Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Phân tích thiết kế phần mềm histaff phân hệ quản lý hồ sơ tại công ty cổ phần tƣ vấn quản trị doanh nghiệp tinh vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 91 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Thương Mại, được sự
chỉ bảo và giảng dạy tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy cô khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Thương mại điện tử đã truyền đạt cho em những kiến thức
không chỉ về lý thuyết mà còn là những bài học thực tế trong quãng thời gian tại
trường. Trong thời gian thực tập, làm việc tại Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh
nghiệp Tinh Vân em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế,
đồng thời học hỏi, tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Th.S
Nguyễn Quang Trung – Giảng viên Hệ thống Thông tin Kinh tế và Thương Mại
điện tử đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế và
Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong suốt bốn năm học tập. Kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em
giúp em trong quá trình làm việc.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh/chị Phòng Triển khai Công ty
Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân đã tạo điều kiện thuận lợi để em
thực tập, tìm hiểu và được làm việc tại công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Kính chúc Ban Giám đốc, anh, chị trong Tinhvan Consulting luôn
dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15/04/2017
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Khánh Linh



ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:..............................................................................................................................................1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................1
CHƯƠNG II:.............................................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................6
CHƯƠNG III:.........................................................................................................................................25
ĐỊNH HƯỚNG PHÁP TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM HISTAFF
PHÂN HỆ HỒ SƠ TẠI TVC......................................................................................................................25


iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.

Tên danh mục hình vẽ

Trang

Hình 2.1. Mô hình HTTT Quản lý nhân sự tổng quát
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý nhân sự tại TVC
Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý nhân sự trên hệ thống
Bảng 2.1. Danh sách CBNV điền phiếu điều tra và trả lời

15
17
22
28


phỏng vấn
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của phần
mềm
Biểu đồ 2.2. Đánh giá các phân hệ của HiStaff nên được
triển khai
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ UseCase tổng quát
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân rã UseCase Quản lý danh mục
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân ra UseCase Thiết lập hồ sơ
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân ra UseCase Quản lý nghiệp vụ
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ lớp
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ trạng thái nhân viên
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ trạng thái hợp đồng
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới danh mục
chức danh
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới hồ sơ
nhân viên
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới hồ sơ
lương
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới hợp
đồng lao động
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý hồ sơ
nhân viên
Biểu đồ 3.13. Biểu đồ triển khai
Bảng 3.1. Danh mục chức danh
Bảng 3.2. Danh mục loại hợp đồng
Bảng 3.3. Danh mục phụ cấp
Bảng 3.4. Danh mục phúc lợi
Bảng 3.5. Đơn vị
Bảng 3.6. Bậc lương
Bảng 3.7. Hồ sơ nhân viên

Bảng 3.8. Hồ sơ lương
Bảng 3.9. Phụ cấp
Bảng 3.10. Quản lý hợp đồng

20
20
21
30
30
31
31
32
33
33
34
35
35
36
37
38
39
39
40
40
41
41
43
45
46
46



iv
31.
32.
33.
34.

Bảng 3.11. Khen thưởng
Bảng 3.12. Kỷ luật
Bảng 3.13. Phúc lợi
Bảng 3.14. Nghỉ việc

47
48
48
49


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên tiếng anh

Diễn giải

1.

2.

Ban Giám Đốc
CB
Công ty Cổ phần Tư Vấn

BGĐ
Cán bộ

3.

Quản trị Doanh nghiệp TinhvanConsulting

TVC

4.
5.
6.
7.

Tinh Vân
CSDL
CNTT
HCNS
HTTT

Cơ sở dụ liệu
Công nghệ thông tin
Hành chính nhân sự
Hệ thống thông tin



vi


1
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trong mỗi danh nghiệp nhân sự luôn là một trong các nguồn lực quan trọng
quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố
này, các doanh nghiệp luôn dành những sự đầu tư nhất định không chỉ về chính sách
nhân sự mà còn đầu tư cách thức quản lý hiệu quả. Với sự phát triển mạnh mẽ, thay
đổi nhanh chóng, công nghệ đã và đang góp phần tích cực trong việc giúp các tổ
chức, doanh nghiệp quản lý nhân sự một cách hiệu quả, khoa học và có chất lượng
thông qua các hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRM).
Công ty Cổ phần Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân (TVC) được thành lập năm
2004, kế thừa năng lực công nghệ và tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ
Tinh Vân với bề dày hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm –
đơn vị đi đầu trong việc định hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ
thông tin (CNTT) tại thị trường Việt Nam, với sản phẩm kinh doanh chính là phần
mềm quản lý nguồn nhân lực HiStaff, TVC luôn đánh giá cao vị trí và vai trò của
yếu tố con người đối với sự thành công không chỉ của TVC mà đối với bất kỳ một
doanh nghiệp nào.
Là một doanh nghiệp có nhu cầu về nhân sự cao vì vậy, để có thể quản lý,
kiểm soát và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh
doanh, thì ngoài việc có một hệ thống chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, đánh giá
năng lực tốt nhân viên tốt thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ về cơ cấu tổ chức, các
thông tin về hồ sơ nhân viên... Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý
nhân sự tại TVC em đã chọn đề tài “Phân tích thiết kế phần mềm HiStaff phân hệ

Quản lý Hồ Sơ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân”
nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin nhân sự của
Công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hệ thống thông tin (HTTT) quản lý nguồn nhân lực không còn là một vấn đề
mới mẻ đối với lĩnh vực HTTT và quản lý nhân sự. Trên thế giới và Việt Nam, đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng về HTTT quản lý nguồn nhân lực.


2
• Trên thế giới.
Managing Information Systems Personnel - Kathryn M. Bartol and David C.
Martin, trình bày tổng quan về vấn đề quản lý nguồn nhân lực áp dụng hệ thống
thông tin, đồng thời đưa ra định hướng tổng quát để xây dựng một hệ thống quản lý
nhân lực toàn diện.
System Analysis And Design Methods- Jeffrey L.Whitten, Lonnie D.Bentley,
Kevin C.Ditttman; Management Information System của tác giả James A.O’Brien
và George M.Marakas là những công trình nghiên cứu về HTTT quản lý, tập trung
nghiên cứu về phương pháp phân tích và thiết kế một hệ thống cho doanh nghiệp.
The Design and Implementation of Human Resource Management Website –
Soumya R Lingareddy là đề tài nghiên cứu về cách thiết kế và triển khai website
quản lý nguồn nhân lực theo mô hình 3 lớp.
• Tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhân
cũng đã được trình bày với một số đề tài như:
Vấn đề tin học hóa quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp quốc doanh trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2003-2005 là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Trong
nghiên cứu này các tác giả đã trình bày quy trình chung xây dựng Hệ thống thông
tin quản lý nhân lực cho các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự cho tòa soạn báo Vĩnh

Phúc - tác giả Hoàng Sơn đưa ra được giải pháp phân tích và thiết kế hệ thống quản
lý các thông tin nhân viên, lương, hợp đồng, quản lý chấm công…
Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự Xí nghiệp cầu 18- Cienco - khóa
luận tốt nghiệp, sinh viên thực hiện Vũ Thị Vân K48S3 Khoa Hệ thống thông tin
kinh tế đưa ra giải pháp phân tích thiết kế xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân
sự tại Xí nghiệp cầu 18 – Cienco với các chức năng quản lý nhân viên, Quản lý hợp
đồng lao động, Quản lý khen thưởng kỷ luật, Quản lý lương, Tra cứu và báo cáo.
Tuy nhiên, khóa luận đề xuất triển khai cơ sở dữ liệu (CSDL) trên nền hệ quản trị
cơ sở dữ liệu Access, không phù hợp với công ty có quy mô nhân sự lớn.
Những công trình nghiên cứu, ấn phẩm, khóa luận trên cho thấy phần mềm
quản lý nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa đối với cứu lý thuyết và còn được áp


3
dụng vào thực tế và có ý nghĩa sử dụng, quản lý cho người dùng. Tuy nhiên, cách
thức xử lý, các yêu cầu về chức năng, giao diện của mỗi đề tài nghiên cứu, khóa
luận đề khác nhau vì nó phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, triển khai của mỗi doanh
nghiệp, tổ chức. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và đặc thù quy trình quản lý nhân sự
của TVC, em đã nghiên cứu và phân tích thiết kế hệ thống quản lý nguồn nhân lực
HiStaff phân hệ Quản lý Hồ sơ áp dụng riêng cho công ty. Như vậy, với đề tài
nghiên cứu của mình, phần mềm được phân tích và thiết kế không trùng lặp với các
đề tài nghiên cứu trước đó.
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin như: các
phương pháp luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các phương pháp tiếp cận
trong phân tích và thiết kế hệ thống, phân tích và thiết kế hệ thống bằng UML.
- Hệ thống kiến thức lý luận cơ bản về quản lý nhân sự, hệ thống quản lý
nhân sự nói chung và thực trạng quản lý nhân sự tại TVC nói riêng.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhân sự tại TVC từ đó đưa ra giải

pháp, tiến hành phân tích thiết kế hệ thống nhân sự phù hợp và ứng dụng vào thực
tế quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở bản core phần mềm quản lý nguồn nhân lực
HiStaff phiên bản web.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý nhân sự, các quy trình quản lý nhân sự tại TVC
để tổng hợp, thống kê, phân tích từ đó đưa ra được các đánh giá và các giải pháp
phù hợp với thực trạng.
- Dựa trên tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống xây dựng giải pháp và tài liệu phân
tích và thiết kế phần mềm quản lý nguồn nhân lực HiStaff phân hệ Quản lý hồ sơ
nhân viên.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực HiStaff.
- Quy trình quản lý nhân sự tại TVC.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tìm hiểu quy trình quản lý nhân sự trong môi trường hoạt
động kinh doanh của TVC.
Về thời gian: Do điều kiện thời gian có hạn trong thời gian thực hiện khóa
luận không cho phép thu thập được đầy đủ thông tin về tất cả hoạt động của doanh


4
nghiệp, trong đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cần thiết đặt ra trong
doanh nghiệp liên quan tới quản lý nhân sự trong thời gian từ năm 2014 đến 2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu cuối cùng đưa ra được giải pháp phân tích
và thiết kế được phần mềm quản lý nguồn nhân lực HiStaff phân hệ Quản lý Hồ sơ.
Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát thực tế hoạt động nhân sự
tại công ty, xây dựng được quy trình quản lý nhân sự, các công việc mà phần mềm

sẽ phải thực hiện và các yêu cầu, nguyện vọng mà phần mềm sẽ đáp ứng được từ
phía người dùng. Từ đó sản phẩm xây dựng ra sẽ có những chức năng gần gũi với
người sử dụng và và phù hợp thực tế tại công ty.
- Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp giúp thu thập số liệu bằng
bảng câu hỏi, với đối tượng điều tra là cán bộ nhân viên (CBNV), cán bộ hành
chính nhân sự (CB HCNS), Ban Giám đốc (BGĐ) trong công ty nhằm mục đích tìm
hiểu rõ hơn quy trình quản lý nhân sự, các thông tin cần phải lưu trữ trên phần
mềm, hoạt động nào trong khâu quản lý nhân sự được xử lý thủ công, hoạt động nào
sẽ được thực hiện trên phần mềm. Từ kết quả này, đưa ra được những phân tích,
thiết kế, giao diện người dùng phù hợp và thân thiện.
- Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng để thu thập các thông tin về môi
trường, các chính sách và định hướng để hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại
TVC. Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty, em đã thực hiện một số
phỏng vấn trực tiếp với các nhân viên trong phòng Triển khai, là những anh/ chị có
kinh nghiệm triển khai phần mềm HiStaff cho các công ty khác để có những giải
pháp thiết kế phù hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sau khi tiến hành các quan sát, điều tra,
phỏng vấn, với kiến thức đã được học và những yêu cầu thực tế, em đã đi tìm hiểu
các tài liệu lý thuyết liên quan về cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích và
thiết kế hướng đối tượng, các lý thuyết về phát triển hệ thống hướng đối tượng với
UML, tài liệu dự án để từ đó tìm ra cách thức, công nghệ để có thể thực hiện được
các yêu cầu chức năng của phần mềm.
- Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Excel nhằm xử lý kết quả điều tra,
khảo sát.


5
- Phương pháp phân tích và thiết kế: phầm mềm được phân tích và thiết kế
dựa trên phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng ngôn
ngữ UML.

1.6. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp phân tích và thiết kế
phần mềm HiStaff phân hệ Hồ sơ


6
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung.
Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và
các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân
phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ
chức.
Hệ thống thông tin là phương tiện để trao đổi thông tin với môi trường bên
ngoài và là cầu nối để liên lạc giữa các bộ phận trong một tổ chức nó bao gồm:
- Thu thập dữ liệu.
- Xử lý thông tin.
- Truyền thông tin.
Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi
nhuận hoặc lợi ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người
và có trao đổi thông tin. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và
có trao đổi thông tin. Hệ thống thông tin quản lý được chia thành hai hệ thống con:
- Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): Gòm con người, phương tiện, Phương

pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): gồm con người, phương tiện, phương pháp
cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống. Hệ này chia thành hai hệ con:
 Hệ quyết định: đưa ra các quyết định.
 Hệ xử lý thông tin: xử lý các thông tin.
Một hệ thống thông tin quản lý phải hỗ trợ cho các nhà quản lý để họ có thể
đưa ra những sách lược, chiến lược trong việc chỉ đạo.
2.1.1.1. Chu trình phát triển hệ thống
Vòng đời hệ thống (chu kỳ sống của phần mềm) là thời kỳ tính từ khi phần
mềm được sinh ra cho đến khi chết đi bao gồm: hình thành đáp ứng yêu cầu, vận
hành, bảo dưỡng, loại bỏ.


7
Chu trình phát triển hệ thống: là sự tiếp nối các thời kỳ trong phát triển hệ
thống. Nó được phân chia thành các pha chính: phân tích, thiết kế, chế tạo, kiểm
thử, bảo trì.
Một số mô hình phát triển hệ thống bao gồm:
- Mô hình thác nước: quá trình phát triển phần mềm được chia thành dãy các
pha liên tiếp từ phân tích yêu cầu, phân tích, thiết kế hệ thống, lập trình dến kiểm
thử và triển khai hệ thống. Pha sau chỉ được bắt đầu khi pha trước đã hoàn thành.
Mô hình này được thiết lập theo hướng tiếp cận hướng chức năng và phù hợp cho
những dự án nhỏ, ít phức tạp.
- Mô hình xoắn ốc: quá trình phát triển được chia thành nhiều thời kì, mỗi
thời kì được bắt đầu bằng việc phân tích, rồi tạo nguyên mẫu, các công đoạn để cải
tạo, duyệt lại và cứ thế tiếp tục cho tới khi đạt được mục đích
- Mô hình bản mẫu nhanh: phát triển càng nhanh càng tốt một hệ thống rồi
cải tiến hệ thống đó cho tới khi đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng.
2.1.1.2. Các phương pháp tiếp cận trong phân tích và thiết kế hệ thống
Để thực hiện được một dự án xây dựng, phát triển hệ thống thì vấn đề quan

trọng đầu tiên là phải chọn được một phương pháp tiếp cận phù hợp. Có hai cách
tiếp cận cơ bản để phát triển phần mềm là: cách tiếp cận hướng chức năng và cách
tiếp cận hướng đối tượng.
• Hướng tiếp cận hướng chức năng.
Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính
thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc
xác định. Cách thực hiện của phương pháp hướng chức năng là phương pháp thiết kế
từ trên xuống (top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài
toán nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được bài toán có
thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc.
Phương pháp tiếp cận hướng chức năng có các đặc điểm:
- Dựa vào các chức năng, nhiệm vụ là chính: khi khảo sát, phân tích một hệ
thống thường tập trung vào các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện, tập trung trước
hết vào việc nghiên cứu các yêu cầu của bài toán để xác định các chức năng chính
của hệ thống. Như vậy, khi đã nghiên cứu để hiểu được rõ bài toán và xác định được
các yêu cầu của hệ thống thì các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống gần như là


8
không thay đổi trong suốt quá trình phát triển tiếp theo ngoại trừ khi cần phải khảo
sát lại bài toán.
- Phân rã các chức năng và làm mịn dần theo cách thực hiện từ trên xuống:
sử dụng nguyên lý chia để trị, phân tách nhỏ các chức năng chính thành các chức
năng đơn giản hơn theo cách từ trên xuống. Quá trình này được lặp lại cho đến khi
thu được những chức năng con tương đối đơn giản.
- Các đơn thể chức năng trao đổi với nhau bằng cách truyền tham số hoặc sử
dụng dữ liệu chung: một hệ thống phần mềm bao giờ cũng phải được xem như là
một thể thống nhất, do đó các đơn thể chức năng phải có quan hệ trao đổi thông tin,
dữ liệu với nhau. Trong một chương trình gồm nhiều hàm muốn trao đổi dữ liệu
được với nhau thì nhất thiết phải sử dụng dữ liệu chung hoặc liên kết với nhau bằng

cách truyền tham biến trên cơ sở sử dụng các biến toàn cục. Mỗi đơn thể chức năng
không những chỉ thao tác, xử lý trên những biến cục bộ mà còn phải sử dụng các
biến chung, thường đó là các biến toàn cục.
- Tính mở và thích nghi của hệ thống bị hạn chế: hệ thống được xây dựng
dựa vào chức năng là chính, mà trong thực tế chức năng, nhiệm vụ của hệ thống lại
hay thay đổi. Để đảm bảo cho hệ thống thực hiện được công việc theo yêu cầu, nhất
là những yêu cầu về mặt chức năng đó lại bị thay đổi là công việc tốn kém, phức
tạp. Ngoài ra, các bộ phận chức năng của hệ thống phải sử dụng biến toàn cục để
trao đổi với nhau, do vậy khả năng thay đổi, mở rộng của chúng và cả hệ thống bị
hạn chế.
- Khả năng tái sử dụng bị hạn chế và không có cơ chế kế thừa: cách tiếp cận
hướng chức năng không hỗ trợ tính kế thừa.
• Hướng tiếp cận hướng đối tượng.
Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành
phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ
thống được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối
tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối
tượng trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây
dựng bằng cách kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và
tương tác giữa chúng.
Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng có các đặc điểm:


9
- Đặt trọng tâm vào dữ liệu: khi khảo sát, phân tích một hệ thống thay vì tập
trung và các chức năng, nhiệm vụ của nó việc khảo sát, phân tích tập trung vào các
thực thể hay còn gọi là đối tượng.
- Xem hệ thống như là các thực thể, đối tượng: phân tách hệ thống thành các
đơn thể đơn giản hơn. Quá trình này được lặp lại cho đến khi thu được những đơn
thể tương đối đơn giản, dễ hiểu và thực hiện cài đặt chúng mà không làm tăng thêm

độ phức tạp khi liên kết chúng trong hệ thống.
- Các lớp trao đổi với nhau bằng các thông điệp: trong mô hình đối tượng,
khái niệm lớp là cấu trúc, một bản mẫu mô tả hợp nhất các thuộc tính, hay dữ liệu
thành phần thể hiện các đặc tính riêng của từng đối tượng, các phương thức, hay
hàm thành phần thao tác trên các dữ liệu riêng, là các giao diện trao đổi với các đối
tượng khác để xác định hành vi, mối quan hệ của chúng trong hệ thống hướng đối
tượng. Khi có yêu cầu dữ liệu để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, một đối tượng sẽ
gửi một thông điệp cho đối tượng khác.
- Tính mở và thích nghi của hệ thống cao hơn: hệ thống được xây dựng dựa
vào các lớp đối tượng nên khi có yêu cầu thay đổi thì chỉ thay đổi những lớp đối
tượng có liên quan hoặc bổ sung thêm một số lớp đối tượng mới (có thể kế thừa từ
những lớp có trước) để thực thi những nhiệm vụ mới mà hệ thống cần thực hiện.
- Hỗ trợ sử dụng lại và có cơ chế kế thừa: Các lớp đối tượng được tổ chức
theo cơ chế đóng gói và che giấu thông tin, điều này làm tăng thêm hiệu quả của kế
thừa và độ tin cậy của hệ thống.
Vòng đời phát triển phần mềm hướng đối tượng cũng có các pha tương tự như
các vòng đời phát triển phần mềm nói chung. Các pha cơ bản đặc trưng trong phát triển
phần mềm hướng đối tượng bao gồm:
Phân tích hướng đối tượng: xây dựng một mô hình chính xác các để mô tả hệ
thống cần xây dựng là gì. Thành phần của mô hình này là các đối tượng gắn với hệ
thống thực.
- Thiết kế hướng đối tượng: Là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập
hợp đối tượng cộng tác, mỗi đối tượng trong đó là thực thể của một lớp. Kết quả của
pha thiết kế cho biết hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào qua các bản thiết kế
kiến trúc và thiết kế chi tiết.
- Lập trình và tích hợp: thực hiện bản thiết kế hướng đối tượng bằng cách sử
dụng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (C++, Java...).
• Pha phân tích:



10
Xây dựng biểu đồ use case: dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến
hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để mô tả lại các
chức năng của hệ thống. Đi kèm với mỗi use case là kịch bản mô tả hoạt động của hệ
thống trong mỗi use case cụ thể.
Xây dựng biểu đồ lớp: xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản tong sơ đồ lớp.
Xây dựng biểu đồ trạng thái: mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái trong
hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
• Pha thiết kế:
Xây dựng các biểu đồ tương tác (gồm biểu đồ cộng tác và biểu đồ tuần tự): mô tả
chi tiết hoạt động của các use case dựa trên các kịch bản đã có và các lớp đã xác định
trong pha phân tích.
Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ sung
các lớp còn thiết, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên biểu đồ
tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
Xây dựng biểu đồ hoạt động: mô tả hoạt động của các phương thức phức tạp
trong mỗi lớp hoặc các hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp. Biểu đồ hoạt động là cơ
sở để cài đặt phương thức trong các lớp.
Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ chức phần
mềm theo các thành phần đó.
Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống: xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao dịch và dịch vụ hỗ trợ.
2.1.2.

Một số lý thuyết về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin bằng

UML
2.1.2.1. Khái quát về ngôn ngữ mô hình hóa UML và các khái niệm cơ bản
Ngôn ngữ UML (Unified Modeling Language) là một loại ký pháp mô hình hóa

hướng đối tượng. UML được sử dụng để hiển thị, đặc tả, tổ chức, xây dựng và làm tài
liệu của quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng, đặc biệt là phân tích, thiết kế
dưới dạng các báo cáo, biểu đồ, bản mẫu… UML là ngôn ngữ mô hình hóa độc lập với
các công nghệ phát triển phần mềm.
Mục đích chính của UML là mô hình được các hệ thống và sử dụng được tất cả
các khái niệm hướng đối tượng một các thống nhất. Cho phép đặc tả, hỗ trợ để đặc tả
trực quan mối quan hệ giữa các thực thể cơ bản trong hệ thống, đồng thời mô tả được


11
mọi trạng thái hoạt động của hệ thống đối tượng. Tận dụng được khả năng sử dụng lại
và kế thừa ở phạm vi diện rộng để xây dựng được những hệ thống phức tạp.
• Mô hình
Mô hình là một trạng trừu tượng hóa của một hệ thống thực hay nói cách khác là
một hình ảnh (một biểu diễn) của một hệ thống thực. Mô hình nhằm nắm bắt được các
khía cạnh quan trọng của sự vật, bỏ qua các khía cạnh không quan trọng và biểu diễn
theo một tập ký hiệu và quy tắc nào đó. Một mô hình được diễn tả:
-

Ở một mức độ trừ tượng hóa nào đó.
Theo một quan điểm (hay một góc nhìn) nào đó.
Bởi một hình thức diễn tả hiểu được (văn bản, bảng, đồ thi...) nào đó.
Việc dùng mô hình để nhận thức và diễn là một hệ thống được gọi là mô

hình hóa.
• Đối tượng (object)
Đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể khái niệm hoặc một thực
thể phần mềm. Có thể định nghĩa một đối tượng là một khái niệm, sự trừu tượng hoặc
một vật với giới hạn rõ ràng và có ý nghĩa với một ứng dụng cụ thể.
Có những đối tượng là những thực thể có trong thế giới thực như người, sự vật cụ

thể, hoặc là những khái niệm như một công thức, hay khái niệm trừu tượng.... có một
số đối tượng được bổ sung vào hệ thống với lí do phục vụ cho việc cài đặt và không có
trong thực tế.
• Lớp (class)
Lớp là một mô tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và
các mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một
định nghĩa trừ tượng của đối tượng.
Cũng như đối tượng, lớp có thể là những nhóm thực thể trong thế giới thực, cũng
có những lớp là khái niệm trừu tượng và có những lớp được đưa vào trong thiết kế để
phục vụ cho cài đặt hệ thống...
2.1.2.2. Các góc nhìn trong UML
Một góc nhìn trong UML là một tập con các biểu đồ UML được xây dựng để
biểu diễn một khía cạnh nào đó của hệ thống.
- Góc nhìn ca sử dụng: là góc nhìn từ ngoài vào hệ thống. Đó là cách nhìn
của các người dùng cuối, các người phân tích, người kiểm định. Nó không phản ánh
tổ chức bên trong của phần mềm, mà chỉ làm rõ các chức năng lớn mà hệ thống phải


12
đáp ứng cho người dùng. Với UML thì sắc thái tĩnh của góc nhìn này được biểu
diễn trong các biểu đồ ca sử dụng, còn sắc thái động được biểu diễn trong các biểu
đồ tương tác, trạng thái, biểu đồ hoạt động.
- Góc nhìn logic (thiết kế): là góc nhìn bên ngoài vào hệ thống, cho thấy các
nhiệm vụ của hệ thống được thiết kế ra sao (thành các lớp, các giao diện, các hợp
tác). Đó là cách nhìn của những người thiết kế hệ thống. Với UML, thì sắc thái tĩnh
của góc nhìn này được thể hiện trong các biểu đồ lớp, các biểu đồ đối tượng. Còn
sắc thái động thể hiện trong các biểu đồ tương tác, biểu đồ máy trạng thái, các biểu
đồ hoạt động.
- Góc nhìn quá trình: phản ánh các lộ trình điều khiển, các quá trình thực
hiện, cho thấy sự hoạt động song hành hay đồng bộ của hệ thống. Với UML thì góc

nhìn này được thể hiện cùng với các biểu đồ như góc nhìn thiết kê,s nhưng tập trung
chú ý vào các lớp chủ động, là các lớp biểu diễn cho các lộ trình điều khiển và quá
trình thực hiện.
- Góc nhìn thực thi (góc nhìn thành phần): là góc nhìn đối với dạng phát hành
của phần mềm (hệ thống vật lý) bao gồm các thành phần và tệp tương đối độc lập,
có thể được lắp ráp theo nhiều cách để tạo ra hệ thống chạy được. Với UML, sắc
thái tĩnh của góc nhìn này được thể hiện bởi các biểu đồ thành phần. Còn sắc thái
động của góc nhìn này được thể hiện bởi các biểu đồ tương tác, các biểu đồ máy
trạng thái, các biểu đồ hoạt động.
- Góc nhìn triển khai: là góc nhìn mô tả sự phân bổ tài nguyên và nhiệm vụ
trong hệ thống. Nó chỉ rõ sự phân bố, sự lắp đặt các phần của hệ thống vật lý trên
các đơn vị phần cứng. Với UML thì sắc thái tĩnh của các góc nhìn này thể hiện qua
các biểu đồ bố trí. Còn sắc thái động của góc nhìn này thể hiện qua các biểu đồ
tương tác, các biểu đồ máy trạng thái, các biểu đồ hoạt động.
Đối với mỗi người quan tâm tới hệ thống như người dùng cuối, người phân tích,
thiết kế, người quản lý dự án... thường chỉ tập trung chú ý tới một phương diện nào đó
của hệ thống. Tuy nhiên, năm góc nhìn trên phải có sự tương hợp lẫn nhau.
2.1.2.3. Các biểu đồ UML
Thành phần chính trong UML là các biểu đồ:
- Biểu đồ Use Case biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu
của hệ thống, biểu đồ use case sẽ phải chỉ ra hệ thống cần thực hiện điều gì để thỏa
mãn các yêu cầu của người dùng hệ thống đó. Đi kèm với biểu đồ use case là các
kịch bản.


13
- Biểu đồ lớp chỉ ra các lớp đối tượng trong hệ thóng, các thuộc tính và
phương thức của từng lớp và mối quan hệ giữa những lớp đó.
Giữa các lớp có những mối quan hệ cơ bản như sau:
 Quan hệ kết hợp: một kết hợp là một sự nối kết giữa các lớp, cũng có nghĩa là

sự nối nối kết giữa các đối tượng của các lớp này. Trong UML, một quan hệ được ấn
định nhằm mô tả một tập hợp các liên kết, một liên quan về ngữ nghĩa giữa một nhóm
các đối tượng được biểu diễn bởi các lớp tương ứng.
 Khái quát hóa: là mối quan hệ giữa một lớp có các đặc trưng mang tính khái
quát cao hơn và một lớp có tính chất đặc biệt hơn. Trong sẽ đồ lớp, mối quan hẹ khái
quan hóa chính là sự kế thừa của một lớp từ một lớp khác.
 Quan hệ cộng hợp: là dạng quan hệ mô tả một lớp A là một phần của lớp B và
lớp A có thể tồn tại độc lập.
 Quan hệ gộp: biểu diễn một quan hệ kiểu tổng thể - bộ phận. Lớp A có quan hệ
gộp với lớp B nếu lớp A là một phần của lớp B và sự tồn tại của lớp B điều khiển sự
tồn tại của lớp A.
 Quan hệ phụ thuộc: biểu diễn mối quan hệ giữa hai lớp đối tượng: một lớp đối
tượng A có tính chất độc lập và một lớp đối tượng B phụ thuộc vào A; một sự thay đổi
của A sẽ ảnh hưởng đến lớp phụ thuộc B.
 Quan hệ thực thi: biểu diễn mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong
biểu đồ lớp, trong đồ một thành phần mô tả một công việc dạng hợp đồng và thành
phần còn lại thực hiện hợp đồng đó. Thông thường lớp thực hiện hợp đồng có thể là
các giao diện.
- Biểu đồ trạng thái tương ứng với mỗi lớp sẽ chỉ ra các trạng thái mà đối
tượng của lớp đó có và sự chuyển tiếp giữa những trạng thái đó.
- Các biểu đồ tương tác biểu diễn mối liên hệ giữa những đối tượng trong hệ
thống và giữa cá đối tượng với các tác nhân bên ngoài. Có hai loại biểu đồ tương tác:
 Biểu đồ tuần tự: Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và giữa các đối
tượng và tác nhân theo thứ tự thời gian.
 Biểu đồ cộng tác: Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và giữa các đối
tượng và tác nhân nhưng nhấn mạnh đến vai trò của các đối tượng trong tương tác.


14
- Biểu đồ hoạt động biểu diễn các hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các

hoạt động, thường được sử dụng để biểu diễn các phương thức phức tạp của các
lớp.
- Biểu đồ thành phần định nghĩa các thành phần của hệ thống và mối liên hệ
giữa các thành phần đó.
- Biểu đồ triển khai mô tả hệ thống sẽ được triển khai nhưu thế nào, thành
phần nào được cài đặt ở dâu, các liên kết vật lý hoặc giao thức truyền thông nào
được sử dụng.
2.1.2.4. Tổng quan về quản lý nhân sự
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh
nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển
doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và
doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều
khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các
kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy
hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản trị
nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong tổ chức ở tầm vi mô với
mục tiêu cơ bản:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng
cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện tối đa cho
nhân viên được phát huy tối đa các năng lực của cá nhân, được kích thích, động
viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
• Hệ thống thông tin quản lý nhân sự
Là hệ thống bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản lý (tuyển
dụng, quản lý nhân viên, chấm công, tính lương, và nghỉ việc của nhân viên trong
doanh nghiệp…) có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân
viên của doanh nghiệp.


15


Hình 2.1. Mô hình HTTT Quản lý nhân sự tổng quát
- Quản lý nhân viên bao gồm: Quản lý hồ sơ nhân viên, xử lý hợp đồng hết
hạn, quản lý thử việc.
- Quản lý chấm công: Quản lý nghỉ phép, quản lý vào ra công ty, quản lý
nhật ký làm việc, quản lý đăng ký lịch làm việc, tích hợp máy chấm công.
- Quản lý lương: Quản lý tính lương thời vụ, lương thời gian, tính lương theo
sản phẩm.
- Quản lý chức vụ: Quản lý cấp bậc, chức vụ trong tổ chức của doanh nghiệp.
- Quản lý các chế độ: các chế độ khen thưởng, phụ cấp ốm đau bệnh tật, thai sản.
- Quản lý đào tạo: Tổ chức lớp học, đánh giá học viên và giáo viên.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhân sự để xây
dựng lên các hệ thống quản lý nhân lực giúp hoàn thiện các quy trình của doanh
nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực tham gia vào quá trình này, góp phần nâng
cao năng suất, hiệu quả hoạt động, góp phần tạo ra dòng thông tin xuyên suốt trong
doanh nghiệp.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại TVC
2.2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp
Tinh Vân
2.2.1.1. Giới thiệu về công ty
• Sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân.
Tên viết tắt: TVC.
Tên giao dịch tiếng anh: Tinhvan Consulting.


16
Địa chỉ: Tầng 8, Khách sạn Thể thao, Làng Sinh viên Hacinco, Thanh Xuân,
Hà Nội.

Điện thoại: 04.3557.7436
Email:
Website: />Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân là đơn vị thành viên
trực thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân (Tinhvan Group). Là đối tác của
nhiều Tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới, Tinhvan Consulting hiện là một trong
những công ty tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực Tư vấn các ứng dụng CNTT
trong Quản trị Doanh nghiệp – Các giải pháp Quản trị Doanh nghiệp tổng thể
(ERP), Quản lý tổng thể nguồn Nhân lực (HRM) và các giải pháp đặc thù cho các
ngành kinh doanh.
Sản phẩm chính của Tinhvan Consulting là Giải pháp Quản lý Tổng thể
Nguồn nhân lực HiStaff. HiStaff là giải pháp chuyên nghiệp hướng bản địa phục vụ
quản lý tổng thể nguồn nhân lực dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Giải pháp
đã được kiểm nghiệm qua sự lựa chọn và triển khai thành công tại các công ty đa
quốc gia, tập đoàn thương mại và sản xuất, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên
toàn quốc. Tích lũy từ kinh nghiệm triển khai cho các doanh nghiệp hàng đầu tại
Việt Nam, HiStaff liên tục phát triển và hoàn thiện nhằm mục đích cung cấp cho
khách hàng một công cụ hiệu quả và thiết thực trong quản lý nhân sự, tiền lương, có
khả năng tích hợp toàn diện với các hệ thống ERP cao cấp...
• Các lĩnh vực hoạt động
- Tư vấn chiến lược và ứng dụng CNTT.
- Cung cấp bản quyền, tư vấn và triển khai Giải pháp quản lý tổng thể nguồn
Nhân lực (HRM)
- Tư vấn và triển khai Giải pháp Quản trị Doanh nghiệp tổng thể (ERP)
- Tư vấn xây dựng và phát triển các giải pháp quản lý đặc thù cho doanh
nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ kiểm soát dữ liệu quan trọng (Master Data Management).
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty



17

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty


18
• Chức năng, thành phần các bộ phận trong công ty
STT
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tên bộ phận

Chức năng

- Điều hành hoạt động của công ty.
Ban điều hành
- Xây dựng chiến lược phát triển, kinh doanh.
- Quản lý các bộ phận chức năng.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm HiStaff.
Bộ phận Giải pháp - Tư vấn nghiệp vụ cho khách hàng và các bộ phận có liên

HiStaff
quan khi được yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
- Nghiên cứu, phát triển, cung cấp dịch vụ Tư vấn về hệ
thống QTDN cho khách hàng với các gói tư vấn: Tổ chức
Bộ phận Tư vấn hệ
bộ máy; Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ; Xây dựng
thống QTDN
quy trình/ quy định; Xây dựng phần mềm quản trị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
- Lập trình hiệu chỉnh phần mềm HiStaff theo yêu cầu của
từng dự án.
Bộ phận Triển khai - Kiểm thử sản phẩm.
- Triển khai sản phẩm đến khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
Bộ
phận
Kinh doanh.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh
doanh
doanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
- Phụ trách các hoạt động liên quan đến nhân sự, tổ chức
nhân sự.
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế
toán. Đáp ứng về nhu cầu tài chính cho mọi hoạt động của
công ty.
Bộ phận BO
- Xây dựng, triển khai và đảm bảo các hoạt động về mạng,

bảo mật, hệ thống thông tin.
- Giám sát, đảm bảo nội quy của nhân viên.
- Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông,
xây dựng hình ảnh, thương hiệu TVC.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhân sự tại doanh nghiệp
• Chính sách nhân sự
Là một doanh nghiệp với sản phẩm kinh doanh chủ đạo là phần mềm quản lý
nhân sự, TVC luôn xem nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định


19
sự thành bại của trong họat động của chính mình và các doanh nghiệp khác. Chính
vì thế, chính sách nhân sự được BGĐ xây dựng với một tập thể đoàn kết, hòa đồng,
giúp đỡ nhau trong công tác. Doanh nghiệp luôn tạo ra một môi trường làm việc
thoải mải nhất cho các nhân viên.
Nguyên tắc tuyển chọn nhân sự là luôn chọn những ứng cử viên phù hợp dựa
trên phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực và kinh nghiệm công việc. Tạo ra sự
công bằng và hợp lý cho tất cả các nhân viên.
• Nguồn nhân lực
Năm 2016, TVC có hơn 100 nhân viên trong đó các nhân viên đều có trình độ
cao, đáp ứng được các yêu cầu quản lý, điều hành, kinh doanh, sản xuất, hỗ trợ kinh
doanh của công ty. Trong đó:
Số lượng cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT:
- Cán bộ, nhân viên phần cứng là hơn 01 người.
- Cán bộ, nhân viên phần mềm:
 Dịch vụ là 25 người.
 Phát triển phần mềm là 40 người.
Đội ngũ nhân viên tại TVC được tuyển chọn từ các trường đại học, học viện
lĩnh vực về công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam. Một số quản lý, nhân viên

của TVC được đào tạo tại các trường đại học tại nhiều quốc gia trên thế giới, có
kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tư vấn giải pháp công
nghệ thông tin. Đặc biệt, TVC còn có nguồn cung cấp nhân sự chất lượng và bền
vững từ Vườm ươm Tinh Vân.
TVC luôn mang đến cho mỗi nhân viên của công ty các điều kiện để phát triển
khả năng của bản thân thông qua các chương trình đào tạo, các khóa huấn luyện nội
bộ và bên ngoài.
• Kết quả khảo sát phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại TVC
Trong thời gian thực tập và làm việc tại công ty, để phục vụ việc làm đề tài,
em đã phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các một số các bộ quản lý, CB
HCNS, CBNV của công ty kết hợp với việc quan sát, tự tìm hiểu. Từ đó thu được
những kết quả cần thiết về nhu cầu và tầm quan trọng của một phần mềm quản lý
nhân sự đối với công ty. Cụ thể:
- Số lượng phiếu phát ra: 10 phiếu
- Số phiếu thu về: 10 phiếu
Danh sách cán bộ nhân viên điền phiếu điều tra và trả lời phỏng vấn như sau:
Bảng 2.1. Danh sách CBNV điền phiếu điều tra và trả lời phỏng vấn


×