Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả của Elbasvir grazoprevir trong điều trị viêm gan vi rút C mạn kiểu gen 1 ở bệnh nhân bệnh thận mạn có chỉ định ghép thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.58 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ELBASVIR/GRAZOPREVIR
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C MẠN KIỂU GIEN 1
Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN
Hồ Tấn Phát*, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng*, Vũ Thị Minh Tâm*, Huỳnh Nguyễn Đăng Trọng*,
Thái Minh Sâm**, Hoàng Khắc Chuẩn**, Mai Thị Đức Hạnh**, Nguyễn Thị Hồng Điệp***,
Lê Ngọc Huy****, Phạm Văn Lợi*****

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xuất độ nhiễm vi rút viêm gan C ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối trên thực tế cao hơn đáng
kể so với dân số chung. Tuy nhiên, chọn lựa điều trị ở những bệnh nhân này bị hạn chế vì giảm khả năng bài tiết
qua thận đối với các thuốc kháng vi rút trực tiếp dẫn đến tích tụ các sản phẩm chuyển hóa của thuốc ở bệnh
nhân. Khác với các thuốc kháng vi rút trực tiếp khác < 1% Elbasvir/Grazoprevir được bài tiết qua thận, và không
cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4/5. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu
quả và khảo sát tính an toàn cũng như tác dụng phụ của Elbasvir/grazoprevir trong điều trị viêm gan vi rút C
mạn kiểu gien 1 ở bệnh nhân bệnh thận mạn có chỉ định ghép thận.
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 10 bệnh nhân viêm gan
vi rút C mạn kiểu gien 1 có kèm bệnh thận mạn có chỉ định ghép thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2016 đến
tháng 5/2018. Tất cả bệnh nhân này đều được chạy thận nhân tạo định kỳ và được điều trị với Elbasvir
50mg/Grazoprevir 100mg một lần mỗi ngày trong 12 tuần. Bệnh nhân được lấy máu để xét nghiệm công thức
máu, chức năng gan, độ lọc cầu thận (eGFR), và định lượng HCV RNA lúc bắt đầu điều trị, tuần điều trị thứ 4,
12, và 12 tuần sau kết thúc điều trị. Mỗi bệnh nhân được đánh giá sự tuân trị, tác dụng phụ, và đáp ứng siêu vi
bền vững vào tuần thứ 12 sau khi kết thúc điều trị (SVR 12).
Kết quả: Tổng cộng gồm 10 bệnh nhân. Không bệnh nhân nào ngừng điều trị vì tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là nhức đầu nhẹ (2/10). So với lúc ban đầu, men transaminase (ALT = 73,9±8,79,
AST = 54,1 ± 5,71 U/L) không tăng trong quá trình điều trị, khi kết thúc điều trị và 12 tuần theo dõi sau khi
ngưng điều trị (ALT = 16 ± 3,74, 11,14 ± 5,7, 21,83 ± 13,44 U/L, theo thứ tự tương ứng; và AST = 18 ± 6,74,
13,86 ± 3,85, 21 ± 7,77 U/L, theo thứ tự tương ứng). Hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu không giảm trong khi điều


trị. Tất cả bệnh nhân đều đạt được SVR 12 (10/10).
Kết luận: Elbasvir 50mg/Grazoprevir 100mg một lần mỗi ngày trong 12 tuần là chọn lựa điều trị an toàn
và hiệu quả ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn kiểu gien 1 có kèm bệnh thận mạn có chỉ định ghép thận, và nên
được thực hiện nghiên cứu thêm ở mẫu lớn hơn.
Từ khóa: nhiễm vi rút viêm gan C kiểu gien 1, bệnh thận mạn, ghép thận

*Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy **Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy,
***Phòng Kỹ năng Lâm sàng, Bệnh viện Chợ Rẫy ****Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
*****Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS.CKII Trần Nhựt Thị Ánh Phượng ĐT: 0913814214 Email:

192

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
EVALUATING THE EFFICACY OF ELBASVIR/GRAZOPREVIR IN TREATMENT PATIENTS WITH
HEPATITIS C VIRUS GENOTYPE 1 INFECTION AND CHRONIC KIDNEY DISEASE
INDICATING RENAL TRANSPLANTATION
Ho Tan Phat, Tran Nhut Thi Anh Phuong, Vu Thi Minh Tam, Huynh Nguyen Dang Trong,
Thai Minh Sam, Hoang Khac Chuan, Mai Thi Duc Hanh, Nguyen Thi Hong Diep, Le Ngoc Huy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 193 – 198
Objective: The prevalence of hepatitis C virus infection is factually significant higher in patients with
end-stage renal disease in comparison with general population. Unfortunately, treatment options have been
limited to those patients because of the impaired renal excretion of direct-acting antivirals and subsequent

accumulation of metabolites in them. In contrast to other direct-acting antivirals, < 1% of
Elbasvir/Grazoprevir is excreted by the kidneys, and dose adjustments are not required for patients with
chronic kidney disease stage 4/5. The aims of this study are to evaluate the efficacy, and to investigate the
safety as well as side-effects of Elbasvir/ Grazoprevir in treatment patients with hepatitis C virus (HCV)
genotype 1 infection and chronic kidney disease indicating renal transplantation.
Methods: We undertook a retrospective, descriptive study of 10 patients with HCV genotype 1 infection and
chronic kidney disease indicating renal transplantation at Choray hospital from December 2016 to May 2018. All
patients were hemodialysis dependent and had received Elbasvir 50mg/ Grazoprevir 100mg once daily for 12
weeks. Blood samples for assessment of complete blood count, liver function, estimated glomerular filtration rate
(eGFR), and HCV RNA were collected at baseline, at treatment weeks 4, 12, and at 12 weeks after the end of
treatment. The drug compliance, side effects, and sustained virological response at 12 weeks (SVR 12) after the
ends of therapy of each patient were evaluated.
Results: 10 patients were included. No patient withdrew from this study because of side effects. The most
common adverse event was mild headache (2/10). No elevations of liver transaminase levels during, at the end of
treatment and at follow-up week 12 (ALT = 16 ± 3.74, 11.14 ± 5.7, 21.83 ± 13.44 U/L, respectively; and
AST=18±6.74, 13.86 ± 3.85, 21 ± 7.77 U/L, respectively) compared with baseline (ALT = 73.9 ± 8.79,
AST=54.1±5.71 U/L). Hemoglobin, white blood cells, and platelets didn’t decrease with therapy. SVR12 was
achieved in all patients (10/10).
Conclusions: Once daily Elbasvir 50mg/Grazoprevir 100mg for 12 weeks is a safe and effective option
treatment for patients with HCV genotype 1 infection and chronic kidney disease indicating renal
transplantation, needs to be carried out a survey of a larger cohort.
Keywords: hepatitis C virus genotype 1 infection, chronic kidney disease, renal transplantation
một tỷ lệ rất cao (70 – 85%) sẽ trở thành nhiễm
ĐẶT VẤN ĐỀ
mạn tính dù mắc bệnh ở tuổi nào (khác với
Trong thập niên 70, người ta nhận thấy gần
nhiễm vi rút viêm gan B)(8). Viêm gan vi rút C là
90% các viêm gan vi rút xảy ra sau truyền máu
một bệnh nhiễm vi rút mãn tính thường gặp
không có liên quan đến HAV cũng như HBV

nhất trên thế giới có ảnh hưởng lớn sức khỏe và
nên các trường hợp này được gọi là viêm gan
chi phí chăm sóc sức khỏe(3).
không A - không B. Đến năm 1989, Chon và
Năm 1993, Johnson lần đầu tiên đã phát hiện
cộng sự lần đầu tiên phát hiện ra tác nhân lây
8 bệnh nhân (BN) bị viêm gan vi rút C có phối
truyền qua đường tiêm chích có thể gây ra bệnh
hợp viêm vi cầu thận tăng sinh màng. Ngoài ra,
cảnh viêm gan không A-không B đó chính là vi
người ta còn nhận thấy các trường hợp viêm cầu
rút viêm gan C (HCV)(2). Sau khi nhiễm HCV,

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học

193


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

thận tăng sinh màng mới xuất hiện trên những
bệnh nhân được ghép thận từ những người cho
thận bị nhiễm HCV(11). Viêm gan vi rút C ở bệnh
nhân bệnh thận mạn kèm tăng nguy cơ mất chức
năng thận, thất bại sau ghép thận và tử vong.
Lựa chọn điều trị bị hạn chế ở bệnh nhân nhiễm
HCV và bệnh thận mạn giai đoạn 4/5. Chưa có
liều lượng thích hợp và sự an toàn của phác đồ

có chứa Sofosbuvir thường được sử dụng ở bệnh
nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4/5 do giảm bài
tiết thuốc qua thận và hậu quả là tích tụ các chất
chuyển hóa ở bệnh nhân suy thận nặng. Khác
với Sofosbuvir, chỉ <1% Elbasvir/Grazoprevir
(EBR/GZR) được bài tiết qua thận và không cần
điều chỉnh liều ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai
đoạn 4/5(9).

Tiêu chuẩn loại trừ
Có thời gian sống ngắn vì bệnh lý khác đi kèm.
Nhiễm HCV thuộc kiểu gien khác.
Xơ gan Child-Pugh B, Child-Pugh C.
Có chống chỉ định của EBR/GZR.
Có dùng đồng thời các thuốc làm thay đổi
nồng độ EBZ/GZR huyết tương vì bệnh lý khác
đi kèm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay còn chưa
có nghiên cứu về sử dụng EBR/GZR ở bệnh
nhân viêm gan vi rút C (kiểu gien 1) có bệnh
thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận,
vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm 2 mục tiêu:

Tiến hành nghiên cứu
Chọn bệnh nhân đưa vào mẫu nghiên cứu.
Điều trị: EBZ 50mg/GRZ 100mg (Zebatier) 1
viên uống mỗi ngày, thời gian: 12 tuần.
Ghi nhận đặc điểm bệnh nhân (Tuổi, Giới,

Tiền sử), Child-Pugh, Creatinin, eGFR, HCV
RNA, số lần chạy thận vào các thời điểm:
+Trước điều tri EBR/GZR.
+ Sau khi bắt đầu điều trị 4 tuần.
+ Sau khi bắt đầu điều trị 12 tuần.
+ Sau khi ngưng điều trị 12 tuần.
Ghi nhận tác dụng phụ của EBR/GZR.

Đánh
giá
hiệu
quả
của
Elbasvir/Grazoprevir ở BN viêm gan vi rút C
kiểu gien 1 có bệnh thận mạn giai đoạn cuối có
chỉ định ghép thận.
Khảo sát tính an toàn và tác dụng phụ của
thuốc Elbasvir/Grazoprevir ở các BN này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy mắc bệnh
thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận.
≥ 18 tuổi.
Được chẩn đoán viêm gan vi rút C mạn
dựa vào(1):
+ Thời gian nhiễm HCV > 6 tháng.
+ Có hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

+ Anti-HCV dương tính và HCV RNA
dương tính.
+ Không có/ hoặc có xơ hóa gan, xơ gan.
Nhiễm HCV kiểu gien 1.

194

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu liên tục trong thời gian từ tháng
12/2016 đến tháng 5/2018.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình
Giới

37,3 ± 10,16
Nam
7/10 (70%)
Nữ
3/10 (30%)
Mức độ suy thận
100% suy thận mạn giai đoạn cuối
Số năm chạy thận
< 5 năm
9/10 (90%)

định kỳ
5 - 10 năm
1/10 (10%)
Lượng HCV RNA
< 800.000
8/10 (80%)
(IU/ml)
≥ 800.000
2/10 (20%)
Bệnh lý đi kèm
Viêm dạ dày
40%
Trào ngược dạ dày-thực quản
20%
Tăng huyết áp
20%
Bệnh van tim
20%
Nhồi máu cơ tim
10%
Đái tháo đường
10%

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Tỷ lệ nam/nữ = 2,3/1, đa số bệnh nhân chạy
thận định kỳ < 5 năm, đa số có lượng HCV RNA
<800.000 IU/ml, bệnh lý tiêu hóa là bệnh lý đi

kèm thường gặp nhất (Bảng 1).
Bảng 2: Hiệu quả của EBR/GZR
Lượng HCV RNA (IU/ml)
Tuần điều trị Tuần điều trị Sau ngưng điều
thứ 4
thứ 12
trị 12 tuần
0
0
0

Nghiên cứu Y học

Tác dụng phụ
Bảng 3: Triệu chứng cơ năng
Không triệu chứng
Đau đầu nhẹ

Số bệnh nhân
8
2

Tỷ lệ
80%
20%

Số BN

Đa số không có triệu chứng cơ năng của tác
dụng phụ (Bảng 3).


10/10

Không có sự gia tăng men Transaminase so
với trước điều trị (Bảng 4).

100% bệnh nhân đạt được SVR12 (Bảng 2).

Không ghi nhận giảm Hb, bạch cầu, tiểu cầu
trong khi điều trị (Bảng 5).

Bảng 4: Sự thay đổi men Transaminase
ALT (U/L)
AST (U/L)

Trước điều trị
73,9 ± 8,79
54,1 ± 5,71

Sau 4 tuần điều trị
16 ± 3,74
18 ± 6,74

Sau 12 tuần điều trị
11,14 ± 5,7
13,86 ± 3,85

Sau ngưng điều trị 12 tuần
21,83 ± 13,44
21 ± 7,77


Bảng 5: Sự thay đổi về huyết học
Hb (g/L)
Bạch cầu (G/L)
Tiểu cầu (G/L)

Trước điều trị
108,4 ± 25,08
6,52 ± 2,19
198,9 ± 67,31

Sau 4 tuần điều trị
116 ± 20,08
6,07 ± 1,4
167,8 ± 40,77

BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Nghiên cứu của David Roth(10) gồm 172 nam
(73,2%) và 63 nữ (26,8%), tuổi trung bình là
56 ± 9,5, nồng độ HCV RNA lúc đầu ≤ 800.000
IU/ml là 100 bệnh nhân (42,6%), > 800.000 IU/ml
là 135 bệnh nhân (57,4%).
Nghiên cứu của Jacobson(6), nhóm bệnh nhân
chưa từng được điều trị gồm 113 nam (66,9%) và
56 nữ (33,1%), tuổi trung vị là 55,8 (32 - 82), nồng
độ HCV-RNA trước điều trị ≤ 800.000 IU/ml là
37 bệnh nhân (21,9%), > 800.000 IU/ml là 132
bệnh nhân (78,1%).
Nghiên cứu của Zeuzem(12) gồm 227 nam

(54%) và 194 (46%) nữ, tuổi trung bình là
52,6 ± 11,2, nồng độ HCV-RNA ≤ 800.000 IU/ml
là 133 (32%), > 800.000 IU/ml là 288 (68%), trước
điều trị ALT = 77 ± 62 U/L, AST = 65 ± 48 U/L,
Bilirubin toàn phần = 0,5 ± 0,4 mg/dL.
Như vậy, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trong
các nghiên cứu trên và nồng độ HCV-RNA đa
phần là > 800.000 IU/ml.
Theo Rachel Buden và cộng sự đã đăng trên
Journal of Infectiuos disease năm 2014, nhiễm

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học

Sau 12 tuần điều trị
109,08 ± 28,51
6,66 ± 1,68
197,57 ± 43,24

Sau ngưng điều trị 12 tuần
98,17 ± 19,51
11,81 ± 4,12
272,17 ± 84,18

HCV là một bệnh tác động đến nam nhiều hơn
nữ. Sau khi nhiễm HCV, nữ dễ đào thải vi rút
một cách tự phát hơn nam. Phụ nữ cũng có tỷ lệ
bệnh gan tiến triển chận hơn nam nếu bị nhiễm
HCV mạn tính. Thụ thể Estradiol và Estrogen ở
gan bảo vệ tế bào gan khỏi stress oxid hóa, tổn
thương viêm, và sự chết tế bào là những yếu tố

góp phần cho sự xơ hóa.
Theo Miriam J Alter đăng trên tạp chí
Journal of Gastroenterology 2007, tần suất nhiễm
HCV theo tuổi khác nhau giữa các quốc gia. Ở
Mỹ, xuất độ nhiễm HCV cao nhất ở nhóm từ 30
– 49 tuổi. Xuất độ này cho thấy phần lớn HCV
được lây truyền ở lứa tuổi sau 20 đến 40, chủ
yếu ở người trẻ tuổi. Dịch tể học nhiễm HCV
tương tự ở các quốc gia bao gồm Mỹ, Úc, Tây và
Bắc Âu. Ở Ý, Nhật, Trung Quốc là nơi có xuất độ
cao nhiễm HCV, phần lớn trường hợp nhiễm
HCV gặp ở người > 50 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam cũng
chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (nam: nữ = 2,3:1), nồng
độ men ALT trước điều trị (73,9 ± 8,79 U/L) và
AST trước điều trị (54,1 ± 5,71 U/L) cũng tương
tự như các nghiên cứu trước. Tuy nhiên nhóm

195


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

bệnh nhân của chúng tôi có tuổi trung bình trẻ
hơn (37,3 ± 10,16) và đa phần có nồng độ
HCV-RNA trước điều trị < 800.000 IU/ml.
Hiệu quả của EBR/GZR ở bệnh nhân viêm gan
vi rút C kiểu gien 1 có bệnh thận mạn giai đoạn

cuối có chỉ định ghép thận
Nghiên cứu của Zeurem S và cộng sự(12) công
bố năm 2015 thực hiện trên 421 bệnh nhân chưa
từng được điều trị trước đó. 316 bệnh nhân được
dùng liều cố định Elbasvir/Grazoprevir 50/100
mg 1 lần/ngày so sánh với nhóm giả dược, Tỷ lệ
bệnh nhân ớ nhóm dùng Elbasvir/Grazoprevir
đạt được SVR 12 là 95% (299/316).
Nghiên cứu của Kwo P và cộng sự(7) công bố
năm 2015 thực hiện trên 209 bệnh nhân đã thất
bại với điều trị trước đó đã ghi nhận khi dùng
liều cố định Elbasvir/Grazoprevir 50/100mg kèm
hoặc không kèm Ribavirin đều đạt được SVR 12
với tỷ lệ trên 90%.
Zeuzem S và cộng sự(13) đã thực hiện phân
tích gộp từ 11 nghiên cứu lâm sàng trên 1070
bệnh nhân ở 30 quốc gia cho thấy phối hợp
Elbasvir/Grazoprevir không Ribavirin 12 tuần ở
bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gien 1b cho SVR12
lên đến 98,6% ở bệnh nhân chưa từng được điều
trị cũng như thất bại với điều trị trước đó, đặc
biệt tình trạng xơ gan vẫn không ảnh hưởng đến
hiệu quả đạt SVR12 của thuốc.
Nghiên cứu của Roth và cộng sự công bố
năm 2015 thực hiện trên 224 bệnh nhân nhiễm
HCV kiểu gien 1 có bệnh thận mạn tiến triển
hoặc lọc máu đã ghi nhận tỷ lệ tiệt trừ HCV với
liệu trình Elbasvir/Grazoprevir 12 tuần là 94%(4).
Cũng như các nghiên cứu khác, phối hợp
Elbasvir/Grazoprevir ở nhóm bệnh nhân của

chúng tôi đat được tỷ lệ thành công cao với
SVR12 là 100%.
Tính an toàn và tác dụng phụ của EBR/GZR
Năm 2017, K Rajender Reddy(9) công bố kết
quả phân tích hồi cứu 32 bệnh nhân nhiễm HCV
mạn tính có bệnh thận mạn giai đoạn 3 (eGFR
<60 - ≥30 ml/phút/1,73 m2) được điều trị Elbasvir
50 mg/Grazoprevir 100mg. Điểm dừng là đáp

196

ứng siêu vi bền vững ở tuần thứ 12 (SVR12) sau
khi hoàn thành điều trị. 31 (97%) bệnh nhân đạt
được SVR12 và 1 bệnh nhân tái phát. 32 bệnh
nhân này không giảm eGFR trung vị vào cuối
điều trị hay theo dõi vào tuần 12 so với ban đầu.
Giá trị eGFR trung vị là 56 ml/phút/1,73 m2
(45 - 59) lúc ban đầu, 58 ml/phút/1,73 m2 (41 - 78)
vào cuối điều trị và 59 ml/phút/1,73 m2 (38 - 78)
vào 12 tuần sau khi hoàn thành điều trị.
Elbasvir/Grazoprevir đã được chứng minh là
sử dụng an toàn ở bệnh nhân có bệnh thận vì
không làm xấu đi chức năng thận. Tuy nhiên, vì
nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là
đối tượng bị suy thận mạn chạy thận nhân tạo
định kỳ nên chúng tôi không bàn luận về eGFR
trước và sau điều trị Elbasvir/Grazoprevir như
các nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân bệnh
thận mạn chưa chạy thận.
Năm 2015, Dusheiko GM và cộng sự(5) công

bố nghiên cứu khảo sát tác dụng phụ trên lâm
sàng và bất thường về xét nghiệm liên quan đến
điều trị, hoặc trong và sau 14 ngày kết thúc điều
trị ở 1795 bệnh nhân. Dusheiko ghi nhận nhóm
bệnh nhân nhận EBR/GZR thì tác dụng phụ
nghiêm trọng liên quan đến điều trị chỉ xảy ra ở
0,1%, và tỷ lệ ngừng điều trị do tác dụng phụ
liên quan đến thuốc là 0,3%. Tác dụng phụ
thường gặp nhất là mệt mỏi (12%), đau đầu
(11,5%), so với nhóm placebo thì tỷ lệ mệt mỏi là
9,5%, đau đầu là 8,6%. Không có sự khác biệt về
tần suất xuất hiện tác dụng phụ giữa bệnh nhân
có và không có xơ gan. Tác dụng phụ cũng
không liên quan với giới tính, tuổi tác, hay đồng
nhiễm HIV/HCV. Tăng men gan muộn với giá
trị hơn 5 lần so với giới hạn trên của mức bình
thường không thường gặp, chỉ xảy ra ở 0,8%
bệnh nhân thường là vào ≥ 8 tuần điều trị. Tăng
men gan này không triệu chứng, không kèm
theo tăng Bilirubin, hồi phục sau khi kết thúc
điều trị HCV, và không có ý nghĩa quan trọng về
mặt lâm sàng.
Năm 2015, Davith Roth(10) công bố nghiên
cứu trên 224 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên
thành 2 nhóm: nhóm điều trị với EBR/GZR

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

(n= 111) và nhóm placebo (n= 113). Roth ghi
nhận tần suất xuất hiện tác dụng phụ là tương
đương nhau giữa 2 nhóm EBR/GZR và nhóm
placebo (76% so với 84%), và phần lớn tác dụng
phụ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tác dụng
phụ thường gặp: đau đầu 17,1% (19/111), buồn
nôn 15,3% (17/111), mệt mỏi 9,9% (11/111), mất
ngủ 6,3% (7/111), tiêu chảy 5,4% (6/111). Tăng
ALT và AST thường gặp ở bệnh nhân nhóm
placebo hơn nhóm EBR/GZR. Nhóm EBR/GZR
không có trường hợp nào tăng ALT, AST > 5 lần
so với trước điều trị.
Zeuzem và cộng sự(12) thực hiện nghiên cứu
từ 25/6/2014 đến 04/03/2015 liên quan đến 60
trung tâm ở 9 quốc gia trên 4 châu lục. 421 bệnh
nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
nhóm điều trị với EBR/ GZR (n = 316) và nhóm
placebo (n = 105). EBR/ GZR nói chung dung nạp
tốt, an toàn cả ở bệnh nhân có và không có xơ
gan. Tác dụng phụ liên quan đến thuốc xảy ra
với xuất độ tương tự giữa nhóm điều trị và
nhóm placebo (36,1% (114/316) so với 39%
(41/105)). Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau
đầu (17%), mệt mỏi (15%) và buồn nôn (9%) với
xuất độ tương tự ở cả 2 nhóm.
Năm 2017, Jacobson và cộng sự(6) công bố
kết quả nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân xơ
gan Child-Pugh A gồm 264 bệnh nhân được
điều trị với EBR/GZR và 193 bệnh nhân được
điều trị với EBR/GZR + Ribavirin. Tác dụng

phụ liên quan đến thuốc gặp ở 42% (111/264)
bệnh nhân nhóm EBR/GZR, thấp hơn so với
nhóm EBR/GZR + Ribavirin (73,1% (141/193) vì
liên quan đến tác dụng phụ của Ribavirin. Tác
dụng phụ thường gặp là mệt mỏi 15,2%
(40/264), đau đầu 16,7% (44/264), buồn nôn
4,2% (11/264) và mất ngủ 3% (8/264). 6 bệnh
nhân có tăng men gan > 5 lần giới hạn trên của
bình thường. Tất cả 6 bệnh nhân này đều đạt
được SVR12. Tăng men gan này không kèm
tăng đồng thời Bilirubin toàn phần, và không
có bệnh nhân nào bị tổn thương gan do thuốc.
Roth D và cộng sự(10) ghi nhận sau 14 ngày
kết thúc điều trị, Hb < 10 g/dL ở nhóm điều trị

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học

Nghiên cứu Y học

EBZ/ GRZ chiếm 32/111 bệnh nhân (28,8%),
cao hơn nhóm placebo (24/113, chiếm tỷ lệ
21,2%). Zeurem S và cộng sự(12) ghi nhận sau
14 ngày kết thúc điều trị, Hb < 10 g/dL ở nhóm
điều trị gồm 9/316 (2,8%) và ở nhóm placebo
gồm 4/105 (3,8%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
EBR/GZR an toàn khi sử dụng với tác dụng phụ
chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 2/10 bệnh nhân cảm thấy
đau đầu nhẹ khi sử dụng thuốc, và triệu chứng
này không làm bệnh nhân phải ngừng điều trị.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng không ghi nhận
có trường hợp nào gia tăng men Transaminase
trong khi điều trị với EBR/GZR. Không có
trường hợp nào giảm Hb, bạch cầu và tiểu cầu
trong khi điều trị so với trước khi điều trị với
Elbasvir/Grazoprevir. Hb giảm nhẹ sau ngưng
điều trị 12 tuần so với trước điều trị.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy EBR/GZR là chọn
lựa điều trị an toàn cho bệnh nhân viêm gan vi
rút C mạn có bệnh thận mạn có chỉ định ghép
thận với tác dụng phụ gặp được chỉ là đau đầu
nhẹ chiếm tỷ lệ 20% và không có trường hợp
nào có chức năng gan xấu đi với sử dụng
thuốc. Đây cũng là trị liệu hiệu quả đem lại tỷ
lệ đạt được SVR12 ở 100% bệnh nhân. Nghiên
cứu này cho thấy tính khả thi và tính ứng
dụng của đề tài, vì thế nên được nghiên cứu
tiếp tục với cở mẫu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


5.

Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C”.
Ban hành kèm theo Quyết định số 5012/QĐ-BYT ngày 20/9/2016
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bùi Hữu Hoàng (2000). “Cấu trúc và tính biến dị di truyền của
siêu vi viêm gan C”, Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến
điều trị. Nhà xuất bản y học, pp.7–21.
Carbone M, Cockwell P, Neuberger J (2011). “Hepatitis C and
Kidney Transplantation”. International Journal of Nephrology, doi:
10.4061/2011 /593291.
Chute DF, Chungan RT, Sise ME (2018). “Direct-acting antiviral
therapy for hepatitis C virus infection in the kidney transplant
recipient”. Kidney international, 93(3):560-567.
Dusheiko GM, Manns MP, Vierling J, et al (2015). “Safety and
Tolerability of Grazoprevir/Elbasvir in Patients with Chronic
Hepatitis C (HCV) Infection: Integrated Analysis of Phase 2-3
Trials”. 66th Annual Meeting of the American Association for the
Study of Liver Diseases (AASLD). Boston, Abstract 712.

197


Nghiên cứu Y học
6.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Jacobson IM, Lawitz E, Kwo PY, et al (2017). “Safety and
Efficacy of Elbasvir/Grazoprevir in Patients with Hepatitis C

Virus Infection and Compensated Cirrhosis: An Integrated
Analysis”. Gastroenterology, 152:1372–1382.
7. Kwo P, Gane E, Peng CY, et al (2015). “Efficacy and safety of
grazoprevir/elbasvir +/- RBV for 12 weeks in patients with HCV
G1 or G4 infection who previously failed peginterferon/RBV: Cedge treatment-experienced trial”. Journal of Hepatology,
26(2):S674 - S675.
8. Phạm Hoàng Phiệt (2000). “Sinh lý bệnh trong nhiễm siêu vi
viêm gan C”. Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị.
Nhà xuất bản y học, pp.23 – 48.
9. Reddy KR, Roth D, Bruchfeld A, et al (2017). “Elbasvir/
grazoprevir does not worsen renal function in patients with
hepatitis C virus infection and pre-existing renal disease”.
Hepatology research, doi: 10.1111/hepr.12899.
10. Roth D, Nelson DR, Bruchfeld A, et al (2015). “Grazoprevir plus
elbasvir in treatment-naive and treatment-experienced patients
with hepatitis C virus genotype 1 infection and stage 4-5 chronic
kidney disease (the C-SURFER study): a combination phase 3
study”. Lancet, 386(10003):1537 - 1545.

198

11. Võ Thị Mỹ Dung (2000). “Các biểu hiện ngoài gan của nhiễm
siêu vi viêm gan C”, Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến
điều trị. Nhà xuất bản Y học, pp.63 - 68.
12. Zeurem S, Ghalib R, Reddy KR, et al (2015). “GrazoprevirElbasvir Combination Therapy for Treatment-Naive Cirrhotic
and Noncirrhotic Patients with Chronic Hepatitis C Virus
Genotype 1, 4, or 6 Infection: A Randomized Trial”. Ann Intern
Med, 163(1):1 - 13.
13. Zeuzem S, Lawrence S, Vierling JM, et al (2016). “High Efficacy
in Patients with Chronic Hepatitis C Virus (HCV) Genotype

(GT) 1b Infection Treatment with Elbasvir/Grazoprevir for 12
Weeks: An Integrated Analysis”. 67 th Annual Meeting of the
American Association for the Study of Liver Diseases (AASLD),
Boston, Abstract 874.

Ngày nhận bài báo:

01/04/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

05/05/2019

Ngày bài báo được đăng:

20/06/2019

Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học



×