Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiểm định và thiết lập công thức ước tính chiều cao trên người bệnh tuổi trưởng thành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.85 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KIỂM ĐỊNH VÀ THIẾT LẬP CÔNG THỨC ƯỚC TÍNH CHIỀU
CAO TRÊN NGƯỜI BỆNH TUỔI TRƯỞNG THÀNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017- 2018
Nguyễn Thuỳ Linh¹, Ma Ngọc Yến1, Đỗ Nam Khánh1,
Bùi Thị Trà Vi2, Ngô Thị Thu Hiền3, Trần Thị Thu Huyền3
¹Trường Đại học Y Hà Nội
² Bác sỹ nội trú Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội
³Sinh viên Cử nhân Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm kiểm định và thiết lập công thức ước tính chiều cao trên người bệnh tuổi trưởng thành
tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017 - 2018. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 512 người
bệnh từ 18 - 64 tuổi, được thực hiện từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Kết quả: có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa chiều cao được ước tính theo công thức người trưởng thành Châu Âu so với chiều cao
đứng thực tế của người Việt Nam. Công thức mới được thiết lập: đối với nam “Chiều cao = 2,12 x Chiều cao đầu
gối + 59,06” và đối với nữ “Chiều cao = 2,09 x Chiều cao đầu gối + 57,37”. Thay giá trị chiều cao đầu gối của
nhóm kiểm định công thức vào công thức mới, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
chiều cao đứng thực tế và chiều cao được ước tính từ công thức mới. Kết luận: Công thức ước tính chiều cao
mới từ chiều cao đầu gối sẽ hữu dụng trong thực hành lâm sàng và phù hợp với người trưởng thành Việt Nam.
Từ khóa: Ước tính chiều cao, chiều cao đầu gối, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định chiều cao của người bệnh là yếu
tố quan trọng trong việc đánh giá tình trạng
dinh dưỡng, từ đó xác định chỉ số khối cơ
thể (BMI), chuyển hoá cơ bản và thành phần
cấu trúc cơ thể. Những bệnh nhân khuyết tật,
người cao tuổi có chứng gù vẹo cột sống, bệnh
nhân hôn mê hoặc những người có những bất
thường trên cơ thể như là bệnh co cứng cơ,
liệt, mất chi nên việc đo chiều cao đứng sẽ trở


nên khó khăn trong khi phần lớn các bệnh viện
ở Việt Nam chưa có cân giường nằm. Những
người bệnh không thể đo được chiều cao trực
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thùy Linh,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/03/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

TCNCYH 120 (4) - 2019

tiếp thì việc áp dụng những công thức ước tính
gián tiếp chiều cao được phát triển từ quần thể
người Châu Âu liệu có phù hợp với thể trạng
người Việt Nam?
Chiều cao đầu gối được chứng minh là có
mối liên quan chặt chẽ với chiều cao đứng [1
- 3]. Nghiên cứu của Chumlea năm 1994 phát
triển công thức cho người trưởng thành và trẻ
em từ công thức trên đối tượng người cao tuổi
[4]. Hiện nay, dữ liệu này rất hạn chế ở người
trưởng thành và hầu hết nghiên cứu được tiến
hành tại các nước châu Âu [5 - 6]. Nghiên cứu
của chúng tôi mong muốn tìm ra kết quả so
sánh giữa giá trị chiều cao thực tế đo được
với giá trị chiều cao được tính toán từ công
thức của người Châu Âu, từ đó đưa ra khuyến
cáo sử dụng công thức tính chiều cao gián tiếp
phù hợp cho người trưởng thành Việt Nam.
121



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đồng thời thiết lập công thức ước tính chiều
cao dựa trên dữ liệu của người bệnh người
trưởng thành.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người bệnh từ 18 - 64 tuổi, nhập viện
trong 48 giờ đầu tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội.
- Đối tượng có khả năng đi lại, vận động
nhẹ nhàng bình thường.
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng bị gãy xương, chứng gù vẹo
cột sống, các bệnh liên quan đến cơ xương
khớp (yếu cơ chi, biến dạng khớp, đau khớp,
thấp khớp).
- Đối tượng đang có phù, cổ trướng.
- Đối tượng quá yếu, khuyết tật.
- Đối tượng là phụ nữ mang thai.
- Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm
2017 đến tháng 4 năm 2018
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt
ngang.

Cỡ mẫu: Tính theo công thức cỡ mẫu cho
ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể, cỡ mẫu được
tính là 512 bệnh nhân.
Để thiết lập công thức, 512 bệnh nhân
được chia thành hai nhóm: nhóm phát triển
công thức (nhóm 1: n = 400, 214 nam và 186
nữ) và nhóm kiểm định công thức (nhóm 2: n
= 112, 61 nam và 51 nữ). Chiều cao đứng thực
tế và chiều cao đầu gối được đo bằng thước
chuyên dụng.
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. ĐTNC
được lựa chọn từ khoa Nội, khoa Ngoại tổng
hợp, khoa Răng hàm mặt, khoa Tai Mũi Họng
122

và Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội.
Mỗi tuần sẽ chọn ngẫu nhiên 4 ngày và tiến
hành thu thập số liệu ở tất cả các khoa. Bắt
đầu đi thu thập số liệu từ 14h30 đến 19h30, sử
dụng danh sách bệnh nhân vào viện ngày hôm
đó hoặc ngày trước đó để tiến hành tiếp cận
ĐTNC và thu thập số liệu.
- 14h30 – 17h10 khoa Nội tổng hợp và
Trung tâm Tim mạch.
- 17h30 – 18h30 khoa Tai Mũi Họng và khoa
Răng Hàm Mặt.
- 18h40 – 19h30 khoa Ngoại tổng hợp.
Thời gian được phân chia ở các khoa phụ

thuộc vào đặc điểm làm việc và thời gian nhập
viện của bệnh nhân tại các khoa.
Tại khoa Ngoại tổng hợp, đi thu thập số liệu
vào khoảng thời gian từ 18h40 trở đi. Do đây là
thời điểm bệnh nhân mới nhập viện và ổn định
phòng bệnh theo danh sách mổ đã hẹn trước.
Chọn các bệnh nhân theo lịch mổ hẹn trước vì
họ sẽ có tình trạng ổn định hơn để đáp ứng các
yêu cầu của việc đo đạc nhân trắc học. Đối với
các bệnh nhân mổ cấp cứu thì tình trạng sức
khoẻ và thời gian không cho phép thực hiện
nghiên cứu. Sử dụng danh sách mổ tại khoa
phòng để tiến hành tiếp cận ĐTNC và thu thập
số liệu.
Kỹ thuật và công cụ nghiên cứu:
Công cụ nghiên cứu: Sử dụng thước cuộn
Stanley có độ chia nhỏ nhất là 1mm.
Đo chiều cao đầu gối: Đối tượng nằm ngửa
trên giường bệnh co chân trái sao cho đầu gối
và cổ chân cong một góc 90 độ, bàn chân song
song với đùi. Hoặc ĐTNC có thể ở tư thế ngồi
thẳng, đầu gối và cổ chân cong một góc 90 độ,
bàn chân song song với mặt sàn và đùi, cẳng
chân song song với chân ghế. Sử dụng thước
cuộn Stanley có độ chia nhỏ nhất là 1mm.
Nghiên cứu viên đặt một đầu thước tại lòng
bàn chân của ĐTNC sau đó kéo thước lên vị trí
TCNCYH 120 (4) - 2019



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
mặt trước của đùi sao cho đường thước thẳng
đứng, song song với bờ trước xương chày và
đi qua mặt trước của mắt cá chân. Đọc kết quả
tại vị trí giao điểm trên thước, kết quả được ghi
với 01 số lẻ. Việc đo chiều cao đầu gối được
lặp lại 2 lần, nếu sự khác biệt giữa 2 lần đo
không vượt quá 0,5 cm thì lấy giá trị trung bình
của 2 lần đo đó. Nếu vượt quá 0,5 cm thì phép
đo được lặp lại từ đầu [7; 8].

chiều cao (chiều cao đứng thực tế), chiều cao
đầu gối (là khoảng cách giữa mặt trên của đùi
(chỗ gần xương bánh chè) đến lòng bàn chân
khi đầu gối cong một góc 90 độ [4].
Công thức [4]:
* Nữ: Chiều cao (cm) = 70,25 + (1,87 x chiều
cao đầu gối (cm)) – (0,06 x tuổi)
* Nam: Chiều cao (cm) = 71,85 + (1,88 x
chiều cao đầu gối (cm))
3. Xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập bằng phần
mềm Excel 2016. Phân tích số liệu bằng phần
mềm STATA 14.0. So sánh giữa các nhóm sử
dụng t-test ghép cặp. Sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính để phát triển công thức ước tính
chiều cao.
4. Đạo đức nghiên cứu

Hình 1. Minh hoạ cách đo chiều cao

đầu gối
Sai số và cách khống chế:
Nghiên cứu này có thể bao gồm sai số nhớ
lại, sai số do công cụ đo lường, sai số do kỹ
thuật đo và sai số hệ thống trong quá trình
nhập liệu. Các sai số này được khắc phục bằng
cách tập huấn kỹ điều tra viên và chuẩn hoá bộ
công cụ đo lường (Chỉ sử dụng duy nhất một
bộ công cụ bao gồm 01 thước đo chiều cao
đứng Seca và 01 thước đo chiều cao đầu gối
Stanley trong suốt quá trình thu thập số liệu).
Biến số
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
Giới, nhóm tuổi và tuổi.
Đo lường các chỉ số nhân trắc: Cân nặng,

TCNCYH 120 (4) - 2019

Nghiên cứu là một phần số liệu của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường
Đại học Y Hà Nội đã được phê duyệt theo quyết
định số 1878/QĐ-ĐHYHN ngày 01/5/2018.
Nghiên cứu không gây hại tới sức khoẻ bệnh
nhân. Tất cả đối tượng tham gia tự nguyện và
mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều
được giữ kín.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu tiến hành trên 512 bệnh nhân,
trong đó 53,7% là nam và 46,3% là nữ. Độ tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 45 ±

13,5, trong đó độ tuổi trung bình của nam là
45,5 ± 13,1 và của nữ là 44,5 ± 13,9, độ tuổi
trung bình ở hai giới là gần như nhau, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

123


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của hai nhóm nghiên cứu
Giới

Tuổi

Chiều cao

Chiều cao đầu gối

X ! SD

X ! SD

X ! SD

Nhóm thiết lập công thức
(n = 400)

Nam (n = 214)


45,64 ± 13,11 165,70 ± 5,42

50,24 ± 2,07

Nữ (n = 186)

43,20 ± 14,15 155,13 ± 5,60

46,84 ± 2,14

Nhóm kiểm định công thức
(n = 112)

Nam (n = 61)

44,97 ± 13,11 163,05 ± 8,14

49,11 ± 3,08

Nữ (n = 51)

48,98 ± 12,19 155,77 ± 8,02

45,86 ± 1,27

Độ tuổi trung bình của nam giới và nữ giới nhóm thiết lập công thức lần lượt là 45,64 ± 13,11
và 43,20 ± 14,15 tuổi. Nhóm kiểm định công thức lần lượt là 44,97 ± 13,11 và 48,98 ± 12,19 tuổi.
2. So sánh giá trị chiều cao thực tế với chiều cao được ước tính từ công thức của người
Châu Âu
Bảng 2. Chiều cao thực tế và chiều cao được ước tính từ chiều cao đầu gối

Chiều cao
Chiều cao đứng thực tế
Chiều cao đầu gối
Chiều cao được ước tính
từ chiều cao đầu gối

Chung

Nam

Nữ

X ! SD

X ! SD

X ! SD

160,3 ± 7,8

165,1 ± 6,2

154,7±5,3

48,4 2,8

50,0 ± 2,4

46,6 ± 2,0


160,7 ± 6,9

165,8 ± 4,5

154,8 ± 3,8

Giá trị trung bình chiều cao ước tính từ
chiều cao đầu gối là 160,7 ± 6,9 (cm), giá trị
trung bình của chiều cao thực tế là 160,3 ± 7,8
(cm). Sự chênh lệch giữa hai giá trị trung bình
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3. Thiết lập và kiểm định công thức ước
tính chiều cao dựa trên dữ kiện bệnh nhân
lứa tuổi trưởng thành từ 18 đến 65 tuổi
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2017 – 2018

124

t- test ghép cặp
(p)

< 0,05

Công thức ước tính chiều cao mới từ
chiều cao đầu gối
Mô hình hồi quy tuyến tính:
* Nam: Chiều cao = 2,12 x Chiều cao đầu gối
+ 59,06 (cm)
* Nữ: Chiều cao = 2,09 x Chiều cao đầu gối +

57,37 (cm)
Chiều cao được đo lường cho thấy có mối
tương quan mật thiết với chiều cao đầu gối (r =
0,81 nam, r = 0,80 nữ, p < 0,001).

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Hình 2. Mối liên quan giữa chiều cao thực tế và chiều cao đầu gối
4. Kiểm định công thức được tạo ra từ chiều cao đầu gối (n = 400) bằng nhóm kiểm định
công thức (n = 112)
Bảng 3. Chiều cao thực tế và chiều cao được ước tính từ chiều cao đầu gối công thức mới
(n = 112)

 

Công thức

Chiều cao thực tế

t-test ghép cặp
(p)

Nam (n = 61)

X ! SD
163,05 ± 8,14


Nữ (n = 51)

153,04 ± 3,86

 

163,33 ± 7,44

0,56

153,21 ± 2,66

0,63

Nam (n = 61)
Chiều cao ước tính từ chiều H = 2,12 x KH + 59,06
cao đầu gối
Nữ (n = 51)
H = 2,09 x KH + 57,37
Giá trị trung bình chiều cao thực tế và chiều
cao được ước tính từ chiều cao đầu gối của nam
giới lần lượt là 163,05 ± 8,14 (cm) and 163,33
± 7,44 (cm). Giá trị trung bình chiều cao thực tế
và chiều cao được ước tính từ chiều cao đầu
gối của nữ giới lần lượt là 153,04 ± 3,86 (cm) và
153,21 ± 2,66 (cm). Sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 512 bệnh nhân

trong độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi. Giá trị chiều cao
đứng trung bình được đo thực tế là 160,3 ± 7,8 cm
TCNCYH 120 (4) - 2019

Chiều cao

và giá trị trung bình của chiều cao được ước tính
từ chiều cao đầu gối là 160,7 ± 6,9 cm. Sự khác
biệt giữa chiều cao thực tế và chiều cao được
ước tính từ chiều cao đầu gối không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng tìm ra mối tương quan chặt chẽ giữa chiều
cao đứng và chiều dài các chi. Đối với nhóm phát
triển công thức (n = 400), chiều cao đứng thực
tế có hệ số tương quan mạnh với chiều cao đầu
gối. Hệ số tương quan theo nam và nữ lần lượt
là 0,81 và 0,64.
Đã có nhiều quốc gia tiến hành các nghiên
cứu về nhân trắc học và tại mỗi quốc gia đều
125


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đề xuất những công thức riêng cho cộng đồng
của họ [1; 4; 9]. Có sự đa dạng công thức cho
từng cộng đồng riêng biệt được thiết kế cho
cả hai giới. Bao gồm người da trắng, da đen
không phải gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc
Mexico, Đài Loan, người Ý cao tuổi, Pháp,
Mexico, người Philipines, người trưởng thành

và người cao tuổi Malaysia [2; 5; 6]. Nghiên
cứu của Genoves S năm 1967, tỷ lệ từng phân
đoạn của cơ thể khác nhau giữa các cộng
đông dân cư. Chiều dài xương chi của một
cộng đồng không nhất thiết phải tương quan
với tầm vóc tương tự trong một quần thể khác.
Sự khác biệt này có thể giải thích do gen di
truyền là một yếu tố nhỏ và phần lớn sự khác
biệt này là do các nhân tố môi trường như là
dinh dưỡng, khí hậu và sự di cư [9]. Do sự thay
đổi tỷ lệ trong từng phần của cơ thể giữa các
cộng đồng dân cư khác nhau nên sự chính xác
của mỗi công thức đã bị giảm đi khi ứng dụng
cho những cộng đồng dân số khác nhau [10].
Khi về già chiều cao thường giảm đi do các
đĩa đệm của xương cột sống xẹp xuống [11].
Vậy nên yếu tố tuổi thường hiện hữu trong các
công thước ước tính chiều cao cho người cao
tuổi. Ở người trưởng thành, yếu tố tuổi không
ảnh hưởng nhiều đến chiều cao ước tính của
đối tượng. Nghiên cứu mới nhất trên người
trưởng thành ở Iran năm 2017 đã công bố
công thức ước tính chiều cao không bao gồm
yếu tố tuổi của ĐTNC [12]. Hiện nay có rất ít
nghiên cứu thực hiện trên đối tượng người
trưởng thành.
Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra công thức
ước tính chiều cao từ chiều cao đầu gối trên đối
tượng người trưởng thành từ 18 đến 65 tuổi và
không có yếu tố tuổi trong công thức. Phương

trình hồi quy được phát triển để ước tính chiều
cao bằng cách sử dụng chiều cao đầu gối ở
nam giới là “Chiều cao = 2,12 x Chiều cao đầu
gối + 59,06”. Phương trình hồi quy được phát
126

triển để ước tính chiều cao bằng cách sử dụng
chiều cao đầu gối ở nữ giới là “Chiều cao =
2,09 x Chiều cao đầu gối + 57,37”. Nghiên cứu
của M. Hickson và G. Frost tại Anh quốc năm
2003 có công bố một nghiên cứu so sánh giá
trị của các phương pháp ước tính chiều cao
trên những đối tượng trên 65 tuổi. Kết quả cho
thấy hệ số tương quan của chiều cao đầu gối
cao nhất trong các phương pháp là 0,89 [3].

V. KẾT LUẬN
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
chiều cao được ước tính theo công thức người
trưởng thành Châu Âu so với chiều cao đứng
thực tế của người Việt Nam. Vì vậy, không nên
sử dụng công thức ước tính chiều cao của
người Châu Âu cho người Việt Nam.
Thiết lập công thức ước tính chiều cao từ
nhóm 400 người bệnh. Công thức được phát
triển từ phương trình hồi quy tuyến tính bằng
sử dụng dữ liệu chiều cao đầu gối của người
trưởng thành Việt Nam:
* Đối với nam: “Chiều cao = 2,12 x chiều
cao đầu gối + 59,06”

* Đối với nữ: “Chiều cao = 2,09 x chiều cao
đầu gối + 57,37”
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa giá trị trung bình chiều cao được ước tính
từ công thức mới và chiều cao đứng thực tế.
Do vậy, có thể sử dụng như là công thức tham
khảo ước tính chiều cao cho những đối tượng
không đo được chiều cao đứng thực tế.

Lời cảm ơn
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của
các bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội cũng như tất cả bệnh nhân đã
tình nguyện tham gia nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Donini LM, de Felice MR, De
Bernardini L et al. Prediction of stature in the
TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Italian elderly. J Nutr Health Aging, (4), 72–6.
2. Guo SS, Wu X, Vellas B, Guigoz Y
& Chumlea WC. Prediction of stature in the
French elderly. Age Nutr, 5, 169 – 73.
3. Hickson M, Frost G (2003). A
comparison of three methods for estimating
height in the acutely ill elderly population. J
Hum Nutr Diet, 16(1), 13 – 20.

4. Chumlea W.C, Guo S.S, Maria L.S.
(1994). Prediction of stature from Knee
height.for black and white adults and
children with application to moblity-impaired
or handicapped persons. Journal of the
American Dietetic Association, 94(12).
5. Mendoza-Nunez VM, SanchezRodrigez MA, Cervantes-Sandoval A et
al (2002). Equations for predicting height
for elderly Mexican-Americans are not
applicable for elderly Mexicans. Am J Hum
Biol, 14, 351 – 5.
6. Shahar S & Pooy NS (2003).
Predictive equations for estimation of statue
in Malaysian elderly people. Asia Pac J Clin
Nutr, 12(1), 80 – 4.

7. Cogill B. Anthropometric Indicators
Measurement Guide. p: 93.
8. Chumlea WC, Roche AF, Steinbaugh
ML (1985). Estimating Stature from Knee
Height for Persons 60 to 90 Years of Age. J Am
Geriatr Soc, 33(2), 116 – 20.
9. Cheng HS, See LC & Sheih YH (2001).
Estimating stature from knee height for adults
in Taiwan, 24, 547 – 56.
10. Santiago G (1967). Proportionality of
the long bones and their relation to stature
among Mesoamericans. Am J Phys Anthropol,
26(1), 67 – 77.
11. Myers SA, Takiguchi S, Yu M (1994).

Stature estimated from knee height in elderly
Japanese Americans. J Am Geriatr Soc, 42(2),
157 – 60.
12. TrotterM, GleserGC. The effect of
aging on stature. AmJPhys Anthrop, Vol.
9.1951. 311.
13. Mosavi Maleki S & Vahdat
Shariatpanahi Z (2017). Estimation of Stature
in Iranian Adults Using Knee Height. Mal J
Nutr, 23(1), 155 – 9.

Summary
VALIDATION AND ESTABLISHMENT OF AN EQUATION
TO MEASURE HEIGHTS FOR ADULT PATIENTS AT HANOI
MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL IN 2017-2018
The study aims to validate and establish a height estimation formula for adult patients
at Hanoi Medical University Hospital in 2017 – 2018. This was a cross-sectional study carried
out with 512 patients aged 18 - 65 years and conducted from October 2017 to April 2018. The
results showed that there was a statistically significant difference between the estimated body
height (using the European adult height formula) and actual body height of the Vietnamese
subjects. The new established body height formula, stratified by sex, is as follows: Body height
in centimeters (male) = 2.12 x knee height + 59.06 and body height in centimeters (female) =
2.09 x knee height + 57.37. By using paticipants' knee height in this new formula, the there was
no significant difference between actual body height and estimated height calculated from the
TCNCYH 120 (4) - 2019

127


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

new formula. According to the research, the new estimated body height based on knee-height
is a useful method which is suitable for Vietnamese populations and other clinical situations.
Keywords: practice, post-vaccination reaction, Hanoi, 2017.

128

TCNCYH 120 (4) - 2019



×