Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh hiệu quả gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacaine với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng và gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.7 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016

Nghiên cứu Y học

SO SÁNH HIỆU QUẢ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BỆNH NHÂN
TỰ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ROPIVACAINE VỚI BUPIVACAINE
ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG VÀ GỐI
Phạm Tường Linh*, Nguyễn Ngọc Anh**
Đặt vấn đề: Ropivacaine là loại thuốc tê mới, so với bupivacaine thì ít độc hại hơn, cho thấy cảm giác
và phong bế vận động có sự phân biệt lớn. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều trị đau sau mổ với phác đồ
kết hợp truyền ngoài màng cứng liên tục và bệnh nhân tự điều khiển (PCEA) sử dụng ropivacaine có thể
cho kết quả tốt hơn so với bupivacaine.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, không mù. Bệnh nhân thay khớp
háng và khớp gối với ASA I, II, III, từ 10/2014 đến 7/2015 chia làm hai nhóm. Họ được gây tê ngoài màng
cứng để giảm đau sau mổ sử dụng ropivacaine 2mg/ml hoặc bupivacaine 1,25 mg/ml. Cả hai loại thuốc tê
được truyền với tốc độ 6 ml/giờ, bệnh nhân tự bấm khi đau 2ml, thời gian khóa 20 phút, Theo dõi mức độ
đau lúc nghỉ và lúc vận động sau mổ, tổng liều thuốc tê, mức độ phong bế vận động, tỷ lệ tác dụng phụ
trong khoảng thời gian 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật.
Kết quả: Có 38 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả ropivacaine và bupivacaine có tác dụng giảm
đau tốt tương đương nhau, trong khi đó mức độ phong bế vận động nhiều hơn đối với nhóm điều trị bằng
bupivacaine.
Kết luận: Mặc dù có tác dụng giảm đau tương tự, truyền ngoài màng cứng của ropivacain kết hợp với
PCEA cung cấp sự hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với liều lượng bằng nhau của bupivacain do ít phong
bế vận động hơn. Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, lạnh run và bí tiểu rất hiếm ở cả hai nhóm.
Từ khóa: giảm đau ngoài màng cứng; bệnh nhân tự kiểm soát đau; ropivacain; buvivacain; thay háng
và khớp gối; đau sau phẫu thuật.

ABSTRACT
COMPARATIVE EFFECTIVENESS EPIDURAL RAISE SELF CONTROL IN PATIENTS
ROPIVACAINE WITH BUPIVACAINE AFTER SURGERY TO REDUCE PAIN HIP AND KNEE
REPLACEMENT


Pham Tuong Linh, Nguyen Ngoc Anh *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 3 - 2016: 149 - 154
Background: Ropivacaine is a new local anaesthetic, which compared to bupivacaine is less toxic and
shows greater sensory and motor block dissociation. We hypothesized that treatment of postoperative pain
with a combined regimen of continuous epidural infusion and Patient-Controlled Epidural Analgesia
(PCEA) using ropivacaine could have given better results compared with those we had obtained using
bupivacaine.
Methods: Control trial, unblind. Patients undergoing hip and knee replacement with ASA I, II, III
from 10/2014 to 7/2015 were assigned to two groups,. They received epidural analgesia for postoperative
pain treatment using ropivacaine 2 mg/ml or b upivacaine 1.25 mg/ml. Both drugs were administered as a
constant infusion of 6 ml/h supplemented by PCEA bolus doses of 2 ml, lockout time 20 minutes. Pain
scores were recorded via visual analogue scale at rest and coughing after surgery, the total amount of
* Bệnh viện Nhân Dân 115 ** Bệnh viện Nhân Dân 115
Tác giả liên lạc: Bs. Phạm Tường Linh
ĐT: 0913 68 68 64

Email:

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016

anesthetic, intensity of motor block, side effets rate consumption at regular intervals during the first 48 h
after surgery.
Results: Thirty-eight patients were evaluated. Ropivacaine and bupivacaine, in similar amounts,
provided similar results assessed as adequate to very good postoperative analgesia, whereas motor block was
significantly more intense in patients treated with bupivacaine.
Conclusions: Despite similar analgesic effects, epidural infusion of ropivacaine combined with PCEA

provides higher patient satisfaction than equal doses of bupivacaine due to lack of motor block. Side effects
such as nausea, vomiting, frozen and retention of urine were rare in both groups.
Key words: Epidural analgesia; patient-controlled analgesia; ropivacaine; bupivacaine; hip and knee
replacement; postoperative pain.

DẶTVẤNĐỀ
Đau sau phẫu thuật luôn được quan tâm vì
nó ảnh hưởng rất lớn đối với tâm sinh lý của
bệnh nhân, gây ra nhiều rối loạn chức năng
các cơ quan, làm chậm liền sẹo; tăng thời gian
nằm viện và chi phí điều trị. Gây tê ngoài
màng cứng (GTNMC) là đưa một lượng thuốc
tê vào khoang ngoài màng cứng (NMC), làm
tê các rể thần kinh xuất phát từ tủy sống đi qua
nó, từ dó làm mất cảm giác một số vùng ngoại
biên do các dây thần kinh này chi phối(1). Giảm
đau NMC liên tục (Continuous Epidural
Infusion Analgesia - CEIA), việc đánh giá đau
cần thực hiện thường xuyên để chỉnh liều
thuốc tê, đôi lúc liều lượng thuốc có thể thấp
hoặc vượt quá nhu cầu của bệnh nhân(2,5).
Phương pháp giảm đau NMC bệnh nhân tự
điều khiển theo mức độ đau (Patient
controlled Epidural Analgesia - PCEA) khắc
phục nhược điểm này. Ropivacaine là thuốc tê
sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1990, bắt
đầu triển khai sử dụng tại nước ta từ đầu năm
2014(4,6). Ropivacaine có đặc điểm khởi tê
nhanh, tác dụng kéo dài, cường độ mạnh,
được xem là thuốc tê tương đương với

bupivacaine nhưng ít độc tính trên tim, ít ức
chế vận động hơn(3). Tại Việt Nam, giảm đau
sau phẫu thuật chi dưới bằng GTNMC với
bupivacaine đã có nhiều công trình nghiên
cứu và được chứng minh là hiệu quả, an toàn.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
giảm đau NMC bệnh nhân sau phẫu thuật
thay khớp háng và khớp gối là:

150

So sánh hiệu quả giảm đau, tổng liều thuốc
tê trung bình sử dụng ở hai nhóm ropivacaine
và bupivacaine.
So sánh mức độ phong bế vận động hai
chân của bệnh nhân và xác định tỷ lệ tác
dụng phụ: nhịp tim chậm, tụt huyết áp, buồn
nôn, nôn, dị ứng và bí tiểu của bệnh nhân ở
hai nhóm.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật
thay khớp háng và gối tại Bệnh viện đa khoa
Long An từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 07
năm 2015.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, thuộc nhóm
ASA I, II, III, đồng ý tham gia nghiên cứu và

không có chống chỉ định GTNMC.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có dị dạng cột sống; bệnh lý,
phẫu thuật cột sống, không chọc dò tủy sống
được; rối loạn tâm thần, không có khả năng
hiểu được đánh giá đau và dị ứng với thuốc tê
ropivacine hoặc bupivacaine.

Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả dọc, thử nghiệm lâm sàng
có nhóm chứng, không mù. Có 38 bệnh nhân
tham gia nghiên cứu, chia làm 2 nhóm sử
dụng ropivacaine (R 19) và bupivacaine (B 19).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016
Tiến hành nghiên cứu
Chuẩn bị bệnh nhân
Đánh giá toàn diện bệnh nhân, phân loại
BN theo ASA, các bệnh kèm theo. Giải thích
cho bệnh nhân về lợi ích, nguy cơ của gây tê
NMC và ký vào phiếu chấp nhận tham gia
nghiên cứu.
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ
Thuốc gây mê hồi sức, thuốc tê lidocaine,
ropivacaine và bupivacaine. Monitoring theo
dõi điện tim (ECG), huyết áp không xâm lấn,
SpO2; bộ kim tê NMC Perifix 420 Complete Set
(B.Braun) và bơm tiêm điện Perfusor Space
(B,Braun).

Thực hiện kỹ thuật
Khi bệnh nhân vào phòng mổ, đặt đường
truyền tĩnh mạch ngoại biên với kim luồn số
18G, dây ba nhánh và truyền dung dịch natri
chlorua 0,9%. Đặt máy theo dõi nhịp tim,
huyết áp, SpO2, cho bệnh nhân thở qua mặt nạ
oxy 5 lít/phút.
Đặt catheter NMC TL2-3, tiêm liều test 4ml
lidocaine 1% có adrenaline 1/400.000. Pha
thuốc tê NMC: Nhóm nghiên cứu (R):
Ropivacaine
0,2%;
nhóm
chứng
(B):
Bupivacaine 0,125%. Trong quá trình mổ, bơm
tiêm điện dung dịch thuốc tê tốc độ 1 ml/giờ
đề phòng tắc catheter.
Gây tê tủy sống TL3-4, tùy theo nhóm mà
bơm vào khoang dưới nhện thuốc tê tương
ứng: Nhóm nghiên cứu (R): tiêm 12mg (2,4ml
ropivacaine 0,5%); nhóm chứng (B): tiêm 12mg
(2,4ml bupivacaine 0,5%).
Bệnh nhân sau phẫu thuật có mạch, HA,
SpO2 ổn định; mức độ vận động chân theo
thang điểm Bromage = 2 (VAS ≤ 3), chúng tôi
tiến hành dùng thuốc tê để giảm đau qua
catheter NMC. Liều thuốc tê khởi đầu ở cả hai
nhóm tính theo công thức sau: Thể tích tiêm
(ml) = (chiều cao (cm) – 100) / 10. Sau liều

bolus, nhóm nghiên cứu (R) với ropivacaine
0,2%, nhóm chứng (B) với bupivacaine 0,125%;

Nghiên cứu Y học
đặt thông số máy: Bolus 2ml, thời gian khoá 20
phút, liều duy trì 6 ml/giờ, tổng liều giới hạn
là 10 ml/giờ. Trong quá trình theo dõi, nếu
bệnh nhân đau không chịu được, cho thêm
5ml thuốc tê (bolus) để đạt được VAS < 4.
Đánh giá điểm đau bằng thước chia độ
đau VAS và vận động chân theo thang điểm
Bromage vào các thời điểm: 1, 2, 4, 8, 24, 36 và
48 giờ. Theo dõi các chỉ số mạch, huyết áp,
SpO2, các tác dụng phụ, thời gian bắt đầu cho
giảm đau và thời gian nằm viện sau mổ.
- Kiểm định Chi bình phương để so sánh
tỷ lệ giữa 2 nhóm đối với các biến số định tính.
- Kiểm định Wilcoxon sum-rank để so
sánh số trung bình giữa 2 nhóm đối với các
biến số định lượng; nếu không thỏa điều kiện,
sử dụng kiểm định Fisher exact với mức ý
nghĩa p < 0,05.

KẾTQUẢ
Đặc điểm chung
Tổng số 38 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm,
mỗi nhóm 19 bệnh nhân.
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới tính,
chiều cao, cân nặng, BMI
Chỉ số


Nhóm R
n=19
57,9 ± 15,3
(33 – 81)

Nhóm B
n=19
62,4 ± 18
(26 – 92)

0,41

Giới tính

10(52,6%)/9

8(42,1%)/11

0,53

Chiều cao (cm)*

159,8 ± 6

156,7 ± 8

0,22

150 - 170


145 - 175

56,7 ± 7,5

56,3 ± 8,5

41 - 78

45 - 73

22 ± 2,4

22,9 ± 2,7

Tuổi (năm)*

Cân nặng (kg)*
2

BMI (kg/m )

P

0,87

0,25

* Trung bình ± độ lệch chuẩn (Nhỏ nhất - Lớn nhất)


Sự khác biệt về tuổi, giới tính, chiều cao,
cân nặng, BMI giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê p > 0,05.

Thời gian giảm đau sau phẫu thuật và
nằm viện
Sự khác biệt về thời gian bắt đầu bơm
thuốc tê giảm đau sau phẫu thuật và thời gian

151


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016

Nghiên cứu Y học
nằm viện giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê p > 0,05.
Bảng 2. Thời gian giảm đau sau phẫu thuật và
nằm viện
Thời gian

Nhóm R
n=19

Nhóm B
n=19

P

Thời gian giảm đau (phút) 40 ± 17,3 48,4 ± 19


0,16

Thời gian nằm viện (ngày) 11,7 ± 2,4 12,2 ± 3,7

0,61

Sinh hiệu sau phẫu thuật
Nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương, SpO2 trước và sau 30 phút bơm liều
bolus thuốc tê và trong 48 giờ thay đổi không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Trung bình ± độ lệch chuẩn

Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS lúc nghỉ và vận động

Biểu đồ 1: Chất lượng giảm đau theo thang điểm
VAS lúc nghỉ
Thang điểm giảm đau VAS lúc chân ở
trạng thái nghỉ và vận động cả hai nhóm
tương đồng nhau, sự khác biệt giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Biểu đồ 2: Chất lượng giảm đau theo thang điểm
VAS lúc vận động
± 21,3mg và 397,6 ± 26,9mg. Sự khác biệt liều
lượng thuốc sử dụng trong 24 giờ và 48 giờ có
ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05.


Mức độ phong bế vận động

Tổng liều thuốc tê sử dụng
Bảng 3. Tổng liều thuốc sử dụng trong các thời
điểm nghiên cứu
Tổng liều
thuốc sử
dụng
Nhóm R
n=19
Nhóm B
n=19

Tổng liều trong Tổng liều trong
24 giờ *(mg)
48 giờ *(mg)
353,2 ± 37,8
300 - 444
207,3 ± 21,3
186,5 – 268

662,1 ± 51,3
600 - 764
397,639 ± 26,9
366,5 – 448

P
0,001
0,001


* Trung bình ± độ lệch chuẩn (Nhỏ nhất-Lớn nhất)
Nhận xét: Liều lượng thuốc sử dụng cả hai
nhóm khác biệt nhau, liều thuốc tê
ropivacaine sử dụng giảm đau trong 24 giờ, 48
giờ lần lượt là 353,2 ± 37,8mg và 662,1 ±
51,3mg; liều thuốc tê bupivacaine sử dụng
giảm đau trong 24 giờ, 48 giờ lần lượt là 207,3

152

Biểu đồ 3. Mức độ phong bế vận động tại các thời
điểm nghiên cứu
Nhận xét:
Mức độ phong bế vận động nhóm sử dụng
ropivacaine từ thời điểm 1 giờ đến 48 giờ với
thang điểm Bromage = 1, như vậy thuốc tê
ropivacaine không phong bế vận động chân
của bệnh nhân. Nhóm sử dụng bupivacaine từ
thời điểm sau bolus 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ,


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016
8 giờ bị phong bế vận động hai chân nhiều
hơn nhóm ropivacaine với thang điểm
Bromage trung bình lần lượt là 2,5; 1,9; 1,6; 1,4;
1,3 (p < 0,05) có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ
thời điểm 24 giờ đến 48 giờ mức độ phong bế
vận động của nhóm sử dụng bupivacaine lần
lượt là 1,2; 1,2; 1,2 cao hơn so với nhóm sử
dụng ropivacaine là 1, nhưng sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ ghi nhận nhóm
ropivacaine có 1 bệnh nhân bị nôn và 2 bệnh
nhân bị bí tiểu; nhóm bupivacaine có 2 bệnh
nhân bị lạnh run và 2 bệnh nhân bị bí tiểu. Tỷ
lệ tác dụng phụ trên 2 nhóm khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

BÀNLUẬN
Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân ở hai nhóm được cho thuốc tê giảm đau
sớm khi chưa có cảm giác đau với thang điểm
vận động Bromage = 2 (VAS ≤ 3). Điểm đau
VAS lúc nghỉ và vận động được ghi nhận như
sau:

+ Điểm đau VAS lúc nghỉ ngơi
Điểm đau VAS lúc nghỉ ngơi sau khi đã
bơm liều bolus thuốc tê đến 24 giờ: Nhóm sử
dụng ropivacaine dao động từ 0-1 điểm, nhóm
sử dụng bupivacaine dao động từ 0-3 điểm.
Điểm đau VAS lúc nghỉ ngơi từ thời điểm 24
giờ đến 48 giờ: Nhóm sử dụng ropivacaine
dao động từ 0-1 điểm, nhóm sử dụng
bupivacaine dao động từ 0-2 điểm. Chúng tôi
nhận thấy cả 2 nhóm đều được giảm đau tốt,
sự khác biệt về điểm đau VAS lúc nghỉ ngơi

không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
+ Điểm đau VAS lúc vận động
Điểm đau VAS lúc vận động sau khi đã
bơm liều bolus thuốc tê, thời điểm 1 giờ, 2 giờ,
4 giờ, 8 giờ, 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ: Nhóm sử
dụng ropivacaine lần lượt là 1,3; 1,8; 2,1; 2,4;
2,6; 2,7; 2,6 và 2,6 điểm; nhóm sử dụng

Nghiên cứu Y học
bupivacaine lần lượt là 1,5; 1,8; 2,3; 2,7; 2,9; 3,1;
2,9 và 2,8 điểm. Chúng tôi nhận thấy cả 2
nhóm đều được giảm đau trong mức bệnh
nhân chịu đựng được tốt, sự khác biệt về điểm
đau VAS lúc vận động không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05.

Liều lượng thuốc tê sử dụng
Chúng tôi ghi nhận liều thuốc tê nhóm
ropivacaine sử dụng trong 24 giờ, 48 giờ lần
lượt là 353,2 ±
37,8mg và 662,1 ± 51,3mg; liều thuốc tê
nhóm bupivacaine sử dụng trong 24 giờ, 48
giờ lần lượt là
207,3 ± 21,3mg và 397,6 ± 26,9mg; sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p <
0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thuốc tê
nhóm bupivacaine sử dụng với nồng độ là
0,125%, nhóm ropivacaine sử dụng với nồng
độ


0,2%;
tỷ
lệ
nồng
độ
bupivacaine/ropivacaine: Cb/Cr = 0,625; chất
lượng giảm đau của hai nhóm với điểm đau
VAS lúc nghỉ và vận động tương đồng nhau.
Chúng tôi nhận thấy hiệu lực của giảm đau
của thuốc tê bupivacaine mạnh hơn
ropivacaine; điều này có nghĩa là cùng hiệu
quả giảm đau nhưng tổng liều ropivacaine lớn
hơn tổng liều bupivacaine.

Mức độ phong bế vận động hai chân
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ
phong bế vận động nhóm sử dụng
ropivacaine từ thời điểm 1 giờ đến 48 giờ với
thang điểm Bromage = 1, như vậy thuốc tê
ropivacaine không phong bế vận động chân
của bệnh nhân. Nhóm sử dụng bupivacaine từ
thời điểm sau bolus 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ
và 8 giờ bị phong bế vận động hai chân nhiều
hơn nhóm nghiên cứu ropivacaine với thang
điểm Bromage lần lượt là 2,5; 1,9; 1,6; 1,4 và
1,3 (p < 0,05) có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ
thời điểm 24 giờ đến 48 giờ, nhóm sử dụng
ropivacaine không phong bế vận động với
thang điểm Bromage = 1; nhóm sử dụng
bupivacaine có 2 trường hợp vẫn còn phong


153


Nghiên cứu Y học
bế vận động với thang điểm Bromage là 2 và
3, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về
thống kê với p > 0,05.

Tác dụng phụ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
tỷ lệ tác dụng phụ không nhiều, chủ yếu nôn,
bí tiểu và lạnh run. Nhóm ropivacaine có một
trường hợp bị nôn 1/19 (5,3%), có 2 trường
hợp bí tiểu 2/19 (10,6%); nhóm bupivacaine có
2 trường hợp bị lạnh run 2/19 (10,6%), có 2
trường hợp bí tiểu 2/19 (10,6%). Các tác dụng
phụ này không cần sử dụng thuốc và không
ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân, chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào suy hô hấp.

KẾTLUẬN
Qua nghiên cứu 38 trường hợp gây tê
NMC để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp
háng và gối bằng ropivacaine 0,2% và
bupivacaine 0,125% bệnh nhân tự điều khiển,
chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
1. Tác dụng giảm đau cả hai nhóm tương
đương nhau; tổng liều thuốc tê nhóm
bupivacaine sử dụng trong 24 giờ, 48 giờ là

204,4mg và 394,6mg ít hơn nhóm ropivacaine
là 352,2mg và 662,1mg. Qua đó cho thấy hiệu
lực của giảm đau của thuốc tê bupivacaine
mạnh hơn ropivacaine.
2. Mặc dù tổng liều cao hơn nhưng mức độ
phong bế vận động của thuốc tê ropivacaine ít
hơn bupivacaine. Bệnh nhân sau PT không bị
phong bế vận động hai chân có tâm lý ổn định
hơn, ngồi dậy, tập vật lý trị liệu sớm, tránh
được biến chứng thuyên tắc tĩnh mạch, viêm

154

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016
phổi, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm chi
phí điều trị.
3. Hai nhóm nghiên cứu không ghi nhận
trường hợp nào bị tai biến do kỹ thuật gây tê,
bơm thuốc tê ngoài màng cứng; các tác dụng
phụ xảy ra chủ yếu là lạnh run, buồn nôn, nôn
và bí tiểu. Các tác dụng phụ này không ảnh
hưởng nhiều đến bệnh nhân; các chức năng
tuần hoàn, hô hấp ổn định trong suốt thời gian
nghiên cứu.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.


3.

4.
5.

6.

Bertini L, Mancini S, Benedecto P Dr, Ciastri A, Martini O
(2001), “ Postoperative analgesia by combined continuous
infusion and patient - controlled epidural analgesia
(PCEA) following hip replacement: ropivacaine versus
bupivacaine ”, Acta Anaesthesiol Scand,(45), pp.782 - 785.
Lê Văn Chung, Nguyễn Văn Chừng (2008), “ Hiệu quả
gây tê TTS-NMC với bupivacaine đẳng trọng và sufetanil
để mổ thay khớp háng người cao tuổi ”, Luận án tiến sĩ y
học, Đại Học Y Dược TP.HCM.
Muldoon T, Milligan K, Quinn P, Connolly DC and
Nilsson K (1998), “Comparision between extradural
infusion of ropivacine or bupivacine for the prevension of
postoperative pain after total knee asthroplasty ”, British
Journal of Anaesthesia, (80), pp.680 - 681.
Nguyễn Đình Tuấn (2009), “ Bupivacain hydroclorid ”,
Dược thư quốc gia, tr.446 - 454.
Nguyễn Trung Cường (2014), “ So sánh hiệu quả tê ngoài
màng cứng truyền liên tục với tê ngoài màng cứng bệnh nhân
tự điều khiển trong giảm đau sau phẫu thuật bụng trên ”,
Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
Simpson D, Curran MP (2005), “Ropivacaine: A Review of
its Use in Regional Anaesthesia and Acute Pain

Management ”, Drugs 65 (18), pp.2675 - 2717.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

28/04/2016



×