Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.71 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN
SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Xuân Vinh*, Hoàng Văn Quang*

TÓM TẮT
Mở đầu: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thì rất đa dạng và nhất là trên
đối tượng bệnh nhân cao tuổi vì người cao tuổi có những biến đổi đặc trưng do hiện tượng lão hóa làm cho cơ thể
dễ bị tổn thương hơn. Chẩn đoán và điều trị sớm sốc nhiễm khuẩn khi chưa có kết quả cấy máu rất quan trọng,
góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích xác định các đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Hội hồi sức cấp cứu quốc tế về điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn 2012.
Kết quả: Có 33 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 70,78 ± 16,14 tuổi, thấp
nhất 19 tuổi, cao nhất 93 tuổi. Nam có 17 ca, chiếm 53,1% và nữ có 15 ca, chiếm 46,9%. Nguyên nhân gây sốc
nhiễm khuẩn từ đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), có 15,6% trường hợp không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ
cấy máu dương tính chiếm 21,9% trường hợp. Tỷ lệ tử vong 43,8%. Nhiệt độ trung bình chung 38,50 ± 1,06,
nhiệt độ trung bình ở nhóm sống 38,51 ± 1,10 và nhóm tử vong 38,47 ± 1,05, sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p = 0,92. Số lượng bạch cầu trung bình chung 12,25 ± 5,93, ở nhóm sống 13,15 ± 7,01 và nhóm tử vong
11,09 ± 4,17, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,33. Nồng độ Procalcitonin trung bình chung 35,21 ±
35,06, ở nhóm sống 31,92 ± 29,05 và nhóm tử vong 39,44 ± 42,34, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p =
0,55. Nồng độ Albumin trung bình chung 31,01 ± 9,97, ở nhóm sống 34,38 ± 1,03 và nhóm tử vong 26,67 ± 8,33,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,02). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm sống và tử vong sau
khi phân tích hồi quy đa biến đó là điểm APACHE II (21,33 ± 3,71 vs 24,43 ± 1,01, p = 0,005), điểm SOFA (7,06
± 0,80 vs 9,86 ± 1,29, p = 0,001), số tạng suy (2,33 ± 1,02 vs 3,57 ± 1,28, p = 0,005) và liều vận mạch
Noradrenalin sử dụng (0,19 ± 0,06 vs 0,68 ± 0,30, p = 0,001).


Kết luận: Sốc nhiễm khuẩn từ đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), có 15,6% trường hợp không rõ
đường vào. Tỷ lệ cấy máu dương tính chiếm 21,9% trường hợp. Tỷ lệ tử vong 43,8%. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm sống và tử vong sau khi phân tích hồi quy đa biến đó là điểm APACHE II (21,33 ± 3,71 vs
24,43 ± 1,01, p = 0,005), điểm SOFA (7,06 ± 0,80 vs 9,86 ± 1,29, p = 0,001), số tạng suy (2,33 ± 1,02 vs 3,57 ±
1,28, p = 0,005) và liều vận mạch Noradrenalin sử dụng (0,19 ± 0,06 vs 0,68 ± 0,30, p = 0,001).
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.

ABSTRACT
THE FEATURES OF SEPTIC SHOCK PATIENTS IN INTENSIVE CARE UNIT
AT THONG NHAT HOSPITAL
Nguyen Xuan Vinh, Hoang Van Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 135 - 141

* Khoa HSTC Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Xuân Vinh. ĐT: 0907331279

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

135


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Background: The clinical and laboratory features in septic shock patients are very varied and especially
septic shock occurs with elderly patients because the elderly has specific alterations due to aging to make the body
more vulnerable. Early diagnosis and treatment are very important, they can decrease mortality rate. So we

studied this research to find out the specific characteristics of septic shock patients.
Objective: We conducted this research to determine clinical, and laboratory characteristics, mortality rate of
septic shock patients in ICU at Thong Nhat hospital.
Methods: Cross - sectional study. Diagnosis of septic shock based on “Surviving Sepsis Campaign:
International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock: 2012”.
Results: There were 33 patients enrolled in the study. Average age: 70.78 ± 16.14 years, minimum 19 years,
the highest 93 years. Men have 17 cases, accounting for 53.1% and female 15 cases, accounting for 46.9%.
Respiratory infection accounted for the highest rate (31.2%), and 15.6% of cases with unknown cause. Percentage
of positive blood cultures accounted 21.9% of cases. Mortality rate was 43.8%. The average temperature is 38.50 ±
1.06, the average temperature of life group is 38.51 ± 1.10 and group of death is 38.47 ± 1.05, p = 0.92. The
average WBC was 12.25 ± 5.93, the average WBC of life group was 13.15 ± 7.01 and group of death was 11.09 ±
4.17, p = 0.33. The average concentration of procalcitonin was 35.21 ± 35.06, the average concentration of
procalcitonin of life group was 31.92 ± 29.05 and of group of death was 39.44 ± 42.34, p = 0.55. The average
concentration of Albumin was 31.01 ± 9.97, the average concentration of Albumin of life group was 34.38 ± 1.03
and of group of death was 26.67 ± 8.33, p = 0.02. There are differences statistically significant between the two
groups, survivors and nonsurvivors after using multivariate regression analysis that were APACHE II score
(21.33 ± 3.71 vs 24.43 ± 1.01, p = 0.005), SOFA score (7.06 ± 0.80 vs 9.86 ± 1.29, p = 0.001), number of organ
failure (2.33 ± 1.02 vs 3.57 ± 1.28, p = 0.005) and noradrenaline dose (0.19 ± 0.06 vs 0.68 ± 0.30, p = 0.001).
Conclusion: Respiratory infection accounted for the highest rate (31.2%), and 15.6% of cases with unknown
cause. Percentage of positive blood cultures accounted 21.9% of cases. Mortality rate was 43.8%. There are
differences statistically significant between the two groups, survivors and nonsurvivors after using multivariate
regression analysis that were APACHE II score (21.33 ± 3.71 vs 24.43 ± 1,01, p = 0.005), SOFA score (7.06 ±
0.80 vs 9.86 ± 1.29, p = 0.001), number of organ failure (2.33 ± 1.02 vs 3.57 ± 1.28, p = 0.005) and noradrenaline
dose (0.19 ± 0.06 vs 0.68 ± 0.30, p = 0.001).
Keywords: Sepsis, septic shock.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề đề kháng kháng sinh ngày
càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt trên những
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc

nhiễm khuẩn làm tăng chi phí điều trị và tăng tỷ
lệ tử vong. Những nghiên cứu trong và ngoài
nước gần đây cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh
nói chung và gây nhiễm khuẩn huyết nói riêng
ngày càng đa kháng với kháng sinh. Tùy thuộc
vào từng khu vực địa lý, từng bệnh viện và từng
giai đoạn khác nhau thì cơ cấu vi khuẩn và tỷ lệ
đề kháng khác nhau. Bên cạnh đó, người cao
tuổi có những biến đổi đặc trưng do hiện tượng
lão hóa làm cho cơ thể dễ bị tổn thương hơn. Vì

136

vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm tìm ra những đặc điểm lâm sang và cận
lâm sàng riêng về sốc nhiễm khuẩn trên đối
tượng bệnh nhân đa số là người cao tuổi.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân vào điều trị tại khoa Hồi
sức tích cực chống độc từ tháng 06/2014 đến
tháng 06/2015, đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sốc
nhiễm khuẩn của Hội hồi sức cấp cứu quốc tế về
điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
2012 và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của Hội hồi sức cấp cứu quốc tế về
điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
2012.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân xin về trước khi có kết quả điều
trị. Xét nghiệm theo dõi không đủ theo bảng thu
thập số liệu có sẵn.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
vào điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc –
Bệnh viện Thống Nhất trong khoảng thời gian
trên.
Phương tiện nghiên cứu
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ
bệnh án và các xét nghiệm có trong bệnh án.
Các biến số nghiên cứu
Sốc nhiễm khuẩn, sống, tử vong, bệnh nền,
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả vi
sinh.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0


KẾT QUẢ
Dân số mục tiêu của chúng tôi: có 66 bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
ngay từ đầu, có 32 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu nghiên cứu, có các
đặc điểm sau:
Tuổi trung bình: 70,78 ± 16,14 tuổi, thấp nhất
19 tuổi, cao nhất 93 tuổi. Nam có 17 ca, chiếm
53,1% và nữ có 15 ca, chiếm 46,9%.
Bảng 1: Phân bố theo giới
Giới
Nam
Nữ

Kết quả n (%)
17 (53,1)
15 (46,9)

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ tương đương
nhau
Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
≥ 60 tuổi
< 60 tuổi

Kết quả n (%)
26 (81,2)
6 (18,8)


Nhận xét: nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm
tỷ lệ cao, gấp 4,31 lần nhóm dưới 60 tuổi.
Bảng 3: Tần suất các bệnh nền
Số bệnh nền
0
3
1
4
2
6
5

Kết quả n (%)
7 (21,9)
7 (21,9)
6 (18,8)
6 (18,8)
3 (9,4)
2 (6,2)
1 (3,1)

Nhận xét: Bệnh nhân không có bệnh nền và
có 3 bệnh nền chiếm tỷ lệ cao nhất 21,9%.
Số bệnh nền trung bình: 2,31 ± 1,82, cao nhất
6 bệnh.
Bảng 4: Tỷ lệ bệnh nhân có sốc lúc vào viện
Sốc lúc vào viện

Không


Kết quả n (%)
22 (68,8)
10 (31,2)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có sốc lúc vào
viện gấp 2,2 lần.
Bảng 5: Nguyên nhân sốc nhiễm khuẩn
Nguyên nhân
Hô hấp
Tiêu hóa
Tiết niệu
Da, mô mềm
Không rõ

Kết quả n (%)
10 (31,2)
8 (25,0)
6 (18,8)
3 (9,4)
5 (15,6)

Nhận xét: Nguyên nhân gây sốc nhiễm
khuẩn từ đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(31,2%), có 15,6% trường hợp không rõ nguyên
nhân.
Bảng 6: Tỷ lệ nhồi máu cơ tim kèm theo
Nhồi máu cơ tim

Không


Kết quả n (%)
7 (21,9)
25 (78,1)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim
kèm theo chiếm 21,9%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

137


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Bảng 7: Kết quả cấy máu

Bảng 12: So sánh các đặc điểm cận lâm sàng

Cấy máu
Dương tính
Không mọc

Kết quả n (%)
7 (21,9)
25 (78,1)

Bạch cầu

HCO3

Nhận xét: Tỷ lệ cấy máu dương tính chiếm
25% trường hợp.

Procalcitonin

Bảng 8: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn
Acinetobacter
Klebsiella
Enterobacter
Burkholderia
Staphylococcus

n (%)
1 (14,3)
2 (28,6)
2 (28,6)
1 (14,3)
1 (14,3)

APACHE II
SOFA

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Enterobacter chiếm tỷ
lệ cao nhất 37,5%.
Bảng 9: Kết quả điều trị
Kết quả điều trị


Kết quả n (%)

Tử vong

14 (43,8)

Sống

18 (56,2)

Bảng 10: Tỷ lệ các tạng suy

Bảng 11: So sánh đặc điểm lâm sàng
Tuổi
Bệnh nền
Nhiệt độ
Số tạng suy
Số loại vận
mạch
Liều
Noradrenalin

Chung
70,78 ±
16,14
2,31 ±
1,82
38,50 ±
1,06
2,88 ±

1,28
1,66 ±
0,74
0,40 ±
0,32

Sống
69,72 ±
18,76
2,28 ±
2,08
38,51 ±
1,10
2,33 ±
1,02
1,22 ±
0,42
0,19 ±
0,06

Tử vong
72,14 ±
12,55
2,36 ±
1,49
38,47 ±
1,05
3,57 ±
1,28
2,21 ±

0,69
0,68 ±
0,30

p
0,68
0,90
0,92
0,00
5
0,00
1
0,00
1

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm sống và tử vong về số tạng suy
và số loại thuốc vận mạch và liều vận mạch sử
dụng.

138

11,09 ±
4,17
14,22 ±
4,34
26,67 ±
8,33
39,44 ±
42,34

24,43 ±
1,01
9,86 ±
1,29

0,33
0,17
0,02
0,55
0,005
0,001

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm sống và tử vong về Albumin,
điểm APACHE II và điểm SOFA.

BÀN LUẬN

Tuổi
Kết quả n (%)
32 (100)
19 (59,4)
15 (46,9)
8 (25)
13 (40,6)
5 (15,6)

Nhận xét: 100% bệnh nhân có suy tuần hoàn
Đặc điểm


13,15 ±
7,01
16,41 ±
4,47
34,38 ±
1,03
31,92 ±
29,05
21,33 ±
3,71
7,06 ±
0,80

Chúng tôi theo dõi dân số mục tiêu gồm 66
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm
khuẩn, kết cục có 32 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, có đặc điểm
như sau

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong 43,8%
Tạng suy
Tuần hoàn
Hô hấp
Suy thận
Suy gan
Máu
Thần kinh

Albumin


12,25 ±
5,93
15,45 ±
4,48
31,01 ±
9,97
35,21 ±
35,06
22,69 ±
3,22
8,28 ±
1,74

Tuổi trung bình: 70,78 ± 16,14 tuổi, thấp nhất
19 tuổi, cao nhất 93 tuổi. Nhóm tuổi từ 60 trở lên
chiếm tỷ lệ cao (81,2%), gấp 4,31 lần nhóm dưới
60 tuổi. Kết quả của chúng tôi khác với các tác
giả khác như tác giả Phạm Thị Ngọc Thảo
nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhóm tuổi ≥
60 tuổi chiếm tỷ lệ 61%(7), tác giả Phạm Hiền Anh
Thư(6) nghiên cứu tại bệnh viện Gia Định
(42,9%). So với kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản
của tác giả Ogura, tuổi trung bình là 69 tuổi(5) thì
kết quả của chúng tôi tương tự, như chúng ta đã
biết, Nhật Bản là một nước có dân số già, nên số
bệnh nhân cao tuổi vào viện sẽ tăng(4). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân cao tuổi
chiếm tỷ lệ cao, đây là điểm đặc thù của Bệnh
viện Thống Nhất, đối tượng bệnh nhân đa số là
người cao tuổi, đó là những cán bộ trung và cao

cấp. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi
chiếm tỷ lệ cao, đây là nhóm tuổi dễ mắc bệnh
nhất vì do sự lão hóa của cơ thể theo thời gian,
cùng với sự lão hóa của cơ thể thì hệ thống miễn
dịch cũng lão hóa theo, làm cho cơ thể dễ nhiễm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

khuẩn hơn và cũng dễ đưa đến nhiễm khuẩn
huyết và sốc nhiễm khuẩn.

và không rõ nguyên nhân (12,6%)(1), kết quả này
cũng tương tự kết quả của chúng tôi.

Giới tính

Nhồi máu cơ tim cấp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam
và nữ tương đương nhau, nam có 17 ca, chiếm
53,1% và nữ có 15 ca, chiếm 46,9%. Kết quả này
cũng tương tự như những bệnh viện khác(3,6,7,9).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7 trường
hợp chiếm 21,9% bệnh nhân có nhồi máu cơ tim

cấp, đây là những bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp type 2. Có lẽ đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi đa số là người cao tuổi nên tỷ lệ nhồi
máu cơ tim cấp type 2 cũng khá cao, tuy mẫu
nghiên cứu của chúng tôi chưa lớn (32 ca) nhưng
đây cũng là điểm cần lưu ý trên tất cả những
bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn điều trị tại bệnh
viện.

Bệnh nền
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
số bệnh nền trung bình: 2,31 ± 1,82, cao nhất 6
bệnh. Đa số bệnh nhân cao tuổi, có từ 3, 4 bệnh
nền kèm theo, đây cũng là một đặc điểm của
bệnh nhân cao tuổi, tuổi cao thường có nhiều
bệnh lý mãn tính. Nhóm bệnh nhân < 60 tuổi thì
thường không có bệnh nền kèm theo.

Sốc lúc vào viện
Chúng tôi theo dõi 2 nhóm bệnh nhân, nhóm
thứ nhất có nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm
khuẩn ngay từ mới vào viện, nhóm thứ 2 là
nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn xảy ra
trong quá trình nằm viện. Kết cục chúng tôi chọn
những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sốc nhiễm
khuẩn đưa vào nghiên cứu, kết quả của chúng
tôi có 22 ca (68,8%) là bệnh nhân có sốc nhiễm
khuẩn ngay từ đầu, còn lại 10 ca (31,2%) là sốc
nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình nằm viện.


Nguyên nhân sốc nhiễm khuẩn
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
tỷ lệ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn từ đường hô
hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), tiếp theo là
đường tiêu hóa (25%), đường niệu (18,8%) và da,
mô mềm (9,4%). Có 15,6% bệnh nhân không rõ
đường vào. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự
như tác giả Phạm Thị Ngọc Thảo(7) ở bệnh viện
Chợ Rẫy, nhiễm khuẩn hô hấp (82%) chiếm tỷ lệ
cao nhất, kế đến là nhiễm khuẩn tiêu hóa (74%),
tiết niệu (48%) và da mô mềm (18%), không rõ
nguyên nhân (4%). Theo tác giả Derek C. Angus
nghiên cứu tại Hoa Kỳ (2001), sốc nhiễm khuẩn
nguyên nhân từ đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao
nhất (38,4%), tiếp theo là từ đường tiêu hóa
(14,6%), đường niệu (8,7%), da mô mềm (8,9%)

Số tạng suy
Kết quả của chúng tôi cho thấy suy tuần
hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất, 32 ca (100%), tiếp theo
là suy hô hấp, có 19 ca (59,4%), suy thận có 15
(46,9%), rối loạn đông máu có 13 ca (40,6%), suy
gan có 8 ca (25%) và suy thần kinh có 5 ca
(15,6%). Kết quả của chúng tôi thấp hơn tác giả
Hoàng Văn Quang(3), suy tuần hoàn (100%), suy
hô hấp (86,7%), suy thận (80,5%), suy gan
(35,4%) và rối loạn đông máu (30,5%), điều này
là do tác giả chỉ nghiên cứu trên bệnh nhân suy
đa tạng, đó là những bệnh nhân sốc nhiễm
khuẩn nặng.


Vi sinh
Kết quả cấy máu dương tính trong nghiên
cứu của chúng tôi là 21,9%, kết quả này cao hơn
tác giả Phạm Hiền Anh Thư(6) là 17,6%. Kết quả
nuôi cấy phân lập vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: thời điểm cấy máu, kỹ thuật lấy máu, vận
chuyển và bảo quản mẫu máu, môi trường nuôi
cấy… Tại bệnh viện chúng tôi tiến hành lấy mẫu
máu cấy ngay khi có theo dõi nhiễm khuẩn
huyết, tiến hành đúng kỹ thuật và áp dụng kỹ
thuật nuôi cấy mới của khoa Vi sinh nên góp
phần làm tăng tỷ lệ cấy máu dương tính. Trong
những ca cấy máu dương tính, tỷ lệ vi khuẩn
Enterobacter và Klebsiella chiếm tỷ lệ cao nhất
(28,6%), tỷ lệ A. baumannii và Staphylococus như
nhau (14,3%), điều đáng chú ý là vi khuẩn
Burkholderia cũng chiếm tỷ lệ 14,3%, điều này

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

139


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

cũng chú ý cho các bác sĩ lâm sàng là ngoài
những tác nhân vi khuẩn gram (-) hay gram (+)

thường gặp còn có vi khuẩn Burkholderia cũng
chiếm tỷ lệ khá cao và kháng thuốc cũng khá
cao.

Kết quả điều trị
Trong ghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân
điều trị thành công (sống) chiếm 56,2% và có
43,8% bệnh nhân tử vong. Kết quả của chúng tôi
có thấp hơn nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Thanh Nga(9) năm 2013 tại bệnh viện Chợ Rẫy
(51,5%), và thấp hơn tác giả Hoàng Văn Quang(3)
nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115 năm
2010 là 54,8%. Điều này có thể do nghiên cứu của
các tác giả trên đã thực hiện trước kia, vì chúng
tôi mới thực hiện nghiên cứu gần đây, có nhiều
biện pháp điều trị mới hơn như lọc máu liên tục,
kháng sinh mới…nên làm đã làm giảm tỷ lệ tử
vong. So với tác giả Derek C. Angus tại Hoa Kỳ
(2001), tỷ lệ tử vong là 38.4%(1), tác giả Okura tại
Nhật Bản(5), tỷ lệ tử vong là 29,5%, những kết quả
này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, điều này
có thể do Hoa Kỳ và Nhật Bản có điều kiện kinh
tế, dân trí cao hơn và chăm sóc y tế cũng tốt hơn
nước ta nên tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
khác
Kết quả của chung tôi cho thấy nhiệt độ
trung bình là 38,50 ± 1,06 và không có sự khác
biệt về nhiệt độ ở 2 nhóm sống và tử vong (38,51

± 1,10 vs 38,47 ± 1,05, p = 0,92). Số lượng bạch cầu
trung bình là 12,25 ± 5,93 và không có sự khác
biệt giữa 2 nhóm (13,15 ± 7,01 vs 11,09 ± 4,17, p =
0,33). Ta thấy đa số bệnh nhân sốt vừa và số
lượng bạch cầu không tăng cao, có thể vì đối
tượng bệnh nhân đa số là người cao tuổi nên
triệu chứng biểu hiện không điển hình, không
rầm rộ như người trẻ. Nồng độ Procalcitonin
trung bình là 35,21 ± 35,06, không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm (31,92 ± 29,05 vs 39,44 ± 42,34, p =
0,55). Ta thấy có sự gia tăng procalcitonin trung
bình đáng kể nhưng tăng không đồng đều, có
bệnh nhân tăng cao (100ng/ml) nhưng cũng có

140

một số bệnh nhân procalcitonin trong giới hạn
bình thường, phân tích cho thấy procalcitonin
trung bình không có phân phối chuẩn. Nồng độ
Albumin trong máu giảm ở đa số bệnh nhân,
nồng độ Albumin trung bình là 31,01 ± 9,97 và có
sự khác biệt giữa 2 nhóm sống và tử vong (34,38
± 1,03 vs 26,67 ± 8,33, p = 0,02) nhưng sau khi
phân tích hồi qui đa biến thì không có sự khác
biệt giữa 2 nhóm. Người cao tuổi có suy dinh
dưỡng tiềm tàng kèm theo do sự lão hóa theo
thời gian, nên đa số bệnh nhân có giảm nhẹ
Albumin máu.
Điểm APACHE II trung bình chung cả 2
nhóm là 22,69 ± 3,22, có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa 2 nhóm sống và tử vong (21,33 ±
3,71 vs 24,43 ± 1,01, p = 0,005). Điểm SOFA trung
bình chung giữa 2 nhóm 8,28 ± 1,74 và có sự khác
biệt giữa 2 nhóm sống và tử vong (7,06 ± 0,80 vs
9,86 ± 1,29, p = 0,001). Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự như tác giả Hoàng Văn Quang
(APACHE II: 22,8 ± 3,3 vs 24,8 ± 2,7, p = 0,005;
SOFA : 8,0 ± 2,9, p = 0,001)(3), nhưng kết quả của
chúng tôi cao hơn tác giả Phạm Thị Ngọc Thảo(7),
(APACHE II: 22,75 ± 8,89), điều này có thể do tác
giả Phạm Thị Ngọc Thảo nghiên cứu trên đối
tượng bao gồm nhiễm khuẩn huyết và sốc
nhiễm khuẩn, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết thì
không nặng nề như bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
vì thế điểm APACHE thấp hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số tạng
suy trung bình 2,88 ± 1,28 tạng, và nhóm bệnh
nhân tử vong có số tạng suy nhiều hơn, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (2,33 ± 1,02 vs 3,57 ± 1,28,
p = 0,005). Kết quả của chúng tôi thấp hơn tác giả
Hoàng Văn Quang(3), số tạng suy trung bình 3,6 ±
1,1, nhóm sống 2,9 ± 0,9 và nhóm tử vong 4,2 ±
0,9, p = 0,001, điều này là do tác giả Hoàng Văn
Quang chỉ nghiên cứu trên đối tượng sốc nhiễm
khuẩn có suy đa tạng, nên số tạng suy nhiều hơn
kết quả của chúng tôi.
Số loại vận mạch sử dụng trong nghiên cứu
của chúng tôi là 1,66 ± 0,74 loại, thấp nhất 1 loại,
cao nhất 4 loại, và có sự khác biệt về số loại vận
mạch sử dụng giữa 2 nhóm sống và tử vong, sự


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
khác biệt có ý ngĩa thống kê (1,22 ± 0,42 vs 2,21 ±
0,69, p = 0,001). Nhóm bệnh nhân tử vong sử
dụng nhiều loại vận mạch hơn nhóm sống.
Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm và chỉ khảo
sát liều vận mạch Noradrenalin vì gần như đây
là thuốc vận mạch sử dụng đầu tay trong đa số
bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Kết quả cho thấy
liều Noradrenalin trung bình chung là 0,40 ± 0,32
mcg/kg/phút, trung bình liều Noradrenalin ở
nhóm tử vong liều cao hơn nhóm sống và sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,19 ± 0,06 vs 0,68
± 0,30, p = 0,001). Sau khi phân tích hồi qui đa
biến, chỉ có điểm APACHE II, SOFA, số tạng suy
và liều vận mạch Noradrenalin là có sự khác biệt
giữa 2 nhóm sống và tử vong. Trên nhóm tử
vong có điểm APACHE II trung bình và điểm
SOFA trung bình cao hơn nhóm sống, tương tự
số tạng suy và liều Noradrenalin sử dụng ở
nhóm tử vong cũng cao hơn nhóm sống, tất cả
sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN
Nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn từ
đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), có
15,6% trường hợp không rõ đường vào. Tỷ lệ cấy

máu dương tính chiếm 21,9% trường hợp. Tỷ lệ
tử vong 43,8%. Nhiệt độ trung bình 38,50 ± 1,06,
nhiệt độ trung bình ở nhóm sống 38,51 ± 1,10 và
nhóm tử vong 38,47 ± 1,05, p = 0,92. Số lượng
bạch cầu trung bình 12,25 ± 5,93, ở nhóm sống
13,15 ± 7,01 và nhóm tử vong 11,09 ± 4,17, p =
0,33. Nồng độ Procalcitonin trung bình 35,21 ±
35,06, ở nhóm sống 31,92 ± 29,05 và nhóm tử
vong 39,44 ± 42,34, p = 0,55. Nồng độ Albumin
trung bình chung 31,01 ± 9,97, ở nhóm sống 34,38
± 1,03 và nhóm tử vong 26,67 ± 8,33, p = 0,02. Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm

Nghiên cứu Y học

sống và tử vong sau khi phân tích hồi quy đa
biến đó là điểm APACHE II (21,33 ± 3,71 vs 24,43
± 1,01, p = 0,005), điểm SOFA (7,06 ± 0,80 vs 9,86 ±
1,29, p = 0,001), số tạng suy (2,33 ± 1,02 vs 3,57 ±
1,28, p = 0,005) và liều vận mạch Noradrenalin sử
dụng (0,19 ± 0,06 vs 0,68 ± 0,30, p = 0,001).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


5.

6.

7.

8.

9.

Angus DC, Linde-Zwirble WT, Lidicker J, Clermont G, Carcillo
J, Pinsky MR, et al (2001). “Epidemiology of severe sepsis in the
United States: Analysis of incidence, outcome, and associated
costs of care”. Crit Care Med 2001 Vol. 29, No. 7. 1303-1310
Dellinger RP et al (2012). “Surviving Sepsis Campaign:
International Guidelines for Management of Severe Sepsis and
Septic Shock: 2012”. Critical Care Medicine Journal, volume 41,
number 2. 580-637
Hoàng Văn Quang (2012). “Giá trị tiên lượng tử vong của một
số bảng điểm đánh giá suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn”. Y Học
TP. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản của số , 2012. 167-173
Minne L et al (2008). “Evaluation of SOFA-based models for
predicting mortality in the ICU: A systematic review”. Critical
Care Medicine Journal, volume 12, number 6. 1-13
Oqura H. et al (2014). “Epidemiology of severe sepsis in
Japanese intensive care units: a prospective multicenter study”. J
Infect Chemother, 20 (3) p: 157-162.
Phạm Hiền Anh Thư (2013). “Sự đề kháng kháng sinh của các
tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại bệnh viện

Nhân Dân Gia Định”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh.
Phạm Thị Ngọc Thảo (2010). “Đặc điểm bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ
Rẫy”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản của số 2, 2010.
348-352
Prkno A et al (2013). “Procalcitonin-guided therapy in intensive
care unit patients with severe sepsis and septic shock – a
systematic review and meta-analysis”. Critical Care Medicine
Journal, volume 17, number 6. 2-11
Trần Thị Thanh Nga (2014). “Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn huyết và đề kháng kháng sinh tại khoa Săn sóc đặc biệt
bệnh viện Chợ Rẫy”. Luận văn chuyên khoa cấp 2. Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài báo:

01/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

141




×