Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm nghe kém ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.91 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM NGHE KÉM Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh, Lâm Trân*

TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ nghe kém, các dạng nghe kém và mức độ nghe kém dựa trên thính lực
đồ đơn âm ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 và mối liên quan giữa các đặc điểm nghe kém với thời gian
phát hiện đái tháo đường, và nồng độ HbA1c.
Phương pháp nghiên cứu: 100 bệnh nhân đái tháo đường type 2 được chẩn đoán tại khoa Nội Tiết-Bệnh
viện Nguyễn Tri Phương sẽ được đo thính lực đồ đơn âm cả 2 tai,xét nghiệm đo nồng độ HbA1c vả đánh giá các
biến chứng mạn tính của đái tháo đường.
Kết quả: Tỉ lệ nghe kém ở BN đái tháo đườngtype 2 là 91%. Nghe kém chủ yếu là nghe kém mức độ nhẹ và
trung bình, dạng tiếp nhận, ở cả hai tai. Tỉ lệ và mức độ nghe kém ở nhóm BN đã có biến chứng mạn tính của đái
tháo đường cao hơn ở nhóm chưa có biến chứng. Tỉ lệ nghe kém ở nhóm những BN kiểm soát đường huyết kém
(HbA1c > 9) là 96,15%, cao hơn những nhóm bệnh nhân còn lại. Không có mối liên quan giữa thời gian phát
hiện đái tháo đường, cũng nhưnồng độ HbA1c và mức độ nghe kém.
Kết luận: Nghe kém là 1 tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, mức độ nghe kém không liên
quan đến thời gian phát hiện bệnh cũng như nồng độ HbA1c.
Từ khóa: Nghe kém, đái tháo đường type 2.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF HEARING IMPAIRMENT IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES IN
NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL
Nguyen Ngoc Phuong Quynh, Lam Huyen Tran
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 45 - 50
Aim: The aim of the authors was to determine the prevalence, types and degrees of hearing impairment in
type 2 diabetic patients and to examine the relationships among features of hearing loss, duration of diabetes,and


HbA1c levels.
Methods: 100 patients with type 2 diabetesdiagnosed at Department of Endocrinology-Nguyen Tri Phương
Hospital, weresubjected by the following tests such as pure tone audiometry in both ears, serum HbA1c and
several measures of chronic complications.
Results: The prevalence of hearing loss in patients with type 2 diabetes was 91%. The audiograms of the
diabetics were suggestive of bilateral, mild to moderate sensorineural hearing loss. There was greater hearing loss
in subjects had chronic complications compared to those without chronic complications. The rate of hearing loss
among patients with poor glycemic control (HbA1c> 9) was 96.15%, which was higher than the remaining
groups. There was no correlation between duration of diabetes or HbA1c levels and the degrees of hearing loss.
Conlusions: Hearing loss is a common problem among type 2 diabetes, the degrees of hearing loss are not
related to disease duration or serum HbA1c.
Keywords: Hearing loss, Type 2 diabetes.


Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh

Tai Mũi Họng

ĐT: 0922456403

Email:

45


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe kém là một vấn đề sức khỏe phổ biến
gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giao tiếp,
và chất lượng cuộc sống(11). Việt Nam là nước
thuộc khu vực có tỷ lệ nghe kém cao trên thế
giới(15), ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị
nghe kém.

ồn… sẽ được khám tổng quát, khám tai ngoài,
màng nhĩ, định lượng nồng độ HbA1c, đo thính
lực đồ đơn âm bằng máy, làm thêm các xét
nghiệm đánh giá biến chứng mạn tính (nếu cần).
Nghe kém khi số dB mất sức nghe ở đường
khí tính trung bình cho ba tần số 500 Hz, 1000
Hz, 2000 Hz lớn hơn 25dB.

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trong đó chủ
yếu là ĐTĐ type 2 (chiếm khoảng 90% trong
tổng số bệnh nhân đái tháo đường) có tốc độ gia
tăng nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Năm 2013, số người
bị ĐTĐ đã tăng lên 382 triệu người chiếm
khoảng 8,3% dân số thế giới và dự báo con số
này sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm
2030(2,7,10).

Mức độ nghe kémdựa vào số dB mất sức
nghe ở đường khí tính trung bình cho ba tần số
500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz. Tiêu chuẩn phân loại
nghe kém theo WHO.


Và các nhà khoa học tin rằng, lượng đường
huyết cao có khả năng ảnh hưởng đến thần kinh
và các mạch máu nhỏ ở ốc tai dẫn đến nghe
kém(9). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa ĐTĐ type 2
và nghe kém vẫn còn nhiều tranh cãi và những
ảnh hưởng của ĐTĐ lên chức năng nghe vẫn
chưa được quan tâm nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài gồm 3 mục tiêu sau:

Nghe kém tiếp nhận: khi đường xương bất
thường, đường khí bất thường, khoảng cách khí
xương nhỏ hơn hay bằng 15dB.

Tỷ lệ nghe kém dựa trên thính lực đồ đơn
âm.

Các dạng nghe kém dựa vào đường biểu diễn
của thính lực đồ chia ra 3 dạng:
Nghe kém dẫn truyền: khi đường xương bình
thường (≤ 15dB), đường khí bất thường, khoảng
cách khí xương lớn hơn 15dB.

Nghe kém hỗn hợp: kết hợp hai loại trên.
Chia BN ĐTĐtype 2 thành 2 nhóm là nhóm
có và chưa có biến chứng mạn tính của
ĐTĐ.Trong mỗi nhóm, tiếp tục phân tích các đặc
điểm nghe kém.

Phân tích số liệu


Các dạng nghe kém và mức độ nghe kém
dựa trên thính lực đồ đơn âm.

Dữ liệu được mã hóa, xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Thống kê kiểm định chi bình phương
(χ²) giữa các biến số với P = 0,05.

Mối liên quan giữa đặc điểm nghe kém và
thời gian phát hiện ĐTĐ, nồng độ HbA1c.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân (BN) ĐTĐ type 2 đã được
chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA(3)
và đang điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương (kể
cả điều trị nội trú và điều trị ngoại trú) trong thời
gian từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Các bước tiến hành
100BN được hỏi bệnh sử, tiền sử loại trừ các
bệnh về tai, các dị tật về tai, phơi nhiễm tiếng

46


Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả
như sau:

Giới
Nam (35%), Nữ (65%), tỉ lệ nam/ nữ là 1/ 1,9.

Tuổi
nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 50 – 70
tuổi. Tuổi trung bình cùa nhóm nghiên cứu là
58,05 13,56. Tuổi cao nhất là 83, thấp nhất là 24.

Thời gian phát hiện ĐTĐ
Trung bình là 8,216,43, dài nhất là 25 năm,
ngắn nhất là mới phát hiện.

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Biến chứng mạn tính ĐTĐ
Tỉ lệ nhóm BN ĐTĐ chưa có biến chứng
mạn tính / BN đái tháo đường có biến chứng
mạn tính = 1/ 1,3.

Nồng độ HbA1c

Nghiên cứu Y học

chiếm 86%, chỉ nghe kém ta trái chiếm 1%, và chỉ
nghe kém tai phải là 4%.


Tỉ lệ nghe kém theo nhóm tuổi
Bảng 2. Phân bố tỉ lệ nghe kém theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Thính lực

< 50
N (%)

50 – 70
N (%)

> 70
N (%)

Nghe kém

19 (79,17%)

53 (92,98%)

19 (100%)

Bình thường
Tổng số

5 (21,83%)
24 (100%)

4 (7,02%)

57 (100%)

0 (0%)
19 (100%)

Nhận xét: Có 79,17% BN trong nhóm dưới 50
tuổi nghe kém, tỉ lệ BN nghe kém trong nhóm
tuổi 50 – 70 là 92,98%, và tỉ lệ nghe kém ở BN
trên 70 tuổi là 100%.
Biểu đồ 2. Phân bố theo nồng độ HbA1c

Mức độ nghe kém theo từng tai

Nhận xét: Nhóm BN kiểm soát đường huyết
kém chiếm tỉ lệ cao nhất là 52%. Nồng độ HbA1c
trung bình của nhóm nghiên cứu là 9,61 2,5.

Ở cả hai tai, nghe kém mức độ nhẹ chiếm tỉ
lệ cao nhất, kế đến là nghe kém mức độ trung
bình.

Tỉ lệ nghe kém theo từng tai

Bảng 3. Phân bố mức độ nghe kém theo từng tai

Bảng 1. Phân bố tỉ lệ nghe kém theo từng tai

Mức độ nghe kém

Thính lực


Nghe
kém

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tai trái

1

1

Tai phải
Hai tai
Tổng số
Bình thường

4
86
91
9

4
86
91
9

Nhẹ

Trung Bình
Nặng
Rất nặng
Tồng số

Tai trái
N (%)
48 (55,17%)
33 (37,93%)
2 (2,30%)
4 (4,60%)
87 (100%)

Tai phải
N(%)
54 (60%)
28 (31,11%)
7 (7,78%)
1 (1,11%)
90 (100%)

Nhận xét: Có 91% BN trong nhóm nghiên
cứu bị nghe kém, chủ yếu là nghe kém cả hai tai

Mức độ nghe kém của từng tai theo nhóm tuổi
Bảng 4. Phân bố mức độ nghe kém của từng tai theo nhóm tuổi
Mức độ nghe kém
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Rất nặng
Tổng số

< 50
Tai trái
15 (83,33%)
3 (16,67%)
0 (0%)
0 (0%)
18 (100%)

Tai phải
13 (72,22%)
5(27,78%)
0 (0%)
0 (0%)
18 (100%)

Nhận xét: Trong nhóm tuổi dưới 50 và 50 –
70 tuổi, nghe kém nhẹ và trung bình ở cả hai tai
chiếm tỉ lệ cao nhất. Các trường hợp nghe kém
nặng và rất nặng chỉ xuất hiện ở nhóm tuổi trên
50, đặc biệt những người trên 70 tuổi.

Tai Mũi Họng

Tuổi
50 – 70
Tai trái
29 (56,86%)

19(37,25%)
1 (1,96%)
2 (3,92%)
51 (100%)

Tai phải
35 (66,04%)
16 (30,19%)
2 (3,77%)
0 (0%)
53 (100%)

> 70
Tai trái
Tai phải
4 (22,22%)
6 (31,58%)
11(61,11%)
7(36,84%)
1 (5,56%)
5 (26,32%)
2 (11,11%)
1(5,26%)
18 (100%)
19 (100%)

Các dạng nghe kém theo từng tai
Nghe kém dạng tiếp nhận chiếm tỉ lệ cao
nhất ở cả hai tai.
Bảng 5. Phân bố dạng nghe kém theo từng tai

Dạng nghe kém
Tiếp nhận

Tai trái N (%)
76 (87,36%)

Tai phải N (%)
81 (90%)

47


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học
Dạng nghe kém
Dẫn truyền
Hỗn hợp
Tổng số

Tai trái N (%)
8 (9,20%)
3 (3,44%)
87 (100%)

Tai phải N (%)
1 (1,11%)
8 (8,89%)
90 (100%)


Tỉ lệ nghe kém theo nồng độ HbA1c
Bảng 7. Phân bố tỉ lệ nghe kém theo nồng độ
HbA1c

Tỉ lệ nghe kém theo biến chứng mạn tính
của đái tháo đường
Bảng 6. Phân bố tỉ lệ nghe kém theo biến chứng
mạn tính của đái tháo đường
ĐTĐ có biến chứng ĐTĐ chưa có biến
mạn tính N (%)
chứng mạn tính N (%)
Nghe kém
56 (98,25%)
35 (81,4%)
Bình thường
1 (1,75%)
8 (18,6%)

HbA1c (%)

Thính lực

<7

Nghe kém

7–9

>9


13 (86,70%) 28 (84,85%) 50 (96,15%)

Bình thường

2 (13,30%)

5 (15,15%)

2 (3,85%)

Tổng số

15 (100%)

33 (100%)

52 (100%)

Thính lực

Nhận xét: Tỉ lệ nghe kém nhóm BN có nồng
độ HbA1c > 9 chiếm cao nhất với 96,15%.

Nhận xét: Tỉ lệ nghe kém ở nhóm BN ĐTĐ
có biến chứng mạn tính là 98,25% so với nhóm
chưa có biến chứng là 81,4%.

Mức độ nghe kém theo nồng độ HbA1c
Bảng 8. Phân bố mức độ nghe kém theo nồng độ HbA1c
Mức độ nghe kém

Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng
Tổng số

<7
Tai trái
9 (69,23%)
4 (30,77%)
0 (0%)
0 (0%)
13 100%)

Tai phải
9 (69,23%)
4 (30,77%)
0 (0%)
0 (0%)
13 (100%)

HbA1c (%)
7–9
Tai trái
Tai phải
13 (48,15%)
15 (53,57%)
14 (51,85%)
12 (42,86%)
0 (0%)

1 (3,57%)
0 (0%)
0 (0%)
27 (100%)
28 (100%)

>9
Tai trái
26 (55,32%)
15 (31,91%)
2 (4,26%)
4 (8,51%)
47 (100%)

Tai phải
30 (61,22%)
12 (24,49%)
6 (12,24%)
1 (2,05%)
49 (100%)

bình chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả ba nhóm.Các

Liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ
và mức độ nghe kém

trường hợp nghe kém nặng và rất nặng xuất

Không có mối liên quan giữa thời gian phát


Nhận xét: Mức độ nghe kém nhẹvà trung

hiện ở nhóm có HbA1c > 7, đặc biệt là nhóm

hiện bệnh và mức độ nghe kém 2 tai.

HbA1c > 9.

Bảng 10. Liên quan giữa thời gian phát hiện
ĐTĐ và mức độ nghe kém tai trái

Liên quan giữa nồng độ HbA1c và mức
độ nghe kém
Bảng 9. Liên quan giữa nồng độ HbA1c và mức
độ nghe kém
HbA1c trung
bình (%)

9,61  2,5

Mức độ nghe
kém
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng

P (Tai trái)

P (Tai

phải)

0,592

0,736

P (Tai
trái)

P (Tai
phải)

0,233

0,668

BÀN LUẬN

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nồng
độ HbA1c và mức độ nghe kém 2 tai.

48

Thời gian phát hiện bệnh Mức độ
trung bình (năm)
nghe kém
Nhẹ
Trung bình
8,21 6,43
Nặng

Rất nặng

Tỉ lệ nghe kém của BN ĐTĐ trong nghiên
cứu của chúng tôi là 91%, cao hơn rất nhiều so
với các nghiên cứu khác.Các nghiên cứu về tỉ lệ
nghe kém trên thế giới thường cho kết quả khác
nhau từ 44,4%(1) đến 80%(14), tại Việt Nam chưa
có nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả khác nhau

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
có thể giải thích vì một số lí do như cách chọn
mẫu trong bệnh viện hay dân số chung, phương
pháp xác định nghe kém khác nhau...
Mặt khác, chúng tôi nhận thấy có 79,17% BN
trong nhóm dưới 50 tuổi nghe kém. Điều này
tương tự như kết quả nghiên cứu của
Rajendran(13) là 73,3%. Kết quả này cũng phù hợp
với kết luận của Austin(4), tác giả cho rằng ĐTĐ
có liên quan đến tăng nguy cơ mất thính lực, và
sự khác biệt này biểu hiện đặc biệt ở người lớn <
50 tuổi. Các tác giả thường chú ý ở nhóm tuổi
này, vì có thể loại trừ bớt ảnh hưởng của tuổi tác
lên thính lực, ngoài ra khi mà đa số các yếu tố tác
động đến thính lực như tiền sử mắc bệnh tai, sử
dụng thuốc, phơi nhiễm với tiếng ồn... đã được
loại trừ thì tỉ lệ nghe kém ở nhóm tuổi này là rất
cao, có thể ủng hộ mạnh mẽ cho lí luận rằng

ĐTĐ đã ảnh hưởng lên thính lực của BN.
Ngoài ra, trong nhóm nghiên cứu đa số BN
nghe kém xảy ra ở cả hai tai, chiếm tỉ lệ là 86%.
Điều này có thể giải thích bởi vì nguyên nhân
của nghe kém trên BN ĐTĐ, thường là do ảnh
hưởng của lượng đường huyết cao lên thần kinh
hay mạch máu ốc tai nên việc ảnh hưởng cả hai
tai là điều hợp lý(9). Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Rajendran.
Từ kết quả có được, phần lớn BN ĐTĐ có
mức độ nghe kém ở cả hai tai là mức độ nhẹ (với
tai trái là 55,17% và tai phải là 60%), kế đến là
nghe kém mức độ trung bình (với tai trái là
37,93% và tai phải là 31,11%). Điều này phù hợp
với các nghiên cứu trên thế giới trước đây như
nghiên cứu của Bainbrigde(5) , Rajendran(13). Từ
50 tuổi trở lên, bắt đầu xuất hiện các trường hợp
nghe kém nặng và rất nặng. Khác với hai nhóm
tuổi còn lại, ở độ tuổi trên 70, nghe kém trung
bình ở hai tai lại chiếm tỉ lệ cao nhất đồng thời
nghe kém nặng và rất nặng cũng xuất hiện nhiều
hơn. Vì vậy, chúng tôi không loại trừ ảnh hưởng
của ĐTĐ lên sức nghe của BN, làm mức độ nghe
kém nặng hơn so với sức nghe tương ứng với
tuổi của BN.
Tiếp tục phân tích thính lực đồ để tìm hiểu
dạng nghe kém ở BN ĐTĐ thì chúng tôi thấy

Tai Mũi Họng


Nghiên cứu Y học

rằng, nghe kém dạng tiếp nhận chiếm tỉ lệ cao
nhất ở cả hai tai với tỉ lệ bên tai trái là 87,36%,
tai phải là 90%. Nghe kém hỗn hợp và dẫn
truyền chiếm tỉ lệ rất thấp. Điều này phù hợp
với những giả thuyết đặt ra về cơ chế giải thích
nghe kém của BN ĐTĐ đa số do tổn thương
mạch máu ở ốc tai hay thần kinh thính giác
làm cản trở việc truyền tải tín hiệu âm thanh
đến não, nên dạng nghe kém thường gặp là
nghe kém tiếp nhận.
Bên cạnh đó, với 57% BN có biến chứng mạn
tính nhưng tỉ lệ nghe kém ở nhóm BN này lên
đến 98,25%. Chúng tôi thấy rằng trong nhóm BN
ĐTĐ có biến chứng mạn tính thì tỉ lệ nghe kém
cao hơn nhóm chưa có biến chứng (81,4%). Tuy
nhiên, nghe kém mức độ nhẹ vẫn chiếm tỉ lệ cao
nhất ở cả hai nhóm BN có và chưa có biến chứng
mạn tính ĐTĐ. Đặc biệt, về mức độ nghe kém,
trong nhóm ĐTĐ có biến chứng mạn tính, nghe
kém nặng và rất nặng xuất hiện nhiều hơn so với
nhóm chưa có biến chứng mạn. Do đó, chúng tôi
đặt ra một cơ sở rằng việc xuất hiện các biến
chứng mạn tính làm tăng mức độ nghe kém ở
BN ĐTĐ. Mặc dù vậy, nhưng do chúng tôi
không phân biệt các biến chứng mạch máu nhỏ
(nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghe kém của
ĐTĐ) mà chỉ xét có hay không có biến chứng
nênđể chứng minh điều này cần làm thêm nhiều

nghiên cứu khác tiếp thêm nữa.
Thêm vào đó, tỉ lệ nghe kém trong nhóm BN
có HbA1c > 9 chiếm cao nhất với 96,15%. Qua
kết quả này, có vẻ như việc kiểm soát đường
huyết kém khiến cho tỉ lệ nghe kém của nhóm
này cao hơn hẳn hai nhóm còn lại. Một số tác giả
cũng cho rằng việc kiểm soát đường huyết của
BN kém làm cho nguy cơ giảm thính lực cao hơn
như nghiên cứu của Panchu(12), El Tabal(8). Tuy
nhiên sau khi phân tích, chúng tôi thấy rằng
không có mối liên quan giữa nồng độ HbA1c và
mức độ nghe kém tai trái (với p = 0,592 > 0,05),
hay tai phải ( với p = 0,736 > 0,05). Điều này phù
hợp với cái nghiên cứu trước đây trên thế giới
như nghiên cứu của Somogyi(14), nghiên cứu của
Rajendran(13). Tuy nhiên,về vấn đề này còn nhiều

49


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

bàn cãi, trong nghiên cứu của El Tabal(8),
Panchu(12) tác giả kết luận rằng, mức độ kiểm
soát ĐTĐ có liên quan đến nghe kém.
Tương tự, chúng tôi thấy rằng không có mối
liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ và mức
độ nghe kém tai trái (p=0,233 > 0,05), cũng như

tai phải (p=0,668 > 0,05). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Bamanie(6), nghiên cứu của El
Tabal(8), Panchu(12). Các tác giả đồng ý rằng thời
gian phát hiện bệnh không liên quan đến vấn đề
nghe kém của BN và cho rằng mức độ tăng
đường huyết và thời gian đường huyết không
được kiểm soát là quan trọng hơn so với thời
gian phát hiện bệnh.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ nghe kém ở BN ĐTĐ type 2 là 91%.
Nghe kém chủ yếu là nghe kém mức độ nhẹ (với
tai trái là 55,17% và tai phải là 60%) và trung
bình (với tai trái là 37,93% và tai phải là 31,11%),
đa số xảy ra ở cả hai tai (86%). Dạng nghe kém
chủ yếu là nghe kém tiếp nhận (với tỉ lệ bên tai
trái là 87,36%, tai phải là 90%). Tỉ lệ và mức độ
nghe kém ở nhóm BN đã có biến chứng mạn
tính của đái tháo đường cao hơn ở nhóm chưa có
biến chứng (98,25% BN ĐTĐ có biến chứng mạn
nghe kém so với 81,4% nhóm BN chưa có biến
chứng mạn). Tỉ lệ nghe kém ở nhóm những BN
kiểm soát đường huyết kém (HbA1c > 9) là
96,15%, cao hơn những nhóm bệnh nhân còn lại
(nhóm BN HbA1c < 7 là 86,7% và nhóm BN có
HbA1c từ 7 – 9 là 84,85%). Không có mối liên
quan giữa thời gian phát hiện đái tháo đường,
cũng như nồng độ HbA1c và mức độ nghe kém
ở nhóm nghiên cứu.


50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.

6.

7.
8.

9.

10.
11.
12.
13.

14.

15.

Aladag I, Eyibilen A, Guven M, Atis O, Erkokmaz U (2009),
“Role of oxidative stress in hearing impairment in patients
with type two diabetes mellitus”, J Laryngol Otol, 123: pp. 957
– 963.

Alvin C (2010), “Diabetes mellitus”, Harrison’s endocrinology
2nd edition, pp. 267 – 314.
American Diabetes Association (2014), “Standards of Medical
Care in Diabetes – 2014”, Diabetes care 2014, 37: pp. 14 – 80.
Austin DF, Konrad – Martin D (2009), “Diabetes – related
changes in hearing”, Laryngoscope, 119 (9), pp. 1788 – 1796.
Bainbridge KE, Cheng YJ, Cowie CC (2010), “Potential
mediators of diabetes-related hearing impairment in the U.S.
population, National Health and Nutrition Examination
Survey 1999 – 2004”, Diabetes care, 33: pp 811.
Bamanie AH, Al Noury KI (2011), “Prevalence of hearing loss
among Saudi type 2 diabetic patients”, Saudi Med J, 32: pp. 271
– 274.
Diabetes UK (2012), “Key statictics on diabetes”, Diabetes in the
UK 2012, pp. 3 – 17.
El-Tabal ES, Mackenzie I, Surenthiran SS, Abouaesha F,
Boulton AJM (2003), “The relationship of hearing loss to age,
duration, degree of control, and complications in diabetic
patients”, Audiological Medicine, vol. 1, no. 4, pp. 242 – 246.
Fukushima H, Cureoglu S, Schachern PA, Paparella MM, Har
ada T, Oktay MF (2006), “Effects of type 2 diabetes mellitus on
cochlear structure in humans”, Arch Otolaryngol Head Neck
Surg, 132: pp. 934 – 938.
Global Prevalence of Diabetes (2010), “Estimates for the year
2010 and projections 2030”, Original article, pp. 1050 – 1051.
OiSaeng H, Julia B, Elizabeth T (2013), “Type 2 diabetes and
hearing loss”, Volume 59, Issue 4, pp. 139 – 146.
Panchu P (2008), “Auditory acuity in type 2 diabetes
mellitus”, Int J Diabetes Dev Ctries, 28 (4), pp. 114 – 20.
Rajendran S, Anandhalakshmi MB, Viswanatha R (2011),

“Evaluation of the Incidence of Sensorineural hearing loss in
Patients with Type 2 Diabetes Mellitus”, Int J Biol Med Res, 2
(4), pp. 982 – 987.
Somogyi A, Rosta K, Vaszi T (2013), “Hearing impairment
and tinnitus in patients with type 2 diabetes”, Orv Hetil, 154
(10), pp. 363 – 8.
Steven GA (2011), “Global and Regional Hearing Impairment
Prevalence”, Geneve.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

29/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

10/02/2016

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt



×