Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu các trường hợp suy tim cấp vào cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.37 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BAN ĐẦU CÁC TRƯỜNG HỢP SUY TIM CẤP VÀO CẤP CỨU
Lê Bảo Huy*, Nguyễn Đức Tới*, Nguyễn Thế Khôi*, Trần Như Yến Oanh*, Phạm Trung Thực*,
Đỗ Văn Vương*, Huỳnh Quốc Đức*, Hồ Thượng Dũng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và hiệu
quả của các biện pháp hỗ trợ hô hấp trong cấp cứu ban đầu ở các bệnh nhân suy tim cấp.
Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu
Kết quả: Từ 1/2015-8/2015 có 83 bệnh nhân suy tim cấp nhập viện: nữ (53%) nhiều hơn nam (47%). Tuổi
trung bình là 73, nhóm tuổi trên 65 chiếm tỷ lệ là 75,9%. 57,8% có tiền căn tăng huyết áp và 50,6% suy tim.
Triệu chứng khởi phát là khó thở kịch phát (98,8%). Tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp không kiểm soát
được (50,6%), hội chứng mạch vành cấp (36,1%) là các yếu tố thúc đẩy thường gặp. Suy tim mất bù cấp chiếm
34,9%, suy tim cấp do tăng huyết áp 31,3%. 44,6% ca có hình ảnh bóng tim to; 38,6% phù mô kẽ trên XQ ngực.
NT-ProBNP lúc nhập viện rất cao 9582,7 ± 19759,9 pg/ml. 61,4% có chức năng tâm thu thất trái bảo tồn. Thông
khí áp lực dương hai mức chiếm 44,6%, với tỷ lệ thành công 86,5%. Kết quả cấp cứu thành công 95,2%.
Kết luận: Bệnh nhân suy tim cấp vào cấp cứu thường có yếu tố thúc đẩy là tăng huyết áp cấp cứu và hội
chứng mạch vành cấp với biểu hiện thể lâm sàng suy tim mất bù cấp và suy tim cấp do tăng huyết áp. NTProBNP tăng cao lúc nhập viện. Thông khí áp lực dương hai mức là biện pháp hỗ trợ hô hấp và điều trị có tỷ lệ
thành công cao. Kết quả cấp cứu thành công 95,2%.
Từ khóa: suy tim cấp, thông khí áp lực dương hai mức

ABSTRACT
SURVEY CHARACTERISTICS OF CLINICAL FACTORS AND ASSESS THE INITIAL RESUSCITATION
TO ACUTE HEART FAILURE OUT OF HOSPITAL CARDIAC ARREST
AT EMERGENCY DEPARTMENT
Le Bao Huy, Nguyen Duc Toi, Tran Nhu Yen Oanh, Do Van Vuong, Pham Trung Truc,
Huynh Quoc Duc, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 43 - 49


Objective: To determine clinical features and to assess the performance of initial resuscitation in acute heart
failure (AHF) patients who referred to the Emergency Department
Methods: We prospectively conducted 83 AHF patients who were admitted the ED of Thong Nhat Hospital
from January through August 2015.
Results: Average age was 73. There was 61 cases (75.9%) of patients were over 60 years old. 57.8% of them
had medical history of hypertension, 50.6% CHF. The most prominent symptom was exacerbation of dyspnea
(98.8%). The common trigger factors were hypertension crisis and uncontrolled HTN (50.6%) ACS 36.1%.
There was 44.6% enlarged cardiomegaly. Most of AHF patients had high level of NT-ProBNP at admission, 9582
± 19759; 61.4% of Echocardiography with preserved EF. There were 44.6% of patients treated by BiPAP with
86.5% success. Survival rate was 95.2%.
*

Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: ThS BS Lê Bảo Huy ĐT: 0903886555

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

43


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Conclusions: AHF patients with prominent symptoms were exacerbation dyspnea and high level of NT
ProBNP at admission. Hypertension crisis and ACS were common trigger factors. Bupa showed his benefit and
high success on treatment to AHF. Survival rates were 95.2%.
Keywords: Acute heart failure (AHF), Bilevel Positive Airway Pressure (BIPAP).


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim cấp là bệnh lý nội khoa thường
gặp tại các đơn vị cấp cứu với tỉ lệ tử vong khá
cao. Theo thống kê của Mỹ năm 2006, tỉ lệ tử
vong của STC chiếm khoảng 4,1% những
trường hợp tử vong tại viện. Việc chẩn đoán
xác định nhanh và điều trị sớm tình trạng STC
là rất quan trọng, giúp làm giảm tỉ lệ tử vong
do STC. Tuy nhiên, việc chẩn đoán này vẫn
còn là một thách thức đối với các bác sĩ cấp
cứu, đặc biệt là ở các bệnh nhân cao tuổi hoặc
có tiền sử bệnh phổi mạn tính. Do đó bên cạnh
việc khai thác kỹ các triệu chứng lâm sàng, các
bác sĩ cần phải kết hợp nhiều phương pháp
cận lâm sàng khác như ĐTĐ, Xquang tim
phổi, siêu âm tim, NT pro BNP…
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên
cứu về suy tim trái cấp, phù phổi cấp trên
nhiều đối tượng khác nhau nhưng chưa có
nghiên cứu lớn nào được thực hiện ở người
cao tuổi. Với đặc điểm là bệnh viện tiếp nhận
đa số bệnh nhân cao tuổi nhiều bệnh lý nhất là
bệnh tim mạch và hô hấp, nhằm giúp các bác
sĩ tại Cấp cứu có sự tiếp cận phù hợp trong
chẩn đoán và điều trị suy tim cấp, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của suy tim cấp
Xác định thể lâm sàng, nguyên nhân và yếu

tố thúc đẩy suy tim cấp
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ
hô hấp trong cấp cứu ban đầu

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân suy tim cấp nhập vào khoa
Cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất thỏa các tiêu
chuẩn sau:

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân trên 15 tuổi
Có biểu hiện khó thở:
- Bệnh nhân có cảm giác mệt, khó thở.
- Nhịp thở >20 lần/phút hay <10 lần/phút.
- Có kiểu thở bất thường: nhanh nông,
không đều
- Thở co kéo cơ hô hấp phụ.
- Tím tái, vã mồ hôi, rối loạn tri giác hay
SpO2<92%.
- KMĐM có PaO2 <60mmHg hoặc PaCO2 >45
mmHg có thể kèm theo pH máu<7,35
Chẩn đoán suy tim cấp theo ACC/AHA: Suy
tim cấp là một hội chứng suy tim đặc trung bởi
khởi phát đột ngột triệu chứng cơ năng và thực
thể của suy tim trong vòng vài giờ tới vài ngày ở
những người trước đây không có bệnh tim hay
suy tim mạn giai đoạn ổn định.
Chẩn đoán suy tim cấp theo thang điểm của
Hội tim mạch Canada với các tiêu chí về tuổi,

không ho, ran phổi, đang dùng lợi tiểu quai
trước nhập viện, khó thở khi nằm, không sốt,
Xquang có hình ảnh phù mô kẽ, BNP> 500
pg/ml. Bệnh nhân được đánh giá là khả năng bị
suy tim thấp khi tổng điểm từ 0-5, trung bình 6-8
và cao 9-14.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân khó thở cấp do nguyên nhân
chấn thương ngực, tràn khí màng phổi tự phát,
lao phổi tiến triển.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiến cứu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 1/2015 đến 8/2015 có 83 bệnh nhân

44

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
vào cấp cứu thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Số lượng (%) hay trung bình ± ĐLC(lớn
nhất; nhỏ nhất) (n= 83)
Nam, n (%)
39 (47)
Nữ, n (%)
44 (53)
Tuổi trung bình
73,2 ± 12,74 (31;102 )
Đặc điểm

Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân là
73 (lớn nhất là 102 tuổi và nhỏ nhất là 31 tuổi).
Nam chiếm 39 ca (47%), nữ 44 ca (53%)

Phân bố theo nhóm tuổi

Bệnh đi kèm
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Suy tim
Tai biến mạch máu não
Tâm phế mạn
Bệnh van tim
Đái tháo đường típ 2
Rối loạn chuyển hóa lipid
Suy thận mạn
COPD

Số lượng n (%)
29 (34,9)
42 (50,6)

4 (4,8)
5 (6,0)
5 (6,0)
22 (26,5)
24 (28,9)
14 (16,9)
11 (13,3)

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có tiền sử tăng
huyết áp: 48 ca chiếm 57,8%, 42 ca (50,6%) suy
tim theo NYHA 2 đến NYHA 4.

Đặc điểm lâm sàng

Bảng 2. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Dưới 65 tuổi Từ 65 đến 75 tuổi Trên 75 tuổi
N (%)
22 (24,1)
19 (26,5)
42 (49,4)
TB ± ĐLC 56,45 ± 8,9
70,84 ± 2,59
83,1 ± 5,23

Nhận xét: Bệnh nhân trên 65 tuổi: 61 ca
chiếm tỷ lệ 75,9%.

Tiền căn
Bảng 3 Phân bố tiền căn bệnh lý
Bệnh đi kèm

Tăng huyết áp

Nghiên cứu Y học

Số lượng n (%)
48 (57,8)

Bảng 4 Phân bố các triệu chứng lâm sàng
Đặc điểm
Khó thở kịch phát
Ho về đêm
Đau ngực trái
Phù
Ran ẩm ở phổi
Nhịp tim nhanh

Số lượng n (%)
82 (98,8)
54 (65,1)
31 (37,3)
11 (13,3)
79 (95,2)
24,1)

Nhận xét: Khó thở kịch phát là triệu chứng
thường gặp chiếm 98,8%.

Nguyên nhân suy tim cấp
53


60

Tăng huyết áp

50

Ngưng lợi tiểu

40
30

24,1

19,3

Bệnh cơ tim

20

6

10

2,4

2,41,2

7,2

Quá tải thể

tích

Suy đổ đầy
thất trái

BMV
Bệnh CH

0
Quá tải áp
lực

Hẹp van 2 lá

Rối loạn co Rối loạn nhịp
bóp
tim

RL nhịp nhanh
RL nhịp chậm

Biểu đồ 1 Phân bố nguyên nhân suy tim cấp

Nhận xét: Nhóm rối loạn khả năng co bóp

Yếu tố thúc đẩy suy tim cấp

thường gặp nhất, trong đó bệnh mạch vành
chiếm chủ yếu với 44 ca (53%); rối loạn nhịp
nhanh với 20 ca (24,1%) trong các nguyên nhân

suy tim cấp.

Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất là tình
trạng tăng huyết áp bao gồm tăng huyết áp cấp
cứu và tăng huyết áp không kiểm soát (chiếm
50,6%), hội chứng mạch vành cấp (bao gồm nhồi
máu cơ tim cấp ST chênh lên và không ST chênh
lên) chiếm 36,1% với 30 ca.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

45


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Yếu tố thúc đẩy
Viêm phổi
Rối loạn nhịp nhanh
Tăng huyết áp không kiểm soát
Quá tải dịch

Bảng 5 Phân bố yếu tố thúc đẩy
Yếu tố thúc đẩy
Tăng huyết áp cấp cứu
Hội chứng mạch vành cấp
Suy thận tiến triển
Đợt cấp COPD


N (%)
16 (19,3)
30 (36,1)
28 (33,7)
8 (9,6)

N (%)
6 (7,2)
20 (24,1)
26 (31,3)
5 (6,0)

Các thể lâm sàng
4,8

Thể lâm sàng suy tim cấp

4,8

15,7

STC do THA n=26

31,3

ST mất bù cấp n=29
Phù phổi cấp n=7

8,4


Choáng tim n=4

34,9

HCMVC&STC n=13
Tâm phế cấp n=4

Biểu đồ 2 Các thể lâm sàng suy tim cấp
Nhận xét: suy tim mất bù cấp có 29 ca
chiếm 34,9%; suy tim cấp do tăng huyết áp 26
ca chiếm 31,3%.

Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 6 Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm CLS
pH
PaCO2
KMĐM
PaO2
HCO3
NT ProBNP (pg/ml)
Bóng tim to
Phù mô kẽ
XQ phổi
TDMP
Viêm phổi
BC (K/uL)
CTM
HC (M/uL)

Hb (g/dL)
CRP-hs
Protid (g/dL)
Albumin (g/dL)

TB +/- ĐLC, n (%)
7,33 ± 0,13
45,58 ± 25,45
100,4 ± 66,9
21,3 ± 6,0
9582,7 ± 10759,9
37 (44,6)
32 (38,6)
15 (18,1)
6 (7,2)
12,21 ± 8,68
4,00 ± 0,84
11,78 ± 2,33
32,04 ± 44,08
61,1 ± 12,36
31,77 ± 6,18

Đặc điểm CLS
Ure (mmol/dL)
Creatinin (mmol/dL)
Troponin T-hs (pg/mL)
Troponin I-hs (pg/mL)
Na (mEq/mL)
K (mEq/mL)
NMCT cấp ST chênh lên

Dầy thất trái
ECG
Rung nhĩ
Ngoại tâm thu thất
Siêu âm tim EF (%)
EF <40
EF >40

TB +/- ĐLC, n (%)
10,26 ± 5,8
153,29 ± 28,23
713,2 ± 3184,1
3718,78 ± 8282,36
133,93 ± 5,48
4,5 ± 4,5
20 (24,1)
14 (16,9)
19 (22,9)
14 (16,9)
51,7 ± 14,77
16 (19,3)
61,4)

Nhận xét: 37 (44,6%) ca XQ ngực có hình ảnh
bóng tim to, phù mô kẽ trên XQ ngực chỉ có 32 ca
chiếm 38,6%, hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp có
ST chênh lên 20 ca chiếm 24,1%, với mức tăng
troponin T-hs trung bình 713,2 ± 3184,1 pg/ml; đa
số có chức năng tâm thu thất trái bảo tồn với 51
ca (61,4%) có EF >40%.


Nồng độ NT-proBNP
Bảng 7 Nồng độ NT-ProBNP lúc vào viện, phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
NTproBNP (pg/ml)

Chung
9582,7 ± 19759,9

Dưới 65 tuổi
65 - 70 tuổi
8056,9 ± 9947,2 8378,1 ± 8709,4

Trên 75 tuổi
10922,1± 11992,6

p
0,52

Nhận xét: NT ProBNP lúc nhập viện rất cao,
trung bình 9582,7 ± 19759,9 pg/ml.

46

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học


Thang điểm đánh giá nguy cơ suy tim cấp
theo Hội tim mạch Canada

Tuyến nhận thấy, tuổi càng cao, tỷ lệ suy tim cấp
ở bệnh nhân chu phẫu càng nhiều(6).

Bảng 8 Thang điểm đánh giá nguy cơ suy tim cấp
theo Hội tim mạch Canada

Các bệnh lý đi kèm thường gặp chủ yếu
THA 57,8%, BTTMCB 53%, suy tim 50,6%,
ĐTĐ 26,5%, rối loạn nhịp tim 30,1%. Phân bố
về tiền căn bệnh lý này cũng tương tự các
nghiên cứu trong và ngoài nước: Nguyễn Tiến
Đức, EHFII(3,4).

Nguy Thấp (0-5 Trung bình (6-8
cơ điểm) N=3
điểm) N=6
TB ±
5,67 ± 0,58
7,83 ± 0,41
ĐLC

Cao (9-14
điểm) N=74

P


11,0 ± 1,25

0,000

Nhận xét: có 74 bệnh nhân (85%) có điểm
CCS cao từ 9-14 điểm.

Điều trị suy tim cấp
Bảng 9 Các biện pháp can thiệp
Các biện pháp không dùng thuốc
TB ± ĐLC, n (%)
Thở oxy/mask
44 (53)
Thông khí áp lực dương hai mức (BIPAP)
37 (44,6)
Thông khí xâm lấn
2 (2,4)
Can thiệp mạch vành cấp cứu
8 (9,6)
Mức cài đặt IPAP (cmH2O)
13,29 ± 2,5
Mức cài đặt EPAP (cmH2O)
7,8 ± 1,65

Nhận xét: can thiệp mạch vành cấp cứu chỉ
chiếm 9,6% (8 ca), 37 ca thông khí áp lực dương
hai mức chiếm 44,6%; thở oxy qua mask 44 ca
chiếm 53%. Chỉ có 2 ca (2,4%) suy hô hấp, ngừng
tim phải đặt nội khí quản ngay từ đầu.


Kết quả điều trị
Bảng 10 Kết quả điều trị
Kết quả
Số lượng n (%)
Đáp ứng với hô Thành công với oxy/
37 (84)
mask+ thuốc
hấp hỗ trợ ban
đầu
Thành công với BIPAP
32 (86,5)
79 (95,2)
Kết quả cấp cứu Cải thiện- thành công
ban đầu
Thất bại- tử vong
4 (4,8)

Nhận xét: 86,5% thành công bằng phương
pháp hỗ trợ thông khí không xâm lấn với áp lực
dương hai mức. Tỷ lệ cấp cứu ban đầu thành
công 79 ca chiếm 95,2%.

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 73
tuổi, lớn nhất là 102 tuổi, nhỏ nhất là 31 tuổi,
tương tự nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tiến
Đức (74 tuổi), Đỗ Thị Ngọc Ánh (66,7 tuổi), Trần
Thị Mỹ Liên (75 tuổi), Vũ Kim Tuyến (70,5 tuổi),
nghiên cứu EHFII (75 tuổi)(1,3,5,6). Tác giả Vũ Kim


Tỷ lệ tử vong chung là 4,8%. Tỷ lệ này tương
tự EHF II (6,7%).

Đặc điểm lâm sàng
Khó thở là triệu chứng lâm sàng thường gặp
nhất với tỷ lệ xuất hiện 98,8%, ran ẩm có ở 95,2%
ca, đau ngực trái (37,3%); nhịp tim nhanh có ở
24,1% ca. Theo y văn, khó thở và ran ẩm ở phổi
là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy
tim cấp. Theo Nguyễn Tiến Đức, các triệu chứng
thường gặp nhất bao gồm khó thở 91,4%, ran ẩm
88,6%, nhịp tim nhanh 81,4%, suy hô hấp giảm
oxy máu 72,9% (3). Tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh khảo
sát suy tim cấp ở bệnh nhân NMCT cấp ST
chênh lên, ghi nhận 77,2% bệnh nhân đau ngực
trái điển hình kiểu mạch vành(1). Trần Thị Mỹ
Liên cũng ghi nhận 96,7% khó thở, 76,4% có nhịp
tim nhanh(5).

Đặc điểm cận lâm sàng
Đối với siêu âm tim, giá trị EF trung bình
là 51,7. 53,7% bệnh nhân có EF bảo tồn, chỉ có
25,3% trường hợp có EF giảm, tương tự
nghiên cứu Nguyễn Tiến Đức (29,3%). Tác giả
Đỗ Thị Ngọc Ánh ghi nhận EF trung bình của
bệnh nhân suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim
cấp ST chênh lên là 42,6%.Trong nghiên cứu
EHFII, tỷ lệ bệnh nhân có EF bảo tồn là 34,5%,
EF giảm là 29,9%.

Giá trị Troponin T-hs trung bình là 3718,78
pg/mL và Troponin I-hs trung bình là 269,41
pg/mL đều tăng cao so với giá trị tham khảo
chung.
Giá trị NT – ProBNP trung bình là 10735
pg/mL, và không có sự khác nhau nhiều giữa 3
nhóm tuổi <55, từ 55 đến 75 và lớn hơn 75.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

47


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Điều này có thể giải thích bởi kết quả cận lâm
sàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tiêu
chí chọn mẫu, đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu, thời điểm thực hiện cận lâm sàng, can
thiệp bởi điều trị.

Các thể lâm sàng
Các thể lâm sàng gồm phù phổi cấp 14,5%,
suy tim phải đơn độc 2,4%, đợt mất bù cấp suy
tim mạn 62,6%, suy tim cấp và tăng huyết áp
19,3%, choáng tim 4,8%; suy tim cấp và hội
chứng vành cấp 36,1%. Tương tự nghiên cứu
EHFII phân bố các tỷ lệ lần lượt: 16,2%; 3,2%;

65,4%; 11,4%; choáng tim 3,9%. Tuy nhiên
nghiên cứu EHFII không ghi nhận thể lâm sàng
suy tim cấp và hội chứng vành cấp.

Hiệu quả của các biện pháp điều trị hỗ trợ
hô hấp
Bảng 3.10 cho thấy có 37 ca suy tim cấp được
thông khí áp lực dương hai mức chiếm 44,6%;
thở oxy qua mask 44 ca chiếm 53%. Chỉ có 2 ca
(2,4%) suy hô hấp, ngừng tim phải đặt nội khí
quản ngay từ đầu.
Thông khí áp lực dương hai mức đã chứng
tỏ hiệu quả trong điều trị suy tim trái cấp, phù
phổi cấp cũng như trong đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Mức cài đặt thông thường ban
đầu IPAP 8-10 cmH2O EPAP 4-6 cm H2O. Tỷ lệ
thành công trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Đức cũng tương tự với kết quả 92,1% không phải
đặt nội khí quản(3).

Nguyên nhân

KẾT LUẬN

Biểu đồ 3.1 cho thấy trong 5 nhóm nguyên
nhân gây suy tim cấp, nhóm rối loạn khả năng
co bóp thường gặp nhất với 47 ca, kế đến là
nhóm rối loạn nhịp tim có 26 ca, quá tải áp lực 16
ca. Trong đó bệnh mạch vành chiếm chủ yếu với
44 ca (53%); rối loạn nhịp nhanh với 20 ca

(24,1%) trong các nguyên nhân suy tim cấp.

Suy tim cấp thường gặp ở bệnh nhân cao
tuổi với triệu chứng lâm sàng thường gặp là khó
thở kịch phát, ran ẩm., ho về đêm. Hầu hết các
trường hợp đều có giá trị NT ProBNP tăng cao
và chức năng tâm thu thất trái bảo tồn.

Yếu tố thúc đẩy
Các yếu tố thúc đẩy ghi nhận gồm: Tăng
huyết áp cấp cứu, loạn nhịp nhanh, thiếu máu,
suy thận cấp, nhiễm khuẩn, đợt cấp COPD,
hội chứng mạch vành cấp. Trong đó, hội
chứng vành cấp là yếu tố thúc đẩy gặp nhiều
nhất chiếm 36,1%, thiếu máu (33,7%), nhiễm
khuẩn (25%), tăng huyết áp cấp cứu (19,3%),
loạn nhịp nhanh (18,1%), suy thận cấp và đợt
cấp COPD có tỷ lệ xuất hiện ít nhất với cùng
9%. Trong 8 trường hợp tử vong, nhiễm khuẩn
và hội chứng vành cấp là hai yếu tố thúc đẩy
thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 75% và
50% số ca.. Nghiên cứu OPTIMIZE, tỷ lệ xuất
hiện các yếu tố là thấp hơn (hội chứng vành
cấp 15%, suy thận cấp 7%, nhiễm khuẩn 15%,
THA cấp cứu 11%, loạn nhịp 14%).

Thể lâm sàng thường gặp là suy tim mất bù
cấp với nguyên nhân hàng đầu là nhóm rối loạn
khả năng co bóp. Yếu tố thúc đẩy thường gặp
nhất là tình trạng tăng huyết áp bao gồm tăng

huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp không kiểm
soát, hội chứng mạch vành cấp.
Áp dụng thông khí áp lực dương hai mức
đạt hiệu quả cao trong xử trí ban đầu tại cấp cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

48

Đỗ Thị Ngọc Ánh (2013), “Khảo sát biến chứng suy tim cấp
sau nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên ở người cao tuổi”,
Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Công (2014), “Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
ở người cao tuổi”, In: Nguyễn Đức Công, Một số cấp cứu tim
mạch ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 13-40.
Nguyễn Tiến Đức (2015), "Nghiên cứu nồng độ Brain
Natriuretic Peptide (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi
cấp do tim được thở áp lực dương không xâm lấn", Luận án
tiến sĩ chuyên ngành nội tim mạch, Đại học Y dược Huế.
Nienimen MS, Brutsaert D, Dickstein K, et al. (2006),
"EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey on

hospitalized acute heart failure patients: description of
population", European Heart Journal, pp. 2725 - 2736.
Trần Thị Mỹ Liên, Văn Thị Ngọc Uyên (2012), “Một số đặc
điểm suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống
Nhất”, Tạp chí Y học thành phồ Hồ Chí Minh, 16(1), tr 70-75

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
6.

Vũ Kim Tuyến, Nguyễn Văn Tân (2014), “Đánh giá suy tim
cấp ở người cao tuổi hậu phẫu bệnh tiêu hóa gan mật”, Tạp chí
Y học thành phồ Hồ Chí Minh, 18(1), tr 557-562.

Nghiên cứu Y học

Ngày nhận bài báo:

28/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/10/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/11/2016


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

49



×