Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HÌNH ẢNH NỘI SOI DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM SIÊU VI DENGUE CÓ BIỂU HIỆN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.85 KB, 11 trang )

HÌNH ẢNH NỘI SOI DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN
NHIỄM SIÊU VI DENGUE CÓ BIỂU HIỆN XUẤT HUYẾT TIÊU
HÓA TRÊN

TÓM TẮT
Trong bệnh cảnh nhiễm siêu vi Dengue, xuất huyết tiêu hóa trên là loại
xuất huyết nặng và thường gặp.
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng của bệnh nhân
nhiễm Dengue có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên; tìm mối tương quan
giữa bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh cảnh nhiễm Dengue và sơ bộ
nhận xét các biện pháp điều trị hỗ trợ xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân
nhiễm siêu vi Dengue.
Phương pháp: thiết kế mô tả hàng loạt trường hợp thực hiện tại Khoa
Hồi sức cấp cứu người lớn- Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 10/2005 đến
10/2006.
Kết quả: Có 16 (7,2%) bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hóa
trên, được thực hiện nội soi dạ dày tá tràng. Hình ảnh ghi nhận được gồm
viêm dạ dày xuất huyết (7/16 ca, 43,7%), viêm dạ dày không xuất huyết
(10/16 ca, 62,5%), viêm hành tá tràng (3/16 ca, 18,7%), loét dạ dày (2/16 ca,
12,4%), loét hành tá tràng (3/16 ca, 18,7%); Có 1/12 ca có xét nghiệm
Clotest (+) (8,33%).
Kết luận: Đa số bệnh nhân nhiễm siêu vi Dengue bị xuất huyết tiêu
hóa trên có bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Hình ảnh nội soi dạ dày tá
tràng thường gặp nhất là viêm dạ dày và viêm dạ dày xuất huyết. Tình trạng
xuất huyết kéo dài trung bình khoảng 2 ngày. Mặc dù số lượng tiểu cầu
thấp, hầu như không cần truyền tiểu cầu. Tiến trình nội soi không ảnh hưởng
đến bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa trên. Có thể cho thêm các thuốc ức chế
bơm proton, antacid cho các bệnh nhân nhiễm Dengue có biểu hiện xuất
huyết tiêu hóa trên.
ABSTRACT
Gastrointestinal (GI) bleeding is one of the commonest and the most


severe in acute Dengue infection. However, there was not any study on
endoscopic findings in patients with Dengue Hemorrhagic Fever in Vietnam.
Objective: To describe the endoscopic manifestations of upper
gastrointestinal tract in patients with acute Dengue infection with upper GI
bleeding, to find the relationship of peptic ulcer and Dengue infection and
to evaluate the supportive therapies for upper gastrointestinal bleeding in
Dengue infection.
Method: Prospective cases series study in the Hospital for Tropical
Diseases from October 2005 to October 2006.
Results: 16 cases (7.20%) among Dengue patients with GI bleeding in
the ICU for adult were investigated. The endoscopic findings were:
hemorrhagic gastritis (7/16, 43,7%); non-bleeding gastritis (10/16, 62,5%);
bulb-duodenal inflamation (3/16, 18,7%); gastric ulcer (2/16, 12,4%); bulb-
duodenal ulcer (3/16, 18,7% and 1/12 cases (8.33%) had positive Clo test.
Supportive therapy with fluids, whole blood transfusion, proton inhibitors and
antacid were the main managements in Dengue patients with upper GI
bleeding.
Conclusion: Most patients had endoscopic findings of peptic ulcer.
The most common endoscopic findings were gastritis and hemorrhagic
gastritis. Platelet transfusion was rarely needed. Endoscopic procedure did
not worsen the bleeding in Dengue infection. We suggest to use drugs such
as proton inhibitors or antacid in case of Dengue infection with upper GI
bleeding.
PHẦN MỞ ĐẦU
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp do
siêu vi Dengue gây ra. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm Dengue thay đổi từ
sốt, nhức đầu, đau khớp, đau cơ, và phát ban ngoài da, có thể xuất huyết
nặng, sốc và chết (10). Người ta ước tính có khoảng 100 triệu ca nhiễm
Dengue, 500.000 ca sốt xuất huyết Dengue, và 25.000 ca chết hàng năm do
Dengue trên thế giới (3). Sốt xuất huyết Dengue là nguyên nhân hàng đầu

nhập viện và gây chết cho trẻ em ở nhiều quốc gia Đông Nam Á
(3)
.
Xuất huyết tiêu hóa là loại xuất huyết nặng thường gặp trong sốt
Dengue và sốt xuất huyết Dengue
(5)
. Có vài báo cáo quan tâm đến biểu hiện
nội soi đường tiêu hóa trên. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát
những biểu hiện nội soi dạ dày tá tràng , và theo dõi đánh giá tiên lượng của
xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân nhiễm siêu vi Dengue.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2005 đến 10/2006 chúng tôi đã điều trị 307 bệnh nhân
được chẩn đóan sốt xuất huyết Dengue nhập vào Khoa Hồi sức cấp cứu
người lớn - bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Có 222/ 307 (72%) bệnh nhân dương
tính với xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán siêu vi Dengue bằng phương
pháp MAC - ELISA. Có 16/ 222 (7,2%) bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết
tiêu hóa trên. Diễn biến của các bệnh nhân này bị nặng thêm bởi bệnh cảnh
xuất huyết tiêu hóa trên với biểu hiện ói máu hay tiêu phân đen. Sau khi tình
trạng xuất huyết ổn định, bệnh nhân được làm nội soi dạ dày tá tràng bằng
ống soi mềm Olympus XQ10 để đánh giá sang thương niêm mạc dạ dày tá
tràng, thực quản. Bilan rối loạn đông máu được làm đồng thời.
Chúng tôi thu thập dữ liệu của tất cả bệnh nhân được làm nội soi dạ
dày tá tràng. Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, công thức máu, số lượng
tiểu cầu, diễn biến của điều trị, số lượng máu cần truyền.
KẾT QỦA
Trong 16 bệnh nhân, 7 nam và 9 nữ. Tuổi trung bình là 24 ± 8,3. Có 6
ca được chẩn đoán sốt Dengue, 10 ca sốt xuất huyết Dengue (7 ca độ II, 2 ca
độ III, 1 ca độ IV). Giai đoạn trung bình từ lúc khởi phát sốt cho tới khi có
xuất huyết tiêu hóa là 4,3 ± 0,9 ngày. Ngày hết xuất huyết tiêu hóa 6,4 ± 1,3
ngày. Ngày làm nội soi 8,8 ± 1,7. Vì giảm tiểu cầu là một biểu hiện của sốt

Dengue và sốt xuất huyết Dengue, số lượng tiểu cầu được đánh giá. Số
lượng tiểu cầu thấp nhất 20.7 ± 17.6 K/µL. Dung tích hồng cầu tối đa 44,6 ±
6,6%, dung tích hồng cầu tối thiểu 30,1 ± 6,5%. Biểu hiện xuất huyết tiêu
hóa thường gặp là ói máu 12 bệnh nhân (75%) và tiêu phân đen 16 bệnh
nhân (100%). Mức độ xuất huyết tiêu hóa nhẹ 8 ca (50%) và nặng 8 ca
(50%). 8 ca xuất huyết tiêu hóa nặng cần truyền máu, trong số này có 1 ca
cần truyền tiểu cầu. Tất cả bệnh nhân đều được dùng omeprazole 40
mg/ngày và antacid (Varogel) x 6 gói/ngày trong suốt quá trình nằm viện.
Bảng 1. Biểu hiện xuất huyết ở 16 bệnh nhân
Bi
ểu hiện
xuất huyết
S

ca
%
Tiêu phân
đen
16

100

Ói máu 12

75
Xu
ất huyết
dưới da
16


100

Xu
ất huyết
nơi khác
5 31,5
Tiền căn bị viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra ở 5 bệnh nhân (31,3%).
11 bệnh nhân khác không có tiền sử viêm loét dạ dày (68,7%). Đánh giá
bằng nội soi dạ dày tá tràng cho thấy:
Có 12 ca được làm Clotest, chỉ có 1 ca (+) (8,33%).
Bảng 2. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng 16 bệnh nhân nhiễm Dengue
Hình
ảnh nội
S

%
soi ca
Bình thường 1 6,2
Lóet hành tá
tràng
3 18.6
Viêm dạ dày 8 50.0
Viêm dạ d
ày
& Lóet hành tá
tràng
1 6,2
Viêm dạ d
ày
& lóet dạ dày

3 18.6
Vị trí loét tá tràng thường gặp nhất là mặt trước của hành tá tràng,
trong khi viêm loét dạ dày thường ở vùng phình vị, hang vị.
BÀN LUẬN
Có một vài báo cáo trên y văn ôn lại ý nghĩa của xuất huyết tiêu hóa và
hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng ở bệnh nhân nhiễm Dengue
(6,10)
. Qua nghiên
cứu này, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân bị nhiễm siêu vi Dengue có biểu
hiện xuất huyết tiêu hóa trên (93,7%) xảy ra ở những người có bệnh lý viêm
loét dạ dày tá tràng. Trong vài báo cáo về biểu hiện nội soi ở bệnh nhân nhiễm
siêu vi Dengue có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên, viêm dạ dày xuất huyết là
biểu hiện thường gặp nhất (40,9-58,5%)
(6,10)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi
viêm dạ dày là hình ảnh nội soi thường gặp nhất ở các đối tượng này, đặc biệt
viêm dạ dày xuất huyết chiếm tỉ lệ 43,7%. Điều này cũng phù hợp với báo cáo
của các tác giả khác.
Xuất huyết là một trong những vấn đề chính thường gặp trong bệnh
nhân nhiễm siêu vi Dengue, và góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong ở giai đọan
xuất huyết hoặc sốc, thường xảy ra vào ngày thứ 3 – thứ 5 của bệnh
(6)
. Nhiễm
siêu vi Dengue là một yếu tố thuận lợi gây xuất huyết dạ dày tá tràng do cơ
chế rối loạn đông máu. Bệnh sinh của rối lọan đông máu bao gồm tổn thương
thành mạch, giảm số lượng và rối lọan chức năng của tiểu cầu và những bất
thường về đông máu
(3)
. Biểu hiện xuất huyết thường gặp là chảy máu mũi,
xuất huyết dưới da và xuất huyết tiêu hóa

(1)
. Tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa được
báo cáo ở bệnh nhân nhiễm siêu vi Dengue từ 5-30%
(2,5,7,8)
. Đa số biểu hiện
xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra vào ngày thứ 4 của bệnh
(6)
. Giảm tiểu cầu nặng
nhất xuất hiện vào ngày thứ 4- 5 của bệnh
(9)
. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ xuất
huyết tiêu hóa trên 7,2%; biểu hiện xuất huyết tiêu hóa xảy ra vào ngày 4,3 ±
0,9. Ngày hết xuất huyết tiêu hóa 6,4 ± 1,3. tình trạng xuất huyết tiêu hóa kéo
dài trung bình khoảng 2 ngày, tình trạng xuất huyết tiêu hóa có liên quan tới
giảm tiểu cầu nặng, tương ứng với số lượng tiểu cầu thấp nhất (20,7 ± 17,6
K/µL) được đo vào lúc mới nhập viện. Trong nghiên cứu này, chỉ có một
bệnh nhân (6,2%) được truyền tiểu cầu do số lượng tiểu cầu quá thấp (9,9
K/µL) và tình trạng xuất huyết nghiêm trọng gây sốc mất máu nặng, đe dọa
tính mạng. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng, dù số lượng tiểu
cầu giảm nghiêm trọng khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa đang tiến triển, hầu
như không cần truyền tiểu cầu cho bệnh nhân, tình trạng xuất huyết vẫn ổn
định khi bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue diễn biến tới giai đoạn hồi phục,
lúc này số lượng tiểu cầu có xu hướng tăng dần. Tất cả bệnh nhân đều hồi
phục với điều trị hỗ trợ và truyền máu.
Bên cạnh liệu pháp điều trị hổ trợ bằng truyền máu và chống sốc, chúng
tôi xử dụng các thuốc ức chế bơm proton và antacid cho toàn bộ bệnh nhân
trong lô nghiên cứu này. Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ cao 93,7% bệnh nhân
nhiễm Dengue có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên có bệnh lý viêm loét dạ
dày đi kèm. Chúng tôi nhận thấy không có bệnh nhân nào bị nặng thêm do tác
dụng phụ của thuốc.

Có một bệnh nhân có hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng hoàn tòan bình
thường. Có lẻ do bệnh nhân nuốt ngược máu chảy ra từ vùng họng mũi vào
trong dạ dày, hoặc do bệnh nhân bị nôn ói nhiều gây nên hội chứng Mallory
– Weis.
Tỉ lệ Clotest (+) thấp 8,3% chứng tỏ số lượng bệnh nhân đồng nhiễm
với Helicobacter pylori thấp, cũng có thể do bệnh nhân sử dụng các thuốc
ức chế sự phát triển của vi trùng như omeprazole, kháng sinh vào các
ngày trước khi được làm nội soi.
Cho tới hiện nay, biểu hiện nội soi dạ dày tá tràng và ý nghĩa của nó
trong bệnh cảnh nhiễm Dengue nặng vẫn chưa được xác định rõ. Trong
nghiên cứu này có 68,7% bệnh nhân không có tiền sử viêm loét dạ dày tá
tràng hay nghi ngờ viêm loét dạ dày trước đó. Chúng tôi vẫn chưa rõ mối
tương quan giữa bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh cảnh nhiễm
Dengue. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng tiến trình nội soi không ảnh
hưởng gì đến bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa trên ở các bệnh nhân nhiễm
Dengue, không có bệnh nhân nào bị xuất huyết tái phát hoặc bệnh cảnh
Dengue nặng thêm sau khi làm nội soi cho tới ngày ra viện.
KẾT LUẬN
Nhiễm siêu vi Dengue là một yếu tố thuận lợi gây xuất huyết do cơ
chế rối loạn đông máu. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng đa số
bệnh nhân bị nhiễm siêu vi Dengue có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên xảy
ra ở những người có bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng Hình ảnh nội soi dạ
dày tá tràng thường gặpnhất là viêm dạ dày xuất huyết. tình trạng xuất huyết
tiêu hóa trên kéo dài trung bình khoảng 2 ngày, đa số hồi phục hoàn toàn,
hầu như không cần truyền tiểu cầu cho bệnh nhân, tình trạng xuất huyết vẫn
ổn định khi bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue diễn biến tới giai đoạn hồi
phục. Chúng tôi vẫn chưa rõ mối tương quan giữa bệnh lý viêm loét dạ dày
tá tràng và bệnh cảnh nhiễm Dengue. Tiến trình nội soi không ảnh hưởng gì
đến bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa trên ở các bệnh nhân nhiễm Dengue. Bên
cạnh điều trị hổ trợ như truyền máu, truyền dịch chống sốc, có thể cho thêm

các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như ức chế bơm proton, antacid
cho các bệnh nhân nhiễm Dengue có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên.

×