Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự tương hợp giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với týp và nồng độ virút Dengue trong sốt xuất huyết Dengue trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.89 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 4 * 2017

Nghiên cứu Y học

04 SỰ TƯƠNG HỢP GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VỚI TÝP VÀ NỒNG ĐỘ VIRÚT DENGUE
TRONG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRẺ EM
Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) nhưng cũng
có nhiều điều chưa sáng tỏ, trong đó có vai trò của virus Dengue (DENV).
Mục tiêu: Xác định sự tương hợp giữa triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với týp và nồng độ DENV trong
SXHD.
Phương pháp: Đoàn hệ tiền cứu.
Kết quả: Có 481 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu và các kết quả ghi nhận: cao nhất là nhiễm DENV-1
(44,7%). Khả năng vào sốc của bệnh nhân nhiễm DEN-2 và DEN-1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các týp
khác. Nồng độ virus Dengue giảm dần theo ngày sốt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ
DENV, tình trạng sơ nhiễm-tái nhiễm trong nhóm SXHD không sốc và có sốc.
Kết luận: Týp virus DENV có ý nghĩa tiên lượng sốc SXHD, không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ virus
Dengue với các triệu chứng lâm sàng và cận lậm sàng được khảo sát.
Từ khóa: Sự tương hợp, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, týp, nồng độ virus Dengue, sốt xuất huyết
Denge.

ABSTRACT
THE CORELATION OF CLINICAL AND SUBCLINICAL PRESENTATIONS
WITH DENGUE SEROTYPES AND PLASMA VIRAL LOAD IN DENGUE HEMORRHAGIC FEVER
IN CHILDREN
Tran Thanh Hai, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 4 - 2017:
Background: There have been numerous studies on Dengue hemorrhagic fever (DHF) patients; however,


various issues of this disease have remained unclear including the characteristics of dengue virus (DENV).
Objective: Determine the correlation of clinical and subclinical presentations with dengue serotypes and
plasma viral load.
Methods: Prospective cohort.
Results: This study selected 481 patients who suffer fever less than 72 hours. The result presents the patients
with DENV-1 infection were highest (44.7%). The progression of disease to DSS of DENV-2 and DENV-1 infected
patients were significantly higher than the other serotypes (DENV-3 and DENV-4). There was not the statistically
differences between DENV viremia in non- shock DHF and DSS groups.
Conclusions: Dengue serotypes could be utilized for the prognosis of DSS and DENV. There was no
corelation of dengue plasma viral load with clinical and subclinical presentations in this study.
Keywords: Correlation, clinical, subclinical presentations, Dengue serotypes, plasma viral load, Dengue
hemorrhagic fever (DHF).
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang,
Tác giả liên lạc: PGS TS Tạ Văn Trầm,

**

Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
ĐT: 0913771779

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017

Email:

39


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh
nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra và truyền
cho người qua muỗi Aedes, chủ yếu là muỗi vằn Aedes
Aegypty. Trên lâm sàng, bệnh SXHD có khuynh
hướng vào sốc giảm thể tích do thất thoát huyết tương
kèm theo rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng
và tử vong. SXHD là vấn đề y tế quan trọng ở các
nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (TCYTTG), có khoảng 2,5 – 3 tỷ người
thuộc hơn 100 quốc gia có nguy cơ nhiễm virus
Dengue. Hằng năm, có khoảng 20 triệu người nhiễm
dengue dẫn đến khoảng 24.000 trường hợp tử
vong(2,10).
Chẩn đoán lâm sàng và điều trị SXHD đã được
TCYTTG chuẩn hóa và hoàn thiện dần bằng phác đồ.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp SXHD tử vong.
Theo y văn, có một số nghiên cứu về các yếu tố liên
quan đến độ nặng và tử vong trong SXHD như độc
lực virus, tình trạng sơ nhiễm – tái nhiễm, yếu tố cơ
địa (tuổi, tình trạng dinh dưỡng, giới,…), do bệnh
nặng (xuất huyết tiêu hóa, suy gan, toan chuyển
hóa,…), do xử trí (phát hiện trễ, điều trị muộn, xử trí
không thích hợp, theo dõi không sát)(2,3,6,8). Sự hiểu
biết được những yếu tố liên quan này góp phần quan
trọng trong việc xử trí và cải thiện điều trị, tiên lượng
SXHD. Các nghiên cứu tiền cứu ở Châu Mỹ Latinh và
Đông Nam Á đã kết luận hầu hết các trường hợp sốc
SXHD đều liên quan đến các đáp ứng miễn dịch thứ

phát. Các yếu tố như virus hoặc cơ địa bệnh nhân
cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần vào những thể
bệnh nặng. Lượng virus trong cơ thể có lẽ cũng quan
trọng vì nồng độ virus ở những trường hợp sốc SXHD
Cỡ mẫu
Được xác định theo công thức:

Z
n 

1  2

Trong đó:

( 2 p (1  p )  Z 1  

thường cao. Ở một số nước, độc lực virus khác nhau
được xem như là thủ phạm gây nên những hậu quả
khác nhau(1,9). Hiểu được sự liên quan giữa cơ thể
người bệnh và virus cũng như các yếu tố về miễn dịch
sẽ góp phần quan trọng trong tiên lượng bệnh nhân
SXHD. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu xác
định về sự tương hợp giữa sự thay đổi týp và nồng độ
virus Dengue với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng trong SXHD ở trẻ em. Đây là một vấn đề mới
quan trọng trong lĩnh vực chẩn đoán và xử trí căn
bệnh có khả năng gây tử vong này.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp đoàn hệ tiền cứu

Dân số nghiên cứu
Tất cả trẻ em được chẩn đoán SXHD nhập Khoa
Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong thời gian từ
tháng 12/2007 đến tháng 11/2014.

Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân nhập Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa
Tiền Giang được sự đồng ý của gia đình về việc tham
gia nghiên cứu, có tiền sử sốt ít hơn 72 giờ và được
bác sĩ điều trị nghĩ nhiều là bệnh SXHD với các tiêu
chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới (2009)(11) và Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD của Bộ Y tế (2011).
Tiêu chí loại trừ
Các trẻ bị SXHD có kèm theo các bệnh lý khác
như suy gan, suy thận, hội chứng thận hư, suy tim, tim
bẩm sinh…hoặc không được sự đồng ý của gia đình
bệnh nhân.

p 1 (1  p 1 )  p 2 (1  p 2 )



2

( p1  p 2 ) 2

p 


( p1 p 2 )
2

- Độ tin cậy mong muốn được chọn là 95%

- : sai lầm loại 1 là 0,05  Z(1-/2) = 1,96

- : sai lầm loại 2, =10%  Z1 -  = 1,28
- P2: xác suất sốc SXHD ở nhóm không nhiễm týp DENV đó

- P1: xác suất sốc SXHD ở nhóm nhiễm một týp DENV

Theo báo cáo của Bộ Y tế về týp virus Dengue
phân lập được trong năm 2001 ở các tỉnh phía Nam,
ghi nhận như sau:

Bảng 1: Týp vi rút Dengue phân lập được trong năm
2001 ở các tỉnh phía Nam(2)

40

Týp virus Dengue
Phân độ nhiễm
Tổng
DENV
DENV-1 DENV-2 DENV-3 DENV-4 cộng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 4 * 2017
Sốt Dengue
SXHD độ I - II
SXHD độ III - IV
Tổng cộng

01
01
01
03

11
09
13
33

06
03
01
10

25
11
02
38

43
77
24
17 17

94 94

Từ đó cỡ mẫu được tính như sau:
Bảng 2: Kết quả các nghiên cứu về mối liên quan
giữa sốc SXHD và týp DENV
Týp DENV
được khảo sát
DENV-1
DENV-3
DENV-4

Tỷ lệ sốc/Týp
DENV được khảo
sát (p1)
1/94 (0,01)
1/94 (0,01)
2/94 (0,02)

Tỷ lệ sốc/Týp DENV
không được khảo sát
(p2)
16/94 (0,17)
16/94 (0,17)
15/94 (0,16)

N
65
65
66


Vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu cho mỗi nhóm nhiễm
DENV-là 66, tổng cộng N=264.

Phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS 16.0 for Window

KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Từ 12/2007 đến 11/2014 có 481 bệnh nhân trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang được xác định mắc SXHD đạt
điều kiện được đưa vào nghiên cứu, các kết quả ghi
nhận được như sau:

Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm
sàng
Triệu chứng và ngày xuất hiện
Không nôn
Có nôn
Nôn ói
- Ngày 1
- Ngày 2
- Ngày 3
Không đau bụng
Có đau bụng
- Ngày 2
Đau bụng
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5

Không có
Có xuất huyết dưới da
- Ngày 2
Xuất huyết
dưới da
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
Không có
Có xuất huyết niêm mạc
Xuất huyết
niêm mạc
- Ngày 2
- Ngày 3

Số lượng
288
193
21
64
108
339
142
40
59
26
17
296
185
31

91
41
22
295
186
39
93

Tỉ lệ %
59,9
40,1
4,4
13,3
22,4
70,5
29,5
8,3
12,3
5,4
3,5
61,5
38,5
6,4
19,0
8,5
4,6
61,3
38,7
8,1
19,4


Nghiên cứu Y học

Triệu chứng và ngày xuất hiện
- Ngày 4
- Ngày 5
Nhiệt độ trung bình
Ngày nhiệt độ cao nhất
- Ngày 1
- Ngày 2
Nhiệt độ
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6
Không có
Có gan to
- Ngày 3
Gan to
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6
Không có
Có sốc
- Ngày 3
Sốc
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6


Số lượng Tỉ lệ %
31
6,4
23
4,8
38,62 ± 0,66
481
100
22
4,6
166
34,5
217
45,1
41
8,5
14
2,9
21
4,4
383
79,6
98
20,4
16
3,3
38
7,9
31
6,5

13
2,7
457
95,0
24
5,0
02
0,4
11
2,3
10
2,1
01
0,2

Có 40,1% bệnh nhân có triệu chứng nôn ói, trong
đó nhiều nhất là bắt đầu nôn từ ngày thứ 3 của bệnh
(22,4%).
Có 29,5% bệnh nhân có đau bụng, cao nhất là vào
ngày 3 của bệnh chiến 12,3%.
Có 38,5% bệnh nhân có xuất huyết dưới da, triệu
chứng này cũng bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 3 của
bệnh, chiếm 19%.
Có 38,7% bệnh nhân có xuất huyết niêm mạc,
triệu chứng này cũng bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 3
của bệnh, chiếm 19,4%.
Có 20,4% bệnh nhân có gan to, xuất hiện triệu
chứng này nhiều nhất là vào thứ 4 của bệnh (7,9%).
Tỉ lệ bệnh nhân SXHD không sốc (95%) cao hơn
nhiều tỉ lệ bệnh nhân SXHD có sốc (5%), trong đó

chủ yếu sốc vào ngày 4 và 5 của bệnh chiếm tỉ lệ lần
lượt là 2,3% và 2,1% Như vậy, tỉ lệ sốc SXHD của
chúng tôi là thấp nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Hùng trên 62 trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi bị
SXHD gồm SXHD không sốc (độ II) 69,3% và sốc
SXHD (độ III 15 ca, độ IV 4 ca) 30,7%(6).

Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 5: Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cận lâm
sàng
Đặc điểm và thời gian
Trung bình:
Số lượng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017

Số lượng
Tỉ lệ %
4,718 ± 1,963/mm3

41

Comment [HNH1]: Không có bảng 3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm và thời gian
Bạch cầu

Ngày có số lượng BC
thấp nhất
thấp nhất

AST cao
nhất

ALT cao
nhất

Số lượng
tiểu cầu
thấp nhất

Hct cao
nhất

- Ngày 2
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6
- Ngày 7
Trung bình
Ngày có AST cao nhất
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
Trung bình
Ngày có ALT cao nhất

- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
Trung bình
Ngày có số lượng tiểu cầu
thấp nhất
- Ngày 2
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6
- Ngày 7
Trung bình
Ngày có Hct cao nhất
- Ngày 2
- Ngày 3
- Ngày 4
- Ngày 5
- Ngày 6
- Ngày 7

Số lượng

Tỉ lệ %

481

100

60

12,5
76
15,8
105
21,8
102
21,2
84
17,5
54
11,2
68,58 ± 9,0 U/L
481
100
31
6,4
198
41,2
252
52,4
40,61 ± 7,17 U/L
481
100
31
6,4
198
41,2
252
52,4
80.190 ± 33.905/mm3

481

100

11
2,3
12
2,5
84
17,5
143
29,7
181
37,6
50
10,4
42,86 ± 4,3 %
481
100
13
2,7
83
17,3
131
27,2
160
33,3
83
17,3
11

2,3

Số lượng Bạch cầu thấp nhất trung bình là 4,718 ±
1.963/mm3, phần lớn bệnh nhân có số lượng bạch cầu
thấp nhất vào ngày 4 và ngày 5 của bệnh.
Nồng độ AST cao nhất trung bình là 68,58 ± 9,0
U/L. Trong đó phần lớn bệnh nhân có nồng độ AST
cao nhất vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh, chiếm 93,6%.
Nồng độ ALT cao nhất trung bình là 40,61 ± 7,17
U/L. Trong đó phần lớn bệnh nhân có nồng độ AST
cao nhất vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh, chiếm 93,6%.
Số lượng tiểu cầu thấp nhất trung bình là 80,190 ±
33,905/mm3, phần lớn bệnh nhân có số lượng tiểu cầu
thấp nhất vào ngày 4, ngày 5 và ngày 6 của bệnh.
Nồng độ Hct cao nhất trung bình là 42,86 ± 4,3 %.
Trong đó phần lớn bệnh nhân có nồng độ AST cao

42

nhất vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh, tiếp đó là vào ngày
3 và ngày 6.

Phân bố bệnh nhân theo týp virus Dengue
Bảng 6: Phân bố bệnh nhân theo týp virus Dengue
Týp virus Dengue
DENV-1
DENV- 2
DENV-3
DENV-4
Tổng cộng


Số lượng
215
92
61
113
481

Tỉ lệ %
44,7
19,1
12,7
23,5
100

Phân bố bệnh nhân theo type DENV: cao nhất là
DENV-1 (44,7%), tiếp theo là DENV-4 (23,5%),
DENV-2 (19,1%) và thấp nhất là DENV-3 (12,7%).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn(4), tỉ lệ
DENV-1 62,8%; DENV-2 27,4%, DENV-3 8,8% và
DENV-4 0,9%. Có thể thấy rằng DENV-1 là type
huyết thanh gây bệnh chiếm ưu thế, tương tự trong
nghiên cứu của Anusyah Rathakrishnan(7) và DENV-4
vẫn là týp huyết thanh có tần suất lưu hành tương đối
thấp ở khu vực phía Nam(2,10).

Nồng độ virus Dengue đo được
Bảng 7: Nồng độ virus Dengue đo được.
Đặc điểm
Trung bình


Trung bình
p
3,5 x 108
Ngày 1
9,4 x 108
Theo ngày sốt
Ngày 2
4,5 x 108
0,01
Ngày 3
1,5 x 108
Nồng độ
3,2 x 108
Tình trạng nhiễm Sơ nhiễm
DENV
0,513
DENV
Tái
nhiễm
3,7 x 108
(copies/ml)
8
DENV-1
4,6 x 10
DENV-2
1,4 x 108
Theo týp virus
0,645
DENV-3

8,4 x 108
DENV-4
0,5 x 108

Nồng độ DENV trung bình trong ngày đầu nhập
viện của bệnh nhân là 3,5 x 108 (copies/ml)
Không có sự khác biệt về nồng độ DENV khi so
sánh các týp virus với nhau (p=0,645), cao nhất là
trong nhiễm DENV-3 và thấp nhất là trong nhiễm
DENV-4.
Nồng độ DENV trung bình là khác nhau theo thời
gian nhiễm DENV, trong đó nồng độ cao nhất vào
ngày 1 của sốt, trong sốt ngày 2 và ngày 3 thi nồng độ
virus máu giảm dần và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p=0,01.
Nồng độ DENV trung bình trong các trường hợp
tái nhiễm DENV (3,7 x 108 copies/ml) cao hơn các
trường hợp sơ nhiễm (3,2 x 108 copies/ml), nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,513).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 4 * 2017

Nghiên cứu Y học

Sự tương hợp giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với týp và nồng độ virus Dengue
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với týp và nồng độ virus Dengue
Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với týp virus Dengue

Týp virus DENV1
2
3
4
Tổng cộng

n
%
n
%
n
%
n
%
n
%


Không

Không

Không

Không

Không

Không
88

127
65
150
110
105
114
101
45
170
14
201
45,6% 44,1% 45,8% 44,2% 59,1% 35,6% 61,6% 34,1% 45,9% 44,4% 58,3% 44,0%
33
59
28
64
31
61
30
62
18
74
8
84
17,1% 20,5% 19,7% 18,9% 16,7% 20,7% 16,2% 20,9% 18,4% 19,3% 33,3% 18,4%
23
38
21
40
43

18
40
21
8
53
1
60
11,9% 13,2% 14,8% 11,8% 23,1% 6,1% 21,6% 7,1%
8,2% 13,8% 4,2% 13,1%
49
64
28
85
2
111
1
112
27
86
1
112
25,4% 22,2% 19,7% 25,1% 1,1% 37,6% 0,5% 37,8% 27,6% 22,5% 4,2% 24,5%
193
288
142
339
186
295
185
296

98
383
24
457
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Không tìm thấy sự tương quan giữa týp virus
DENV với triệu chứng nôn, đau bụng, gan to trong
bệnh SXHD ở trẻ em (với p>0,05).
Nhóm triệu chứng xuất huyết dưới da và xuất
huyết niêm mạc, chúng tôi ghi nhận chiếm tỉ lệ cao
nhất ở nhóm bệnh nhân nhiễm DENV-1, tiếp theo là
nhóm bệnh nhân nhiễm DENV-3 và DENV-2, thấp
nhất là bệnh nhân nhiễm DENV-4. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p=0,01.
Bảng 9: Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và
nồng độ virus Dengue
Lâm sàng

n


Nôn
Không

Đau bụng
Không

XH niêm
mạc

Không

XH dưới
da
Không

Gan to
Không

Sốc
Không

193
288
142
339
186
295
185
296
98
383
24
457

Nồng độ virus DENVtrung bình (copies/ml)
2,80x108
4,19x108
2,65x108
4,05x108

5,27x108
2,60x108
4,72x108
2,95x108
6,77x108
2,83x108
3,44x108
3,64x108

p
0,18
0,52
0,19

0,38
0,34
0,96

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các týp
DENV với nhóm SXHD không sốc và SXHD có sốc
(p=0,027<0,05). Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân
nhiễm DENV-1 và DENV-2 có tỉ lệ vào sốc cao hơn
týp còn lại, đặc biệt là DENV-2. Điều này tương tự
như trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn(6) ghi
nhận tỉ lệ các trường hợp vào sốc xảy ra ở nhóm
nhiễm DENV-2 nhiều và nặng hơn so với nhóm
nhiễm DENV-1.

Nồng độ DENV trung bình của bệnh nhân SXHD
có nôn, có đau bụng thấp hơn trong bệnh nhân SXHD

không có nôn, không có đau bụng, nhưng sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p=0,18 và p=0,52.
Nồng độ DENV trung bình của bệnh nhân SXHD
có xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da, gan to
cao hơn trong bệnh nhân SXHD không có các biểu
hiện trên, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.
Nồng độ DENV trung bình của bệnh nhân sốc
SXHD thấp hơn trong bệnh nhân không sốc SXHD,
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
p=0,96. Nghiên cứu của Houghton(4) trên một nhóm
38 bệnh nhân bị SXHD và sốt Dengue cũng cho thấy
nồng độ virus máu là không thể phân biệt giữa các
trường hợp SXHD nhẹ và nặng.

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với týp và
nồng độ virus Dengue.
Bảng 10: Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng
với týp virus Dengue
Cận lâm
Týp
sàng
DENVSố lượng
1
BC nhỏ
2
3
nhất (/mm )
3
4

1
Nồng độ
2
AST lớn
3
nhất(U/L)
4
1
Nồng độ
2
ALT lớn
3
nhất (U/L)
4

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017

N

Trung bình

215
92
61
113
215
92
61
113
215

92
61
113

4,527
4,318
5,195
5,149
65,847
75,185
80,492
61,982
40,330
41,793
50,295
34,947

Độ lệch
chuẩn
2,4858
1,7584
2,4475
2,0328
64,9778
70,3643
58,9648
33,4883
53,3388
65,4404
11,9715

37,8703

p
0,01

0,38

0,50

43


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học
Cận lâm
sàng

Týp
DENV1
Số lượng
2
TC nhỏ
3
nhất (/mm3)
4
1
2
Hct cao
nhất (%)

3
4

N

Trung bình

215
92
61
113
215
92
61
113

77,89
73,61
83,26
88,27
43,265
43,957
42,328
41,504

Độ lệch
chuẩn
36,749
30,947
31,309

30,438
4,4113
4,3041
3,7891
4,0114

p

AST và ALT trong bệnh SXHD ở trẻ em (với
p>0,05).

Về nồng độ virus Dengue
0,01

0,01

Số lượng bạch cầu, tiểu cầu trung bình thấp nhất ở
bệnh nhân nhiễm DENV-2, tiếp theo là nhóm nhiễm
DENV-1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,01).
Hct trung bình cao nhất ở nhóm nhiễm DENV-2,
tiếp theo là nhóm nhiễm DENV-1. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p=0,01).
Không ghi nhận sự tương quan giữa nồng độ
AST, ALT cao nhất giữa các nhóm bệnh nhân nhiễm
các týp virus DENV- khác nhau.

Không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ virus
Dengue với các triệu chứng lâm sàng và cận lậm sàng
được khảo sát.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

KẾT LUẬN
6.

Về týp virus Dengue
+ Khả năng vào sốc của bệnh nhân nhiễm DEN-2
và DEN-1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các týp
khác.
+ Nhóm triệu chứng xuất huyết dưới da và xuất
huyết niêm mạc, chúng tôi ghi nhận chiếm tỉ lệ cao
nhất ở nhóm bệnh nhân nhiễm DENV-1, tiếp theo là
nhóm bệnh nhân nhiễm DENV-3 và DENV-2, thấp
nhất là bệnh nhân nhiễm DENV-4. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p=0,01.
+ Số lượng bạch cầu, tiểu cầu trung bình thấp nhất
ở bệnh nhân nhiễm DENV-2, tiếp theo là nhóm nhiễm
DENV-1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,01).
+ Hct trung bình cao nhất ở nhóm nhiễm DENV2, tiếp theo là nhóm nhiễm DENV -1. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p=0,01).

+ Không tìm thấy sự tương quan giữa týp virus
DENV với triệu chứng nôn, đau bụng, gan to, nồng độ

44

7.

8.

9.

10.

11.

Bozza FA, Cruz OG, Zagne SMO (2009), “Multiplex cytokine
profile from dengue patients: MIP-1beta and IFN-gamma as
predictive factors for severity”, Journal of Virology, 76(23), pp.
1242–1249.
Đỗ Quang Hà (2003), Vi rút Dengue và dịch sốt xuất huyết, Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Houghton-Triviño, Salgado, Rodríguez (2010), “Levels of soluble
ST2 in serum associated with severity of dengue due to tumour
necrosis factor alpha stimulation”, Journal of General Virology,
91(3), pp. 697-706.
Nguyễn Minh Tuấn, Lê Bích Liên, Lâm Thị Mỹ, Nguyễn Thanh
Hùng, Simmons Cameron, Wills Bridget (2009), “Đặc điểm sốt xuất
huyết Dengue ở trẻ em theo các týp virus”, Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, tập 13(5), tr. 41-48.
Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Bích Liên, Hà Mạnh

Tuấn, Tạ Văn Trầm, Cameron Simmons, Jeremy Farrar (2012),
“Tình trạng đồng nhiễm các týp siêu vi Dengue và mức độ nặng của
bệnh sốt xuất huyết”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16(2), tr.
168-171.
Nguyễn Thanh Hùng (2004), Đặc điểm lâm sàng, miễn dịch và điều
trị sốt xuất huyết Dengue ở trẻ nhũ nhi, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Rathakrishnan A, Wang SM, Hu Y (2012), “Cytokine Expression
Profile of Dengue Patients at Different Phases of Illness”, PLOS One,
7(12), pp. e52215.
Tạ Văn Trầm (2004), Các yếu tố liên quan đến sốc sốt xuất huyết
Dengue kéo dài ở trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tang Y, Kou Z, Zhang F (2010), “Both Viremia and Cytokine Levels
Associate with the Lack of Severe Disease in Secondary Dengue 1
Infection among Adult Chinese Patients”, PLOS One, 5(12), pp.
e15631.
Vũ Thị Quế Hương, Đặng Anh Tuấn, Vũ Đình Luân, Trần Ngọc
Hữu (2012), “Giám sát dịch tễ học phân tử virus Dengue týp 4 lưu
hành ở khu vực Phía Nam Việt Nam năm 2011”, Y học Thành phố
Hồ Chí Minh, tập 16(2), tr. 191-199.
WHO (2009), Dengue hemorrhagic fever: diagnosis, treatment and
control, Geneva.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

03/5/2017
16/6/2017

10/8/2017

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Nhi Đồng 1 năm 2017



×