Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.69 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI MẮC HỘI
CHỨNG RUỘT NGẮN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Vũ Ngọc Hà1, Lưu Thị Mỹ Thục2, Lê Thị Hương1
1

Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội;
2
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu mô tả trên một loạt ca bệnh gồm 30 trẻ dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột điều trị tại khoa
Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trương ương. Kết quả cho thấy: Hội chứng ruột ngắn (HCRN) chủ yếu ở nhóm
trẻ ≤ 6 tháng tuổi (70%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 6-12 tháng (23,3%) và thấp nhất ở nhóm tuổi ≥ 12 tháng
(6,7%). Nguyên nhất thường gặp nhất dẫn đến HCRN là tắc ruột sơ sinh và viêm ruột hoại tử (36,7% và
33,3%), teo ruột (10,0%), xoắn ruột (13,3%) và vô hạch đại tràng thấp nhất là 2 trường hợp với 6,7%.
Trẻ HCRN có tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (90%) và hầu hết trẻ có mức độ
SDD nặng với thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm, lần lượt là (67,7%), (63,3%), (56,7%). Tỷ lệ thiếu
Vitamin D rất cao với 83,3%; thiếu canxxi toàn phần và canxi ion (23,3 và 30 %). Số trẻ thiếu magie, thiếu
sắt, thiếu kẽm trong máu lần lượt là 40,0%; 30%; 33,3%. Thiếu kẽm là thấp nhất với 3 trẻ, chiếm 10,0%.
TỪ KHÓA: Trẻ em, suy dinh dưỡng, viêm ruột hoại tử, hội chứng ruột ngắn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ruột ngắn (HCRN) là sự mất
(bẩm sinh hoặc mắc phải) của đoạn ruột non
dẫn đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng
trong ruột không đủ [1]. Ngày nay, nhờ có các
dịch nuôi ăn tĩnh mạch (PN) và các sản phẩm
nuôi dưỡng đường ruột (EN) nên tỷ lệ sống
của bệnh nhi HCRN ngày càng được cải thiện
đáng kể trong 3 thập kỷ từ 53% lên 94% và



nặng. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần
làm tăng tỷ lệ biến chứng, bệnh tật và tử vong
ở bệnh nhi HCRN như độ dài của ruột còn lại,
sự có mặt của van hồi manh tràng, tình trạng
nhiễm khuẩn, kết quả, biến chứng của PN.
Trẻ em bị hội chứng ruột ngắn có nguy cơ
rất cao thiếu các chất dinh dưỡng. Trong giai
đoạn chuyển tiếp từ nuôi dưỡng tĩnh mạch

89,7% trẻ HCRN sống > 15 [2]. Trẻ mắc HCRN
thường cần hỗ trợ PN trong thời gian dài, nên
làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng (nhiễm khuẩn huyết),
ứ mật và đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng do
thiếu các chất dinh dưỡng (hậu quả của suy
giảm chức năng ruột sau cắt bỏ đoạn ruột). Tỷ
lệ tử vong cao ở trẻ bị HCRN có kết hợp SDD

sang giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột có ít
nhất 33% thiếu vitamin, 77% thiếu chất khoáng
[1]. Sau giai đoạn chuyển tiếp đến giai đoạn
nuôi dưỡng đường ruột hoàn toàn, nguy cơ
thiếu vi chất càng tăng cao, các vi chất thiếu
hay gặp nhất là vitamin D, kẽm, sắt. Thiếu các
vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) cũng
rất hay gặp ở bệnh nhân ruột ngắn do kém hấp
thu chất béo. Thiếu vitamin K có nguy cơ cao
hơn ở những trẻ không còn đại tràng và sử
dụng kháng sinh. Kém hấp thu chất béo cũng
làm cản trở hấp thu Ca, kết hợp với tình trạng


Địa chỉ liên hệ: Vũ Ngọc Hà, Bộ môn Dinh dưỡng
và ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/03/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

68

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thiếu vitamin D lại làm cho tình trạng thiếu hụt
Ca phổ biến và trầm trọng . Ngoài ra, bệnh nhi
HCRN còn có thiếu các chất dinh dưỡng khác
như: thiếu sắt, thiếu kẽm, đồng, Selen do tình
trạng kém hấp thu tại ruột [3]. Do khả năng
hấp thu kém vitamin và khoáng chất xảy ra
với sự cắt bỏ đường ruột , tình trạng vi chất
dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng xấu đến sự
thích nghi của đường tiêu hóa. So với 30 năm
trước, sự phát triển của nuôi ăn tĩnh mạch và
đường tiêu hoá trên thế giới giúp cải thiện tiên
lượng bệnh nhiều [1]. Tuy nhiên, việc chăm
sóc, điều trị bệnh nhân HCRN rất phức tạp
và tốn kém. Tại Việt nam, các công trình tổng
kết về HCRN còn rất ít, đặc biệt là các nghiên
cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
mắc HCRN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột
ngắn tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2018 - 2019.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
30 trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán xác định
hội chứng ruột ngắn và được điều trị tại khoa
Dinh dưỡng, Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Trẻ được chẩn đoán xác định HCRN gồm
ít nhất một trong các tiêu chuẩn [1]:
+ Dựa vào chiều dài của đoạn hỗng hồi
tràng còn lại sau phẫu thuật: Bị phẫu thuật cắt
bỏ ít nhất 70% độ dài đoạn ruột non theo lứa
tuổi
+ Dựa vào chức năng ruột sau phẫu thuật:
Trẻ cần hỗ trợ nuôi dưỡng tĩnh mạch ít nhất 42
ngày sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột.
- Trẻ đang được quản lý bởi khoa Dinh
Dưỡng, Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Các bệnh
nhân được theo dõi trong suốt thời gian nằm
viện.
TCNCYH 120 (4) - 2019

Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Có các bệnh lý đường ruột mạn tính kèm

theo: viêm ruột mạn tính, Crohn….
- Bệnh nhân có các rối loạn chuyển hóa,
bệnh lý mạn tính khác như suy thận, xơ gan…
- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ dữ liệu.
- Các bệnh lý đi kèm đòi hỏi phải nuôi
dưỡng tĩnh mạch dài ngày như tim bẩm sinh
phức tạp, tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, u
vùng hầu họng không nuốt được v..v
2. Phương pháp
Thời gian tiến hành: Từ tháng 7/2018 đến
tháng 3/2019.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên
một loạt ca bệnh.
Cỡ mẫu: Thu thập được tất cả 30 bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian
nghiên cứu.
Phương pháp chọn cỡ mẫu: Chọn mẫu có
chủ đích, là tất cả bệnh nhi bị HCRN ≤ 5 tuổi
đang điều trị nội trú tại khoa Dinh Dưỡng, Bệnh
Viện Nhi Trung ương. Các bệnh nhân được
theo dõi trong suốt thời gian nằm viện.
Phương pháp thu thập, đánh giá và xử lý
số liệu:
Các thông tin thu thập gồm các thông tin về
nhân khẩu học của trẻ và gia đình gồm: tuổi,
giới, địa chỉ, dân tộc. Tiền sử sản khoa (tuổi
thai, cân nặng lúc sinh).
Đánh giá TTDD
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (Cân nặng/tuổi
- CN/T). Suy dinh dưỡng thể thấp còi (Chiều

cao/tuổi - CC/T). Suy dinh dưỡng thể gày còm
(CN/CC - Cân nặng/chiều cao). WHO (2006)
dựa vào điểm ngưỡng < - 2SD so với quần thể
tham chiếu, để có thể chia thành các mức độ
sau đây:
• Từ - 2SD đến - 3SD: Thiếu dinh dưỡng
vừa
69


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
• Từ - 3SD đến - 4SD: Thiếu dinh dưỡng
nặng
• ≥ - 2 SD : Không suy dinh dưỡng
Xác định cân nặng: Cân trẻ bằng cân điện
tử SECA với độ chính xác 10g. Cân được kiểm
tra và hiệu chỉnh trước khi sử dụng.
Xác định chiều cao đứng/chiều dài nằm:
Dùng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1
cm để đo.
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần
mềm Statistical Package for Social Sciences
(SPSS 20.0).

Số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng
phần mềm Anthro của WHO 2006.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu và gia
đình hoàn toàn tự nguyện sau khi được giải
thích rõ ràng về mục đích và nội dung của

quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu được thông
qua xét duyệt đề cương của trường ĐH Y Hà
Nội và Hội đồng đạo đức của Bệnh Viện Nhi
Trung Ương theo quyết định số 200/BVNTUVNCSKTE ngày 21/2/2019.

III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 30)
Đặc điểm
Giới

Nhóm tuổi

Tiền sử sản khoa

n

%

Nam

19

63,3

Nữ

11

36,7


≤ 6 tháng

21

70,0

6 - 12 tháng

7

23,3

≥ 12 tháng

2

6,7

Đủ tháng

16

53,3

Thiếu tháng

14

46,7


Có 30 trẻ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, phần lớn trẻ mắc HCRN là nam chiếm 63,3%. HCRN
chủ yếu ở nhóm trẻ ≤ 6 tháng tuổi (70%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 6 - 12 tháng (23,3%) và thấp nhất
ở nhóm tuổi ≥ 12 tháng (6,7%).
Bảng 2. Nguyên nhân HCRN (n = 30)
Nguyên nhân

n

%

Viêm ruột hoại tử

10

33,3

Teo ruột

3

10,0

Tắc ruột sơ sinh

11

36,7

Xoắn ruột


4

13,3

Vô hạch đại tràng

2

6,7

70

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nguyên nhất thường gặp nhất dẫn đến HCRN là tắc ruột sơ sinh và viêm ruột hoại tử (36,7%
và 33,3%), teo ruột (10,0%), xoắn ruột (13,3%) và vô hạch đại tràng thấp nhất là 2 trường hợp với
6,7%.
80
66.7

70

63.3
56.7

60
50


SDD thể nhẹ cân

SDD thể gầy còm

30

0

23.3

20

20
10

SDD thể thấp còi

36.7

40

16.7

10

6.6

Không SDD

SDD vừa


SDD nặng

Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc hội chứng ruột ngắn
Trẻ HCRN có tỷ lệ SDD rất cao, SDD thể nhẹ cân (90%) và hầu hết trẻ có mức độ SDD nặng,
thể nhẹ cân (67,7%), thể thấp còi (63,3%), thể gầy còm (56,7%)
Bảng 3. Tỷ lệ trẻ có nồng độ các vi chất giảm trong máu (n = 30)
Vi chất

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Canxi toàn phần (mmol/l)

7

23,3

Canxi ion (mmol/l)

9

30,0

Magie (mmol/l)

12

40,0


Sắt huyết thanh µmol/l

9

30,0

Phospho (mmol/l)

10

33,3

Kẽm (µmol/l)

3

10,0

Vitamin D (nmol/l)

25

83,3

Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ thiếu Vitamin D rất cao với 83,3%; thiếu canxxi toàn phần và canxi
ion (23,3 và 30 %). Số trẻ thiếu magie, thiếu sắt, thiếu kẽm trong máu lần lượt là 40,0%; 30%;
33,3%. Thiếu kẽm là thấp nhất với 3 trẻ, chiếm 10,0%.

TCNCYH 120 (4) - 2019


71


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và tình trạng dinh dưỡng

Tiền sử sản khoa

SDD thể nhẹ cân

SDD thể thấp còi

SDD thể gầy còm

n

%

n

%

n

%

Đủ tháng

13


48,1

11

45,8

11

57,9

Thiếu tháng

14

51,8

13

54,2

8

42,1

p(Fisher exact test)

p > 0,05

p > 0,05


p > 0,05

Trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng có tỷ lệ SDD cao hơn trẻ sinh thiếu tháng ở thể suy dinh dưỡng
nhẹ cân và thấp còi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

IV. BÀN LUẬN
Chúng tôi đã thu thập được 30 trẻ hội chứng
ruột ngắn đủ điều kiện tham gia nghiên cứu
từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
Kết quả (bảng 1) thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai
nhiều hơn trẻ gái (63,3% so với 36,7%), tương
tự như một số nghiên cứu khác của Sala [4],
tuy nhiên sự khác biệt trong các nghiên cứu
không có ý nghĩa thống kê, hơn nữa trẻ mắc
HCRN phần lớn là do hậu quả của dị tật bẩm
sinh đường tiêu hóa buộc phải cắt ruột mà dị
tật tiêu hóa gặp ở trẻ trai cao gấp 2 lần trẻ gái
[5] cho nên trẻ bị cắt ruột ở trai nhiều hơn gái.
Ngoài ra, Việt Nam do có sự mất cân bằng giới
tính nên tỷ lệ bệnh tật nói chung đều thấy ở trẻ
trai cao hơn trẻ gái. Kết quả nghiên cứu (bảng
1) tỷ lệ trẻ mắc bệnh dưới 6 tháng tuổi cao
(70,0 %). Ruột ngắn có thể xảy ra ngay thời kỳ
sơ sinh là do hậu quả của cắt ruột do các dị tật
bẩm sinh đường tiêu hóa. Joanne (2010), 70%
trẻ có HCRN lúc < 4 ngày tuổi và 30% là 46
- 47 ngày tuổi do hậu quả của phẫu thuật cắt
bỏ ruột trong giai đoạn sơ sinh với các nguyên
nhân chủ yếu là xoắn ruột, teo ruột, viêm ruột

hoại tử, vô hạch đại tràng chiếm tỷ lệ thấp hơn
[6]. Nghiên cứu của Diệu (2013) tỷ lệ phẫu
thuật cắt ruột ở thời kỳ sơ sinh cao (76,6%) [7].
Kết quả của nghiên cứu (bảng 2) thấy
72

nguyên nhân chủ yếu gây phẫu thuật cắt bỏ
ruột cũng là tắc ruột sơ sinh (36,7%), viêm ruột
hoại tử (33,3%), xoắn ruột và vô hạch đại tràng
gặp ít hơn. Một nghiên cứu được thực hiện
bới Spencer và cộng sự cũng cho thấy nguyên
nhân chủ yếu gây phẫu thuật cắt bỏ ruột là dị
tật bẩm sinh của đường tiêu hóa và tuổi thai
trung bình của trẻ HCRN là 33 tuần tuổi [8].
Kết quả (bảng 1) cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non mắc
HCRN 46,7%, theo Huỳnh Thị Huy Dương và
Trần Thống Nhất (2012) cũng thấy tỷ lệ trẻ sinh
non mắc dị tật tiêu hóa 20,4% [5]. Các nguyên
nhân chính của HCRN là do các bất thường
bẩm sinh và bệnh lý thời kỳ chu sinh hoặc ở trẻ
lớn là do chấn thương bụng. Trong đó nguyên
nhân phổ biến nhất thường gặp ở giai đoạn sơ
sinh với tỷ lệ cao là viêm ruột hoại tử chiếm ít
nhất 30% trong hầu hết các báo cáo, tỷ lệ viêm
ruột hoại tử càng gặp cao hơn ở trẻ sơ sinh đẻ
non. Theo Salvia G và cộng sự, các bệnh cơ
bản chính dẫn đến suy ruột ở tuổi sơ sinh là
dị tật đường ruột bẩm sinh (42,3%), viêm ruột
hoại tử (30,8%), rối loạn nhu động ruột nghiêm
trọng (11,5%), tắc ruột (7,7%) [9].

Tỷ lệ mắc hội chứng ruột ngắn dường như
đang gia tăng do các phương pháp phẫu thuật
và y tế tích cực hơn trong việc kiểm soát các
TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
biến chứng ở trẻ sơ sinh [10]. Hấp thu Ca,
Mg, sắt, kẽm, phosphor cũng bị giảm nhưng
không phải tương ứng với chiều dài của ruột
còn lại do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
xét nghiệm cũng không thể hiện được hết sự
thếu hụt của những khoáng chất này trên thực
hành lâm sàng. Kết quả (bảng 3) tỷ lệ thiếu Ca
toàn phần (23,3%), Mg (40,0%), kẽm (10,0%),
sắt (30,0%) nhưng tỷ lệ thiếu ViatimD rất cao
(83,3%). Trẻ trong nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào PN và thành phần dịch PN không có
Vit D hơn nữa trẻ chưa được bổ sung Vit D qua
đường miệng mà chỉ tập trung bổ sung Ca với
liều 200mg/ngày qua đường miệng và dịch PN
có được bổ sung Ca hàng ngày. Do Ca là xét
nghiệm được làm thường qui còn vit D không
được chỉ định làm xét nghiệm nên dễ dẫn đến
bỏ sót thiếu vit D. Do vậy, (bảng 3), tỷ lệ thiếu
vit D cao (83,3%) nhưng tỷ lệ có giảm Ca toàn
phần (23,3%) và Ca ion (30,0%).
Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn có tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao, biểu đồ 1 cho thấy, SDD
thể nhẹ cân (90%) và hầu hết trẻ có mức độ

SDD nặng với thể nhẹ cân (67,7%), thể thấp
còi (63,3%), thể gầy còm (56,7%). Spencer và
cộng sự theo dõi 80 bệnh nhi HCRN được
đánh giá phát triển thể chất tại các thời điểm
sau cắt ruột 6 tháng, 1 năm và 2,5 năm, thấy
SDD tại thời điểm 6 tháng cao (76,5%) và giảm
xuống 68,3% sau 1 năm và 47,6% sau 2,5 năm
[8]. Bảng 3, trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng có tỷ
lệ SDD cao hơn trẻ sinh thiếu tháng ở cả 2 thể
suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi, tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p
> 0,05. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hằng, tỷ lệ SDD rất cao với 96,5% SDD
thể nhẹ cân, 73,7% SDD thấp còi và 93% SDD
gày còm [11]. HCRN gây hậu quả nặng nề lên
sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, tỷ lệ SDD
vẫn còn rất cao kèm theo nhiều biến chứng.
Do đó, một nhóm lớn trẻ mắc hội chứng ruột
TCNCYH 120 (4) - 2019

ngắn chiếm các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho
trẻ sơ sinh, đòi hỏi phải có dinh dưỡng tổng thể
mạn tính (TPN) với hy vọng rằng ruột còn lại
sẽ thích nghi. Tùy nhiên, việc nuôi dưỡng tĩnh
mạch kéo dài (TPN) gây ra nhiều biến chứng
cho trẻ [12]. Do vậy, nuôi ăn đường miệng liên
tục vẫn là chủ đạo của hỗ trợ dinh dưỡng bệnh
nhi mắc hội chứng ruột ngắn.

V. KẾT LUẬN

Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn kém hấp thu
các chất dinh dưỡng do vậy tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở nhóm trẻ này còn rất cao, kèm theo
tỷ lệ giảm các vi chất dinh dưỡng trong máu
đặc biệt là Vitamin D. Cần có những can thiệp,
giải pháp và bổ sung dinh dưỡng kịp thời để
hỗ trợ nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ
mắc hội chứng ruột ngắn.

Lời cám ơn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đão
Bệnh viện Nhi Trung Ương đã giúp đỡ trong
quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt tác giả xin
gửi lời biết ơn sâu sắc đến các bệnh nhân, gia
đình bệnh nhân đã phối hợp, tham gia trong
suốt quá trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Merritt R.J., Cohran V., Raphael B.P,

et al. (2017). Intestinal Rehabilitation Programs
in the Management of Pediatric Intestinal
Failure and Short Bowel Syndrome:. Journal
of Pediatric Gastroenterology and Nutrition,
65(5), 588 – 596.
2. Goulet O., Baglin-Gobet S., Talbotec
C, et al. (2005). Outcome and long-term growth
after extensive small bowel resection in the

neonatal period: a survey of 87 children. Eur J
Pediatr Surg, 15(2), 95 – 101.
3. Gutierrez I.M., Kang K.H., Calvert
C.E, et al. (2012). Risk factors for small bowel
bacterial overgrowth and diagnostic yield of
73


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
duodenal aspirates in children with intestinal
failure: a retrospective review. J Pediatr Surg,
47(6), 1150 – 1154.
4. Sala D., Chomto S., và Hill S.
(2010). Long-Term Outcomes of Short Bowel
Syndrome
Requiring
Long-Term/Home
Intravenous Nutrition Compared in Children
With Gastroschisis and Those With Volvulus.
Transplantation Proceedings, 42(1), 5 – 8.
5. Huỳnh Thị Huy Dương và Trần
Thống Nhất (2012). Đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng, cận lâm sàng dị tật bẩm sinh đường tiêu
hóa ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
6. Olieman J.F., Poley M.J., Gischler
S.J, et el. (2010). Interdisciplinary management
of infantile short bowel syndrome: resource
consumption, growth, and nutrition. Journal of
Pediatric Surgery, 45(3), 490 – 498.
7. Nguyễn Thị Diệu (2013). Đánh giá

hiệu quả nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần ở
bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại
bệnh viện nhi trung ương. Luận văn BSCK2.
8. Spencer A.U., Neaga A., West B, et

al. (2005). Pediatric short bowel syndrome:
redefining predictors of success. Ann Surg,
242(3), 403 – 409; discussion 409 - 412.
9. Salvia G., Guarino A., Terrin G, et
al. (2008). Neonatal onset intestinal failure: an
Italian Multicenter Study. J Pediatr, 153(5), 674
– 676, 676.e1–2.
10. Wessel J.J. và Kocoshis S.A. (2007).
Nutritional Management of Infants with Short
Bowel Syndrome. Seminars in Perinatology,
31(2), 104 – 111.
11. Nguyễn Thị Hằng. (2018). Nghiên
cứu sự liên quan giữa nồng độ amino acid tự
do trong máu với tình trạng lâm sàng ở bệnh
nhân có hội chứng ruột ngắn. Luận văn Thạc sĩ
Y học .
12. Cole C.R., Frem J.C., Schmotzer B,
et al. (2010). The rate of bloodstream infection
is high in infants with short bowel syndrome:
relationship with small bowel bacterial
overgrowth, enteral feeding, and inflammatory
and immune responses. J Pediatr, 156(6), 941
- 947.

Summary

NUTRITIONAL STATUS IN CHILDREN UNDER 5 YEARS
OLD WITH SHORT BOWEL SYNDROME AT THE NATIONAL
HOSPITAL OF PEDIATRICS
This was a descriptive study on a series of cases including 30 children under 5 years
of age with short bowel syndrome inpatients in the Nutrition Department at the National
Hospital of Pediatrics. Results: Short bowel syndrome (SBS) was mainly in children under
6 months of age (70%), from 6 to 12 months (23.3%) and the lowest in the age group upper
12 months (6.7 %). The most common cause of SBS was neonatal intestinal obstruction and
necrotizing enterocolitis (36.7% and 33.3%, respectively), intestinal atrophy (10.0%), volvulus
(13.3%) and the lowest prevalence was of megacolon with 2 cases (6.7%). The percentage
of malnutrition in SBS patients was high, underweight (90%) and most children had severe
malnutrition with underweight, stunting, and wasting, (67.7%, 63.3%, and 56.7%, respectively).
Keywords: Children, malnutrition, necrotizing enterocolitis, short bowel syndrome.

74

TCNCYH 120 (4) - 2019



×