổ chức
và Ban Thư ký Hội thảo) có một số bài viết của các nhà nghiên cứu như:
“Kinh nghiệm thế giới về ASXH và bài học đối với Việt Nam” của TS.
Nguyễn Thị Lan Hương; “Một số kinh nghiệm của các nước trong việc bảo
đảm ASXH” của PGS TS.Phạm Hữu Tiến; “ASXH Đức và một số gợi ý cho
Việt Nam” của TS. Nguyễn Thành Lợi; “Hệ thống ASXH Bắc Âu và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” của PGS TS.Đinh Công Tuấn; “Thiết lập mạng
lưới an sinh xã hội bền vững, vấn đề cấp thiết đối với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương” của Nguyễn Thu Phương v.v
Nhìn chung, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
những cách làm hay, mô hình cụ thể về ASXH của các nước, từ đó làm bài
học cho Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này hầu như không nghiên cứu
sâu về hoạt động truyền thông trong lĩnh vực ASXH.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở góc độ báo chí học, trong cuốn sách „„Nghề nghiệp và công việc của
Nhà báo‟‟ do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản năm 1992, tác giả Phan Quang
có bài viết „„Về hiệu quả báo chí‟‟. Bằng kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, nhà
báo Phan Quang cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù khoa học, đồng thời
cũng là mục tiêu mà con người phải tính đến trong hoạt động của mình. Nói
đến hiệu quả báo chí phải xuất phát từ sự tồn tại của bản thân báo chí. Nội

16


dung thông tin hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác và đầy đủ đối với
người nhận tin, đó chính là yếu tố quan trọng làm cho hiệu quả công tác báo
chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hướng dẫn dư luận và phục vụ nhân
dân [57]. Ý kiến của nhà báo Phan Quang mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh về
cơ sở lý luận, nhưng có ý nghĩa phương pháp luận bước đầu định hướng đối
với việc nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ở nước ta.
Trong cuốn sách „„Truyền thông đại chúng‟‟, do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 2001, tác giả Tạ Ngọc Tấn viết tại chương I „„Truyền
thông và truyền thông đại chúng‟‟, ở phần III „„Mô hình và cơ chế tác động
của truyền thông đại chúng‟. Sau khi phân tích về mô hình truyền thông, cơ
chế tác động của truyền thông tác giả đã đưa ra quan điểm về hiệu quả xã hội
của truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu phân tích cơ sở lý luận
về hiệu quả truyền thông đại chúng nói chung, chưa chỉ rõ những vấn đề cụ
thể về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông.
Sách giáo trình „„Cơ sở lý luận Báo chí - Truyền thông‟‟ của các tác giả
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, đã được Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin cho ra mắt bạn đọc năm năm 1995, trong đó dành 01 chương
(chương VI) viết về hiệu quả báo chí. Đến năm 2007, sách giáo trình „„Cơ sở
lý luận Báo chí - Truyền thông‟‟ đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội in tái bản lần thứ 3, lần này được các tác giả sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý
một số chi tiết, chương, mục cho phù hợp hơn. Sách có 10 chương, trong
phạm vi đề tài nghiên cứu của Luận án, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
chương VIII „„Hiệu quả báo chí‟‟, do tác giả Dương Xuân Sơn biên soạn. Với
những chỉnh sửa, bổ sung lần này, cơ sở lý luận về hiệu quả báo chí được đề
cập sâu hơn. Năm 2011, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tái
bản lần thứ tư cuốn sách giáo trình này. Tuy nhiên, với lần xuất bản này, nội
dung Chương VIII viết về hiệu quả báo chí hầu như không thay đổi.
Tháng 7/2012, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam công bố cuốn „„Giáo
trình lý luận báo chí truyền thông‟‟ của tác giả Dương Xuân Sơn. Cuốn sách
cũng có 10 chương, tác giả dành chương VIII viết về „„Hiệu quả báo chí‟‟.

Mặc dù tác giả đã có những chỉnh lý, bổ sung một số ý ; tuy nhiên, nội dung

17

cơ bản về hiệu quả báo chí cũng không có thay đổi nhiều so với các cuốn sách
đã viết trước đó.
Điều dễ nhận thấy là trong cả bốn lần xuất bản cuốn „„Cơ sở lý luận
Báo chí - Truyền thông‟‟ và cuốn „„Giáo trình lý luận báo chí truyền thông‟‟
mới xuất bản trên, mối quan hệ của báo chí trong hệ thống các phương tiện
truyền thông đại chúng nói riêng và trong hoạt động truyền thông nói chung
vẫn chưa được làm sáng tỏ. Mặc dù các vấn đề cơ bản về hiệu quả báo chí
được tác giả tập trung phân tích, nhưng các tiêu chí đánh giá hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông vẫn chưa được đề cập rõ nét.
Trong bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam „„Về vấn đề nghiên cứu hiệu
quả truyền thông đại chúng‟‟, đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4 (77), 2001,
tác giả khái quát về sự ra đời, phát triển của truyền thông, truyền thông đại
chúng, sự cấp thiết và tính phức tạp trong nghiên cứu truyền thông đại chúng.
Tác giả đưa ra những hệ thống chỉ tiêu, lấy đó làm cơ sở để phân tích tính
hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng, đó là: Hiệu quả vị lợi;
Hiệu quả uy tín; Hiệu quả tăng cường quan điểm; Hiệu quả thỏa mãn lợi ích
nhận thức; Hiệu quả thẩm mỹ; Hiệu quả thuận tiện. Đồng thời, tác giả đưa ra
quan điểm „„Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả truyền
thông đại chúng là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp‟‟. Mặc dù
tác giả Mai Quỳnh Nam chưa định danh cụ thể vai trò của báo chí trong hệ
thống truyền thông đại chúng, nhưng là những kiến thức bổ ích giúp cho việc
nghiên cứu sâu về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông.
Tại Chương 1“Một số cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền về
BHXH”, trong Đề tài nghiên cứu khoa học “Các giải pháp nâng cao hiệu
quả của công tác tuyên truyền về BHXH hiện nay”, của tác giả Trấn Xuân
Vinh được BHXH Việt Nam nghiệm thu năm 2002, vấn đề hiệu quả tuyên

truyền cũng được tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, khái niệm, tiêu chí đánh giá
hiệu quả tuyên truyền theo phân tích của tác giả còn rất chung, thiếu tính
cụ thể, vấn đề hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về BHXH
cũng chưa được nhắc tới.
Tháng 6/2011, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản cuốn “Giáo
trình tác phẩm báo chí đại cương”, do tác giả Nguyễn Thị Thoa chủ biên. Tại

18

Chương 1 “Lý luận chung về tác phẩm báo chí”, đề cập nội dung “Giá trị sử
dụng của các tác phẩm báo chí” ở mục 3, tác giả đưa ra quan điểm về cách đo
lường giá trị tác phẩm báo chí, có thể đo trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể: đo
theo thời gian, phạm vi tác động, chiến dịch tuyên truyền, theo công chúng
cần tác động, theo tính chất (nóng hay nguội) của thông điệp mà tác phẩm
báo chí chuyển tải. Mặc dù tác giả không đề cập đến hiệu quả báo chí, tuy
nhiên, khi phân tích giá trị tác phẩm báo chí với những cách đo lường trên
cũng giúp cho việc tham khảo để xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông về ASXH.
Tháng 01/2012, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách
“Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, do tác giả Nguyễn Văn Dững
chủ biên. Tại tiểu mục “3.2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng”, tác
giả đưa ra mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại chúng và phân tích:
“Qua mô tả đối tượng tác động của truyền thông đại chúng, thông điệp qua
các kênh truyền thông tác động vào dư luận xã hội, tạo ra hiệu ứng xã hội;
trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, thay đổi thái
độ và hành vi của công chúng - nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu truyền
thông và nhu cầu phát triển. Những chuyển biến tích cực ấy gọi là hiệu quả
truyền thông”. Tác giả đã đưa ra một khái niệm về hiệu quả truyền thông, tuy
nhiên, vấn đề hiệu quả báo chí cũng chưa được đề cập tới.
Đề cập đến vấn đề truyền thông về ASXH, cho đến nay mới có 01 công

trình nghiên cứu của Khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cấp độ Thạc sĩ, công bố năm 2006, tác giả
Nguyễn Thị Thu Hường với đề tài: “Báo chí với vấn đề ASXH”.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường cũng chỉ mới bước đầu nghiên cứu
những vấn đề chung của ASXH; khảo sát thực trạng để chỉ ra vai trò của báo
chí trong phản ánh ASXH; đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng
và hiệu quả thông tin ASXH trên báo chí. Cách tiếp cận của tác giả Nguyễn
Thị Thu Hường không đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về truyền thông, báo
chí và mối quan hệ của báo chí với ASXH; chưa nghiên cứu hiệu quả báo chí
và hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH; câu hỏi nghiên cứu

19

muốn nâng cao hiệu quả báo chí trong truyền thông ASXH cần phải làm gì
còn để ngỏ?
Năm 2008, tác giả Luận án đã công bố luận văn thạc sĩ báo chí học, đề
tài “Báo chí với vấn đề BHXH”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và hệ thống về
mối quan hệ giữa BHXH và báo chí, kết hợp với khảo sát thực tiễn thông tin
về BHXH trên báo chí, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng thông tin về lĩnh vực này.
Luận văn tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ của báo chí với BHXH, một
bộ phận cấu thành trụ cột của hệ thống ASXH. Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ
sở lý luận về thông tin, thông tin báo chí và nội dung nâng cao chất lượng
thông tin báo chí. Do giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu, vấn đề hiệu
quả báo chí và các tiêu chí đánh giá hiệu quả báo chí trong phản ánh về
BHXH cũng chưa nghiên cứu tới.
Từ năm 2003, đến 2006, ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí,
khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học quốc gia Hà Nội cũng đã công bố 03 công trình nghiên cứu về đề
tài BHYT, đó là:

- „„Báo chí với chính sách BHYT ở Việt Nam‟‟, năm 2000 của tác giả
Bùi Khánh Cự.
-
„„Báo chí với vấn đề BHYT‟‟, năm 2003 của tác giả Dương Văn Thắng.
- „„Nội dung BHYT toàn dân được phản ánh trên Tạp chí BHXH‟‟, năm
2006 của tác giả Đinh Thu Hiền.
Tuy nhiên, ba công trình ở cấp độ cử nhân này cũng chỉ mới bước đầu
tiếp tận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí, truyền thông; cơ sở
lý luận và thực tiễn về BHYT, là một lĩnh vực của ASXH cũng chỉ mới được
đề cập ở mức độ nhất định.
Ngoài ra, tổng quan nghiên cứu cho thấy cũng có một số công trình
nghiên cứu về các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền của ngành BHXH như:
chuyên đề: “Những giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách
BHXH trên địa bàn Hải Phòng” do cử nhân Nguyễn Xuân Đóa làm chủ
nhiệm, nghiên cứu và bảo vệ năm 2000; đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền về BHXH hiện nay” do ThS.Trần Xuân Vinh

20

nghiên cứu và bảo vệ năm 2001; chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác thông tin tuyên truyền khu vực BHYT tự nguyện” do cử nhân Phạm
Văn Cảnh làm chủ đề tài, nghiên cứu và bảo vệ năm 2004; đề án “Thực trạng
và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền BHXH, BHYT,
BHTN ở Việt Nam” do cử nhân Đoàn Phú Nho làm chủ nhiệm, nghiên cứu và
bảo vệ năm 2010; đề án “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin tuyên
truyền của hệ thống BHXH Việt Nam”, do ThS.Trần Xuân Vinh làm chủ
nhiệm, bảo vệ năm 2011. Tuy nhiên, các công trình trên cũng mới chỉ bước
đầu nghiên cứu về công tác thông tin tuyên truyền BHXH, BHYT, BHTN, là
những bộ phận cấu thành của hệ thống ASXH. Chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí truyền thông, nhất là đánh giá hiệu quả báo

chí trong hoạt động truyền thông ASXH.
Tóm lại, tổng quan nghiên cứu cho thấy, tính đến nay, ở góc độ báo chí
học việc nghiên cứu toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở cấp độ luận án tiến sĩ trong
nước và ngoài nước hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới. Đề tài luận án
“Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội
ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế” là đề tài độc lập, không trùng với các
nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Hệ thống hóa và hình thành khung lý thuyết về hiệu quả báo chí trong
hoạt động truyền thông về ASXH làm cơ sở cho việc khảo sát đánh giá thực
trạng; trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó xây dựng các giải phù hợp, khả thi
nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về ASXH.
3.2. Nhiệm vụ
Luận án có những nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả truyền thông, hiệu quả
báo chí, ASXH; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo đảm ASXH và tăng
cường công tác truyền thông về ASXH.

21

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền
thông về ASXH ở nước ta thời gian qua, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí
trong hoạt động truyền thông về ASXH trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Với tên đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền

thông về an sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, các yếu tố chủ
yếu tạo nên hiệu quả truyền thông về ASXH của báo chí ở góc độ nguồn phát,
thông điệp, kênh truyền được coi là đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Giới hạn nghiên cứu các tác phẩm báo in phản ánh về ASXH đăng
trên 5 tờ báo Nhân Dân, Lao động, Lao động & Xã hội, Sức khoẻ & Đời sống
và báo BHXH, là những tờ báo có quan hệ mật thiết tới các lĩnh vực ASXH:
+ Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, trong đó ASXH là chính sách quan trọng hàng đầu.
+ Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, là tiếng nói dấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động, trong
đó các chế độ, chính sách ASXH là thiết thực, quan trọng nhất.
+ Báo Lao động & Xã hội là cơ quan ngôn luận của Bộ Lao động –
Thương binh & Xã hội – cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách, chế độ
ASXH, đặc biệt trong đó có lĩnh vực BHXH một trụ cột chính của ASXH.
+ Báo Sức khỏe & Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế - cơ
quan quản lý nhà nước về y tế, trong đó có lĩnh vực BHYT, một trụ cột quan
trọng của ASXH.
+ Báo BHXH là cơ quan ngôn luận của BHXH Việt Nam – cơ quan
được Chính phủ giao tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ cơ bản nhất của
ASXH, đó là BHXH, BHYT, BHTN.
- ASXH là những chính sách xã hội quan trọng, các bộ phận cấu thành
bao quát hầu khắp các lĩnh vực chủ yếu trong đời sống của con người trong xã

22

hội hiện đại, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do đó, Luận án tập trung
nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về 3 trụ cột cơ bản trong hệ thống
ASXH, đó là: BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN); Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) và

Bảo trợ xã hội (BTXH) - bao gồm Trợ giúp xã hội (TGXH) và Cứu trợ xã hội
(CTXH); đồng thời nghiên cứu hình thức chuyển tải nội dung ASXH trên báo
chí, thông qua việc sử dụng thể loại báo chí.
- Thời gian nghiên cứu các tác phẩm báo chí phản ánh về ASXH được
đăng tải trong 6 tháng cuối năm 2011, là thời điểm toàn Đảng, toàn dân tích
cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Bộ Chính trị chỉ
đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/05/1997 về tăng
cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tổng kết 5 năm thực hiện Luật
BHXH; Ngành Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức tổng kết 02 năm thực hiện
Luật BHYT …
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản và vận dụng các
quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu một hiện
tượng xã hội.
- Nghiên cứu dựa trên nền tảng các quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,
đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng và ASXH.
- Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước, văn kiện, giáo trình, sách
tham khảo về báo chí truyền thông và ASXH.
- Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp khảo sát hiện trạng
- Để đánh giá hiệu quả báo chí ở góc độ kênh truyền và thông điệp
truyền thông về ASXH, chúng tôi khảo sát thực trạng trên 5 tờ báo in: Nhân
Dân, Lao động, Lao động & Xã hội, Sức khỏe & Đời sống và báo BHXH).
Khảo sát được thực hiện trên 574 số báo của 05 tờ báo trên, với trên 50.000
tác phẩm báo chí được các báo đăng tải trong 6 tháng cuối năm 2011, cụ thể:

23


+ Nghiên cứu đánh giá nội dung các tác phẩm báo chí phản ánh về các
bộ phận trụ cột của hệ thống ASXH là: (1) BHXH; (2) BHYT; (3) BHTN; (4)
ƯĐXH; (5) TGXH; (6) CTXH; (7) Nội dung ASXH khác.
+ Nghiên cứu hình thức thể hiện nội dung ASXH qua việc sử dụng thể
loại báo chí trên các ấn phẩm chính ra hàng ngày đối với nhật báo và các số
báo ra trong tuần đối với tuần báo.
- Để có thêm luận chứng, luận cứ đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt
động truyền thông ASXH, chúng tôi khảo sát nguồn phát thông điệp ASXH,
thông qua khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông của cơ quan trụ cột của
hệ thống ASXH quốc gia (BHXH Việt Nam).
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về phản hồi của đối
tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông ASXH, thông qua phiếu hỏi ý kiến
đối với bốn nhóm đối tượng đại diện tiêu biểu cho công chúng ASXH. Chúng
tôi đã tiến hành điều tra xã hội học, tổng cộng trên 2100 phiếu (Mẫu phiếu
khảo sát theo mẫu 1,2,3,4 kèm theo tại phần phụ lục 01), cụ thể đối tượng
khảo sát như sau:
- (1) 703 giám đốc BHXH trong cả nước (63 Giám đốc BHXH tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và 640 Giám đốc BHXH quận, huyện, thị
xã);
- (2) 800 giám đốc các doanh nghiệp đại diện các vùng miền, khu vực
trong cả nước, bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Hưng Yên, Thanh
Hóa, thành phố Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Dương, Cần Thơ;
- (3,4) 650 phiếu dành cho đối tượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại 3
bệnh viện tuyến Trung ương, đóng tại Hà Nội (bệnh viện Bạch Mai, bệnh
viện K, bệnh viện E) và sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền Hà Nội –
đại diện những người tham gia và thụ hưởng các chế độ, chính sách ASXH.
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính được thể hiện thông qua các câu hỏi
mở khi lập phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu những vấn đề khó thực hiện

bằng nghiên cứu định lượng. Tác giả xử lý số liệu thu thập được qua các bảng
hỏi bằng cách tổng hợp, phân tích trực tiếp.
6. Đóng góp của luận án

24

6.1. Đóng góp về lý luận, khoa học
- Luận án đưa ra những khái niệm học thuật có tính hệ thống về mối
quan hệ giữa báo chí, truyền thông và ASXH; đặc biệt là xác lập hệ thống
cơ sở lý luận và tiêu chí về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông
về ASXH.
- Từ sự hệ thống này, có thể góp tiếng nói giúp cho những người quan
tâm trong lĩnh vực cùng tìm hiểu về một số khái niệm học thuật, tạo diễn đàn
trao đổi về một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ về hiệu quả báo chí trong
hoạt động truyền thông về ASXH.
6.2. Đóng góp thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về báo
chí, truyền thông, ASXH trong nước.
- Là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện chính sách ASXH nói chung và những cán bộ trực tiếp
làm công tác truyền thông ASXH nói riêng; giúp cho việc đẩy mạnh công tác
truyền thông xây dựng, phát triển hệ thống ASXH vững chắc và ngày càng
hoàn thiện.
- Luận án có thể sử dụng cho đội ngũ những người làm báo và lãnh
đạo, quản lý báo chí làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong thực tiễn lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp báo chí về các vấn đề xã hội nói chung và
lĩnh vực ASXH nói riêng.
7. Cấu trúc của Luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án
gồm có 3 chương, 10 tiết.

- Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông.
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền
thông về an sinh xã hội ở nƣớc ta.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về an sinh xã
hội của báo chí ở nƣớc ta trong thời gian tới.




25

Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ BÁO CHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG AN SINH XÃ HỘI


1.1. Khái quát lý luận truyền thông và hiệu quả báo chí
1.1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng
Theo từ điển Giải thích Thành ngữ gốc Hán: “Truyền là chuyển từ nơi
này, người này sang nơi khác, người khác; Thông là không tắc, làm cho rõ,
cho biết” [145].
Theo từ điển tiếng Việt: “Truyền thông là truyền dữ liệu giữa các đơn
vị chức năng, được thực hiện theo tập hợp các quy tắc quản lý việc truyền dữ
liệu và phối hợp trao đổi” [142].
Thực tế truyền thông là một từ ghép, Truyền là lan rộng ra hoặc làm lan
rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết; Thông là nối liền với nhau một mạch
từ nơi nọ đến nơi kia, không bị cản trở, ngăn cách, giúp cho việc hiểu rõ và
chấp thuận, không còn gì thắc mắc, băn khoăn [142].
Truyền thông từ tiếng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt,
thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông…

Theo PGS TS.Dương Xuân Sơn: “Thuật ngữ truyền thông có nguồn
gốc từ tiếng La tinh “Commune”, có nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội
hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự
hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã
hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người
xã hội” [106, tr.7].
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau” [116, tr.8].

26

Tác giả Dương Xuân Sơn khái quát lý thuyết truyền thông tổng quát có
3 loại: loại thứ nhất xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền thông.
Loại thứ hai, đề cập quá trình cơ bản chung cho tất cả các loại truyền thông
của con người. Loại thứ ba, đề cập bối cảnh mà quá trình truyền thông xảy ra.
Từ những phân tích, PGS TS.Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm: “Truyền
thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ
năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức và
hành vi” [106, tr.13].
Với khái niệm này, tác giả lưu ý đến khía cạnh quá trình truyền
thông, có nghĩa nó không phải một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một
khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời
gian lớn. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay
sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó. Đấy là
quá trình trao đổi hoặc chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và
không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận.
Đồng thời, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực
kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Và cuối
cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi,

nếu không mọi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo tác giả Trần Hữu Quang, “Truyền thông là một quá trình truyền
đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con
người với con người” [92, tr.3]. Tác giả phân tích quá trình truyền thông có
thể diễn ra trong không gian (giữa người ở nơi này với người ở nơi khác, hay
tổ chức này với tổ chức khác), hay diễn ra trong thời gian (từ thời điểm này
sang thời điểm khác nhờ những phương cách lưu trữ thông tin đa dạng như
sách vở, hình vẽ, ảnh chụp, băng ghi âm Hành vi truyền thông thường được
thể hiện qua ngôn ngữ (lời nói hay chữ viết), nhưng cũng có thể thông qua
động tác, cử chỉ hay điệu bộ để biểu lộ một thái độ hoặc một cảm xúc nào đó.

×