Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.84 MB, 51 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề  tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả  theo dõi ghi chép  
trong quá trình nghiên cứu và các số liệu thực tế trong đề tài này, chưa được ai công bố 
dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam 
đoan này.

Đà Lạt, ngày 23 tháng 05 năm 2012.
Tác giả.

NGÔ THỊ NGÂN HÀ.


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,  
tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
Trước tiên tôi xin gởi tới Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh – người đã tận tình hướng  
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi xin cảm  ơn các thầy cô giáo trường Đại học Đà Lạt đã giảng dạy tôi trong  
bốn năm qua, những kiến thức mà tôi nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành  
trang giúp tôi vững bước trong tương lai.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô cùng các bạn sinh viên khoa Sinh học  
đã luôn động viên, giúp đỡ  và tạo mọi điều kiện để  tôi có thể  thực hiện đề  tài một  
cách tốt nhất.
Xin cảm ơn Bố, Mẹ và tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong cuộc sống,  
trong học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận của mình.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tăng trưởng trọng lượng các nhóm của ba lô thức ăn...................................................26


Bảng 2. Tăng trưởng chiều dài các nhóm của ba lô thức ăn........................................................30


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Biểu đồ tăng trưởng trọng lượng của các nhóm lô đối chứng.................................23
Biểu đồ 2. Biểu đồ tăng trưởng trọng lượng của các nhóm lô thức ăn cá + cám......................24
Biểu đồ 3. Biểu đồ tăng trưởng trọng lượng của các nhóm lô thức ăn thịt + cám.....................25
Biểu đồ 4. Biểu đồ tăng trưởng trọng lượng của các nhóm trong ba lô thức ăn........................26
Biểu đồ 5. Biểu đồ tăng trưởng trọng lượng của thằn lằn bóng hoa giữa ba lô.......................28
Biểu đồ 6. Biểu đồ tăng trưởng chiều dài của các nhóm trong ba lô thức ăn............................30
Biểu đồ 7. Biểu đồ tăng trưởng chiều dài thằn lằn bóng hoa giữa ba lô...................................32


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Chuồng nuôi thằn lằn bóng hoa.......................................................................................18
Hình 2. Thức ăn của thằn lằn bóng hoa ở lô đối chứng..............................................................19
Hình 3. Thức ăn thịt + cám (tỷ lệ 2:1)...........................................................................................19
Hình 4. Thức ăn cá + cám (tỷ lệ 2:1)............................................................................................20
Hình 5. Mô hình chuồng nuôi........................................................................................................21
Hình 6. Mô hình bên trong chuồng nuôi........................................................................................22


MỤC LỤC


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới với hệ sinh thái hết sức đa dạng, 
phong phú với nhiều loài động thực vật khác nhau, đặc biệt là bò sát. So với những  
nước hay khu vực có diện tích tương tự thì bò sát ở Việt Nam khá đa dạng. Đến nay đã 
thống kê được khoảng gần 296 loài thuộc 3 bộ (theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 
Nguyễn Văn Trường, 2005).
 Bò sát là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống trên cạn  
hoàn toàn, chúng không lệ  thuộc vào  ẩm độ  của môi trường, nhờ  có bộ  da hóa sừng  
không thấm nước và khí. Do đó bò sát phân bố rộng rãi trên mọi vùng khí hậu của Trái  
đất, trừ vùng cực. 
Trong hệ  sinh thái, bò sát là một mắt xích thức ăn quan trọng trong chuỗi, lưới  
thức ăn của quần xã sinh vật. Đa số các loài bò sát thường ăn các loài côn trùng, gặm 
nhấm, thân mềm, nên chúng có ý nghĩa nhất định trong nông nghiệp về  việc tiêu diệt  
các loài hại cây trồng, mùa màng,… Ngược lại, chúng cũng là thức ăn cho các loài động 
vật khác.
Bò sát không những có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn có vai trò quan  
trọng với đời sống con người như cung cấp nguyên liệu, thực phẩm (rắn, thằn lằn, kì 
đà, rùa, trăn,…), lấy da, xương (trăn, rắn, đồi mồi, cá sấu,…), làm thuốc (rắn, thằn 
lằn, kì đà,…)
Thằn lằn bóng hoa  Mabuya multifasciata  thuộc họ  thằn lằn bóng, là loài bò sát 
phân bố phổ biến  ở Việt Nam và một số nước nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế  giới.  
Thức ăn chủ  yếu của chúng là các loại côn trùng, trong đó đa số  là côn trùng gây hại  
nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng cũng là thức ăn cho các nhóm động vật khác như 
chim, thú và các loài bò sát lớn hơn.
Hiện nay các món ăn được chế biến từ loài bò sát này đang được rất nhiều người 
ưa chuộng, nhất là  ở  miền Tây. Khi được chế  biến thành món ăn thì ngoài vị  ngọt,  
mềm của thịt ra thì chúng còn có nhiều chất dinh dưỡng không thua gì các loài động  
vật khác, ngoài ra nhiều người mua thằn lằn bóng hoa về  dùng làm thuốc trị  bệnh.  
Theo các bài thuốc dân gian thì thịt của chúng có thể dùng để chữa bệnh gầy yếu, xanh  
xao, chậm lớn, hen suyễn  ở trẻ em. Thời gian gần đây cũng có rất nhiều hộ  gia đình 
Trang 1



Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

nuôi thằn lằn bóng hoa để  kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Kỹ  thuật cũng như 
mô hình nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của những người nuôi trước, mà chưa có 
nghiên cứu nào về các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của chúng cũng  
như ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, phát triển của thằn  
lằn bóng hoa.
Để  góp phần nghiên cứu thêm về  thằn lằn bóng hoa  ở  Đà Lạt, đặc biệt là khảo  
sát ảnh hưởng của nhân tố thức ăn đến sự phát triển của chúng, chúng tôi đã tiến hành  
thực hiện đề  tài: “Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ  sinh trưởng của thằn lằn  
bóng hoa Mabuya multifasciata”
Đề tài này nhằm giải quyết những nội dung sau: 
­

Bước đầu thử nghiệm nuôi thằn lằn bóng hoa trong điều kiện nhân tạo.

­

Khảo sát chất lượng của các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ sinh  
trưởng của thằn lằn bóng hoa thông qua các chỉ tiêu: cân nặng, chiều dài thân.

­

Xác định loại thức ăn thích hợp nhất, tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển  
của thằn lằn bóng hoa.


Chúng tôi cố  gắng hoàn thiện đề  tài trong điều kiện cho phép, tuy nhiên do thời  
gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, 
rất mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn quan tâm đến vấn đề này.

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

CHƯƠNG 1.
 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về  Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata) trên thế 
giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Thằn lằn bóng hoa hay rắn mối có tên khoa học là  Mabuya multifasciata, được 
Kulh mô tả  lần đầu tiên và đặt tên là  Scincus multifasciata  vào năm 1820, thuộc họ 
thằn lằn bóng Scincidae [11].
Giống thằn lằn bóng hiện gồm 90 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á.  
[12].
Vị trí phân loại của thằn lằn bóng hoa:
Lớp Bò sát: Reptilia
Phân lớp không cung: Anapsida
Bộ có vẩy: Squamata
Phân bộ thằn lằn: Sauria hay Lacertilia
Họ thằn lằn bóng: Scincidae
Giống: Mabuya
Loài: Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820).
Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng hoa, thằn lằn, rắn mối.

Tên tiếng Anh: Many – lined sun skink [13].

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Thằn lằn bóng hoa phân bố rộng rãi ở các vùng trên thế giới. Ở Châu Á thằn lằn 
bóng hoa phân bố   ở   Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt  
Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippine [6].
Về đặc điểm hình thái, thằn lằn bóng hoa vùng Châu Á có da được phủ  bởi lớp 
vảy, bóng, có chân nhỏ. Chúng có thể  được nhận ra nhờ  5 – 6 đường đậm song song 
dọc thành bụng. Dọc bên thân có thể  có màu từ  vàng nâu đến đỏ  cam. Vùng họng có 
thể có màu từ trắng đến vàng. Chiều dài từ  miệng đến lỗ  huyệt 13cm, chiều dài toàn  
cơ thể 35cm [6].
Một số tác giả khác mô tả loài thằn lằn bóng hoa ở Đông Nam châu Á dài khoảng  
23cm, con đực thường có tập tính bảo vệ  lãnh thổ  và có nhiều màu sắc hơn con cái.  
Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng [6].
Một vài tài liệu lại mô tả loài thằn lằn bóng hoa ở Đông Nam Châu Á ăn dế, mọt 
bột và những loài côn trùng khác. Cần nước sạch vào mọi lúc [6].
Nhìn chung những nghiên cứu về  thằn lằn bóng hoa trên thế  giới chủ  yếu tập  
trung vào vùng phân bố và hình thái bên ngoài của chúng mà chưa có tài liệu cụ thể nào  
nghiên cứu về   ảnh hưởng của thức ăn và chế  độ  dinh dưỡng lên tốc độ  sinh trưởng  
của thằn lằn bóng hoa.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, Morice là người đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu về bò sát.  
Năm 1875, ông đã tiến hành thu thập mẫu vật các loài Bò sát ở khu vực Nam Bộ và lập 
nên danh sách các loài Bò sát ở khu hệ này, tạo nền tảng cho  các công trình nghiên cứu 

khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ 19 [20].
Những nghiên cứu về  Bò sát  ở  Bắc Bộ  có J. Anderson   (1878),  ở  Nam Bộ  có J. 
Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896). Công trình nghiên cứu đáng chú ý là 
của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944, đã thống kê, 
mô tả được 177 loài và loài phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ 
Rùa trên toàn Đông Dương. Trong đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R. 
1936, 1941, 1942). Đáng chú ý là  những công trình nghiên cứu của Bourret R có nói 
nhiều đến Bò sát  ở  khu vực  Bắc Trung Bộ. Ông công bố  và bổ  sung nhiều loài cho 
danh lục Bò sát, Ếch nhái (Bourret R. 1934, 1937, 1939, 1940, 1943) [20].
Từ  năm 1954, nghiên cứu về  khu hệ  Bò sát,  Ếch nhái Việt Nam mới được  tiến 
hành ở Miền Bắc. Đào Văn Tiến (1960) nghiên cứu khu hệ động vật có  xương sống ở 
Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Vĩnh Linh đã thống kê được nhóm Bò sát,  Ếch nhái có 12 loài. Năm 1977, nghiên cứu 
xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định loại Ếch nhái Việt Nam và công bố 87 loài 
Ếch nhái thuộc 3 bộ  12 họ. Năm 1979, nghiên cứu xây dựng khoá định loại thằn lằn 
Việt Nam và thống kê 77 loài thằn lằn trong đó  có 6 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt  
Nam. Năm 1981­1982, nghiên cứu các đặc điểm phân loại, xây dựng khoá định loại và 
đã xác định ở Việt Nam có 167 loài rắn thuộc 9 họ 69 giống [20].
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái từ 
năm 1956 ­ 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc  2 bộ, 19 họ 
và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ [20].
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) báo cáo danh lục khu hệ Bò sát, 
Ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài Bò sát và 90 loài Ếch nhái. Các tác giả còn phân tích 
sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài [20].

Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục Bò sát, Ếch nhái ở các tỉnh 
Bắc Trung Bộ gồm 94 loài Bò sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loài Ếch nhái của 14 
giống 7 họ. Tác giả đã bổ sung cho danh lục Bò sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, 
phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích sự phân 
bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khu phân bố Bò sát, Ếch nhái trong nước. 
Năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài cho khu hệ Bò sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong 
đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam [20].
Nguyễn Văn Sáng, Hồ  Thu Cúc (1996) công bố  danh lục Bò sát,  Ếch nhái Việt 
Nam gồm 256 loài bò sát và 82 loài Ếch nhái [20].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về Bò sát ở nước ta chỉ tập trung nghiên cứu 
vào việc số  lượng loài cũng như  phân bố  của chúng mà không đi sâu vào nghiên cứu 
từng đối tượng riêng rẽ.
Theo các tài liệu đã công bố  thì giống thằn lằn bóng  ở  Việt Nam có ba loài phổ 
biến. Ở miền đồng bằng và trung du có thằn lằn bóng hoa  Mabuya multifasciata Kuhl 
và thằn lằn bóng đuôi dài Mabuya longicaudata. Miền trung du và miền núi có thằn lằn 
bóng Sapa Mabuya chapaensis [7].
  Thằn   lằn   bóng   hoa  Mabuya   multifasciata  Kuhl   thuộc   họ   thằn   lằn   bóng 
(Scincidae). Ở miền Bắc thường gọi chúng tên khác là thằn lằn bóng, còn ở miền Nam  
gọi là rắn mối. Loài thằn lằn bóng này có một số đặc điểm hình thái là có thân thon và 
tròn dài, đuôi nhọn dài bằng thân; bốn chân đều có 5 ngón có móng; da có vảy sừng  
Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

nhỏ, sắp xếp như vảy cá, nhẵn bóng, màu xanh xám nhạt, có hai đường vạch đen chạy 
dọc hai bên sườn [7].
Ở Việt Nam, thằn lằn có nhiều ở vùng đồng bằng và miền núi từ  Bắc vào Nam. 

Thường gặp  ở  bụi cây quanh nhà, ngoài vườn, bãi cỏ, bờ  mương, ven suối. Những  
nghiên cứu về  vùng phân bố  của thằn lằn bóng hoa của Trần   Đình Nghĩa (2005) đã 
khẳng định chúng phân bố ở nhiều sinh cảnh: hốc đá ven đường, khe đá ven chân núi,  
đồi chè, bờ dậu, trên mái nhà dân [9]. 
Ngoài ra, nhóm tác giả  Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser  
Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng trong nghiên cứu ếch nhái, bò sát 
ở khi bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (2008) cho rằng thằn lằn bóng hoa ở Việt Nam có 
khu phân bố rất rộng, cụ thể như sau:
­

Miền Bắc chủ yếu tập trung  ở các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà  
Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, 
Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình.

­

Ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, loài thằn lằn bóng hoa có phân bố Nghệ 
An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Kom Tum, Gia Lai, Đăk 
Lăk, Lâm Đồng, Ninh Thuận. 

­

Ở  Nam Bộ, thằn lằn bóng hoa được ghi nhận có sự  hiện diện  ở  các tỉnh Bình 
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau  
[11].

Theo quyển 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – tập 2 và Những 
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi thì trong thịt thằn lằn bóng có protit ăn 
được, còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác thì chưa biết được. 
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, thịt thằn lằn nấu cháo cho trẻ ăn chữa gầy 

yếu, xanh xao, chậm lớn, hen suyễn. Thằn lằn (1 con) đốt tồn tính, tán bột, rây mịn,  
uống với rượu chữa khí kết làm tắc đường tiểu tiện, tiểu ra máu, sưng âm vật, dương 
vật. Phụ nữ có thai không được dùng [15].
Ngoài ra, nhân dân nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho trẻ em bị hen suyễn, gầy,  
ít ăn; mỗi ngày ăn nửa hay một con tùy theo tuổi [24].
Bên cạnh những tác dụng về mặt y học, thằn lằn bóng hoa còn giúp tiêu diệt côn 
trùng làm hại nông nghiệp. Ngược lại chúng cũng là thức ăn cho các nhóm động vật 

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

khác như chim, thú và cả các loài bò sát lớn. [3]. Điều này chứng tỏ thằn lằn bóng hoa 
là một mắt xích quan trọng trong trọng trong chuỗi, lưới thức ăn của quần xã sinh vật. 
Do vậy, sự tồn tại của chúng là rất quan trọng trong hệ sinh thái, đặc biệt là trong hệ 
sinh thái nông nghiệp.
Những năm gần đây, thằn lằn bóng hoa đã bắt đầu được người dân sử dụng như 
là một nguồn thực phẩm bởi một số đặc điểm như   thịt trắng, thơm ngon và có giá trị 
dinh dưỡng cao. Hiện nay thằn lằn bóng hoa được sử dụng như những món ăn đặc sản 
trong các nhà hàng, có thể chế biến thành một số món ăn như: chiên, nướng, xào lăn, rô  
ti, nấu cháo,…[19].
Chính những giá trị  mà thằn lằn bóng hoa mang lại nên chúng đã được quan tâm  
nghiên cứu, nuôi thử nghiệm với nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích nuôi để 
kinh doanh cũng rất được chú trọng. Theo những người dân nuôi thằn lằn bóng hoa làm 
kinh tế ở các tỉnh miền Tây, thằn lằn bóng hoa là loài bò sát dễ nuôi, ít dịch bệnh. Nếu 
con giống được nuôi tốt thì chừng 8 ­ 9 tháng sẽ  trưởng thành, có thể  bán được. 1kg 
thằn lằn bóng hoa thường có từ 35 ­ 40 con  với giá bán hiện nay trên thị trường khoảng  

400.000 ­ 450.000 đ/kg, sau khi trừ các chi phí về xây dựng chuồng trại, thức ăn thì tiền 
lời thu về khoảng 50% [17].
Năm 2011, Nguyễn Thị Chúc Linh thực hiện đề tài nghiên cứu “Bước đầu nghiên  
cứu đặc điểm sinh học và thử  nghiệm nuôi thằn lằn bóng hoa ( Mabuya multifasciata 
Kuhl) trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Đề tài nghiên cứu này khẳng định loài thằn  
lằn bóng hoa có thể nuôi thử nghiêm được, chúng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát  
triển trong điều kiện nuôi nhốt ở Đà Lạt. Đây là một tiền đề  quan trọng để  chúng tôi  
tiến hành thực hiện đề  tài “Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ  sinh trưởng của thằn 
lằn bóng hoa Mabuya multifasciata”
Từ những nguồn tài liệu tham khảo được, chúng tôi nhận thấy loài thằn lằn bóng  
hoa rất có ý nghĩa về mặt sử dụng và về giá trị kinh tế nhưng việc nghiên cứu và khai 
thác chúng hiện nay vẫn chưa phổ biến. Chính vì vậy, loài thằn lằn bóng hoa rất cần 
được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là về  mặt tác động của thức ăn đến tốc độ  sinh  
trưởng của chúng. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, cần phải được tiến hành nghiên 
cứu nhằm tạo ra những cơ  sở khoa học cho việc chuyển giao công nghệ  đến người  
dân trong việc xây dựng mô hình nuôi thằn lằn bóng hoa nhằm mục đích kinh tế  và y 
học. 
1.2. Đặc điểm sinh học của thằn lằn bóng hoa
Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Thằn lằn bóng hoa  Mabuya multifasciata  có vảy bóng, đuôi hình trụ,  vào những 
ngày nắng chúng thường kiếm ăn ở các bụi cây ven thủy vực, ven núi, ven đường. Gặp  
nhiều từ giữa tháng 2 và hoạt động mạnh vào ngày nắng ráo, từ  7 – 11 giờ và từ  14 –  
18 giờ, ban đêm ít hoạt động. Chúng thường nhút nhát, thấy người là ẩn nấp ngay vào 
hang hoặc kẽ đá. Thằn lằn bóng hoa ăn côn trùng cánh cứng, dế, gián, kiến, châu chấu,  

sâu, lá cây,...[9]. 
Chúng là loài bò sát có thân hình to, nặng nề, thường có từ  năm đến bảy đường 
kẻ đậm trên lưng màu đồng thanh. Phía bên hông sậm màu có các đốm trắng viền đen,  
hoặc có một đốm lớn màu cam  ở  vài con. Loài động vật máu lạnh này phổ  biến gần 
các nơi con người sống, bờ  sông và các con suối rộng, nơi đất thấp hoặc có độ  cao  
tương đối. Thằn lằn bóng hoa rất linh hoạt dưới ánh nắng ban ngày, sưởi ấm và tìm  
thức ăn ở các nơi phát hoang hoặc trên các tảng đá, thân cây, hàng rào và các bức tường  
có bề mặt thô ráp [6].
Loài bò sát này thường  ở khe bụi gần nhà, mương, suối,… Chúng bắt mồi bằng 
cách rình ở nơi trú ẩn, chủ yếu ăn côn trùng cánh thẳng (gián, dế, châu chấu,…) đôi khi 
ăn cả thực vật xanh (lá cỏ) [7] .
Thằn lằn bóng có “tập tính điều nhiệt”. Sáng sớm chúng ra khỏi nơi  ẩn nấp và 
phơi nắng để hấp thụ nhiệt. Những ngày nắng nóng chúng ít phơi nắng mà chủ yếu là  
nâng nhiệt độ  cơ  thể  từ  nền đất ẩm. Khi nắng nhất trong ngày chúng lại tìm nơi  ẩn  
nấp và quay trở  lại chỗ  sưởi  ấm khi mặt trời xuống thấp và nhiệt độ  không khí đã 
giảm xuống. Tập tính này giúp chúng duy trì nhiệt  độ khoảng 36 ­ 39oC trong khi nhiệt 
độ môi trường có thể dao động từ 29 ­ 44oC [2].
Chúng cũng là loài động vật biến nhiệt, nhạy cảm với sự thay đổi của yếu tố thời 
tiết (nhiệt độ, mưa, nắng), có chu kỳ hoạt động mùa và ngày đêm rõ ràng [14].
Khi gặp nguy hiểm, con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời  
gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ đi nơi khác. Nó cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi  
bị bắt và ở chỗ cắt sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần [1].
Tập tính tự đứt đuôi ở thằn lằn bóng hoa xảy ra khi chúng gặp nguy hiểm: kẻ thù 
tấn công vào phần đuôi, có sự  va chạm vào phần đuôi (bị  đè)… Khi thằn lằn đang 
chạy trốn, chỉ  cần một động tác giữ  hay tóm phần đuôi của chúng thì ngay lập tức  
phần đuôi đó tự  động đứt ra chúng chạy thoát và phần đuôi bị  đứt vẫn giãy giụa. Sau  

Trang 8



Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

một tuần chỗ bị đứt liền hẳn và một tuần tiếp theo nhú đuôi bắt đầu mọc (phần đuôi 
tái sinh) [6].
Thằn lằn bóng lột xác vào mùa xuân hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột  
ba, bốn lần trong mùa. Sau khi lột xác, chúng cũng ăn da như nhiều loài thằn lằn khác 
[1].
Sau khi lột xác, những lớp tế  bào biểu bì  ở  bên dưới sẽ  tạo nên lớp vẩy mới.  
Hiện tượng lột xác  ở  thằn lằn bóng cũng như   ở  lưỡng cư  được tiến hành dưới tác 
dụng của kích thích tố giáp trạng và mấu não dưới [5].
Khi bắt đầu lột xác, thằn lằn bóng hoa cà cơ  thể  mình vào những cành cây hay  
hốc đất làm cho lớp da bong ra thành từng mảng. Khác với sự lột xác ở rắn thành xác 
rắn, thằn lằn có hiện tượng ăn phần xác mới lột xong. Màu sắc cơ thể thằn lằn bóng 
hoa trước và sau khi lột xác khác nhau. Trước khi lột xác có màu sẫm hơn. Và sau khi  
mới lột xác lớp vẩy mới có màu xanh và bóng hơn so với màu sắc vẩy bình thường [6].
Sự  sai khác sinh dục của thằn lằn bóng không rõ ràng. Phần đuôi của  thằn lằn 
đực phình to hơn so với con cái, có khe huyệt rộng, phồng hơn vì chứa gai giao cấu. 
Màu sắc và kích thước không có sự khác nhau [12].
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Chúc Linh, có thể phân biệt được con  
đực và con cái dựa vào màu sắc cơ thể. Vẩy họng con đực có màu vàng nhạt, con cái  
có màu trắng đục. Hai bên sườn của con cái có những  đốm trắng rõ và nhiều hơn con 
đực, phân bố  từ  hai bên sườn kéo dài đến đuôi.  Còn con đực, những đốm trắng chủ 
yếu phân bố   ở  phần sau chi sau và đuôi. Màu sắc vẩy thân con cái đậm hơn con đực 
[6].
Thằn lằn bóng hoa trưởng thành ở 6 ­ 7 tháng tuổi, bắt đầu sinh sản ở 8 ­ 9 tháng  
tuổi. Thằn lằn bóng có tập tính ghép đôi vào mùa xuân và sinh sản vào mùa hè. Chúng 
sinh sản mạnh vào mùa mưa khi lượng thức ăn dồi dào. Thằn lằn bóng hoa đẻ mỗi lần 
từ 3 – 5 con. Con non lúc mới sinh có chiều dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi sinh, 

thằn lằn mẹ còn có tập tính chăm sóc con trong một thời gian nhất định rồi mới để con  
tự lập [7].
Thằn lằn bóng hoa thụ  tinh trong. Trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ  thể 
mẹ, cụ thể trong noãn quản tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai thường 
thấy  ở  một số  ít thằn lằn và rắn,… [12]. Hiện tượng đẻ  con  ở  bò sát là hiện tượng 
noãn thai sinh (hay đẻ trứng thai) (ovoviparity). Trứng được ấp trong cơ thể con mẹ có  
Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

điều kiện nhiệt độ thuận lợi hơn nhiều so với bên ngoài. Con con phát triển nhờ  chất 
dinh dưỡng có trong trứng, hoàn toàn không có liên quan gì đến sự cung cấp chất dinh  
dưỡng từ cơ thể mẹ như sự đẻ con ở thú sau này [3].
1.3.  Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn đến đời sống động vật
1.3.1. Ý nghĩa của thức ăn đối với động vật
Thức ăn là một nhân tố sinh thái quan trọng đối với động vật. Thức ăn được oxy 
hóa để  sản xuất ra năng lượng, thức ăn được biến đổi và được thu nhận vào trong tế 
bào và mô đảm bảo cho sự  sinh trưởng  ở động vật. Thức ăn có thể  dùng để  thay thế 
và đổi mới những bộ phận của mô bị phân hủy liên tục trong các biến đổi hóa học xảy  
ra suốt đời. Có 4 kiểu dinh dưỡng:
­

Dinh dưỡng kiểu động vật: thức ăn phức tạp được phân giải nhờ  quá trình tiêu 
hóa thành những chất đơn giản về sau được hấp thụ và sát nhập vào cấu tạo cơ 
thể, hoặc được oxy hóa để sinh ra năng lượng.

­


Dinh dưỡng kiểu thực vật: bao gồm sự tổng hợp chất hữu c ơ có từ  những hợp  
chất đơn giản cụ thể là CO2, nước và các muối dưới tác dụng của ánh sáng mặt 
trời trong quá trình quang hợp ở cây xanh. Chất hữu cơ có thể được oxy hóa sản  
ra năng lượng hay được tổng hợp thành chất nguyên sinh và thành tế bào.

­

Dinh dưỡng ký sinh: trong kiểu dinh dưỡng này sinh vật lấy thức ăn dưới dạng 
dịch mô của vật mà nó ký sinh (vật chủ), nhưng không làm chết ngay vật chủ.

­

Dinh dưỡng hoại sinh là kiểu dinh dưỡng trong đó các hợp chất hóa học khá 
phức tạp được hấp thu vào trong cơ  thể  thực vật. Một số hợp chất được hấp 
thu thẳng, một số hợp chất khác được tiêu hóa ở  ngoài cơ  thể  nhờ  enzyme tiết  
vào trong hoặc trên bề  mặt của hợp chất đó. Các chất hữu cơ  thối rữa chẳng  
hạn như gỗ mục là thức ăn thích hợp đối với các sinh vật hoại sinh như  nhiều 
loại nấm.
Nhu cầu về năng lượng do thức ăn cung cấp thay đổi tùy loài, cỡ lớn và tuổi.

Dầu, mỡ có tác dụng bổ sung cho hydrat cacbon và cần thiết phải có trong chế độ 
ăn. Nếu thiếu một vài loại acid béo nào đó có thể  gây ra những trở  ngại cho sự  tiêu 
hóa. Một nhu cầu dinh dưỡng quan trọng nữa là sinh tố. Sinh tố có tác dụng như những  
chất xúc tác sinh học giúp cho các chức phận chuyển hóa bình thường của cơ thể trong  
đó có quá trình đồng hóa và sử  dụng các chất dinh dưỡng, quá trình trưởng thành xây 

Trang 10



Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

dựng tế  bào và tổ  chức của cơ thể. Đối với canxi và phốt pho, cơ  thể  hàng ngày đòi  
hỏi với một số lượng lớn, trong khi đó đồng, coban và một số yếu tố khác cơ  thể  chỉ 
cần một lượng rất nhỏ; nếu những yếu tố đó xâm nhập vào cơ thể quá một số lượng 
nhất định có thể  gây ngộ  độc. Động vật nào cũng đều cần phải có nitơ  để  tạo thành  
những amino acid cần thiết. Những thành phần protein thực vật là những nguyên liệu 
để xây dựng protein động vật.
Sự đáp ứng đầy đủ thành phần các loại thức ăn cần thiết cho việc duy trì sự sống  
của cơ thể trong điều kiện nghỉ ngơi cũng như hoạt động để đảm bào sự sinh trưởng,  
phát triển và sinh sản. Động vật ăn thịt, nhìn chung, có yêu cầu đơn giản về mặt dinh 
dưỡng, song thực chất khi ăn thịt con mồi, nó đã sử dụng tất cả những loại thức ăn mà  
con mồi đã sử dụng; do đó nó vẫn có đủ  chất. Một số động vật ăn thịt sử  dụng thêm  
cả thức ăn thực vật để bù cho những thành phần thức ăn không có trong thịt.
Dựa vào tính chất dinh dưỡng người ta chia động vật thành các nhóm:
­

Động vật đơn thực: gồm những loài chỉ ăn một vài loại thức ăn, thường gặp ở 
động vật không xương sống chủ yếu ở sâu bọ.

­

Động vật thiểu hẹp thực: chỉ ăn một vài loại thức ăn như hạt cây, các phần cây,  
lá cây, rễ, sâu bọ, chim nhỏ,… Nhóm này thường gặp nhiều hơn nhóm đơn  
thực. Đa số bò sát thuộc nhóm hẹp thực. Trong số rắn được biết có những loài  
hoặc giống chỉ  thích sống bằng những thú nhỏ  hay bò sát (rắn lục, cạp nong,  
cạp nia,…) hoặc côn trùng hay một số ít loài động vật không xương sống (rắn 
giun Typhlopidae).

Những loài động vật thiểu thực thường phân bố ở những rừng nhiệt đới thức ăn 
phong phú và khí hậu  ổn định không có sự  biến động rõ rệt theo mùa.  Ở  đấy  
một vài loài thức ăn chuyên hóa của chúng có dồi dào. Những loài thiểu thực ít 
phân bố ở những vùng ôn đới hoặc những vùng có vĩ độ cao.
Sự  hình thành các loài thiểu thực có liên quan đến quan hệ  các loài trong quần 
xã, có vai trò làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Sự  thích nghi 
hẹp đối với một loại thức ăn dẫn đến sự chuyên hóa các tuyến tiết men, nhờ đó 
chúng có thể sử dụng thức ăn triệt để  hơn và chỉ  dùng một cách hợp lý dự  trữ 
thức ăn. Do đó việc ăn thức ăn không đặc trưng có thể ảnh hưởng đến sức sống 
của động vật, giảm sút chất lượng, số  lượng sản phẩm sinh dục, đôi khi dẫn 
đến sự  bất thụ  và tử  vong. Nhân tố  quyết định sự  chuyên hóa thức ăn và năng 

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

lực chọn thức ăn là phụ thuộc vào đặc điểm trao đổi chất của các loài, của các  
giai đoạn phát triển của cơ thể và nhu cầu của chúng về thành phần, chất lượng 
lipid, gluxit, muối khoáng và những sinh tố xác định.
­

Động vật rộng thực: có khả năng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
Ở động vật cũng có sự thay đổi về chế độ ăn.

Động vật rộng thực thường có khả  năng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy 
nhiên trong số  những thức ăn đó, cũng có những loại thức ăn chúng  ưa thích nhất và  
loại thức ăn này thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển, theo giống, theo tuổi, theo mùa 

và theo hoàn cảnh sống. [4]
1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến động vật
Thức ăn được coi là nhân tố  quan trọng nhất đối với cơ  thể  động vật. Đảm bảo  
cho con vật tồn tại, sinh trưởng, sinh sản và phát triển. Vì vậy có thể nói thức ăn quyết  
định đến toàn bộ đời sống của con vật.
Thức ăn ảnh hưởng đến động vật tùy thuộc vào:
­

Giá trị dinh dưỡng.

­

Khả năng tiêu hóa kích thước của thức ăn.

­

Tính ưa thích đối với thức ăn.

­

Khả năng tự bảo vệ của đối tượng làm thức ăn.
Nhân tố thức ăn đối với đời sống động vật có ý nghĩa khác nhau:

­

Tùy theo loài.

­

Giai đoạn phát triển.


­

Theo tính đực cái.

­

Theo mùa và ngày đêm.

­

Nơi phân bố.

­

Tình trạng con vật.

Ở  hầu hết các động vật (côn trùng, cá, chim, thú,…) có hiện tượng thay thế  các  
loại thức ăn, giảm yêu cầu thức ăn giữa mùa đông và mùa hè.

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Nguyên nhân của các hoạt động của động vật: di cư, di chuyển, nghỉ  ngơi, lối 
sống tập đoàn hay đơn độc đều do thức ăn.
Do tính thích nghi về  dinh dưỡng lâu dài trong quá trình hình thành loài, nên các 

động vật đã phân hóa thành các bọn có chế độ  ăn khác nhau: ăn cỏ, ăn thịt, ăn tạp, ăn  
xác chết, ăn đơn, ăn ít, ăn hẹp, ăn rộng. Chúng đều có những thích nghi về  hình thái 
cấu tạo của cơ quan bắt mồi, tiêu hóa về sinh lý, về sinh thái [18].
Ảnh hưởng của thức ăn đến đời sống động vật thể  hiện  ở  cả  chất lượng cũng  
như số lượng thức ăn.
Chất lượng của thức ăn  ảnh hưởng tới độ  sinh sản, ảnh hưởng tới tuổi thọ, tốc  
độ sinh trưởng và sự tử vong.
Động vật đẳng nhiệt có nhu cầu về  mặt dinh dưỡng lớn hơn so với động vật 
biến nhiệt vì động vật đẳng nhiệt cần nhiều năng lượng để  duy trì sự  ổn định nhiệt  
độ  cơ  thể. Đặc biệt đối với những loài động vật đẳng nhiệt có kích thước nhỏ.  Ảnh  
hưởng của số lượng thức ăn thể hiện rất rõ đối với sự phát triển của cơ thể và sự sinh 
sản, đặc biệt ở hiện tượng chu kỳ sinh dục dinh dưỡng [4].
1.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến bò sát
Hiện đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh 
trưởng cũng như tỷ lệ sống sót của các loài động vật khác nhau, nhưng chủ yếu là các 
loài sống dưới nước hay các động vật không xương sống cỡ  nhỏ  như:  ấu trùng ghẹ 
xanh, cá tai tượng,  ốc len, cá khoang cổ đỏ,... Tuy nhiên lại rất ít đề  tài liên quan đến  
việc nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của bò sát.
Dựa vào thức ăn có thể chia các loài bò sát thành ba nhóm: nhóm ăn thịt, nhóm ăn 
thực vật và nhóm ăn tạp. Trong đó nhóm ăn thịt chiếm ưu thế nhất.
Đại bộ  phận thằn lằn ăn động vật không xương sống, chủ  yếu là sâu bọ  (mồi 
nhỏ). Kì đà ăn thân mềm, cá và cả xác động vật có xương sống. Đa số rắn ăn mồi có  
kích thước lớn. Tuy nhiên, rắn giun ăn những động vật không xương sống nhỏ  trong  
đất. Rắn khiếm chuyên ăn thằn lằn và nhiều loài động vật không xương sống. Có 
nhiều loại chuyên ăn một số loại thức ăn như nhông cánh chủ yếu ăn kiến; rắn hổ đất 
nâu chuyên ăn  ếch nhái và thằn lằn, rắn cạp nong, rắn hoa cân hoặc xe điếu  ở  miền  
Nam nước ta; rắn hổ  mang chúa chuyên ăn thằn lằn và rắn hoặc rắn rào xanh ăn cả 
chim và rắn; rắn biển ăn cá. Nhiều loài rắn còn ăn cả trứng chim như rắn sọc dưa, rắn  
khiếm, rắn hổ mang. Chỉ có rất ít loài thằn lằn và rắn ăn thực vật. Ở miền Nam Việt  
Trang 13



Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Nam có loài rắn râu sống trong ao hồ, sử dụng tảo xanh làm thức ăn. Rùa cạn như rùa  
núi vàng và rùa núi viền chủ yếu ăn thực vật. Những loài rùa biển như vích, đồi mồi và  
hầu hết những loài trong nhóm rùa vừa sống  ở  nước, vừa sống ven bờ ăn tạp. Ba ba 
gai ăn động vật. Nhiều loài bò sát có tập tính ăn thịt lẫn nhau, con lớn nuốt con cỡ nhỏ 
như thằn lằn bóng bố mẹ ăn ngay con vừa mới nở từ trứng hay thạch sùng có khi đuổi 
bắt thạch sùng con để ăn thịt [5].
Thức ăn  ảnh hưởng đến tập tính bắt mồi của bò sát.  Ở  đa số  rắn, đặc biệt rắn  
độc có tập tính rình mồi, mai phục chờ cho con mồi đến đúng tầm là chộp lấy. Đối với  
những loài này con mồi thường lớn và thời gian tiêu hóa chúng thường kéo dài, nhất là 
khi nhiệt độ môi trường thấp [5].
Nhiều loài bò sát có tập tính đi tìm mồi tích cực. Những loài này thường là những  
loài thằn lằn và rắn ăn sâu bọ. Thường chúng có giác quan phát triển và con mồi của 
chúng thường có kích thước nhỏ [5].
Thức ăn còn ảnh hưởng đến tính phàm ăn của bò sát. Bò sát rất phàm ăn, nhất là 
các loài rắn. Bò sát có khả năng nhịn đói trong một thời gian dài, đặc biệt là rùa và trăn  
[8].
Những loài bò sát cỡ nhỏ thường đòi hỏi phải ăn thường xuyên hơn so với những 
loài bò sát có kích thước cơ thể  lớn. Thằn lằn cỡ nhỏ có thể  tìm bắt mồi suốt ngày.  
Thời gian tiêu hóa con mồi thường là sâu bọ, chỉ đòi hỏi vài giờ [5].
Những loài bò sát cỡ lớn thường ăn những con mồi lớn, nên tốc độ  tiêu hóa con  
mồi thường chậm. Để tiêu hóa một con mồi cỡ lớn trăn cần có một thời gian từ 8 đến  
10 ngày khi thời tiết nóng và hơn một tháng khi trời lạnh. Vì thế   ở  những loài bò sát 
này số bữa ăn thường thưa và con vật không có tập tính bắt mồi liên tục. Khả năng ăn 
một lượng thức ăn lớn trong một lúc đi liền với khả  năng nhịn ăn trong một thời gian  

dài. Trăn mắt võng có thể nhịn ăn được trong hai năm, trong khi đó thằn lằn chỉ có thể 
nhịn đói được trong vòng một tuần. Đại đa số  rắn, thằn lằn bắt mồi rồi nuốt chửng  
mồi; rùa, cá sấu không nuốt chửng mồi mà xé nhỏ mồi ra từng mảnh [5].
Khả  năng nhịn ăn có thể  là một đặc điểm thích nghi với điều kiện khan hiếm  
mồi. Trong thời gian nhịn đói, cường độ các quá trình sống giảm sút và con vật ít hoạt 
động. Nhưng khi có nhiều thức ăn, con vật có thể  ăn một lúc khá nhiều và hoạt động  
mạnh lên. Con vật càng giỏi nhịn đói bao nhiêu thì càng tài ăn bấy nhiêu. Ngược lại,  

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

thằn lằn có khả  năng nhịn đói kém, khả  năng ăn nhiều cũng kém, nên chúng phải 
thường xuyên hoạt động kiếm mồi, không lúc nào tỏ ra uể oải kém hoạt động [8].

1.4. Mô hình nuôi thằn lằn bóng hoa ở một số hộ gia đình
1.4.1. Mô hình chuồng nuôi
Khâu chuẩn bị chuồng nuôi cho thằn lằn bóng hoa hết sức đơn giản, chỉ cần xây 
gạch xung quanh, sau đó dán gạch men lên phía trong chuồng để trơn, thằn lằn không 
bò lên được. Trong chuồng có thể  trồng các loại rau lang, để  củi dừa mục, gạch  ống 
để thằn lằn chui vào đẻ, đồng thời tạo cảnh tự nhiên, vừa tận dụng củi mục con mối 
chui vào sẽ làm thức ăn cho thằn lằn. Sau đó dùng lưới đậy chuồng lại để tránh không 
cho gà, bìm bịp vào [22].
Chuồng được xây dựng theo hình chữ  nhật có kích thước ngang 2m, dài 5m, cao  
0,8m. Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để  tránh thằn lằn 
thoát ra ngoài. Với kích thước như trên có thể nuôi được 1.000 con. Dưới nền chuồng  
có thể  bỏ  gạch  ống hay rơm, ngói, tôn bể,… để  làm chỗ  trú  ẩn cho chúng. Phía trên 

lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho thằn lằn. Khi 
bỏ  gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để  chúng không bò 
lên và nhảy ra ngoài.
Ngoài ra cần lưu ý, thằn lằn bóng hoa là loài bò sát ưa nắng vì vậy có thể thiết kế 
chuồng theo kiểu 50:50 (nửa mát, nửa nắng) để  có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm 
nơi có thể chong đèn (dây tóc) để thằn lằn sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn  
cho chúng. Theo kinh nghiệm của những người đã từng nuôi thằn lằn bong hoa thì nên  
dùng gạch  ống làm chỗ trú  ẩn cho chúng là tốt nhất vì nếu làm rơm hay lá chuối khô 
sau một thời gian sẽ  bị  dính phân, môi trường nuôi dễ  ô nhiễm, gây  ảnh hưởng đến  
quá trình sống của thằn lằn bóng hoa [23].
1.4.2. Thức ăn của thằn lằn bóng hoa
Trong tự nhiên, thằn lằn bóng hoa là loài ăn tạp, thức ăn chủ  yếu là côn trùng và  
cơ sở thức ăn của chúng phụ thuộc vào điều kiện môi trường [6].
Trong môi trường nhân tạo, thằn lằn bóng hoa  Mabuya multifasciata  chủ  yếu 
được nuôi dưới hình thức kinh doanh chứ chưa được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm,  
khảo sát nguồn thức ăn.
Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên tốc  
đọ  sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa khi nuôi trong môi trường nhân tạo. Việc nuôi  
thằn lằn bóng hoa hiện nay chủ  yếu dựa trên kinh nghiệm.  Ở  khu vực Đồng Bằng 
Sông Cửu Long, nhiều nông dân tiến hành nuôi thằn lằn bóng hoa (rắn mối) theo quy 
mô chuồng trại. Anh Lê Hoàng Dũng (Bến Tre), người đầu tiên nuôi thằn lằn bóng hoa 
cho biết, ban đầu chúng chỉ ăn mồi động như  trùn hay tổ mối, sau nuôi quen chúng có 
thể ăn thịt heo băm nhỏ hay thức ăn công nghiệp [21].

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Thuyết (Bạc Liêu), thằn lằn con trong tuần đầu cho ăn 
các loại sâu nhỏ, tuần thứ  hai trở  đi có thể  ăn được các loại sâu bọ, tép cá, cào cào,  
châu chấu,… băm nhỏ  hay để  nguyên. Mỗi tuần nên bổ  sung vitamin tổng hợp và  
khoáng chất một lần kết hợp sát trùng chuồng trại và thay đổi nguồn thức ăn. Giờ cho 
thằn lằn bóng hoa ăn tốt nhất vào khoảng 9h đến 10h sáng, mỗi ngày chỉ  cần cho  
chúng ăn một lần là đủ, nước uống thì thay 3 ngày một lần [16].
Theo Hồ  Chí Linh (Bến Tre), thức ăn chủ  yếu của thằn lằn bóng hoa là các loại 
côn trùng như  mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể  cho ăn  ếch, nhái con, cá băm  
nhỏ,... Món khoái khẩu của thằn lằn bóng hoa là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000  
con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức 
ăn hôi, thiu, mốc,… Đồng thời, trong quá trình nuôi cần phải thay nước sạch thường  
xuyên cho chúng [23].
1.5. Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Lạt
Thành phố  Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. 
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với 
huyện Đơn Dương, về  phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức 
Trọng. Thành phố Đà Lạt có tọa độ địa lý:
Kinh độ : từ 108019’23’’ đông đến 108036’27’’ đông; 
Vĩ độ : từ 11048’36’’ bắc đến 12001’07’’ bắc.
Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
­

Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ  Đa Myut (1.816 m), Tây 
Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang  
mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).

­

Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.


Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

­

Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).

­

Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

Địa hình Đà Lạt cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong 
trung tâm thành phố  là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn  
Tri Phương (1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
­

Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như  một lòng chảo bao gồm các  
dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25­100 m, lượn sóng nhấp nhô, 
độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.

­

Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo 
thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:  
hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m).  Ở phía Bắc,  

ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, 
kéo dài theo trục Đông Bắc ­ Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa 
Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về 
phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các 
đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ  hơn 1.700 m đột ngột đổ  xuống các cao 
nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Do  ảnh hưởng của độ  cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính  
của miền ôn đới. Nhiệt độ  trung bình 18 – 21°C, nhiệt độ  cao nhất chưa bao giờ  quá 
30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 
82%. Lượng mưa của Đà Lạt thuộc loại trung bình. Tuy nhiên không phân không đều  
theo thời gian và không gian (phía Nam ­ Đông Nam đạt 1800mm, Phía Tây – Tây Bắc  
đạt 1600mm), cường độ mưa tập trung vào những tháng 8, 9 hàng năm và mùa khô kiệt  
nước từ  tháng 12, 1 và 2; hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ  tháng 4 đến tháng 10,  
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa khô độ ẩm không rất thấp do năm ở  miền Tây 
Nam của dãy trường Sơn nên mưa chủ  yếu do hoàn lưu Tây Nam mang về.  Mùa hè 
thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Đà Lạt  ở  vĩ độ  thấp, giờ  chiếu sáng trong ngày giữa các mùa chênh lệch không  
lớn (thuộc vùng ngắn ngày), biên độ năm của tổng xạ là 7,1 Kcal/cm2, lượng mây tổng 
quan trung bình là 4,6. Tổng số giờ nắng trong năm là 2340 [10].
Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

CHƯƠNG 2.
 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
­

Thu mẫu ở các khu vực trong thành phố Đà lạt.

­

Nuôi thí nghiệm tại vườn thực nghiệm khoa Sinh học Trường Đại học Đà Lạt.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thằn lằn bóng hoa: Mabuya multifasciata (Kuhl, 1820).
2.2. Nội dung nghiên cứu
­

Bước đầu thử nghiệm nuôi thằn lằn bóng hoa trong điều kiện nhân tạo.

­

Khảo sát chất lượng của các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ sinh  
trưởng của thằn lằn bóng hoa thông qua các chỉ tiêu: cân nặng, chiều dài thân.

­

Xác định loại thức ăn thích hợp nhất, tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển  
của thằn lằn bóng hoa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm

2.3.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp 2012

Ngô Thị Ngân Hà

Thu thập các tài liệu có liên quan đến bò sát và thằn lằn bóng hoa, các tài liệu chủ 
yếu như: “Động vật có xương sống” của Trần Kiên, 2009, NXB Đại học sư  phạm;  
“Những cây thuốc và vị  thuốc Việt Nam” của GS Đỗ  Tất Lợi,… Ngoài ra còn tham  
khảo một số tài liệu khác trên internet, tạp chí khoa học có liên quan đến thằn lằn bóng 
hoa và thức ăn của chúng, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến  
tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa.
2.3.2. Phương pháp thu mẫu
­

Dụng cụ thu mẫu: Cần câu, thùng đựng, vợt, đèn pin.

­

Địa điểm: Tìm đến nơi sống cụ  thể  hoặc nơi  ẩn nấp tạm thời của thằn lằn  
bóng hoa như: tại hốc đất, bụi cây, cửa hang, các hốc trên bờ  tường đá tại các 
khoa trong Trường đại học Đà Lạt và khu vực hồ đại học.

­

Thời gian thu mẫu: Thường thu vào khoảng thời gian thằn lằn bóng hoa ra sưởi 
nắng hoặc kiếm ăn (khoảng từ  9h đến 14h) hoặc vào khoảng thời gian nhá  

nhem tối, lúc này có thể thằn lằn bóng hoa mới về hang hay nằm gần cửa hang, 
dùng đèn pin rọi và que chọc thì có thể bắt được chúng.

2.3.3. Bố trí thí nghiệm
2.3.3.1. Chuồng nuôi
­

Chuồng nuôi thằn lằn bóng hoa được chia ra thành các ô có diện tích bằng nhau  
với chiều cao 40cm, rộng 70cm, dài 90cm.

­

Mỗi chuồng được trang bị  một máng nước và một máng thức ăn. Ngoài ra còn 
được xếp gạch, cỏ khô, cây mục để tạo nơi trú ẩn cho chúng.

­

Thằn lằn bóng hoa được đánh số để tiện cho việc theo dõi.

Trang 19


×