Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỉ lệ rối loạn dự trữ sắt và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại phòng khám y học gia đình bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.75 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ RỐI LOẠN DỰ TRỮ SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM Y HỌC GIA ĐÌNH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thảo Tuyết Tâm*, Phạm Lê An*, Phan Chung Thùy Lynh*, Nguyễn Thị Bích Ngọc*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn dự trữ sắt là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật và tử vong
trên toàn thế giới. Thiếu sắt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong chu sinh, phát triển thể chất, tâm thần ở trẻ
nhỏ, giảm thể lực ở người lớn và tình trạng sinh sản kém chất lượng ở phụ nữ. Bên cạnh đó thì tình trạng thừa
sắt cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn dự trữ sắt và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tại phòng khám Y học gia
đình Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích trên 498 bệnh nhân từ
5 tuổi trở lên đến khám tại các phòng khám Y học gia đình Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
10/2016 đến tháng 7/2017. Nhập liệu bằng Epidata 3.1 và phân tích bằng Stata 13.0. Xác định mối liên quan
bằng phép kiểm X2, ngưỡng khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Kết quả: Tỉ lệ thiếu sắt là 8,23%, thừa sắt là 50,8%. Sau khi loại bỏ một số yếu tố có thể gây nhiễu, tỉ lệ thừa
sắt nguyên phát là 5,82%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu sắt với nhóm tuổi, giới tính, chóng
mặt, hoa mắt, chảy máu âm đạo bất thường và tần suất xuất hiện các triệu chứng (p<0,05). Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa sắt với nhóm tuổi, giới tính, nhóm chỉ số khối cơ thể, sử dụng rượu bia
thường xuyên, khó ngủ, tăng lipid máu, tăng men gan, tăng acid uric và đường huyết bất thường (p<0,05). Sau
khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu với phân tích mô hình hồi quy đa biến, yếu tố liên quan độc lập với tình trạng
thiếu sắt là giới tính, chảy máu âm đạo bất thường, với tình trạng thừa sắt là nhóm tuổi, giới tính, khó ngủ, tăng
men gan.
Kết luận: Thực hiện xét nghiệm ferritin tại phòng khám ngoại trú là bước đầu tiên trong tầm soát rối loạn
dự trữ sắt ở phòng khám ngoại trú. Ferritin tăng chỉ là yếu tố gợi ý của tình trạng thừa sắt, cần phải thực hiện
các xét nghiệm chuyên biệt tiếp theo để xác định tình trạng thừa sắt.


Từ khóa: Thiếu sắt, thừa sắt, rối loạn dự trữ sắt.

ABSTRACT
IRON STORAGE DISORDER AND RELATED FACTORS OF PATIENS AT FAMILY MEDICAL CLINIC,
HO CHI MINH CITY, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Tran Thao Tuyet Tam, Pham Le An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 167 - 172
Background: Iron storage disorders are the one of the most important causes of morbidity and mortality
worldwide. Prolonged iron deficiency affects the rate of perinatal mortality, physical and mental development in
young children, physical decline in health among adults and women fertility. Besides, iron overload is not
properly considered.
Objectives: Determining the rate of iron reserve disorder and related factors of patients at family medicine
* Đại Học Y Dược, TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Thảo Tuyết Tâm

Chuyên Đề Nội Khoa

ĐT: 0938077417 Email:

167


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

clinic of Ho Chi Minh City, University of Medicine and Pharmacy.
Method: A cross sectional study involved 498 patients from 5 years old was admitted in family medicine
practical site at University of Medicine and Pharmacy Medical Center at Ho Chi Minh City from October 2016
to July 2017. Database is collected data by Epidata 3.1 and analysed by Stata13 software. X2 test is used to

determine the relationship among variables, allowed threshold p = 0.05.
Results: The rate of iron deficiency is 8.23%, iron overload is 50.8%. After eliminating some of confounding
factors, the iron overload was 5.82%. There was a statistically significant association between iron deficiency with
age group, sex, dizziness, dazzle, abnormal vaginal bleeding and number of symptoms(p<0.05). There was a
statistically significant association between iron overload with age group, sex, body mass index, consumption of
alcohol, difficulty sleep, hyperlipidemia, elevated liver enzymes, elevated uric acid and abnormal blood glucose
levels(p<0.05). Using multivariate logistic regression models for eliminating confounding factors, factors that
associate independently with iron deficiency are sex, abnormal vaginal bleeding, with iron overload are age group,
gender, sleep difficulty, elevation of liver enzymes.
Conclusion: Ferritin test should be used routinely for screening of iron storage in outpatient care. Increased
blood ferritin suggested only iron overload, requiring follow-up tests for accuracy diagnostic.
Keyword: Iron deficiency, iron overload, iron storage disorders.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu

Rối loạn dự trữ sắt bao gồm cả thừa sắt và
thiếu sắt là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây bệnh tật và tử vong trên toàn
thế giới(8,10). Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong chu
sinh, phát triển thể chất và tâm thần ở trẻ nhỏ,
giảm thể lực ở người lớn, gây tình trạng sinh
sản kém chất lượng ở phụ nữ(4). Tại Việt Nam,
thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá thường
gặp khi thực hành lâm sàng, đặc biệt là ở các
phòng khám bệnh ngoại trú. Ngược lại, thừa
sắt cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các
nghiên cứu trước nay được thực hiện tại Việt

Nam chỉ khảo sát về tình trạng thiếu sắt hoặc
thừa sắt trên từng nhóm đối tượng đặc thù. Tại
phòng khám Y học gia đình (YHGĐ), chúng tôi
nhận thấy rối loạn dự trữ sắt không triệu chứng
lâm sàng khá phổ biến, mỗi lứa tuổi khác nhau
sẽ có nguy cơ rối loạn dự trữ sắt khác nhau. Vì
thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đưa
ra các hướng dẫn ban đầu trong vấn đề tầm
soát rối loạn sắt tại các phòng khám YHGĐ, từ
đó đề ra kế hoạch dự phòng theo đúng nguyên
lý của chuyên khoa YHGĐ.

Xác định tỉ lệ rối loạn dự trữ sắt và các yếu tố
liên quan của bệnh nhân đến khám và điều trị tại
phòng khám Y học gia đình Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.

168

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân
tíchtrên 498 bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên đến
khám tại các phòng khám Y học gia đình Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 –
2016 đến tháng 7 – 2017.
Theo tiêu chuẩn của WHO, chẩn đoán
thiếu sắt khi nồng độ ferritin máu <15 ng/ml,
thừa sắt khi ferritin máu>150 ng/ml đối với nữ
hoặc >200 ng/ml đối với nam(16). Tiêu chí loại
ra nếu bệnh nhân không có đủ năng lực, hành

vi và bệnh viêm nhiễm cấp tính hoặc đợt cấp
của bệnh mãn tính.
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và
phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. Số liệu
được mô tả bằng tần số (tỷ lệ %), trung bình
(độ lệch chuẩn) và trung vị (khoảng tứ phân
vị). Để xác định mối liên quan dùng phép
kiểm Chi bình phương (hoặc phép kiểm
Fisher), ngưỡng khác biệt có ý nghĩa thống kê

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
khi p <0,05. Lượng giá mối liên quan bằng PR
với khoảng tin cậy 95%.

KẾT QUẢ

Tần số (%)
Tăng men gan

178 (35,74)

Đường huyết bất thường

71 (14,26)

Tăng acid uric


83 (16,67)

Viêm gan B-C

35 (7,03)

Bệnh đường tiêu hóa

88 (17,67)

Bảng 1. Đặc tính chung của DSNC(N=498)
Nữ
Nam
Tuổi (TB ± ĐLC)
Nhóm tuổi
5 – 17 tuổi
18 – 39 tuổi
40 – 59 tuổi
≥ 60 tuổi
2
Chỉ số BMI (TB ± ĐLC) (kg/m )
Nhóm BMI
Gầy
Bình thường
Thừa cân- béo phì
Sử dụng rượu bia thường xuyên

Tần số (%)
294 (59,04)
204 (40,96)

44,25 ± 15,81

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Nồng độ ferritin trung bình và tình trạng rối
loạn dự trữ sắt(N=498)
Tần số (%)

32 (6,43)
150 (30,12)
237 (47,59)
79 (15,86)
22,5 ± 3,5
64 (12,85)
213 (42,77)
221 (44,38)
74 (14,86)

Nồng độ Ferritin

176 (69 : 344)*

Thiếu sắt

41 (8,23)

Tăng sắt

253 (50,8)


Tăng sắt **(Loại các yếu tố gây nhiễu)

29 (5,82)

*Mô tả bằng trung vị, khoảng tứ phân vị; ** Tăng men gan,
sử dụng rượu bia và thừa cân, béo phì

Bảng 5. Mối liên quan giữa thiếu sắt với tuổi và giới
tính (N=498)
Thiếu sắt

Bảng 2. Các triệu chứng lâm sàng (N=498)

Không(%)

Tần số (%)
Triệu chứng lâm sàng
Đau đầu
84 (16,87)
Chóng mặt
71 (14,26)
Hoa mắt
26 (5,22)
Thiếu tập trung
9 (1,81)
Khó ngủ
73 (14,66)
Chảy máu âm đạo bất thường
50 (17,01)
(N=294)

TC đường tiêu hóa trên
197(39,56)
Tiêu máu
25 (5,02)
Nhóm triệu chứng lâm sàng
0 triệu chứng
175 (35,14)
1 triệu chứng
181 (36,35)
2 triệu chứng
93 (18,67)
≥ 3 triệu chứng
49 (9,84)

Bảng 3. Tiền sử bệnh và các bệnh hoặc rối loạn hiện
mắc(N=498)
Tần số (%)
Tiền sử bệnh
Tim mạch

102 (20,48)

Đái tháo đường

27 (5,43)

Viêm gan B-C

26 (5,22)


Bệnh đường tiêu hóa

72 (14,46)

Các bệnh/rối loạn hiện mắc
Tăng huyết áp

306 (61,45)

Tăng lipid máu

281 (56,43)

Chuyên Đề Nội Khoa

Có (%)

p

Nhóm tuổi
5 - 17

28 (87,5)

4 (12,5)

18 - 39

133(88,67)


17(11,13)

40 - 59

218(91,98)

19 (8,02)

≥ 60

78(98,73)

1(1,27)

0,013*

Giới
Nam

200(98,04)

4(1,96)

Nữ

257(87,41)

37(12,59)

<0,001


*Có tính khuynh hướng giảm

Bảng 6. Mối liên quan giữa thừa sắt với tuổi, giới
tính, chỉ số khối cơ thể (N=498)

5 - 17
18 - 39
40 - 59
≥ 60
Nữ
Nam
Gầy
Bình thường
Thừa cân

Thừa sắt
Không(%)
Có(%)
Nhóm tuổi
31 (96,88)
1 (3,13)
92 (61,33)
58 (38,67)
99 (41,77)
138 (58,23)
23 (29,11)
56 (70,89)
Giới
187 (63,61)

107 (36,39)
58 (28,43)
146 (71,57)
Nhóm chỉ số khối cơ thể
42 (17,14)
22 (8,7)
116(47,35)
97 (38,24)
87 (35,51)
134 (52,96)

P

<0,001*

<0,001

0,003*

*Có tính khuynh hướng tăng

169


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

Bảng 7. Mối liên quan giữa thừa sắt với thói quen
sinh hoạt, triệu chứng lâm sàng

Thừa sắt
Không (%)

Có (%)

Sử dụng rượu bia
thường xuyên

11(4,49)

63(24,9)

Khó ngủ

21(8,57)

52(20,55)

p
<0,001
<0,001

Bảng 8. Mối liên quan giữa thiếu sắt với các triệu
chứng lâm sàng
Thiếu sắt
Không (%)
Có (%)
Chóng mặt
57(12,47)
14 (34,1)

Hoa mắt
18 (3,94)
8 (19,5)
Chảy máu âm đạo 29(11,28)
21 (56,7)
bất thường
(n=294)

p
<0,001
0,001*
<0,001*

* Kiểm định fisher
Bảng 9. Mối liên quan giữa thiếu sắt với tần suất
xuất hiện triệu chứng

0 TC
1 TC
2 TC
≥ 3 TC

Thiếu sắt
Không(%)
Có (%)
Tần suất xuất hiện triệu chứng
169 (36,98)
6 (14,63)
164 (35,89)
17 (41,46)

87 (19,04)
6(14,63)
37 (8,1)
12 (29,27)

p

<0,001*

*Có tính khuynh hướng tăng

Bảng 10. Mối liên quan giữa thừa sắt với các
bệnhhiện mắc
Thừa sắt
Không (%) Có (%)
Tăng lipid máu
119 (48,57) 162 (64,03)
Tăng men gan
33 (15,42) 126 (55,02)
Tăng acid uric máu
19 (7,76) 64 (25,3)
Đường huyết bất thường 22 (8,98) 49 (19,37)

p
0,001
<0,001
<0,001
0,001

Bảng 11. Mô hình đa biến giữa thiếu sắt và các yếu tố

liên quan (N=498)
Giới tính
Chảy máu âm đạo bất thường

p
0,027
<0,001

Bảng 12. Mô hình đa biến giữa thừa sắt và các yếu
tố liên quan (N=498)
Nhóm tuổi
Giới
Khó ngủ
Tăng men gen

170

p
<0,001
<0,001
0,001
<0,001

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu giới tính nữ chiếm đa số
(59,04%), với tỉ lệ nữ : nam tương ứng là 1,44:1,
Võ Thị Anh Thư (2012) 1,1:1(17), Christos Lionis
(2012) 1,52:1(9). Độ tuổi trung bình trong NC
của chúng tôi là 44,25 tuổi, với nhóm tuổi
chiếm nhiều nhất là 40 -59 tuổi và có trung

bình chỉ số khối cơ thể là 22,5. Trong đó, với tỉ
lệ tương ứng của các nhóm thừa cân-béo phì,
bình thường và gầy là 44,38%, 42,77% và
12,85%. Có uống rượu bia thường xuyên
chiếm 14,86%, nghiên cứu của Kim H (2016) có
tỉ lệ sử dụng trung bình-nhiều là 22,6%(7).Về
triệuchứng lâm sàng, có triệu chứng đường
tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ cao nhất (39,56%), kế
đến là đau đầu (16,87%), khó ngủ (14,66%).
Nghiên cứu của tác giả J Stein (2016) có 80%
người bệnh đường tiêu hóa trên(15). Còn lại các
triệu chứng chiếm tỉ lệ thấp như hoa mắt, tiêu
máu và thấp nhất là thiếu tập trung. Về các
tiền sử bệnh của đối tượng NC cho thấy bệnh
tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (20,48%), kế đến
là đái tháo đường và viêm gan siêu vi B-C lần
lượt là 6,43% và 5,22%. Về các bệnh hoặc rối
loạn hiện mắc thì bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ
lệ cao nhất (61,45%), bệnh chuyển hóa (gồm có
1 trong các bệnh tăng lipid máu, đường huyết
bất thường, tăng acid uric) chiếm tỉ lệ 53,41%,
tăng men gen chiếm tỉ lệ 35,89%, viêm gan B-C
chiếm tỉ lệ 17,03% và 17,67% ĐTNC mắc bệnh
đường tiêu hóa.
Trung vị nồng độ ferritin là 176ng/ml, với tỉ
lệ rối loạn ferritin chung là 59%. Nghiên cứu có
tỷ lệ thiếu sắt thấp hơn các nghiên cứu của
Sameer Al Zenki (2017)(14), Ngô Thị Kim Phụng
(2011)(11), thừa sắt cao hơn các nghiên cứu Kim H
(2016)(7), Võ Thị Anh Thư (2013)(17). Về mối liên

quan giữa rối loạn dự trữ sắt với đặc tính mẫu,
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa tình trạng rối loạn dự trữ với nhóm
tuổi, giới tính. Những người tuổi càng lớn càng
có khuynh hướng thiếu sắt giảm đi hay ngược
lại là thừa sắt tăng lên. Điều này có thể được giải
thích rằng, tuổi càng cao thì nhu cầu sắt càng ổn

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
định và càng có nhiều nguy cơ bị thừa sắt do
nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa sắt
tăng lên như các rối loạn chuyển hóa (đái tháo
đường, gout, rối loạn lipid máu), viêm gan B-C.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Dũng (2015) cho
kết quả tương tự(12). Các y văn đều cho thấy tình
trạng thiếu sắt thường xảy ra ở nữ giới, có thể là
do một số yếu tố đặc trưng như tình trạng dinh
dưỡng, mất máu qua kinh nguyệt, thai kì. Tương
tự, tình trạng thừa sắt thường gặp hơn ở nam
giới, có thể là do một số yếu tố đặc trưng như
việc sử dụng nhiều rượu bia, chế độ ăn nhiều
đạm(2). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa thừa sắt với sử dụng rượu bia thường
xuyên và tình trạng khó ngủ (p<0,05). Nghiên
cứu của Kim H (2016) cókết quả tương tự(7).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thiếu sắt với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt

và chảy máu âm đạo bất thường (p<0,05). Điều
này có thể sẽ giúp cho việc dự đoán về tình
trạng thiếu sắt của ĐTNC khi đến khám tại các
phòng khám.
Về mối liên quan giữa rối loạn dự trữ sắt với
các bệnh của đối tượng nghiên cứu cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thừa sắt
với tình trạng tăng lipid máu, tăng men gan,
tăng acid uric máu và đường huyết bất thường
(p<0,05). Tình trạng thừa sắt, tăng lipid máu,
tăng men gan và tăng acid uric thường xuyên đi
kèm với nhau vì đều là các tình trạng rối loạn
chuyển chuyển hóa(3, 6, 7). Một lý do khác, do tình
trạng thừa sắt kéo dài gây lắng đọng sắt ở màng
tế bào dẫn đến tổn thương tế bào, trong đó có tế
bào gan và tuyến tụy, làm tăng sự đề kháng
insulin hoặc rối loạn chức năng sản xuất insulin,
dẫn đến giảm khả năng điều hòa đường huyết.
Nghiên cứu của Kang HT (2012) cho thấy có mối
liên quan giữa thừa sắt với tăng lipid máu (cụ
thể là triglyceride) và đường huyết bất thường(6),
tác giả Phạm Ngọc Hoa (2010)(13) cho thấy mối
liên quan giữa thừa sắt với tăng men gan, còn
Flais J (2017)(1) thì cho thấy mối liên quan giữa
thừa sắt với tăng acid uric.

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học


Sau khi đưa các yếu tố liên quan đơn biến
vào mô hình hồi quy đa biến để kiểm soát các
yếu tố gây nhiễu thì mô hình hồi quy đa biến của
tình trạng thiếu sắt với các yếu tố liên quan là
giới tính (PR=3,51, KTC 95% 1,15 – 10,67), chảy
máu âm đạo bất thường (PR=10,43, KTC 95%
4,84– 21,99). Vậy các yếu tố giới tính, chảy máu
âm đạo bất thường là các yếu tố nguy cơ độc lập
ảnh hưởng đến tình tạng thiếu sắt. Tương tự, mô
hình hồi quy đa biến của tình trạng thừa sắt với
các yếu tố liên quan là nhóm tuổi (PR=2,39, KTC
95% 1,71 – 3,31), giới tính (PR=5,17, KTC 95%
3,13 – 8,5), khó ngủ (PR=3,14, KTC 95% 1,63 –
6,05), tăng men gen (PR=4,13, KTC 95% 2,05 –
6,82). Vậy các yếu tố nhóm tuổi, giới, khó ngủ,
tăng men gan là các yếu tố liên quan độc lập ảnh
hưởng tình trạng thừa sắt.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ thiếu sắt là 8,23%, thừa sắt là 50,8%. Sau
khi loại bỏ một số yếu tố có thể gây nhiễu theo y
văn (tăng men gan, sử dụng rượu bia và thừa
cân, béo phì), tỉ lệ thừa sắt là 5,82%. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu sắt với
nhóm tuổi, giới tính, chóng mặt, hoa mắt, chảy
máu âm đạo bất thường và tần suất xuất hiện các
triệu chứng. Có mối liên quan giữa tình trạng
thừa sắt với các yếu tố nguy cơ như nhóm tuổi,
giới tính, nhóm chỉ số khối cơ thể, sử dụng rượu
bia thường xuyên, khó ngủ, tăng lipid máu, tăng

men gan, tăng acid uric và đường huyết bất
thường. Sau khi đưa các yếu tố liên quan đơn
biến vào mô hình hồi quy đa biến để kiểm soát
các yếu tố gây nhiễu, mô hình hồi quy đa biến
của thiếu sắt với các yếu tố liên quan là giới tính,
chảy máu âm đạo bất thường. Mô hình hồi quy
đa biến của thừa sắt với các yếu tố liên quan là
nhóm tuổi, giới tính, khó ngủ, tăng men gan.
Vậy các yếu tố giới tính, chảy máu âm đạo bất
thường là các yếu tố nguy cơ độc lập ảnh hưởng
đến tình tạng thiếu sắt. Các yếu tố nhóm tuổi,
giới, khó ngủ, tăng men gan là các yếu tố liên
quan độc lập ảnh hưởng tình trạng thừa sắt.

171


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


5.

6.

7.

8.

9.

172

Flais J, Bardou-Jacquet E, Deugnier Y, Coiffier G, Perdriger A,
Chales G, et al. (2017), Hyperferritinemia increases the risk of
hyperuricemia in HFE-hereditary hemochromatosis. Joint Bone
Spine, 84 (3), pp. 293-297
Fonseca C, Marques F, Robalo Nunes A, Belo A, Brilhante D,
Cortez J (2016), Prevalence of anaemia and iron deficiency in
Portugal: the EMPIRE study. Internal medicine journal, 46 (4),
pp. 470 - 478.
GrundyScott M, James I Cleeman, Stephen R Daniels, Karen A
Donato, Robert H Eckel, Barry A Franklin, et al. (2005),
Diagnosis and management of the metabolic syndrome.
Circulation, 112 (17), pp. 2735 - 2752.
HaasJere D, Brownlie T (2001), Iron deficiency and reduced
work capacity: a critical review of the research to determine a
causal relationship. The Journal of nutrition, 131 (2), pp, 676S 690S.
Kagansky N, Levy S, Keter D, Rimon E, Taiba Z, Fridman
Z, Berger D, Knobler H, Malnick S (2004), Serum ferritin and
risk of the metabolic syndrome in US adults. Diabetes care, 27

(10), pp. 2422 - 2428.
Kang HT, Linton JA, Shim JY (2012), Serum ferritin level is
associated with the prevalence of metabolic syndrome in
Korean adults: the 2007–2008 Korean National Health and
Nutrition Examination Survey. Clinica Chimica Acta, 413 (5),
pp. 636 - 641.
Kim H (2016), Associations between Lifestyle Factors and Iron
Overload in Korean Adults. Clinical nutrition research, 5 (4), pp.
270 - 278.
Lee JO, Lee JH (2014), Prevalence and risk factors for iron
deficiency anemia in the korean population: results of the fifth
Korea. National Health and Nutrition Examination Survey. 29 (2),
pp. 224 - 229
Lionis C, Symvoulakis EK, Duijker G, Anastasiou F,
Dimitrakopoulos S, Kladou C, et al. (2012), Reporting new
cases of anaemia in primary care settings in Crete, Greece: a
rural practice study. Asia Pac Fam Med, 11, pp. 4

10.

11.

12.

13.

14.

15.


16.

17.

Mainous AG, Knoll ME, Everett CJ, Matheson EM, Hulihan
MM, Grant AM (2011), Uric acid as a potential cue to screen
for iron overload. J Am Board Fam Med, 24 (4), pp. 415 - 421.
Ngô Thị Kim Phụng (2011), Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai
phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu. Tạp Chí Y học TP. Hồ
Chí Minh, 15 (Phụ bản của số 1), tr. 102 - 106.
Nguyễn Quang Dũng (2015), Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ người H’mông tại một số xã thuộc huyện Bảo
Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí nghiên cứu y học, 96 (4), tr.107 - 113.
Phạm Ngọc Hoa, Hồ Bảo Hoàng, Lương Kim Loan, Phạm
Hữu Trí (2010), Mối tương quan giữa men gan và ferritin trên
bệnh nhân viêm gan siêu vi B, C mạn. Kỷ yếu Hội nghị khoa học
tháng 10/2010_bệnh viện An Giang, tr. 130 - 135.
Robalo Nunes A, Fonseca C, Marques F, Belo A, Brilhante D,
Cortez J (2017), Prevalence of anemia and iron deficiency in
older Portuguese adults: An EMPIRE substudy. Geriatr
Gerontol Int,17(11), pp. 95 - 101.
Stein J, Connor S, Virgin G, Ong DE, Pereyra L (2016), Anemia
and iron deficiency in gastrointestinal and liver conditions.
World journal of gastroenterology, 22 (35), pp. 7908.
United Nations Children's Fund (UNICEF) (2001), Iron
deficiency anaemia: assessment, prevention and control. A guide for
programme managers, WHO/NHD/01.3, pp. 33 - 45. Geneva,
Switzerland: World Health Organization.
Võ Thị Anh Thư (2013), Khảo sát tình trạng chuyển hóa sắt và mối
quan hệ với mức độ tổn thương gan trên bệnh nhân bệnh gan mạn

tính tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, 4 (17), tr. 406 - 411.

Ngày nhận bài báo:

19/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

Chuyên Đề Nội Khoa



×