Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.67 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ BIẾN CHỨNG CƠ HỌC
Hoàng Văn Sỹ*, Nguyễn Minh Kha*

TÓM TẮT
Mở đầu: Tử vong do nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có biến chứng cơ học rất cao. Hiện nay ở Việt Nam chưa
có nhiều nghiên cứu về những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân NMCT cấp có biến chứng cơ học.
Mục tiêu: Mô tả những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân NMCT cấp có
biến chứng cơ học.
Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp có biến chứng cơ học tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1
năm 2013 đến tháng 12 năm 2016. Nhóm chứng được chọn ngẫu nhiên theo thuật toán của
hàm RANDBETWEEN trong Microsoft Excel.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, hồi cứu
Kết quả: Trong 4 năm có 56 bệnh nhân bị NMCT cấp có biến chứng cơ học (BCCH), trong đó có 36
trường hợp vỡ thành tự do thất trái (VTTDTT) và 20 bệnh nhân thủng vách liên thất. So với nhóm chứng,
nhóm có BCCH có tuổi lớn hơn, 70,1 ± 10,3 tuổi so với 65,3 ± 14,2 tuổi với p=0,033; gặp ở nữ giới nhiều
hơn, 46,4% so với 26,9% với p=0,002, và ít hút thuốc lá hơn, 8,9% so với 32,1% với p=0,032. Phần lớn
bệnh nhân nhập viện vì đau ngực, với HA thấp hơn và mạch nhanh hơn trong nhóm có BCCH (92,0 ± 22,9
lần/phút so với 83,6 ± 13,2 lần/phút); tỷ lệ suy tim nặng hơn trong nhóm có BCCH, Killip III hay IV có tỷ
lệ 30,4% so với 17,7% với p=0,001. BCCH xảy ra trên BN NMCT thành trước nhiều hơn, 73,1% so với
53,0% với p=0,0001; trong đó 20/32 (62,5%) là VTTDTT và 20/20 (100%) là thủng vách liên thất.NMCT
ST chênh lên chiếm 92,9% và NMCT không ST chênh lên chiếm 7,1% trong nhóm có BCCH. Hầu hết biến
chứng xảy ra trong 7 ngày sau khởi phát triệu chứng, 91%. Bệnh nhân có BCCH có hemoglobin thấp hơn,
đường huyết và men gan cao hơn so với nhóm không có BCCH. Trước biến chứng, bệnh nhân được điều trị
nội khoa đơn thuần 71,4%, can thiệp mạch vành nguyên phát 25,0%, tiêu sợi huyết 3,6%. Tổn thương
mạch vành 1 nhánh chiếm tỉ lệ cao nhất, 47,6%. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện 82,1%, trong đó tất cả bệnh
nhân VTTDTT và 50% bệnh nhân thủng vách liên thất tử vong.


Kết luận: NMCT cấp có BCCH xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân NMCT thành trước với ST chênh lên, lớn tuổi,
nữ giới nhiều hơn. Biến chứng xảy ra cao nhất trong tuần đầu sau NMCT và tỉ lệ tử vong cao.
Từ khóa: Vỡ thành tự do, nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng cơ học.

ABSTRACT
CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS OF ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION
PATIENTS WITH MECHANICAL COMPLICATIONS
Hoang Van Sy, Nguyen Minh Kha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 76 - 82
Background: Heart rupture in patients with acute myocardial infarction (MI) has very poor outcome, high
hospital mortality. Some studies describe about clinical and laboratory characteristics in these patients. Actually,
we don’t have yet a lot of reseaches on this problem.
Objectives: To describe clinical and subclinical profiles of cardiac rupture complicating acute MI.
* Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Hoàng Văn Sỹ
ĐT: 0975979186

76

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Materials: Patients who diagnosed acute MI had cardiac rupture at Cho Ray Hospital from January 2013 to
December 2016. Control groups are randomly selected in the algorithm of the RANDBETWEEN function in
Microsoft Excel.

Methods: A retrospective cross-sectional descriptive study
Results: In 4 years, we collected 56 patients with acute myocardial infarction with mechanical
complications (MC), including 36 cases of cardiac free-wall rupture (CFWR) and 20 patients with ventricular
septal defect (VSD). Compared with the control group, the MC group had a higher age, 70.1 ± 10.3 years vs.
65.3 ± 14.2 years with p = 0.033; more women, 46.4% vs. 26.9% with p = 0.002, and less smoking, 8.9%
versus 32.1% with p = 0.032. The majority of patients hospitalized for chest pain, with lower BP and faster
pulse in the MC group (92.0 ± 22.9 bpm versus 83.6 ± 13.2 bpm); The prevalence of heart failure was worse in
MC group, Killip III or IV with 30.4% vs. 17.7% with p = 0.001. MC occurred in patients with anterior MI
more than inferior MI, 73.1% vs. 53.0% with p = 0.0001; of which 20/32 (62.5%) were CFWR and 20/20
(100%) were VSD. STEMI occupied 92.9% and NSTEMI accounted for 7.1% of patients with MC. Most
complications occurred within 7 days after onset of symptoms, 91%. Patients with MC had lower hemoglobin,
blood glucose and liver enzymes were higher than those without MC. For complications, patients were treated
with purely medical treatment in 71.4%, primary coronary intervention in 25.0%, and fibrinolysis in 3.6%.
Single coronary artery disease occured the highest rate, 47.6%. Hospital mortality was 82.1%, in which all
patients with CFWR and 50% of patients with VSD died.
Conclusions: Cardiac rupture complicating acute MI occurred predominantly in patients with anterior MI
with ST elevation, older age, and more women. Complications occurred in the first week after the MI and the
mortality was high.
Key words: cardiac free-wall rupture, acute myocardial infarction, mechanical complications
cơ học(8,9). Tại Việt Nam, trước đây, tác giả Ngô
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuân Sinh từng báo cáo 33 trường hợp vỡ tim do
Bệnh tim mạch nói chung, bệnh mạch vành
NMCT tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội vào năm
nói riêng đang là nguyên nhân tử vong hàng
1996(6). Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít công trình
đầu ở các nước phát triển và nhanh chóng trở
nghiên cứu về những đặc điểm lâm sàng, cận
thành một vấn đề sức khỏe quan trọng ở các
lâm sàng của bệnh nhân NMCT cấp có biến

nước đang phát triển. Nhồi máu cơ tim (NMCT)
chứng cơ học.
cấp là một thể lâm sàng của bệnh mạch vành hay
Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả những đặc
bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh có tỷ lệ tử vong
điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân
cao dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và
NMCT cấp có biến chứng cơ học.
điều trị. Một phần ba số bệnh nhân NMCT cấp
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
sẽ chết, trong đó một nửa sẽ chết trong giờ đầu
tiên(12). Biến chứng của NMCT cấp đa dạng như
Đối tượng nghiên cứu
suy bơm, rối loạn nhịp và các biến chứng cơ học.
Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp có
Các biến chứng cơ học của NMCT cấp như
biến chứng cơ học tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
thủng vách liên thất, vỡ thành tự do thất trái
tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016.
(VTTDTT) và hở van 2 lá cấp ít gặp nhưng tỉ lệ
Tiêu chuẩn nhận vào
tử vong rất cao(1).
Khi thoả cả 3 tiêu chuẩn (1) NMCT cấp ST
Trên thế giới có một số nghiên cứu khảo sát
chênh lên hay không STchênh lên thỏa tiêu
những đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng ở
chuẩn chẩn đoán theo Định nghĩa toàn cầu lần
những bệnh nhân bị NMCT cấp có biến chứng
thứ 3 về NMCT cấp(10), (2) NMCT cấp được chẩn


Chuyên Đề Nội Khoa

77


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

đoán vỡ tim: Âm thổi tâm thu mới xuất hiện tại
mỏm tim hay trong mỏm, cường độ ít nhất 3/6,
siêu âm phát hiện luồng shunt hoặc bệnh cảnh
lâm sàng đột ngột trụy mạch, phân ly điện cơ,
tràn dịch màng ngoài tim được chẩn đoán trên
siêu âm tim (tràn dịch trung bình đến nhiều)
và/hoặc chọc dịch màng ngoài tim ra máu đỏ,
trước biến cố không có tràn dịch màng ngoài
tim, và (3) Hồ sơ bệnh án có ghi đầy đủ thông tin
hành chính, có mô tả triệu chứng lâm sàng và có
lưu điện tâm đồ và siêu âm tim. Nhóm chứng
NMCT cấp chọn ngẫu nhiên theo thuật toán
hàm RANDBETWEEN trong Microsoft Excel
trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến
tháng 12/2016.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin.
Thiết kế
Cắt ngang mô tả, hồi cứu.
Biến số nghiên cứu
Ghi nhận các biến số nhân trắc học như

tuổi, giới, cân nặng, nơi cư ngụ. Các biến lâm
sàng bao gồm: yếu tố nguy cơ tim mạch, nhịp
tim, huyết áp, độ Killip, triệu chứng và thời
điểm xảy ra biến cố truỵ mạch, biện pháp điều
trị, tử vong hay không. Các biến cận lâm sàng:
huyết học, sinh hoá, định vị vùng NMCT trên
điện tâm đồ, dịch màng tim, EF, phổ bất
thường trên siêu âm tim.
Xử lý thống kê
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
17 for Window. Các biến liên tục phân phối
chuẩn được mô tả bằng trung bình ± độ lệch

chuẩn, nếu các phân phối không chuẩn được mô
tả trung vị (tứ phân vị 25th-75th). Các biến chỉ
danh và thứ hạng được mô tả bằng tần số và tỷ
lệ %. So sánh sự khác biệt về trung bình giữa các
nhóm dùng phép kiểm t-test nếu biến số phân
phối chuẩn, dùng Mann-Whitney U test cho biến
số phân phối không chuẩn. So sánh sự khác biệt
về tần số các biến chỉ danh bằng phép kiểm Chi
bình phương (X2) hoặc Fisher’s exact. Sự khác
biệt có ý nghĩa khi p <0,05.

KẾT QUẢ
Trong thời gian 4 năm từ tháng 1 năm 2013
đến tháng 12 năm 2016 chúng tôi thu nhận được
56 bệnh nhân vỡ tim, trong đó 36 bệnh nhân
VTTDTT và 20 bệnh nhân thủng vách liên thấtvà
78 bệnh nhân NMCT cấp không biến chứng thỏa

tiêu chuẩn được nhận vào nghiên cứu.
Biến chứng cơ học xảy ra ở bệnh nhân lớn
tuổi và ở nữ nhiều hơn (Bảng 1). Đau ngực là lí
do nhập viện của hầu hết bệnh nhân với 48 bệnh
nhân (85,7%), huyết áp thấp hơn và mạch nhanh
hơn lúc nhập viện, suy tim nặng hơn trong
nhóm vỡ tim (Bảng 2).

Vỡ tim xảy ra trên NMCT thành trước
nhiều hơn thành dưới, trong VTTDTT có 20/32
(62,5%) bệnh nhân bị NMCT thành trước, thủng
vách liên thất toàn bộ (100%) đều bị NMCT
thành trước, p = 0,002 (Hình 1). Trong 56 bệnh
nhân, vỡ thành tự do có 32 bệnh nhân NMCT
cấp ST chênh lên chiếm 92,9%, 4 bệnh nhân
NMCT cấp không ST chênh lên chiếm 7,1%, 20
bệnh nhân bị thủng vách liên thất đều thuộc
nhóm NMCT cấp ST chênh.

Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

Tiền căn

78

Biến số
Tuổi (năm)
Giới tính nam/nữ (%)
Cân nặng (kg)
Tăng huyết áp (%)

Suy tim (%)
Nhồi máu cơ tim cũ (%)
Tai biến mạch máu não (%)
Đái tháo đường type 2 (%)
Hút thuốc lá (%)

56
56
45
33
1
2
4
11
5

VT (N=56)
70,1±10,3
53,6/46,4
55,9±9,3
58,9
1,8
3,6
7,1
19,6
8,9

Không VT (N=78)
78
65,3±14.2

78
73,1/26,9
40
55,6±9,4
45
57,7
0
0
5
6,4
3
3,8
13
16,7
18
32,1

Giá trị p
0,033
0,002
0,831
0,886
0,418
0,699
0,415
0,658
0,032

Chuyên Đề Nội Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm nhập viện
Đặc điểm
HA tâm thu(mmHg)
HA tâm trương(mmHg)
Mạch (lần/phút)
Triệu chứng cơ năng
Đau ngực
Khó thở
Vã mồ hôi

53
53
56
54
40
20

VT(N=56)
103,2±21,2
64,0±12,6
92,0±22,9
96,4%
71,4%
35,7%


Hồi hộp

9

16,1%

Ho
Ngất

4
3
39

7,1%
5,4%
69,6%

Nhóm Killip I-II

Không VT (N=78)
78
117,0±24,2
78
70,3±14,4
78
83,6±13,2

72

92,3%


Giá trị p
0,001
0,010
0,008

0,001

Hình 1. Vị trí nhồi máu cơ tim
Bảng 3. Thời điểm xảy ra vỡ tim
Đặc điểm
Thời điểm nhập
Ngày 1
viện
Ngày 2-4

Thời điểm xảy ra
biến chứng

Tần số (n)
28
23

Tỉ lệ (%)
50,9%
41,8%

Ngày 5-7

1


1,8%

Ngày 8 trở lên
Ngày 1
Ngày 2-4

3
11
25

5,5%
20,0%
45,5%

Ngày 5-7

14

25,5%

Ngày 8 trở lên

5

9,0%

Thời gian nhập viện trung vị sau khởi phát
triệu chứng là 1(khoảng tứ phân vị là 1-3) ngày.
Thời gian xảy ra biến chứng hầu hết trong 7

ngày đầu, chỉ có 9% biến chứng xảy ra sau 8
ngày khởi phát triệu chứng (Bảng 3). Bệnh nhân
VTTDTT khởi phát bằng triệu chứng đột ngột
gồng người, mất tri giác, ghi nhận trên monitor
là nhịp tự thất. Siêu âm tim ở tất cả các trường

Chuyên Đề Nội Khoa

hợp đều có lượng dịch màng ngoài tim từ trung
bình đến nhiều.
Bệnh nhân vỡ tim có hemoglobin thấp hơn,
đường huyết và men gan cao hơn so với nhóm
không có biến chứng (Bảng 4).
Trước khi xảy ra biến chứng, bệnh nhân
được điều trị nội khoa đơn thuần 71,4%, can
thiệp mạch vành nguyên phát 25,0%, tiêu sợi
huyết 3,6%. Có 16 trường hợp (chiếm 44,4%)
được chọc dịch màng ngoài tim ra máu đỏ
không đông. Trong số 21 bệnh nhân được chụp
mạch vành, tổn thương mạch vành 1 nhánh
chiếm tỉ lệ cao nhất, 47,6%. Phẫu thuật vá lỗ
thông và làm CABG trong 10 bệnh nhân. Tỉ lệ tử
vong trong bệnh viện 82,1%, trong đó tất cả bệnh
nhân VTTDTT và 50% bệnh nhân thủng vách
liên thất tử vong.

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018


Nghiên cứu Y học
Bảng 4. Các biến số sinh hóa, huyết học
Giá trị

VT (N=56)

Biến số
WBC (G/L)*
HGB (G/L)*
PLT (G/L)*
PT (giây)*
APTT (giây)*
Fibrinogen (G/L)*
Đườnghuyết (mg%)**
AST (U/L)**
ALT (U/L)**
Ure (mg/dL)**
Creatinine (mg/dL)**
EF (%)*
LVIDd (mm)**

56
56
56
55
55
54
56
55

55
54
55
42
31

Không VT (N=78)

12,2±4,6
122,2±15,6
241,0±90,1
14,4±1,8
33,0±5,0
4,1±1,4
149(114,0-200,5)
150,0(81,0-288,0)
57,0(36,0-86,0)
39,0(30,0-54,0)
1,1(0.9-1,4)
46,8±13,1
47,4(41-54)

76
76
76
76
75
75
77
72

72
76
77
73
44

11,5±4,5
130,5±18,2
247,3±70,9
14,2±2,6
32,3±7,2
3,8±1,6
123(106,0-160,0)
104,5(49,8-203,0)
43,0(29,0-65,0)
35,0(28,0-49,0)
1,0(0,9-1,2)
47,3±10,8
47,9(42,7-51,6)

Giá trị p
0,383
0,006
0,653
0,624
0,537
0,271
0,012
0,021
0,033

0,102
0,076
0.826
0,779

Ghi chú: * là biến số phân phối theo phân phối chuẩn, dùng giá trị trung bình và ĐLC (độ lệch chuẩn); ** là biến số không theo
phân phối chuẩn, dùng giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị.

BÀN LUẬN
NMCT cấp có biến chứng cơ học có tỉ lệ tử
vong cao và vẫn còn nhiều thách thức trong điều
trị. Vấn đề mô tả các đặc điểm về dịch tễ học,
lâm sàng, cận lâm sàng nhằm có cái nhìn khái
quát và tìm ra yếu tố nguy cơ xảy ra biến chứng
vỡ tim trên bệnh nhân NMCT cấp, từ đó có kế
hoạch chăm sóc, theo dõi và xử trí nhằm cải
thiện tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nghiên cứu
của chúng tôi đã mô tả những đặc điểm của
bệnh nhân NMCT cấp có biến chứng vỡ tim ở
Việt Nam.
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi là 70,1±10,3, phù hợp nghiên
cứu của tác giả Ngô Xuân Sinh(6) tại Việt Nam có
khoảng tuổi là 50-88, của tác giả Satoshi Honda
và cộng sự(2)là 75,8±9,2. Tỉ lệ nam chiếm 53,6%, tỉ
lệ này gần với nghiên cứu của tác giả Geng Qian
và cộng sự(7) ở Thượng Hải, Trung Quốc với tỉ lệ
nam chiếm 98/178 trường hợp (55,1%), tác giả
Jaume Figueras và cộng sự(5) là 54,9%, trong
nghiên cứu của tác giả Ngô Xuân Sinh, nam

chiếm ưu thế với 31/33 trường hợp (93,9%). Tuy
nhiên tỉ lệ giới nữ trong nhóm có biến chứng vỡ
tim cao hơn nhóm không có biến chứng.
Các đặc điểm về yếu tố nguy cơ và tiền căn
trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm giống

80

và khác với các nghiên cứu khác. Cụ thể, tiền
căn tăng huyết áp trong nghiên cứu là 58,9%
gần giống với tác giả Ngô Xuân Sinh với tỉ lệ
cao huyết áp là 78,7%, tác giả Geng Qian là
60,7%, tác giả José López-Sendón và cộng sự(3)
là 63%. Tiền căn đái tháo đường 2, nghiên cứu
của chúng tôi là 19,6%, tác giả José LópezSendónlà 25%, trong khi đó tác giả Geng Qian
tỉ lệ này là 27,0%.Triệu chứng đau ngực, khó
thở, vã mồ hôi ghi nhận từ khai thác bệnh sử
là 96,4%; 71,4%; 35,7%; của tác giả Ngô Xuân
Sinh tương ứng là 90,7%; 54,5%; 45,5%.
Bệnh nhân vỡ tim, lúc nhập viện có huyết áp
tâm thu là 103,2±21,2 mmHg, tâm trương là
67,9±11,1 mmHg; còn nghiên cứu của Geng Qian
HA tâm thu là 111± 21 mmHg, HA tâm trương là
64,0±12,6 mmHg;tác giả Jaume Figueras và cộng
sự(5) là 125±37. Mạch lúc nhập viên trong nghiên
cứu của chúng tôi là 92,0±22,9 lần/phút; nghiên
cứu của Geng Qian là 91,0±19,0 lần/phút; tác giả
Jaume Figueras là 81±24 lần/phút. Trong nghiên
cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng về
huyết động với tác giả Qeng Qian. Tần số tim lúc

nhập viện được xem là một yếu tố nguy cơ tim
mạch. Nhóm vỡ tim trong nghiên cứu của chứng
tôi có tần số tim lúc nhập viện cao hơn rõ rệt so
với nhóm chứng, 92,0 ± 22,9 so với 83,6 ± 13,2
lần/phút. Phân độ Killip lúc nhập viện của bệnh

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
nhân trong nghiên cứu chúng tôi có tỉ lệ Killip III là 69,6% thấp hơn của tác giả Jaume Figueras
và cộng sự(5) là 90,1% giai đoạn 2001-2006. Tuy
nhiên, tỉ lệ vỡ tim xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân
có suy tim nặng hơn so với nhóm chứng.
Biến chứng cơ học thường xảy ra sau 3 ngày
tới 2 tuần sau khởi phát triệu chứng. nghiên cứu
của chúng tôi cũng cho thấy hầu hết biến chứng
xảy ra trong 7 ngày đầu, trong đó thời gian xảy
ra biến chứng vỡ tim sau khởi phát triệu chứng
trung bình là 3(1,5-5) ngày, theo tác giả Satoshi
Honda và cộng sự(2) là 6(2.75-16) ngày. Vỡ tim
xảy ra trong 24h đầu của NMCT cấp chiếm 20%,
của tác giả Satoshi Honda là 33,3%.
Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân bị
biến chứng vỡ timnhóm STEMI cao hơn nhiều so
với nhóm NSTEMI, với tỉ lệ 13/1 lớn hơn nghiên
cứu của tác giả José López-Sendónvới tỉ lệ trên là
5,3/1. Phân bố vùng nhồi máu dựa trên điện tâm
đồ ghi nhận thành trước chiếm tỉ lệ cao nhất
73,1%, nghiên cứu Satoshi Honda là 82,4%, của

tác giả Jaume Figueras là 47,9%.
Bệnh nhân vỡ tim có bệnh mạch vành 1
nhánh nhiều hơn. Tác giả Xander cũng ghi
nhận(11), lớn tuổi, nữ giới, tăng huyết áp, NMCT
lần đầu và bệnh mạch vành 1 nhánh là yếu tố
nguy cơ của vỡ tim.
Về đặc điểm điều trị, hầu hết bệnh nhân
nhập viện chỉ điều trị nội khoa đơn thuần trước
khi xảy ra biến chứng. Chọc dịch màng ngoài
tim chiếm 44,4%, tỉ lệ này trong một nghiên cứu
khác của tác giả Jaume Figueras và cộng sự(5) giai
đoạn 2001-2006 là 45,1%, của tác giả James Slater
là 21,4%(9).
Tất cả 36 bệnh nhân VTTDTT đều tử vong
trong bệnh viện. Tử suất chung của biến chứng
vỡ tim là 82,1%, tử xuất trong thời gian nằm viện
của tác giả Geng Qian là 61,2%, trong khi đó tác
giả José López-Sendónkhi có biến chứng
VTTDTT kèm choáng tim thì tử xuất trong thời
gian nằm viện là 85,0%. Tác giả Satoshi Honda
và cộng sự(2) thực hiện nghiên cứu về vỡ tim
trong 35 năm ở Nhật Bản với tỉ lệ tử vong của

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

biến chứng VTTDTT là 90,2% nếu chỉ điều trị nội
khoa đơn thuần. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của chúng tôi,phẫu thuật vá lỗ thông và làm

CABG trong 10 bệnh nhân với tỉ lệ tử vong 50%.
Những điểm mạnh và điểm yếu của nghiên
cứu
So với các nghiên cứu trước ở Việt Nam,
nghiên cứu của chúng tôi mang lại nhiều thông
tin về mặt dịch tễ học hơn, cũng như trình bày
bao quát các đặc điểm huyết động, cận lâm sàng
thường qui trên một bệnh nhân NMCT cấp nhập
viện. Từ đó, cung cấp thông tin về đặc điểm của
bệnh nhân NMCT cấp có biến chứng vỡ tim,
đồng thời góp phần nhằm tìm ra yếu tố nguy cơ
của vỡ tim trên bệnh nhân NMCT cấp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi là
nghiên cứu hồi cứu, mô tả dựa trên hồ sơ bệnh
án sẽ không tránh khỏi các sai lệch thông tin qua
việc khai thác bệnh sử, cũng như triệu chứng cơ
năng. Do tính chất hồi cứu, không mô tả rõ biến
chứng đứt cơ trụ gây hở 2 lá cấp nên kết quả
chúng tôi không thu nhận được bệnh nhân nào
có biến chứng này.

KẾT LUẬN
Nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng cơ học
xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân NMCT thành trước
với ST chênh lên, lớn tuổi, nữ giới nhiều hơn.
Biến chứng xảy ra cao nhất từ ngày 2 tới 4 sau
NMCT và tử vong cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

Hochman JS (2007), Acute Myocardial Infarction:
Complications. In: Eric J.Topol Textbook of Cardiovascular
Medicine, 3, 484-525. Lippincott Williams & Wilkins,
Philadelphia, USA.
HondaS, Asaumi Y, Yamane T, et al (2014), “Trends in the
clinical and pathological characteristics of cardiacrupture in
patients with acute myocardial infarction over 35 years”, J
Am Heart Assoc, 3: e000984.
López-Sendón J, Gurfinkel EP, Lopez de Sa E,et al (2010),
“Factors related to heart rupture in acutecoronary
syndromes in the Global Registry ofAcute Coronary
Events”, Euro Heart J, 31: 1449-1546.
Figueras J, Curós A, Cortadellas J,et al (1996). Reliability of
electromechanical dissociation in the diagnosis of left
ventricular free wall rupture in acute myocardial infarction.
Am Heart J,131: 861-864.

81


Nghiên cứu Y học
5.


6.

7.

8.

9.

82

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Figueras J, Alcalde O, Barrabés JA,et al (2008), “Changes in
hospital mortality rates in 425 patients withacute STelevation myocardial infarction and cardiacrupture over a
30-year period”, Circulation, 118:2783-2789.
Ngô Xuân Sinh (1996), “Thông báo 33 ca vỡ tim do nhồi
máu cơ tim tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội”, Y học thực
hành, 8:28-31.
Qian G, Wu C, Chen YD et al (2014), “Predictive factors of
cardiac rupture in patients with ST-elevation myocardial
infarction”, J Zhejiang Uni Sci B, 15: 1048-1054.
Reddy SG, Roberts WC(1989), “Frequency of rupture of the
left ventricular free wall or ventricular septum among
necropsy cases of fatal acute myocardial infarction since
introduction of coronary care units”, Am J Cardial, 63:901911.
Slater J, Brown RJ, Antonelli TA, et al (2000), “Cardiogenic
Shock Due to Cardiac Free-wall Rupture or Tamponade
After Acute Myocardial Infarction: A Report from the
SHOCK Trial Registry”, Am J Cardiol, 36: 1117-1122.


10.

11.

12.

Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al (2012), “Third
universal definition of myocardial infarction” Euro Heart J,
33:2551-2567.
Wehrens XH, Doevendans PA (2004), “Cardiac rupture
complicating myocardial infarction:, International Journal of
Cardiology, 95:285 – 292.
Võ Thành Nhân (2012), Nhồi máu cơ tim cấp. Trong: Châu
Ngọc Hoa. Điều trị học nội khoa, 1, 78-91. Nhà xuất bản Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngày nhận bài báo:

16/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

21/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

Chuyên Đề Nội Khoa




×