Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN-2004 B TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 16 trang )

KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất quan trọng nhằm phát triển giáo
dục đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế - xã hội cũng như nguyện vọng phát triển
của người học, đây là một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm không chỉ của những
người làm công tác dạy học mà ngay cả đến các cấp, các ngành ở trung ương và địa
phương. Ngay từ năm 1963, trong hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt” của ngành giáo dục, việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã
được đặt ra, Bác Hồ đã căn dặn: ... “ Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ “...”Về học
tập tránh lối học vẹt”. Vì lẽ đó, Bác Hồ đã nói: “ Phải nêu cao tác phong độc lập
suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một
cách mù quáng từng chữ trong sách. Có vấn đề nào chưa thông suốt thì mạnh dạn
đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “ Vì
sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó phù hợp với thực tế không? Có thật đúng
lý không? Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều.
Phải suy nghĩ chín chắn”.
Định hướng đó đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương II, khóa
VIII và được pháp chế hóa trong luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành
thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ở trường phổ thông?
Để đạt được mục đích đó một vấn đề được đặt ra trước hết đòi hỏi ở giáo
viên cũng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình trong
việc chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân để
nhận thức đúng đắn những vấn đề mới được đưa vào nội dung chương trình sách
giáo khoa và vận dụng phương pháp bộ môn vào thực tế dạy học một cách sáng tạo
phù hợp với tình hình thực tế địa phương, với đối tượng học sinh.
Trên cơ sở thực nghiệm và được sự góp ý của đồng nghiệp trong tổ chuyên


môn, thông qua kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy chương trình lớp 6 năm
thứ hai, bản thân xin phép được góp một phần nhỏ vào đề tài :
Kinh nghiệm vận dụng sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực tế giảng
dạy.
II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Tài liệu để phục vụ cho giáo viên Lịch sử giảng dạy là sách giáo khoa lịch sử
6 bên cạnh đó còn có sách giáo viên Lịch sử 6 (Bộ giáo dục và đào tạo ) và bài
soạn Lịch sử 6 - Tài liệu nghiệp vụ giáo viên theo chương trình sách giáo khoa năm
học 2002 - 2003, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Sĩ Quế và nhiều tài liệu tham khảo
khác như thiết kế giáo án 6, bài tập Lịch sử 6... Đề tài này là kinh nghiệm vận dụng
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
1
KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
một cách sáng tạo nội dung sách giáo khoa Lịch Sử 6 vào thực tế giảng dạy một
cách phù hợp có hiệu quả, không theo hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa của các
loại sách đã kể trên.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Kinh nghiệm vận dụng một cách sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực
tế giảng dạy chương trình lớp 6 cải cách ở trường trung học cơ sở.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành thực
hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông một cách toàn diện bao gồm đổi mới
nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm
tra đánh giá học sinh, cung cấp trang thiết bị dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới.
Sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông bậc THCS môn Sử lớp 6
đã được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm khắc phục những nhược điểm của nội
dung chương trình và sách giáo khoa cũ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học của giáo viên bao gồm:
-Nội dung kiến thức đã được “giản hóa” dưới nhiều hình thức khác nhau

nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục của tiến trình lịch sử.
-Kênh chữ gồm có 3 loại: chữ in đậm là tên chương, tên bài, tên đề mục.
Chữ in thường thể hiện kiến thức cơ bản mà giáo viên phải truyền thụ cho học sinh.
Chữ in nghiêng được thể hiện ở các mục, các bài nhằm mục đích góp phần minh
họa cho nội dung cơ bản đã được viết ít, kiến thức được thể hiện trong những đoạn
này nhiều khi rất quan trọng, thường nó là nguồn tư liệu làm nổi bật nổi bật nội
dung cơ bản của bài và chủ yếu là để thầy và trò thay đổi cách học và dạy nhằm
đổi mới PPDH ở mỗi tiết học.
-Hệ thống câu hỏi có 2 loại với hai mục đích khác nhau:
+Loại câu hỏi ở giữa hay ở cuối mục: nhằm góp phần với chữ in nghiêng để
đổi mới phương pháp và củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
+Loại câu hỏi ở cuối bài: dùng để củng cố kiến thức bài giảng trên lớp, rèn
luyện kĩ năng đối chiếu so sánh, tổng hợp .
-Kênh hình cũng được đưa vào sách giáo khoa nhiều hơn không chỉ nhằm
mục đích minh họa cho nội dung bài học mà còn nhằm mục đích phát huy suy nghĩ
của học sinh, rèn luyện kĩ năng bộ môn trong việc sử dụng các bản đồ lịch sử.
Sách giáo khoa cải cách với những ưu điểm nêu trên là điểm tựa để giáo
viên xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh
trong giờ học, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối
tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. Tác giả của sách
giáo khoa và sách giáo viên là những nhà khoa học, những nhà giáo dục - lịch sử có
hiểu biết về trường phổ thông. Các loại sách này là cơ sở đáng tin cậy, là chuẩn
mực về nội dung kiến thức và phương pháp cho giáo viên trong quá trình lên lớp để
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
2
KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
chuyển tải nội dung của sách giáo khoa nên đa số giáo viên thường trung thành với
sách, thực hiện một cách rập khuôn các yêu cầu của sách giáo khoa và cho như thế
là đạt yêu cầu. Tuy vậy nội dung của sách giáo khoa, sách giáo viên cũng chỉ đáp
ứng yêu cầu của giáo dục ở mặt bằng chung của cả nước và đôi khi còn thiếu tính

thực tiễn nên trong quá trình vận dụng vào thực tế giảng dạy vẫn có một số nội
dung hoặc câu hỏi của sách không phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đối
tượng học sinh ở các vùng miền đặc biệt là các vùng xa khó khăn. Tình trạng cháy
“giáo án”, giáo viên làm việc “quá tải” xảy ra ở phần lớn các giáo viên khi được
phân công giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 6, không bởi vì đây chỉ mới là năm
thứ nhất hoặc thứ hai thực hiện chương trình thay sách, mà chủ yếu là do giáo viên
đã rập khuôn vào hướng dẫn thực hiện giảng dạy sách giáo khoa Lịch sử 6 của sách
giáo viên, sách thiết kế bài giảng, các loại sách bài tập khác một cách máy móc
không phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng. Cả giáo viên và học sinh đều
lúng túng khó khăn khi sử dụng câu hỏi hoặc qua nội dung của đoạn viết của sách
giáo khoa để tiếp cận mục tiêu của bài nên một vấn đề được đặt ra là giáo viên phải
có quá trình vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo sách giáo khoa cho phù hợp với
đối tượng người học để đạt mục tiêu giáo dục được đề ra trong từng chương, bài,
mục..
Quá trình vận dụng linh hoạt sách giáo khoa vào thực tế giảng dạy đòi hỏi sự
nổ lực sáng tạo của mỗi giáo viên, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những khó khăn
vấp phải qua quá trình giảng dạy và tìm kiếm giải pháp, dựa trên cơ sở được trực
tiếp dự lớp tập huấn cán bộ cốt cán chương trình thay sách giáo khoa Lịch sử lớp 6
- 7, nhiều năm giảng dạy chương trình lịch sử 6 cũ, hai năm liền được phân công
giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa Lịch sử 6 và nắm vững lý luận về đổi
mới phương pháp dạy học, được tổ chuyên môn và đồng nghiệp góp ý trong qúa
trình thực nghiệm bản thân xin được phép nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ qua đề
tài :
Kinh nghiệm vận dụng sáng tạo sách giáo khoa Lịch sử 6 vào thực tế giảng
dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Xác định những hạn chế của sách giáo khoa
Sử dụng sách giáo khoa là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học, phát
huy vai trò của sách giáo khoa là một trong những con đường để nâng cao hiệu quả
dạy học. Sách giáo khoa Lịch sử 6 cải cách có rất nhiều ưu điểm như đã nêu ở phần

trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện các yêu cầu đổi
mới nhưng từ đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,
phương pháp để đạt được mục tiêu mới của giáo dục đào tạo là một quá trình thực
nghiệm không phải bất cứ ai cũng thành công ngay được, nên trong năm học 2002 -
2003, khi được phân công giảng dạy chương trình Lịch sử 6, bản thân tôi trong quá
trình thực hiện chương trình và qua dự giờ đồng nghiệp trong cùng khối lớp đã ghi
lại những ưu điểm, những tồn tại cần rút kinh nghiệm, những khó khăn gặp phải
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
3
KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
cần tìm giải pháp mới sau từng tiết dạy. Trong hội nghị sơ kết quá trình thực hiện
công tác thay sách giáo khoa lớp 6 của tổ chuyên môn, tôi đã rút ra được những ưu
điểm, tồn tại của nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử 6, nguyên nhân của
tình trạng giáo viên dạy cháy giáo án không đáp yêu cầu về đổi mới phương pháp
( qua thống kê có trên 80% tiết dạy không đảm bảo thời gian, điều này không phải
chỉ xảy ra ở môn Sử mà ở hầu hết các môn thay sách) mà một trong số những
nguyên nhân được nêu ra là do trong quá trình giảng dạy giáo viên đã thực hiện
một cách máy móc các hướng dẫn thực hiện của sách giáo khoa và sách giáo viên,
xin được đề cập đến một số vấn đề mà bản thân và đồng nghiệp đã gặp phải trong
quá trình sử dụng sách giáo khoa lịch sử 6:
a. Hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa.
Sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử là một trong những biện pháp quan
trọng rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, nên trong quá trình biên soạn
sách giáo khoa cải cách môn Lịch Sử lớp 6, thường trong mỗi mục, mỗi bài tác giả
đã biên soạn các câu hỏi ở giữa mục, cuối mục và cuối bài, giáo viên trong quá
trình soạn giảng đã khai thác triệt để các loại câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa
chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Bên cạnh các câu hỏi
giúp học sinh nhận thức sâu sắc nội dung lịch sử vẫn có một số câu hỏi của sách
giáo khoa chưa đáp ứng với yêu cầu: vừa sức, đúng đối tượng hoặc quá khó vượt
khả năng tư duy của học sinh hoặc quá đơn giản như “ ai lãnh đạo”, bao giờ”, “ có”

hay “ không”, không có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ, gây khó khăn cho giáo viên
làm nổi bật chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài nên đòi hỏi giáo viên phải có sự
chọn lựa trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi, biết khai thác hợp lý nội dung của
sách giáo khoa. Xin lấy một ví dụ cụ thể trong chương trình:
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.(SGK trang 5)
Mục 1: Tại sao phải xác định thời gian?
Mục này có hai hoạt động:
-Hoạt động 1: Vì sao phải tính thời gian trong lịch sử ?
-Họat động 2: Cơ sở nào để xác định thời gian?
Bài viết chỉ đề cập đến sự bất cập của câu hỏi trong sách giáo khoa khi thực hiện
hoạt động1.
Trích dẫn sách giáo khoa Lịch sử 6 (trang 5-6): Lịch sử loài người bao gồm muôn
vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc,
phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay, xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và
dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.
Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá
được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong
việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Trích dẫn sách giáo viên (trang 16): Giảng theo SGK.
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
4
KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
GV đặt câu hỏi trong SGK (ý 1 chủ yếu nhằm tập trung sự chú ý của HS). HS có
thể trả lời: “không” hoặc “đã lâu rồi”. GV đặt tiếp câu hỏi: “ Vậy chúng ta có cần
biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không? ”. Tùy theo câu trả lời của
HS, GV đặt tiếp câu hỏi trong SGK (ý 2)
GV sơ kết và giảng: Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải là người
trước, người sau. Bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu. Như vậy, người xưa đã

có cách tính và cách ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp
chúng ta nhiều điều. GV nhấn mạnh : xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan
trọng của lịch sử...
Thực trạng : Để xác định hiệu quả của họat động dạy học, trước hết ta hãy xác định
mục tiêu về kiến thức của hoạt động 1 đối chiếu với hình thức tổ chức hoạt động để
xác định kết quả đạt được.
Mục tiêu về kiến thức của họat động 1: Tầm quan trọng của việc tính thời gian
trong lịch sử :
-Lịch sử luôn thay đổi theo thời gian.
-Xác định thời gian là cần thiết
-Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản trong việc
tìm hiểu lịch sử..
Nếu giáo viên tiến hành giảng dạy theo gợi ý của sách giáo khoa, tiết học sẽ
diễn ra như sau: Giáo viên đặt câu hỏi theo sách giáo khoa:
-Xem lại hình 1và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm
bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
Học sinh sẽ trả lời như sách giáo viên đã dự đoán là : Không hoặc lâu rồi.
Giáo viên chuyển sang câu hỏi thứ hai theo sách giáo viên:
-Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không?
Học sinh sẽ trả lời: Cần biết.
Sau câu trả lời của học sinh giáo viên sơ kết và giảng như sách giáo viên đã nêu:
Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải là người trước, người sau. Bia
này có thể dựng cách bia kia rất lâu. Như vậy, người xưa đã có cách tính và cách
ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. GV
nhấn mạnh : xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
Như vậy trong quá trình thực hiện hoạt động 1, giáo viên đã sử dụng Hình 1.
Một lớp học ở trường làng thời xưa ( SGK trang 3) và Hình 2. Bia tiến sĩ ( Văn
Miếu - Quốc tử giám( SGK trang 4) của bài 1:Sơ lược về môn Lịch sử để đặt hai
câu hỏi sử dụng cho giảng dạy bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch sử. Đây là hai
câu hỏi dựa vào hai kênh hình được đưa vào sách giáo khoa mà chất lượng của

tranh không đảm bảo vì tranh quá nhỏ, màu sắc trắng đen không rõ,hơn nữa nội
dung yêu cầu trả lời cho câu hỏi rất đơn giản: Có - không, rất cần- không cần, chưa
có quan hệ mắc xích với kiến thức cơ bản lại không tạo cho học sinh trí tò mò, kích
thích nhu cầu tư duy trong học sinh, còn mang tính áp đặt. Với cách dẫn dắt vấn đề
đã được nêu ở sách giáo khoa, tự HS không rút ra được nhận thức đúng đắn về việc
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
5
KINH NGHIỆM VÂN DỤNG SÁNG TẠO SGK LỊCH SỬ 6 - 2004
cần thiết phải xác định thời gian đối với lịch sử như thế nào, còn giáo viên thì lúng
túng sa vào thuyết giảng mất thời gian.
b.Gợi ý hình thức tổ chức tiết học.
Lí luận dạy học đã chỉ rõ trong thực tiễn ở trường phổ thông có nhiều hình thức
tổ chức dạy học và hiệu quả của bài học phụ thuộc phần lớn vào công việc của giáo
viên: chuẩn bị bài học, tổ chức và điều khiển giờ học. Tùy theo mỗi loại bài học
khác nhau mà giáo viên sẽ có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Khi biên
soạn nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên tác giả đã xác định nội dung và định
hướng quá trình thực hiện tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực: học sinh đọc nội dung minh họa ở sách giáo khoa, quan sát tranh,
trả lời câu hỏi,làm bài tập thực hành thống kê, so sánh...Tuy vậy vẫn có một số nội
dung ở sách giáo khoa có gợi ý về tiến trình thực hiện bài học chỉ đạt yêu cầu về
kiến thức nhưng không thực hiện được mục tiêu rèn luyện về kĩ năng cho học sinh
Xin lấy một ví dụ cụ thể như bài:
Bài 7: ÔN TẬP.
Trích dẫn sách giáo khoa: (SGK trang 21)
Phần một của chương trình Lịch sử lớp 6 đã trình bày những nét cơ bản của
lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Chúng ta đã học và biết loài
người đã lao động và biến chuyển như thế nào để dần dần đưa xã hội tiến lên và
xây dựng những quốc gia đầu tiên trên thế giới, đồng thời đã sáng tạo nên những
thành tựu văn hóa quý giá để lại cho đời sau:
Hãy điểm lại:

1. Nh1ững dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) được phát hiện ở đâu?
2. Những điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy:
-Về con người.
-Về công cụ sản xuất.
-Về tổ chức xã hội.
3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
4. Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại.
5. Các loại nhà nước thời cổ đại.
6. Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại:
-Về chữ viết, chữ số.
-Về các khoa học.
-Về các công trình nghệ thuật.
7. Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại.
Trích dẫn sách giáo viên: (Trang 34, 35) Gợi ý về tiến trình thực hiện bài học:
Khái quát về lịch sử loài người từ khi xuất hiện cho đến thời cổ đại, GV có thể nêu
lần lượt các câu hỏi trong SGK.
1. Dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở ba địa điểm: Đông Phi, Gia va, gần
Bắc Kinh, thời gian xuất hiện: từ 3- 4 triệu năm trước đây.
ĐINH THỊ BÍCH NGA TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG - ĐẠI LỘC
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×