Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị hẹp động mạch cảnh ngoài sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.04 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Tổng Quan

KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH
NGOÀI SỌ
Đỗ Kim Quế*

MỞ ĐẦU
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ
3 sau bệnh tim và ung thư, tuy nhiên đây là
nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho bệnh
nhân. Theo nghiên cứu về đột quỵ Bắc
Kentucky/Greater Cincinnati, mỗi năm ở Mỹ có
khoảng 700.000 trường hợp đột quỵ não, trong
đó 500.000 trường hợp đột quy mới, và 200.000
trường hợp đột quỵ tái phát. Theo nghiên cứu
NOMASS, tần suất đột quỵ não trên 100 000 dân
ở người da đen là 223, da vàng là 196 và ờ người
da trắng là 93(2,8).
Năm 2009, nước Mỹ phải chi 68.9 tỉ Dollar
cho điều trị đột quỵ não. Chi phí trung bình cho
1 trường hợp đột quỵ là 103.576 Dollar. Với xuất
huyết dưới nhện là 228. 030 USD, với xuất huyết
não là 123.565 USD và với đột quỵ thiếu máu
não là 90,981 USD.
Hẹp động mạch cảnh ngoài sọ là một trong
những nguyên nhân chính của đột quỵ não. Tần
suất hẹp động mạch cảnh > 60% ở những bệnh
nhân đột quỵ lần đầu trong nghiên cứu
NOMASS là 7%. Theo báo cáo của Mayo Clinic


18% các trường hợp đột quỵ não có tổn thương
các động mạch lớn trong và ngoài sọ. Trong
nghiên cứu Framingham, 9% nam và 7% nữ có
hẹp động mạch cảnh >50%(8,12).
Mức độ nặng của hẹp động mạch liên quan
mật thiết với tần suất của đột quỵ não. Theo
thống kê tại Texas, 10% bệnh nhân có cơn thiếu
máu não thống qua có hẹp > 70% động mạch
cảnh. Theo Cinà và cộng sự, 33% những trường
hợp hẹp động mạch cảnh từ 80 – 99% có cơn
thiếu máu não hoặc nhũn não do lấp mạch trong
khi đó tỉ lệ này chỉ xuất hiện ở 0.4% ở những
bệnh nhân hẹp động mạch cảnh dưới 80%(12,22).
Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh
* Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Kim Quế

cho những bệnh nhân hẹp từ 70 – 99% làm giảm
nguy cơ tai biến mạch máu não 17%. Hơn nữa
phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh là một
phẫu thuật an toàn tỉ lệ tử vong và biến chứng
dưới 5% ở những bệnh nhân có triệu chứng và
dưới 3% ở những bệnh nhân không có triệu
chứng. Do đó việc phát hiện sớm hẹp động
mạch cảnh ngoài sọ và điều trị đúng đắn sẽ góp
phần làm giảm nguy cơ đột quỵ não(17,22).
Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh
được De Bakey thực hiện thành công lần đầu
tiên năm 1953. Sau đó năm 1985 Kieny đưa ra
phương pháp bóc lớp trong động mạch cảnh

kiểu lộn vỏ động mạch nhằm rút ngắn thời gian
kẹp động mạch cảnh và giảm tỉ lệ hẹp tái phát.
Nong động mạch cảnh tại chỗ chia đôi bằng
bóng đầu tiên được thực hiện vào năm 1979 bởi
Mathias. Sau đó, năm 1989 Theron đã thực hiện
đặt stent động mạch cảnhlần đầu tiên đầu tiên,
và đến năm 1990 các dụng cụ bảo vệ não khi đặt
stent động mạch cảnh đã được tiến hành. Từ đó
việc đặt stent đã được tiến hành ở những trung
tâm lớn.
Các nghiên cứu về đột quỵ não đã được
nhiều trung tâm trong nước thực hiện trong
những năm vừa qua. Tần suất đột quỵ do thiếu
máu nuôi ngày càng gia tăng. Theo Lê văn
Thành, tần suất đột quỵ não ở TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam là 415/100.000 dân trong đó
tỉ lệ đột quỵ não mới là 141/100.000 dân. Tỉ lệ tử
vong do đột quỵ não là 37/100.000 dân. Ước tính
ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 199.444 trường
hợp đột quỵ não mới(16, 18).
Khuyến cáo điều trị bệnh lý tim mạch được
trường môn tim mạch Mỹ và Hội tim mạch Mỹ
đưa ra từ năm 1980. Từ đó tới nay các khuyến
cáo trong lĩnh vực tim mạch thường xuyên được
cấp nhật dựa trên các nghiên cứu khoa học có

ĐT: 0913977628

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Email:

9


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

giá trị.

người đột quỵ, gia đình có người bị xơ vữa động

Khuyến cáo điều trị bệnh lý động mạch cảnh
và đốt sống được cập nhật năm 2011 dựa trên
các nghiên cứu được công bố tới tháng 5/2010.

mạch trước 60 tuổi. (Loại IIb, chứng cứ C).

Ở Việt Nam tới nay mặc dù đã có khá nhiều
trung tâm triển khai điều trị đột quỵ não và hẹp
động mạch cảnh nhưng chưa có khuyến cáo
hướng dẫn điều trị hẹp động mạch cảnh ngoài
sọ nào được công bố.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước về hẹp động mạch cảnh ngoài sọ,
chúng tôi đưa ra khuyến cáo này góp phần
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý nguy
hiểm này.


KHUYẾN CÁO
Tầm soát phát hiện sớm hẹp động mạch
cảnh ngoài sọ ở người không có triệu
chứng
Phát hiện sớm hẹp động mạch cảnh ngoài sọ
khi chưa có triệu chứng có ý nghĩa quan trọng
trong phòng ngừa đột quỵ.
Siêu âm Duplex động mạch cảnh là phương
pháp đánh giá không xâm lấn có giá trị cao trong

Phương pháp thực hiện siêu âm Duplex động
mạch cảnh
- Siêu âm Doppler động mạch bởi Bác sĩ
chuyên khoa về động mạch cảnh để xác định
hẹp động mạch cảnh có ảnh hưởng huyết động
được chỉ định cho bênh nhân có hẹp hoặc nghi
ngờ động mạch cảnh. (Loại I, chứng cứ C).

Phương pháp chẩn đoán hẹp động mạch
cảnh ngoài sọ
Sử dụng các phương pháp chẩn đoán không
xâm lấn
Cho bệnh nhân có biểu hiện mù hoặc yếu
nửa người thoáng qua. (Loại I, chứng cứ C).
Chỉ định Siêu âm Duplex
- Để xác định hẹp động mạch cảnh ở bệnh
nhân có tổn thương thần kinh khu trú liên quan
với vùng cấp máu của động mạch cảnh. (Loại I,
chứng cứ C).
- Có thể được sử dụng cho những trường

hợp TIA có nguyên nhân rõ ràng. (Loại IIa,
chứng cứ C).

chẩn đoán hẹp động mạch cảnh ngoài sọ chưa có

MRA hoặc CTA

triệu chứng(13,19).

- Được chỉ định ở bệnh nhân có dấu hiệu
thần kinh khu trú cấp tính nhưng siêu âm không
xác định được chẩn đoán hoặc kết quả siêu âm
không rõ ràng. (Loại I, chứng cứ C).

Chỉ định siêu âm Duplex động mạch cảnh tầm
soát hẹp động mạch cảnh
- Bệnh nhân có tiếng thổi ở cổ. (Loại IIa,
chứng cứ C).
- Theo dõi tiến triển hẹp động mạch cảnh cho
bệnh nhân biết có hẹp động mạch cảnh > 50%.
(Loại IIa, chứng cứ C).
- Bệnh nhân có hẹp động mạch ngoại biên,
động mạch vành hoặc phình động mạch chủ.
(Loại IIb, chứng cứ C).
- Bệnh nhân có nhiều hơn 2 yếu tố nguy cơ
sau: Tăng huyết áp, tăng lipid máu, gia đình có

10

- Khi nguyên nhân ngoài sọ không được xác

định ở bệnh nhân có TIA, cần làm CTA, MRA để
xác định tổn thương mạch máu trong sọ. (Loại
IIa, chứng cứ C).
- Những trường hợp có khả năng phải phục
hồi lưu thông mạch máu nên chụp MRA hoặc
CTA khi kết quả Duplex không rõ ràng. (Loại IIa,
chứng cứ C).
- Trường hợp hẹp động mạch cảnh có chỉ
định can thiệp phẫu thuật trên kết quả siêu âm,
cần làm CTA hoặc MRA để xác định các tổn
thương trong ngực hoặc trong sọ. (Loại IIa,
chứng cứ C).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
- MRA không cản từ được chỉ định cho bệnh
nhân có suy thận hoặc vôi hóa động mạch lan
tỏa. Nên sử dụng hệ thống MRI chất lượng hình
ảnh cao để có kết quả chính xác. (Loại IIa, chứng
cứ C).
- CTA nên được sử dung để đánh giá mức
độ hẹp động mạch cảnh khi bênh nhân không
thể thực hiện MRA. (Loại IIa, chứng cứ C).

Chỉ định chụp x quang động mạch:
- DSA có thể được cân nhắc cho những
trường hợp TIA và siêu âm hoặc MRA, CTA
nghi ngờ tắc động mạch nhằm xác định khả

năng tái phục hồi lưu thông động mạch. (Loại
IIa, chứng cứ C).
- DSA có thể chỉ định cho bênh nhân có suy
thận nhẹ có thể dung nạp lượng cản quang vừa
phải để xácđịnh tổn thương động mạch đơn
giản. (Loại IIb, chứng cứ C).
- Ở bênh nhân có TIA nhưng các phương
pháp chẩn đoán hình ảnh không sâm lấn không
thể thực hiện hoặc không kết luận được thì cần
chụp DSA. (Loại IIb, chứng cứ C).

Tổng Quan

cần cân nhắc lợi ích với nguy cơ do các bệnh lý
đi kèm, dư kiến thời gian sống thêm và sự chọn
lựa của bệnh nhân. (Loại I, chứng cứ C).
- Có thể chỉ định phẫu thuật bóc lớp trong
động mạch cảnh cho bệnh nhân hẹp > 70% có
nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và tử vong
thấp. (Loại IIa, chứng cứ A)(22,23,29,30,35,36).
- Bóc lớp trong động mạch cảnh tốt hơn đặt
stent động mạch cảnh cho bệnh nhân có giải
phẫu động mạch không thích hợp cho can thiệp.
(Loại IIa, chứng cứ B)(7,20,21,27,37,41).
- Bênh nhân có chỉ định phẫu thuật bóc lớp
trong động mạch cảnh nên thực hiện sớm trong
vòng 2 tuần nếu không có chống chỉ định khác.
(Loại IIa, chứng cứ C)

Chỉ định đặt stent động mạch cảnh:

- Bệnh nhân có nguy cơ trung bình hoặc thấp
khi hẹp trong nếu > 70% động mạch theo
phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm
lấn hoặc hẹp > 50% theo chụp x quang động
mạch. Dự đoán nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ
trong thủ thuật < 6%. (Loại I, chứng cứ B).

Tổn thương mạch máu trong và ngoài sọ
Nếu tổn thương mạch máu trong và ngoài sọ
không tương xứng với lâm sàng cần tìm nguyên
nhân nghẽn mạch từ tim. (Loại I, chứng cứ C).

- Stent động mạch cảnh tốt hơn cho bệnh
nhân có giải phẫu vùng cổ không thích hợp với
phẫu thuật. (Loại IIa, chứng cứ B)(25,27,28,39,40).

Chỉ định phục hồi lưu thông động mạch
cảnh

Điều trị tăng huyết áp
Duy trì huyết áp dưới 140/90 cho bệnh nhân
có hẹp động mạch cảnh ngoài sọ do xơ vữa động
mạch. (Loại I, chứng cứ A).

Chỉ định bóc lớp trong động mạch cảnh
- Bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật trung
bình hoặc thấp đã bị đột quỵ nhưng không tàn
phế hoặc có cơn thiếu máu não thoáng qua, kể cả
bệnh nhân yếu liệt nửa người và thất ngôn trong
vòng 6 tháng (có triệu chứng) nên phẫu thuật

bóc lớp trong nếu > 70% động mạch theo
phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm
lấn. (Loại I, chứng cứ A). Hoặc hẹp > 50% theo
chụp x quang động mạch (Loại I, chứng cứ B).
Dự đoán nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ trong
mổ < 6%.
- Phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch
cảnh cho bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng

Điều trị nội khoa trước mổ

Điều trị rối loạn lipid máu:
- Statin được chỉ định cho bệnh nhân hẹp
động mạch do xơ vữa để duy trì LDL cholesterol
< 100 mg%. (Loại I, chứng cứ B).
- Dùng statin duy trì LDL cholesterol < 70
mg% cho bệnh nhân nghi ngờ có đột quỵ do hẹp
động mạch cảnh. (Loại IIa, chứng cứ B).
- Statin nên được sử dụng cho bệnh nhân
hẹp động mạch có chỉ định phẫu thuật bất kể
cholesterol máu cao hay không (31). (Loại IIa,
chứng cứ B).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

11


Tổng Quan


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

- Dùng statin duy trì LDL < 70mg% ở bệnh
nhân xơ vữa động mạch cảnh có tiểu đường sẽ
làm giảm nguy cơ đột quỵ. (Loại IIa, chứng cứ
B).

Kiểm soát đường huyết
Bằng ăn kiêng, dùng thuốc hạ đường phòng
ngừa đột quỵ cho bệnh nhân bệnh động mạch
cảnh do xơ vữa. Tuy nhiên điều trị tích cực duy
trì HbA1C <7% chưa chứng tỏ có hiệu quả nhiều
hơn. (Loại IIa, chứng cứ A).

Phương pháp bóc lớp trong động mạch
cảnh
Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh
- Gây mê nội khí quản hoặc gây tê vùng có
thể áp dụng trong phẫu thuật bóc lớp trong
động mạch cảnh với kết quả không khác biệt.
(Loại IIa, chứng cứ C).
- Không có sự khác biệt về tỉ lệ đột quỵ giữa
sử dụng shunt tạm và không sử dung shunt tạm.
(Loại IIa, chứng cứ C)(4,17).

Bệnh nhân có bệnh động mạch cảnh đang hút
thuốc
Nên được khuyên ngừng hút thuốc để giảm
tiến triển xơ vữa động mạch và nguy cơ đột quỵ.
(Loại IIa, chứng cứ B).


- Sử dụng miếng vá động mạch khi phục hồi
động mạch cảnh tốt hơn khâu trực tiếp. (1,6).
(Loại IIa, chứng cứ B)(1,16).

Điều trị chống đông máu:
- Aspirin liều thấp (81 – 325 mg/ngày) giảm
nguy cơ biến cố tim mạch ở bệnh nhân hẹp động
mạch cảnh. (Loại I, chứng cứ A).

Đặt stent động mạch cảnh:
Lưới lọc dùng khi đặt stent động mạch cảnh
làm giảm nguy cơ đột quỵ(23,32) (Loại IIa, chứng
cứ C).

- Bệnh nhân hẹp hoặc tắc động mạch cảnh
ngoài sọ nghi ngờ đột quỵ hoặc TIA có thể dùng
Aspirin 81 - 325 mg hoặc clopidogrel 75 mg hoặc
phối hợp Aspirin với Dipyridamol 25 + 200mg 2
lân/ngày. (Loại I, chứng cứ B). Phối hợp Aspirin
và clopidogrel ít được ưa thích hơn. (Loại I,
chứng cứ B). Việc lựa chọn phác đồ tùy từng
trường hợp, tùy khả năng dung nạp, kinh tế.
(Loại I, chứng cứ B).

Xử trí sau phục hồi lưu thông động mạch
cảnh

- Aspirin liếu thấp (81 – 325 mg/ngày) nên
được duy trì tới khi mổ. (Loại I, chứng cứ A).

- Trước can thiệp nong động mạch cảnh
nên dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép
aspirin 81 -325 mg phối hợp clopidogrel 75
mg. Với bệnh nhân không dung nạp
clopidogrel thay thế bằng ticlopidin 250 mg 2
lần/ ngày (Loại I, chứng cứ C).
- Bệnh nhân xơ vữa động mạch não ngoài sọ
có chỉ định dùng thuốc chống đông như rung
nhĩ, van tim cơ học nên sử dụng thuốc kháng
vitamin K như Warfarin để duy trì INR đạt
2,5(2,11). (Loại IIa, chứng cứ C).

12

- Bóc lớp trong kiểu lộn vỏ động mạch cho
kết quả lâu dài tốt hơn. (Loại IIa, chứng cứ C)(26).

- Aspirin liều thấp (75 – 325 mg/ngày),
clopidogrel (75mg/ngày), hoặc phối hợp Aspirin
liều thấp và Clopidogrel (75 mg/ngày), hoặc
Aspirin liều thấp và dipyridamole phóng thích
kéo dài (25mg và 200mg 2 lần/ngày) nên được
chỉ định để phòng ngừa biến cố tim mạch do
thiếu máu(9,5,33) (Loại I, chứng cứ B).
- Kiểm soát tốt huyết áp trong và sau mổ sẽ
giảm nguy cơ biến cố tim mạch. (Loại I, chứng
cứ C).
- Siêu âm Dulex sau mổ 1 tháng, 6 tháng,
hàng năm để xác định không hẹp tái phát và
xuất hiện tổn thương mới bên động mạch đối

diện. Khi tình trạng ổn định khoảng cách theo
dõi có thể dài hơn(20,34) (Loại IIa, chứng cứ C).

Xử trí tái hẹp động mạch cảnh
- Bệnh nhân hẹp tái phát động mạch cảnh có
triệu chứng được khuyến cáo nên tái phục hồi
lưu thông động mạch theo các tiêu chuẩn phục

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
hồi lưu thông động mạch cảnh lần đầu. (Loại IIa,
chứng cứ C).
- Bóc lớp trong động mạch cảnh hoặc stent
động mạch cảnh lại khi tái hẹp nhanh có khả
năng gây tắc hoàn toàn xác định dựa trên chẩn
đoán hình ảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.


6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

AbuRahma AF, Robinson PA, Saiedy S, et al. (1999).
Prospective randomized trial of bilateral carotid
endarterectomies: primary closure versus patching. Stroke.
30:1185–9.
Adams HP Jr, del Zoppo GJ, Alberts MJ, et al. (2007).
Guidelines for the early management of adults with ischemic
stroke: a guideline from the American Heart
Association/American Stroke Association Stroke Council,
Clinical Cardiology Council, Cardiovascular Radiology and
Intervention Council, and the therosclerotic Peripheral
Vascular Disease and Quality of Care Outcomes in Research
Interdisciplinary Working Groups. Stroke. 38:1655–711.
Ballotta E, Meneghetti G, Mananra R. (2007). Long-term
survival and stroke-free survival after eversion carotid

endarterectomy for asymptomatic severe carotid stenosis. J
Vasc Surg. 33: 678-83
Ballotta R, Luzzani L, Carugatti C. (2006). Routine shunting is
a safe and reliable method of cerebral protection during
carotid endarterectomy. Ann Vasc Surg, 12: 243 – 46.
Bhatt DL, Fox KA, Hacke W, et al. (2006) Clopidogrel and
aspirin versus aspirin alone for the prevention of
atherothrombotic events. N Engl J Med. 354:1706 –17.
Bond R, Rerkasem K, AbuRahma AF, et al. (2004). Patch
angioplasty
versus
primary
closure
for
carotid
endarterectomy. Cochrane Database Syst Rev. CD000160.
Brott TG, Hobson RW, Howard G, et al. (2010). Stenting
versus endarterectomy for treatment of carotid-artery stenosis.
N Engl J Med. 363:11–23.
Brott TG, Halperin JL, Suhny Abbara S, Bacharach JM, Barr
JD, Bush RL, et al. (2011). Guideline on the Management of
Patients With Extracranial Carotid and Vertebral Artery
Disease. Circulation. 123: 1-77
CAPRIE Steering Committee. (1996). A randomised, blinded,
trial of clopidogrel versus aspirin in patients at risk of
ischaemic events (CAPRIE). Lancet. 348:1329 –39.
Chiam PT, Roubin GS, Panagopoulos G, et al. (2006). One-year
clinical outcomes, midterm survival, and predictors of
mortality after carotid stenting in elderly patients. Circulation.
2009;119:2343– 8.

Cho L, Mukherjee D. Basic cerebral anatomy for the carotid
interventionalist: the intracranial and extracranial vessels.
Catheter Cardiovasc Interv. 68:104 –11.
Cinà CS, Clase CM, Haynes BR. (1999). Refining the
indications for carotid endarterectomy in patients with
symptomatic carotid stenosis: A systemic review. J Vasc Surg
30:606-18.
Corriveau MM, Johnston KW. (2004). Interobsever variability
of carotid Doppler peak velocity measurements among
technologists in an ICVL-accredited vascular laboratory. Vasc
Surg. 39:735-41.

14.

15.

16.
17.

18.

19.
20.

21.

22.

23.


24.

25.

26.

27.

28.

29.

30.

Tổng Quan

Diener HC, Bogousslavsky J, Brass LM, et al. (2004). Aspirin
and clopidogrel compared with clopidogrel alone after recent
ischaemic stroke or transient ischaemic attack in high-risk
patients (MATCH): randomised, double-blind, placebocontrolled trial. Lancet. 364:331–7.
Diener HC, Cunha L, Forbes C, et al. (1996). European Stroke
Prevention Study. 2. Dipyridamole and acetylsalicylic acid in
the secondary prevention of stroke. J Neurol Sci.143:1–13.
Đỗ Kim Quế. (2004). Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa hẹp
động mạch cảnh ngoại sọ. Y học thực hành. 491:405 – 409.
Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông.(2012). Điều trị ngoại khoa
hẹp động mạch cảnh ngoài sọ: kinh nghiệm 200 trường hợp.
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(4): 256 – 261.
Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông. (2014). Kết quả phẫu thuật
cầu nối động mạch vành trong điều trị hẹp nhiều nhánh động

mạch vành ở bệnh nhân có hẹp nặng động mạch cảnh. Tạp
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18 (3): 383 – 388
Đỗ Kim Quế. (2008). Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch
cảnh 2 bên. Y học Việt Nam, 2(352): 262-74
Eckstein HH, Ringleb P, Allenberg JR, et al. (2008). Results of
the
Stent-Protected
Angioplasty
versus
Carotid
Endarterectomy (SPACE) study to treat symptomatic stenoses
at 2 years: a multinational, prospective, randomised trial.
Lancet Neurol. 7:893–902.
Ederle J, Dobson J, Featherstone RL, et al. (2010). Carotid
artery stenting compared with endarterectomy in patients
with symptomatic carotid stenosis (International Carotid
Stenting Study): an interim analysis of a randomised
controlled trial. Lancet. 375:985–97.
Executive Committee for the Asymptomatic Carotid
Atherosclerosis
Study.
(1995).
Endarterectomy
for
asymptomatic carotid artery stenosis. JAMA. 273:1421– 8.
Garg N, Karagiorgos N, Pisimisis GT, et al. (2009). Cerebral
protection devices reduce periprocedural strokes during
carotid angioplasty and stenting: a systematic review of the
current literature. J Endovasc Ther. 16: 412–27.
Gray WA, Hopkins LN, Yadav S, et al. (2006). Protected

carotid stenting in high-surgical-risk patients: the ARCHeR
results. J Vasc Surg. 44: 258–68.
Gray WA, Yadav JS, Verta P, et al. (2007). The CAPTURE
registry: results of carotid stenting with embolic protection in
the post approval setting. Catheter Cardiovasc Interv. 69:341–
8.
Green RM, Greenberg R, Illig K, Shortell C, Ouriel K. (2000).
Eversion endarterectomy of the carotid artery: Technical
considerations and recurrent stenosis. Vasc Surg. 32:1052-61.
Gurm HS, Yadav JS, Fayad P, et al. (2008). Long-term results
of carotid stenting versus endarterectomy in high-risk
patients. N Engl J Med. 358:1572–9.
Harrod-Kim P, Kadkhodayan Y, Derdeyn CP, et al. (2005).
Outcomes of carotid angioplasty and stenting for radiationassociated stenosis. AJNR Am J Neuroradiol. 26:1781– 8.
Hobson RW, Weiss DG, Fields WS, et al. (1993). Efficacy of
carotid endarterectomy for asymptomatic carotid stenosis: the
Veterans Affairs Cooperative Study Group. N Engl J Med.
328:221–7.
Katzen BT, Criado FJ, Ramee SR, et al. (2007). Carotid artery
stenting with emboli protection surveillance study: thirty-day
results of the CASES-PMS study. Catheter Cardiovasc Interv.
70:316 –23.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

13


Tổng Quan
31.


32.

33.

34.

35.

36.

14

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Lamuraglia GM, Stoner MC, Brewster DC, et al. (2005).
Determinants of carotid endarterectomy anatomic durability:
effects of serum lipids and lipid-lowering drugs. J Vasc Surg.
41:762– 8.
Mas JL, Chatellier G, Beyssen B, et al. (2006). Endarterectomy
versus stenting in patients with symptomatic severe carotid
stenosis. N Engl J Med. 355:1660 –71.
Mohr JP, Thompson JL, Lazar RM, et al. (2001). A comparison
of warfarin and aspirin for the prevention of recurrent
ischemic stroke. N Engl J Med. 345:1444 –51.
Roth SM, Back MR, Bandyk DF, et al. (1999). A rational
algorithm for duplex scan surveillance after carotid
endarterectomy. J Vasc Surg. 30: 453–60.
Rothwell PM, Goldstein LB. (2004). Carotid endarterectomy
for asymptomatic carotid stenosis: asymptomatic carotid

surgery trial. Stroke. 35: 2425–7.
Rothwell PM, Slattery J, Warlow CP. (1996). A systematic
review of the risks of stroke and death due to endarterectomy
for symptomatic carotid stenosis. Stroke. 27:260 –5.

37.

38.

39.

40.

41.

Roubin GS, New G, Iyer SS, et al. (2001). Immediate and late
clinical outcomes of carotid artery stenting in patients with
symptomatic and asymptomatic carotid artery stenosis: a 5year prospective analysis. Circulation. 103:532–7.
Sacco RL, Diener HC, Yusuf S, et al. (2008). Aspirin and
extended-release dipyridamole versus clopidogrel for
recurrent stroke. N Engl J Med. 359:1238 –51.
Yadav JS, Wholey MH, Kuntz RE, et al. (2004). Protected
carotid-artery stenting versus endarterectomy in high-risk
patients. N Engl J Med. 351:1493–501.
Yadav JS, Sneed D, Ouriel K, et al. (2005). Durability of carotid
stenting for the prevention of stroke: 3-year follow-up of the
SAPPHIRE tiral and the US Carotid Feasibility. Circulation.
112:416.
Zahn R, Ischinger T, Hochadel M, et al. (2007). Carotid artery
stenting in octogenarians: results from the ALKK Carotid

Artery Stent (CAS) Registry. Eur Heart J. 28:370 –5.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015



×