Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.36 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Phú Hữu*, Đỗ Minh Hùng*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Đỗ Bá Hùng*

TÓM TẮT
Mở đầu: U mô đệm đường tiêu hóa là dạng u tế bào trung mô hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột
non là vị trí thường gặp nhất. Chẩn đoán trước và trong phẫu thuật thường khó khăn, chỉ nhờ vào nhuộm hóa mô
miễn dịch (CD117) để chẩn đoán xác định sau phẫu thuật. U có tiềm năng ác tính từ thấp đến cao. Phẫu thuật là
phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên sau đó kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích với thuốc ức chế
tyrosin kinase chuyên biệt (imatinib).
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng
phẫu thuật.
Thiết kế: Báo cáo hàng loạt ca, 79 trường hợp GIST được phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân từ 1/2010 đến
7/2015.
Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: tỉ lệ nam: nữ là 0,93:1. Tuổi trung bình 55 ± 14. Phân bố vị trí bướu ở đường
tiêu hóa theo thứ tự như sau: thực quản (1,3%), dạ dày (54,4%), ruột non và mạc treo ruột non (31.6%), trực
trực tràng (7.6%), nơi khác trong ổ bụng (5,1%). Triệu chứng thường gặp: đau bụng (63,3%), sờ thấy bướu
(26,6%), xuất huyết tiêu hóa và thiếu máu (24,1%), tắc ruột (5,1%), triệu chứng khác (18,9%), đặc biệt không có
triệu chứng (15.2%). Các xét nghiệm cận lâm sàng thường gợi ý chẩn đoán chứ không đặc hiệu bao gồm siêu âm
bụng, CT-Scan ổ bụng, nội soi cũng như X quang dạ dày và đại tràng. Phương pháp phẫu thuật cắt trọn bướu
(88.6%), cắt bướu và cơ quan bị xâm lấn (8,9%), sinh thiết bướu (2,5%), không tai biến cũng như biến chứng
nặng sau phẫu thuật. Có 3 bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật.
Kết luận: GIST thường được chẩn đoán sau phẫu thuật nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch với CD117, triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường đa dạng và gợi ý chẩn đoán. Phẫu thuật kết hợp với liệu pháp nhắm
trúng đích (imatinib) là phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay.
Từ khóa: GIST, đường tiêu hóa, phẫu thuật.


ABSTRACT
MANAGEMENT OF GASTRO-INTESTINAL STROMAL TUMOR (GIST) BY SURGERY AT BINH DAN
HOSPITAL: THE EARLY RESULTS
Nguyen Phu Huu, Do Minh Hung, Hoang Vinh Chuc, Do Ba Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 354 - 359
Introduction: Gastro-intestinal stromal tumor (GIST) is a rare mesenchymal tumor of the gastrointestinal
tract. Stomach and small intestine are the most common sites. The preoperative and intraoperative diagnosis is
usually difficult. Immunohistochemical staining with antibody CD117 is usually used to determine diagnosis
postoperative. The tumors are ranked from low malignant potential to high malignant. Surgery is the first choice,
can be associated with targeted therapy, a competitive inhibitor of specific tyrosine kinase (imatinib).
The aim of the study: To describe the clinical and subclinical characterization, management of Gastro*Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên hệ:BSCK1 Nguyễn Phú Hữu

354

ĐT: 0918650345

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

intestinal stromal tumor by surgery (the early results).
Materials and methods: case series report, all 79 GISTs patients were operated from January 2010 to July
2015 at Binh Dan hospital.
Results: Male and female ratio was 0.93/1. The patients’ average age was 55 ± 14. The tumors were

mainly located in the esophagus (1.3%), stomach (54.4%), small intestine and mesenteric small intestine
(31.6%), colon and rectum (7.6%), and other positions in abdomen (5.1%). The main symptoms were
abdominal pain (63.3%), palpable abdominal mass (26.6%), gastrointestinal bleeding and anemia (24.1%),
obstruction (5.1%), other symptoms (18.9%) or even without any specific symptoms (15.2%). Subclinical
testings often suggest the diagnosis but unspecific including: ultrasound, CT-Scan, contrasted X-Ray
digestive tract and endoscopy. Operative methods are resection tumor (88.6%), resection tumor with
invaded organs (8.9%) and biopsy tumor (2.5%). There was no intraoperative complication or major
postoperative complication. Recurrence was noted in 3 patients.
Conclusion: GIST is often determined within postoperative by immunohistochemical staining with antibody
CD117. The symptoms and subclinical testings are varied and unspecific. Nowadays, surgery associating with
targeted therapy (imatinib) is the main method.
Key words: GIST, digestive tract, surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
U mô đệm đường tiêu hóa (GIST:
Gastrointestinal Stromal Tumor) là loại u ít
gặp trong các u đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ
khoảng 1% đến 3%. U có thể xuất hiện bất cứ
nơi nào của ống tiêu hóa từ thực quản đến hậu
môn, dạ dày và ruột non thường gặp nhất(4,5,7).
Lúc đầu người ta nghĩ u mô đệm đường tiêu
hóa xuất phát từ tế bào cơ trơn hay u thần
kinh. Năm 1983, Mazur và Clark đề xuất thuật
ngữ “u mô đệm” (stromal tumor), nhưng vẫn
chưa được chấp nhận rộng rãi cho đến khi
CD34, CD117 được xác định là dấu ấn miễn
dịch của u mô đệm đường tiêu hóa(6).
U có thể phát hiện được nhờ triệu chứng lâm
sàng hay phát hiện một cách tình cờ. Các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh gợi ý chẩn

đoán là nội soi đường tiêu hóa, siêu âm bụng,
chụp dạ dày cản quang, chụp đại tràng cản
quang hoặc chụp cắt lớp vi tính. Do đó hầu hết
các u mô đệm đường tiêu hóa được chẩn đoán
sau mổ và dựa vào hóa mô miễn dịch. Gần đây
người ta tiến thêm một bước nữa trong việc chẩn
đoán và điều trị GIST là giải trình tự gen, bằng
cách này chúng ta có thể biết chính xác exon nào
bị đột biến và nhạy với thuốc nào trong quá

trình hóa trị sau này. Về mặt điều trị phẫu thuật
hiện nay là phương pháp điều trị chính đối với
những u chưa xâm lấn và chưa di căn. Đa số các
tác giả đồng thuận rằng cắt trọn u và cơ quan
mang u với bờ diện cắt 1-2cm. U mô đệm đường
tiêu hóa có khuynh hướng tái phát tại chỗ và di
căn còn khá cao mà những yếu tố tiên lượng
giúp cho phẫu thuật triệt để, tiên lượng tái phát
còn chưa xác định rõ ràng do đó liệu pháp nhắm
trúng đích sau mổ tỏ ra hiệu quả(2).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, 79 trường
hợp GIST được phẫu thuật tại bệnh viện Bình
Dân từ 1/2010 đến 7/2015.

Tiêu chuẩn chọn lựa
Những bệnh nhân được phẫu thuật và có kết
quả giải phẫu bệnh là u mô đệm đường tiêu hóa

có nhuộm hóa mô miễn dịch (CD117 dương tính
hoặc có giải trình tự gen).

Phương pháp tiến hành
Số liệu được thu thập theo biểu mẫu chung
từ hồ sơ bệnh án và những dữ kiện khi tái khám
bệnh nhân hoặc những thông tin do thân nhân
cung cấp.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

355


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Đặc điểm lâm sàng

65,5%, hình khuyết bờ nham nhở 13,8% và
không thấy tổn thương là 20,7%.

Hoàn cảnh phát hiện bệnh, thời gian bệnh,
các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, chảy
máu tiêu hóa, sờ được u, nôn ói, tiêu chảy.

Đặc điểm cận lâm sàng
Các dấu hiệu trên: X quang tiêu hóa có dùng
chất cản quang, NS dạ dày, NS đại tràng, trực

tràng, CT Scan.

Kết quả phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật, tai biến trong
và sau phẫu thuật, tái phát.

KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ nam: nữ là 0,93: 1. Tuổi trung bình 55 ±
14, nhỏ nhất 25 và lớn nhất 88.
Kích thước khối u trung bình 76 ± 43 (mm),
kích thước nhỏ nhất 10mm, kích thước to nhất
250mm.
Bảng 1: Phân bố vị trí bướu ở đường tiêu hóa
Vị trí
Thực quản
Dạ dày
Ruột non + mạc treo RN
Đại trực tràng
Ngoài đường tiêu hóa

Số bệnh nhân
1
43
25
6
4

Tỷ lệ %
1,3

54,4
31,6
7,6
5,1

Trong 79 trường hợp, có 14 trường hợp phát
hiện tình cờ, số còn lại 65 trường hợp có triệu
chứng lâm sàng.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng thường gặp
Triệu chứng
Đau bụng
XHTH + thiếu máu
Sờ thấy bướu
Tắc ruột
Triệu chứng khác

Số bệnh nhân
50
19
21
4
15

Tỷ lệ %
63,3
24,1
26,6
5,1
18,9


Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm của X quang đường tiêu hóa cản
quang: chúng tôi có 25/43 (58,1%) bệnh nhân có
chụp dạ dày cản quang và 4/6 (67,7%) bệnh nhân
có chụp đại tràng cản quang, dạng tổn thương
thường gặp nhất là hình khuyết bờ trơn láng

356

Đặc điểm trên CT-Scan: Có 54/79 (68,3%)
bệnh nhân có chụp CT-Scan bụng có cản quang
và tất cả các trường hợp đều phát hiện được tổn
thương. Kích thước khối u trung bình 74 ± 45
(mm), kích thước nhỏ nhất 10mm, kích thước to
nhất 280mm. Đa số trường hợp u bắt thuốc cản
quang đậm độ không đồng nhất và chưa có dấu
hiệu xâm lấn chung quanh. Khả năng chẩn đoán
đúng vị trí tổn tương của CT-Scan so với lúc mổ
là 46/54 (85,2%) trường hợp.
Đặc điểm trên nội soi tiêu hóa: Có 40/43
(93%) bệnh nhân được nội soi dạ dày và các
dạng tổn thương thường gặp trên nội soi dạ dày
là tổn thương u dưới niêm với bề mặt niêm mạc
trơn láng hoặc bề mặt niêm mạc có viêm loét
thỉnh thoảng có xuất huyết rỉ rả trên bề mặt loét.

Kết quả phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật với
các phương pháp theo bảng 3, chúng tôi chưa
ghi nhận biến chứng nghiêm trọng trong mổ và

trong thời gian nằm viện. Sau đó các bệnh nhân
được gởi sang BV Chợ Rẫy và BV Ung bướu
tham gia chương trình VPAP (Vietnam Patient
Assistant Program) và chương trình GIPAP
(Gleevec
International
Patient
Assistant
Program). Đây là chương trình hỗ trợ thuốc
imatinib (Gleevec) cho bệnh nhân Việt Nam của
công ty Novatis. Chúng tôi theo dõi được 40/79
(51%) trường hợp với thời gian trung bình 24
tháng (từ 3 tháng đến 48 tháng). Chúng tôi có 3
trường hợp bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật,
hai trường hợp GIST ruột non và một trường
hợp GIST trực tràng.
Bảng 3: Các phương pháp phẫu thuật
Phương pháp
Cắt trọn u
Cắt u + cơ quan xâm lấn
Sinh thiết u

Số bệnh nhân
69
6
4

Tỷ lệ %
87,3
7,6

6,1

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
GIST có sự phân bố đều cho cả hai giới,
trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ có trội
hơn một ít (0.93/1) nhưng vẫn phù hợp với
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, theo
tác giả Hứa Thị Ngọc Hà (14) qua 130 trường
hợp GIST khảo sát tỷ lệ nam/nữ 0.91/1, theo
tác giả Claudia Mucciarini (12) tỷ lệ này là
0.86/1. Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi
mắc bệnh rộng từ (25-88). Tuổi trung bình 55 ±
14, nhóm tuổi thường gặp nhất từ 55-59 tuổi
chiếm 32.9%. Kết quả này phù hợp với nhiều
nghiên cứu khác là GIST thường xảy ra ở
những bệnh nhân lớn tuổi (trên 50 tuổi)(12).

Nghiên cứu Y học

tiếp đến là ruột non 25 ca (31,6%), các vị trí ít gặp
khác lần lượt là đại trực tràng và thực quản, đặc
biệt có 4 ca (5,1%) nằm ngoài đường tiêu hóa. So
sánh với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
với cở mẫu lớn (bảng 4) hơn đều thấy rằng hai vị
trí thường gặp nhất GIST là dạ dày và ruột non.

Ảnh hưởng của vị trí u lên tiên lượng còn nhiều
tranh cãi. Tuy nhiên, một điểm khá thú vị là
nhiều nghiên cứu khẳng định GIST ở dạ dày có
tiên lượng tốt hơn, ít tái phát và di căn hơn so
với vị trí ruột non khi so sánh u ở cùng kích
thước và chỉ số phân bào(14). U ở ruột non có khả
năng tái phát cao gấp 4 lần u ở dạ dày (40% so
với 9%). Một cách tổng quát, 20-25% GIST dạ dày
biểu hiện ác tính, ngược lại có đến 40-50% GIST
ruột non biểu hiện ác tính(11)

Vị trí u
Theo bảng 1, trong nghiên cứu của chúng tôi
vị trí thường gặp nhất là dạ dày 43 ca (54,4%)
Bảng 4: Vị trí u của một số nghiên cứu

Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Đại trực tràng
Ngoài ống tiêu hóa

Chúng tôi
79 ca
1,3%
54,4%
31,6%
7,6%
5,1%


Alvarado-Cabrero I
(1)
270 ca
2%
40%
35%
12%
11%

Thomas Trần
(17)
1.458 ca
1%
51%
36%
12%
0%

Kim KM.
(8)
747 ca
2%
63%
30%
5%
0%

Ngô Quốc Đạt
(14)
130 ca

0%
51,6%
32,3%
5,4%
10,7%

Kích thước và số lượng u

Triệu chứng lâm sàng

Kích thước khối u trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 76 mm, kết quả này cũng
không khác biệt nhiều so với các tác giả khác,
theo Lin(10) và cộng sự kích thước trung bình u là
75 mm còn Sandrasegan(15) là 88 mm. Kích thước
u là một yếu tố rất quan trọng, yếu tố này cùng
với số phân bào trên quang trường 50 để xác
định nguy cơ ác tính của GIST. Đa số GIST biểu
hiện một khối u. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ các ca
có nhiều hơn một u, đặc biệt những trường hợp
GIST có tính gia đình và các trường hợp đa u chủ
yếu xảy ra ở ruột non(5). Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 1 (1,2%) trường hợp đa u là ở ruột
non, nghiên cứu của Kim KM và cộng sự(8) trên
747 ca có 11 ca đa u, trong đó 8 ca u ở ruột non.

Triệu chứng thường gặp nhất trong nghiên
cứu của chúng tôi là đau bụng, tiếp đến là sờ
được u ổ bụng và triệu chứng thiếu máu cũng
như xuất huyết tiêu hóa. Đa số các tác giả khác

đều ghi nhận đau bụng mơ hồ là triệu chứng
thường gặp nhất, tiếp đến là chảy máu tiêu hóa
và sờ được u ổ bụng(10,12). Theo tác giả Lin(10) và
cộng sự khảo sát trên 91 bệnh nhân GIST thì
triệu chứng đau bụng mơ hồ chiếm 33%, xuất
huyết tiêu hóa 33%, sờ được u bụng 7.7%. Tuy
nhiên cũng có tác giả ghi nhận rằng triệu chứng
xuất huyết tiêu hóa thường gặp hơn, tiếp theo
sau là đau bụng mơ hồ, theo tác giả Chan KH(3)
khảo sát 47 bệnh nhân GIST thì triệu chứng xuất
huyết tiêu hóa chiếm 28 (60%), 21 (45%) bệnh
nhân đau bụng và 7 (21%) bệnh nhân sờ được u

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

357


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ổ bụng. Ngoài ba triệu chứng thường gặp trên
thi y văn thế giới cũng ghi nhận rằng triệu
chứng ít gặp của GIST liên quan đến vị trí u như
nuốt nghẹn do GIST tâm vị, GIST ruột non có thể
gây tắc ruột, GIST đại trực tràng triệu chứng rối
loạn đi tiêu.

Triệu chứng cận lâm sàn

Chụp dạ dày- tá tràng và chụp đại tràng có
dùng thuốc cản quang là phương tiện CĐHA ít
xâm lấn và có giá trị trong công tác chẩn đoán u
đường tiêu hóa nói chung, nhưng đối với u mô
đệm đường tiêu hóa thì giá trị của phương tiện
này chỉ giới hạn ở mức thấy được hình khuyết
thuốc có bờ trơn láng (u từ mô đệm hay ngoài
đường tiêu hóa) hay hình ảnh bờ nham nhở
không đều (do u lớn xâm lấn vào lớp niêm mạc
tạo nên viêm hay loét niêm mạc đường tiêu
hóa)(4). Chúng tôi có 25/43 (58.1%) bệnh nhân có
chụp dạ dày cản quang và 4/6 (67.7%) bệnh nhân
có chụp đại tràng cản quang, dạng tổn thương
thường gặp nhất là hình khuyết bờ trơn láng
65.5%, hình khuyết bờ nham nhở 13.8% và
không thấy tổn thương là 20.7%. Kết quả này
cũng tương tư nhiều nghiên cứu khác(10,11).
Nội soi (NS) dạ dày-tá tràng hay NS đại
tràng cho thấy hình ảnh u dưới niêm mạc đẩy
nhô niêm mạc lên. Niêm mạc có thể bình thường
hay viêm hoặc loét. Qua hình ảnh NS đường tiêu
hóa trên hoặc dưới thì không thể phân biệt được
u mô đệm đường tiêu hóa với những u dưới
niêm khác của đường tiêu hóa hoặc u ngoài
đường tiêu hóa chèn vào(2,4,16). Chúng tôi có 93%
bệnh nhân có nội soi dạ dày và sinh thiết, tuy
nhiên kết quả chỉ mô viêm mạn, không có
trường hợp nào chẩn đoán GIST, kết quả này
cũng phù hợp với GIST vì bản chất GIST là u
dưới niêm mạc mà sinh thiết qua NS tiêu hóa chỉ

lấy được bề mặt niêm mạc(2,4).
Chụp CT-Scan là phương tiện chẩn đoán
hình ảnh có chi phí khá cao đối với các nước
đang phát triển và kém phát triển. Đây là
phương tiện chủ yếu để đánh giá mức độ xâm
lấn và lập kế hoạch điều trị. Cắt lớp vi tính cho

358

biết vị trí, số lượng, kích thước u, giới hạn của u
so với mô chung quanh, hoại tử trong u và đậm
độ của u là đồng nhất hay không đồng nhất cả
trên phim có và không có cản quang. Phương
tiện này còn cho biết u có xâm lấn hạch hay di
căn xa(2,16). Đa số các tác giả đều nhận thấy rằng
các dấu hiệu trên CT Scan thay đổi theo kích
thước của u, những u nhỏ còn trong thành của
ống tiêu hóa có bờ sẽ rõ và đậm độ đồng nhất
trên phim có và không có thuốc cản quang,
ngược lại những u có kích thước lớn thường có
bờ không đều, phát triển ra khỏi thành của ống
tiêu hóa và đậm độ không đồng nhất. Đối với
GIST có tiềm năng ác tính cao, CT Scan có một số
hình ảnh gợi ý như vôi hóa, hoại tử, có nang bên
trong thậm chí hình thành đường rò, báng bụng
và xâm lấn chung quanh(2). Qua nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy rằng nên chụp CT Scan cho
những bệnh nhân nghĩ tới chẩn đoán GIST.

Kết quả phẫu thuật

Mặc dù ngày nay đa mô thức điều trị ung
thư nói chung và u mô đệm đường tiêu hóa nói
riêng nhưng phẫu thuật vẫn là phương pháp
điều trị chủ yếu đối với những u nguyên phát
còn khả năng cắt bỏ được và chưa có dấu hiệu di
căn (chiếm khoảng 70-80% các trường hợp)(2).
Trong quá trình phẫu thuật, cần tránh làm vỡ u,
cắt cách bờ u 1-2 cm về phía mô lành và thấy mặt
cắt không còn mô u là được. Nạo hạch là không
cần thiết. Trong lúc mổ phải thám sát thật kỹ ổ
bụng, đặc biệt là phúc mạc và gan để tìm những
di căn sớm, cần phải thao tác hết sức nhẹ nhàng
vì vỏ của u dễ rách và u thường được cấp máu
từ các cơ quan lân cận nên dễ làm vỡ u và chảy
máu. U vỡ sẽ tạo điều kiện cho gieo rắc tế bào u
khắp khoang phúc mạc, tạo điều kiện cho sự tái
phát sau phẫu thuật(4). Những bệnh nhân sau mổ
sẽ được hóa trị tiếp tục tùy vào nguy cơ ác tính.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 40 bệnh nhân
theo dõi được, số bệnh nhân còn lại chúng tôi
mất dấu với nhiều lý do như bệnh nhân nước
ngoài (thường người Camphuchia), bệnh nhân
không tái khám, bệnh nhân đổi sối điện thoại
hay chỗ ở. Trong các bệnh nhân theo dõi được

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
thì có 3 trường hợp bệnh nhân tái phát sau phẫu

thuật, hai trường hợp GIST ruột non và một
trường GIST trực tràng. Hai trường hợp GIST
ruột non tái phát trong lúc phẫu thuật bướu to
với đường kính gần 200mm và có xâm lấn chung
quanh. Trường hợp GIST trực tràng nằm ngay
vách trực tràng âm đạo với đường kính 5cm. Cả
ba trường hợp bệnh nhân ở tỉnh không tái khám
nên không tư vấn được hóa trị imatinib. Sau đó
bệnh nhân tái phát và trở lại bệnh viện với thời
gian khoảng 14 tháng so với lần mổ trước và
được phẫu thuật lại, hiện tại bệnh nhân ổn định
đang hóa trị. Tác giả Miettinen(11) theo dõi lâu dài
hai nhóm bệnh nhân GIST ở dạ dày và ở ruột
non (mỗi nhóm 900 bệnh nhân) với phân nhóm
nguy cơ ác tính dựa và chỉ số phân bào trên
QT50 và kích thước khối u, tác giả nhận thấy
rằng với cùng một chỉ số phân bào và cùng kích
thước nhưng GIST ruột non có tiềm năng ác tính
cao hơn GIST dạ dày, như vây vị trí của u cũng
là một yếu tố rất quan trọng trong tiên lượng của
bệnh, những vị trí khác hiếm gặp hơn nên chưa
có nghiên cứu cụ thể nhưng tác giả khuyên rằng
chúng ta nên xem nguy cơ ác tính giống như
GIST ruột non. Tác giả Kim(9) theo dõi 104 ca
GIST dạ dày thời gian theo dõi trung bình 4 năm
(ngắn nhất 1 năm và lâu nhất 14 năm), tác giả ghi
nhận có 5 trường hợp tái phát, cả 5 trường hợp
này phẫu thuật lần đầu u có tiềm năng cá tính
cao với đường kính hơn 10cm và độ phân bào
lớn hơn 5/QT50. Có 2 bệnh nhân tái phát phúc

mạc, một bệnh nhân tái phát ở dạ dày, một bệnh
nhân tái phát ở gan và bệnh nhân sau cung tái
phát ở đại tràng, có ba bệnh nhân được phẫu
thuật lại và hai bệnh nhân điều trị với imatinib.

KẾT LUẬN
GIST biểu hiện lâm sàng đa dạng, cận lâm
sàng không đặc hiệu, chỉ gợi ý chẩn đoán, phẫu
thuật là phương pháp điều trị chính. Ngày nay
với giải trình tự gen đã giúp ích rất nhiều cho
liệu pháp nhắm trúng đích nhằm tránh tái phát
cũng như những trường hợp GIST quá khả năng
phẫu thuật.

Nghiên cứu Y học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.
6.
7.

8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

Alvarado-Cabrero I, Vázquez G et al (2007). Clinicopathologic
study of 275 cases of gastrointestinal stromal tumors: the
experience at 3 large medical centers in Mexico. Annals of
Diagnostic Pathology, pp 39-45.
Bertagnolli MM (2004). Gastrointestinal stromal tumors.
Maingot’s abdominal operations, 4, pp. 439-454. (5)
Chan KH, Chan CW, Chow WH et al (2006). Gastrointestinal
stromal tumors in a cohort of chinese patients in Hong Kong.
World J Gastroenterol, 12(14), pp 2223-2228.
Dematteo RP, Brennan MF (2004). Gastrointestinal stromal
tumors. Cameron: current surgical therapy, 8th edition, 23, pp.
100-103. (8)

Fisher C (2003). Pathology of Gastrointestinal Stromal
Tumours. Royal Marsden Hospital London UK, pp 1 – 12.
Liegl-Atzwanger B, Fletcher JA, et al. (2010). Gastrointestinal
stromal tumors. Virchows Arch 456:111–127. (7)
Kazuya Akahoshi, Masafumi Oya (2010), “Gastrointestinal
stromal tumor of the stomach: How to manage?”.World J
Gastrointest Endosc, 2(8): 271-277. (12)
Kim KM et al (2005). Gastrointestinal stromal tumors in
Koreans: it's incidence and the clinical, pathologic and
immunohistochemical findings. J Korean Med Sci Vol 20: 977984.
Kim et al (2012). Long term survival results for gastric GIST: is
laparoscopic surgery for large gastric GIST feasible? World
Journal of Surgical Oncology, 10:230.
Lin SC, Huang MJ, Zeng CY et al (2003). Clinical
manifestations and prognostic factors in patients with
gastrointestinal stromal tumors. World J Gastroenterol, 9(12), pp
2809-2812.
Miettinen M, Lasota J (2006). Gastrointestinal Stromal Tumors:
Review on Morphology, Molecular Pathology, Prognosis, and
Differential Diagnosis. Arch Pathol Lab Med Vol 130, pp.14661478.(13)
Mucciarini C, Rossi G, Bertolini F et al (2007). Incidence and
clinicopathologic features Gastrointestinal Stromal Tumors. A
population base study. BMC cancer, 7, pp 230.
NCCN (2015). National Comprehensive Cancer Network
Guidelines Version 1.2015 GIST: Gastrointestinal Stromal
Tumor. (13).
Ngô Quốc Đạt, Hứa Thị Ngọc Hà (2011). Đặc điểm đại thể và
vi thể u mô đệm tiêu hóa. Y Học TP. Hồ Chí Minh,Tập 15, Số 3
trang 129-135.
Sandrasegan K, Rajesh A, Rushing DA et al (2005).

Gastrointestinal Stromal Tumors: CT and MRI findings. Eur
radiol, 15, pp 1407-1414.
Toshirou Nishida (2015). The Role of Endoscopy in the
Diagnosis of Gastric Gastrointestinal Stromal Tumors. Ann
Surg Oncol.
Tran T, Davila JA, El-Serag HB (2005). The epidemiology of
malignant gastrointestinal stromal tumors: an analysis of 1,458
cases from 1992 to 2000. Am J Gastroenterol, 100:162-168.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/12/2015

Ngày bài báo được đăng:

22/02/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

359



×