Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.59 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

TỶ LỆ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN NHẬP VIỆN
VÌ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Hà Vũ*, Ngô Thị Thanh Quýt**

TÓM TẮT
Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên thường được phân loại: do vỡ giãn và không do vỡ giãn tĩnh
mạch thực quản (TMTQ). Và ở bệnh nhân xơ gan, ngoài nguyên nhân XHTH do vỡ giãn TMTQ đã được xác
định thì có đến 30 – 40% nguyên nhân xuất huyết là do loét dạ dày tá tràng. Điều này đặt ra thách thức cho các
nhà lâm sàng trong việc xử trí cấp cứu ở các bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH. Tuy nhiên, tỉ lệ loét dạ dày
tá tràng trên bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngangthực hiện trên225 bệnh nhân xơ gan
tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2014 – 03/2015
Kết quả: Trong số 225 bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH, tuổi trung bình là 56,15± 13,1 tuổi, tỉ lệ nam/
nữ là 3/1. Phân loại Child – Pugh A, B, C lần lượt là 19,1%, 37,3%, và 43,6%. Nguyên nhân gây xơ gan thường
gặp nhất là rượu và viêm gan siêu vi. Tỉ lệ XHTH do loét dạ dày tá tràng là 36% và do vỡ giãn TMTQ là 64%.
Kết luận: Tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH vào khoảng 36%
Từ khoá: Xơ gan, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.

ABSTRACT
PREVALENCE OF GASTRO DUODENAL ULCERS IN CIRRHOTIC PATIENTS
WHO HAVE BEEN HOSPITALIZED WITH GASTROINTESTINAL BLEEDING.
Ha Vu, Ngo Thi Thanh Quyt
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 94 - 98
Background: Upper gastrointestinal bleeding is usually classified as either variceal or non-variceal. In
cirrhotic patients, variceal bleeding has been extensively studied but 30–40% of cirrhotic patients who bleed have
caused by gastro duodenal ulcers. That is a big problem for physicians in first aid for cirrhotic patients who have


been hospitalized with gastrointestinal bleeding (GI bleeding)
Objective: To identify prevalence of gastro duodenal ulcers in cirrhotic patients who have been hospitalized
with GI bleeding.
Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on225 cirrhotic patients atChoRay hospital
andThong Nhat hospital from October 2014 to March 2015.
Results: In 225 patients who have been hospitalized with GI bleeding, mean age 56.15± 13.1, Male/female
ratio = 3/1. Child – Pugh classification are 19.1% (A), 37.3% (B), and 43.6%(C). The most reason of cirrhosis in
this study are alcohol and virus. 36% of cirrhotic patients who bleed have caused by gastro duodenal ulcers and
64% have caused by bleeding esophageal varices.
Conclusion: 36% of cirrhotic patients who bleed have caused by gastro duodenal ulcers
Keywords: Cirrhosis, gastro-duodenal ulcers, gastrointestinal bleeding.
* Bộ môn Nội khoa Y ĐH Quốc Gia Tp. HCM
** Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Hà Vũ
ĐT: 0983979500
Email:

94

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU


Xơ gan là bệnh lý rất thường gặp tại khoa
Nội tiêu hoá gan mật. Ở giai đoạn mất bù, xơ
gan có nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết
tiêu hóa. Đây là biến chứng rất nặng nề, và làm
gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân xơ gan. Xuất
huyết tiêu hóa trên thường được phân loại thành
2 nhóm lớn là: do vỡ giãn và không do vỡ giãn
tĩnh mạch thực quản (TMTQ). Đặc biệt ở bệnh
nhân xơ gan thì nguyên nhân hàng đầu gây
XHTH vẫn là do vỡ các TMTQ giãn, tuy nhiên,
trong các số liệu gần đây cho thấy có một tỉ lệ
không nhỏ XHTH ở bệnh nhân xơ gan là do loét
dạ dày tá tràng. Sự hiện diện của loét dạ dày tá
tràng ở bệnh nhân xơ gan thay đổi từ 2 – 42%( 3)
tùy theo nghiên cứu, và các tổn thương loét này
có thể trầm trọng hơn nhất là khi các bệnh nhân
xơ gan thường có giảm tiểu cầu và rối loạn đông
máu đi kèm(3).

Đối tượng

Do đó việc chẩn đoán chính xác ngay từ đầu
nguyên nhân gây XHTH ở các bệnh nhân xơ gan
để có hướng xử trí thích hợp là một thách thức
rất lớn đối với các nhà lâm sàng tiêu hóa. Thật
vậy, nếu XHTH do vỡ giãn TMTQ thì xử trí hàng
đầu là thắt thun TMTQ giãn và sử dụng thuốc
làm giảm áp lực tĩnh mạch (TM) cửa, nhưng nếu
XHTH do loét dạ dày tá tràng thì ưu tiên hàng
đầu là nội soi cầm máu và sử dụng các loại thuốc

ức chế tiết acid dịch vị liều cao. Tuy nhiên, trong
thực tế lâm sàng không phải lúc nào chúng ta
cũng có thể nội soi cấp cứu để cầm máu, điều
này phụ thuốc rất lớn vào trình độ của bác sĩ nội
soi và trang thiết bị y tế tại cơ sở đó. Vì vậy điều
trị nội khoa bằng thuốc giảm áp TM cửa hay
thuốc ức chế tiết acid liều caotrong lúc không có
nội soi hoặctrong khi chờ nội soi đóng vai trò rất
quan trọng trong tiên lượng sống còn của bệnh
nhân xơ gan. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy
chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhằm
mục tiêu xác định tỉ lệ thực tế XHTH do loét dạ
dày tá tràngở bệnh nhân xơ gan và từ đó đề ra
hướng xử trí ban đầu thích hợp đối với các bệnh
nhân xơ gan nhập viện vì XHTH.

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân
đến khám tại phòng khám và nhập khoa Nội
Tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh Viện
Thống Nhất từ10/2014 – 03/2015 thoả mãn các
điều kiện sau:

Tiêu chuẩn nhận bệnh
- Tuổi ≥ 18 tuổi
- Được chẩn đoán xơ gan và đang hoặc
vừa mới XHTH đến khám tại phòng khám và
nhập khoa Nội tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy và
Bệnh Viện Thống Nhất, thỏa mãn các tiêu
chuẩn chọn mẫu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.


Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không có xơ gan
- Bệnh nhân không có xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh nhân từ chối nội soi tiêu hoá trên.
- Bệnh nhân xơ gan có huyết khối tĩnh mạch
cửa, hoặc bị ung thư gan.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu.

Phương pháp tiến hành
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan
nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa được ghi nhận:
Các thông tin cá nhân: tuổi, giới, nghề
nghiệp, địa chỉ.
Khai thác tiền căn, nguyên nhân xơ gan và lí
do nhập viện hoặc khám bệnh.
Khám lâm sàng đánh giá: hội chứng tăng áp
cửa và hội chứng suy tế bào gan và bất thường
của các cơ quan khác, tình trạng mất máu, sinh
hiệu…
Nội soi tiêu hoá trên để xác định nguyên
nhân xuất huyết tiêu hóa ở các bệnh nhân này.
Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm máu:
Công thức máu, PT, INR, aPTT, nhóm máu, AST,
ALT, điện di đạm máu, Albumin, Protid máu,
glucose, BUN, Creatinin, Bilirubin TP, Bilirubin

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


95


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

TT, Bilirubin GT, GGT, ALP, ion đồ, HBsAg,
Anti HCV,…
Siêu âm bụng tại khoa để đánh giá mức độ
xơ hoá, tìm các dấu hiệu tăng áp cửa như lách to,
dịch ổ bụng...và tìm các biến chứng khác của xơ
gan

Các kết quả trên sẽ được ghi nhận vào
bệnh án mẫu đã soạn sẵn.

Trong các nguyên nhân gây xơ gan thì viêm
gan do siêu vi là nguyên nhân hàng đầu (40,9%)
mà chủ yếu là viêm gan siêu vi B.
Nguyên nhân thứ 2 gây xơ gan là rượu.
Bảng 3: Phân bố theo phân loại Child – Turcotte – Pugh
Phân loại
Child A
Child B
Child C

Số bệnh nhân (n=225)
43

84
98

Tỉ lệ (%)
19,1
37,3
43,6

KẾT QUẢ
Phân loại Child - Pugh

Trong tổng số 225 trường hợp xơ gan nhập
Khoa Nội Tiêu Hoá Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh
viện Thống Nhất từ 01/2014 đến 03/2015, chúng
tôi ghi nhận được các kết quả sau đây:
Bảng 1: Đặc điểm chung bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi
Albumin (g%)
BilirubinTP (mg%)
PT (s)
3
Tiểu cầu ( /mm )

Giá trị trung bình
56,15 ± 13,1
3,05 ± 0,59
4,74 ± 6,46
21,8 ± 5,54

74000 ± 46000

Bảng 2: Phân bố nguyên nhân gây xơ gan
Nguyên nhân
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi C
Rượu
Viêm gan siêu vi B, C
Viêm gan siêu vi B + rượu
Viêm gan siêu vi C + rượu
Không rõ

Tỉ lệ (%)
23,1
15,1
32
2,7
10,2
3,6
13,3

4%
10%

23%
32%
15%

37.3%


43.6%

Child A

Child B

Child C

Biểu đồ 2: Phân bố theo phân loại Child – Pugh.
Nhận xét: Số bệnh nhân Child C chiếm tỉ lệ
cao nhất (43,6%).
Bảng 4: Tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan
nhập viện vì XHTH
Kết quả nội soi
Loét dạ dày tá tràng
Không loét

Số bệnh nhân
(n= 225)
81
144

Tỉ lệ (%)
36
64

Loét dạ dày tá tràng/
Xơ gan
36%
64%


Nguyên nhân xơ gan

13%

3%

Số bệnh nhân
(n=225)
52
34
72
6
23
8
30

19.1%

Loét
Không loét

Viêm gan sv B
Viêm gan sv C

Biểu đồ 3:Tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ
gan nhập viện vì XHTH

Rượu


Nhận xét: Loét dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ khá cao
(36%) ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết
tiêu hoá.

Viêm gan sv B,C

Biểu đồ 1: Phân bố theo nguyên nhân gây xơ gan
Nhận xét:

96

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
BÀN LUẬN
Tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ
gan nhập viện vì XHTH
Xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan là
một biến chứng rất thường gặp. Biến chứng này
chiếm đến 25% trong các nguyên nhân gây tử
vong ở bệnh nhân xơ gan. Và một trong những
nguyên nhân đã được xác định gây XHTH ở các
bệnh nhân này là do vỡ giãn TMTQ, tuy nhiên
có một tỉ lệ không nhỏ các trường hợp XHTH
này là do loét dạ dày tá tràng. Nhưng cho đến
nay việc chẩn đoán, điều trị và bệnh sinh của
XHTH do loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ
gan vẫn chưa được mô tả đầy đủ và rõ ràng.
Điều này là do xơ gan thường là tiêu chuẩn loại

trừ trong phần lớn các nghiên cứu về XHTH trên
do loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, các khuyến cáo
về xử trí đối với các bệnh nhân xơ gan bị XHTH
do loét dạ dày tá tràng vẫn còn thiếu sót và đang
được nghiên cứu(3).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tất cả
các bệnh nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết
tiêu hoá khi nội soi tiêu hoá trên thì có đến 36%
trường hợp có loét dạ dày tá tràng, tức là gần 1/3
dân số nghiên cứu. Số liệu này cũng phù hợp với
nhiều báo cáo của các tác giả trên thế giới, theo
đó tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan
dao động từ 2-42%(3).
Kết quả của chúng tôi có cao hơn so với
nghiên cứu của Chen LS và cộng sự, theo tác giả,
tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan
khoảng 20% cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ loét dạ
dày tá tràng ở nhóm người khoẻ mạnh (4%).
Nguyên nhân theo tác giả là có liên quan đến
tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh
nhân xơ gan(6).
Theo tác giả Fujiwara, tỉ lệ loét dạ dày tá
tràng tăng gấp 4,22 lần hơn ở nhóm bệnh nhân
xơ gan so với nhóm người khoẻ mạnh, nguyên
do được cho là có liên quan đến sự giảm tính đề
kháng, giảm các yếu tố bảo vệ niêm mạc ở các
bệnh nhân xơ gan và không có liên quan rõ rệt
với tình trạng nhiễm Helicobacter pylori(1).

Nghiên cứu Y học


Tuy nhiên tỉ lệ loét dạ dày tá tràng có thể
tăng lên khá cao, khoảng 48% trong nghiên
cứu của Lo và cộng sự(5). Trong một nghiên
cứu khác của Ahmed Gado và cộng sự thực
hiện trên 103 bệnh nhân xơ gan cho thấy có
đến 30-40% bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá là
do loét dạ dày tá tràng(3).
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc
Lưu Phương và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở
bệnh nhân xơ gan vào khoảng 13,9%, thấp hơn
trong nghiên cứu của chúng tôi(1).
Để lý giải cho sự gia tăng biến chứng loét dạ
dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan, nhiều tác giả
cho rằng đó là do giảm sự bảo vệ niêm mạc, do
tăng histamine vì gan suy không còn khả năng
giáng hoá các histamin này, và được cho là có
liên quan mật thiết với tình trạng gia tăng áp lực
tĩnh mạch cửa nhưng không liên hệ rõ rệt với sự
nhiễm Helicobacter pylori(2).
Trong lâm sàng, thông tin này rất hữu ích
cho việc chẩn đoán và xử trí ban đầu ở các bệnh
nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết tiêu hoá, nó
nâng cao vai trò và ý nghĩa của thuốc ức chế tiết
aicd trong xử trí ban đầu ở các bệnh nhân này
khi chưa có kết quả nội soi tiêu hoá trên.

KẾT LUẬN
Chúng tôi đã khảo sát tỉ lệ loét dạ dày tá

tràng ở 225 bệnh nhân xơ gan nhập viện vì
XHTH tạiKhoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy,
Bệnh viện Thống Nhất và đã thu được kết quả
như sau: Tỉ lệ XHTH do loét dạ dày tá tràng ở
bệnh nhân xơ gan là 36%, còn do vỡ giãn TMTQ
là 64%. Nghiên cứu này cho thấy cần nâng cao
vai trò của các thuốc ức chế tiết acid dịch vị trong
xử trí cấp cứu ban đầu nhằm đạt được hiệu quả
điều trị tối ưu ở các bệnh nhân xơ gan nhập viện
vì XHTH trong khi chờ nội soi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ahmed G, Basel E, et al. (2013). “Prevalence and outcome of
peptic ulcer bleeding in patients with liver cirrhosis”.
Alexandria Journal of Medicine; 6, pp 23-29..

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

97


Nghiên cứu Y học
2.

3.

4.


5.

98

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Chen LS, Lin HC, Hwang SJ, Lee FY, Hou MC, Lee SD (1996).
“Prevalence of gastric ulcer in cirrhotic patients and its
relations to portal hypertension”. J Gastroenterol Hepatol , 11,
pp. 59–64.
Fujiwara Y, Arakawa T, Higuchi K, Kuroki T (1998), Fujiwara
(chủ biên). “Gastrointestinal lesions in liver cirrhosis”. Nippon
Rinsho;56, pp. 2387–2390.
Hoàng Trọng Thảng (2006), “Xơ gan”, Hoàng Trọng Thảng
(chủ biên). Bệnh tiêu hoá Gan - mật. Nhà xuất bản Y học, chi
nhánh Hà Nội, trang 315-330
Lo GH, Yu HC, Chan YC, et al (2005). “The effect of
eradication of Helicobacter pylori on the recurrence of

6.

duodenal ulcers in patients with cirrhosis”. Gastrointest
Endosc; 62, pp. 350–356.
Trần Ngọc Lưu Phương, Nguyễn Thị Cẩm Tú và Nguyễn Thị
Thanh Trúc (2010), “Khảo sát đặc điểm nội soi dạ dày thực
quản trên bệnh nhân xơ gan”. Tạp chí Y học TPHCM, Tập 14,
số 2, trang 135 – 145.

Ngày nhận bài báo:


01/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015



×