Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tỷ lệ loãng xương, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương đốt sống ở bệnh nhân trên 50 tuổi đau lưng mãn tính tại khoa điều trị đau - vật lý trị liệu - y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.3 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG Ở BỆNH NHÂN TRÊN 50 TUỔI ĐAU LƯNG MÃN TÍNH
TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ ĐAU- VẬT LÝ TRỊ LIỆU- Y HỌC CỔ TRUYỀN
Hồ Thị Đoan Trinh*, Trần Bình Thanh*

TÓM TẮT
Mở đầu: Loãng xương và biến chứng gãy xương do loãng xương đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế
giới, trong đó gãy xương đốt sống là một biến chứng phổ biến nhất của bệnh lý loãng xương ở người có tuổi, đặc
biệt là phụ nữ. Chẩn đoán đúng gãy xương đốt sống là một điều cần thiết trong điều trị bệnh, đặc biệt trong quản
lý loãng xương, nhằm ngăn ngừa những biến chứng của gãy xương, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị,
nâng cao sức khỏe chung cho người lớn tuổi và lợi ích cho xã hội về mặt kinh tế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương, gãy xương đốt sống và các mối liên quan về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của gãy xương đốt sống ở bệnh nhân trên 50 tuổi đau lưng mãn tính tại khoa Điều trị đau- Vật lý trị
liệu- Y học cổ truyền.
Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang. Từ 8/2014 đến 6/2016, nghiên cứu được thực
hiện trên 200 bệnh nhân nữ tuổi từ 50 đến 82. Mỗi bệnh nhân được chụp X quang cột sống để đo chiều cao thân
trước- thân giữa- thân sau của 13 đốt sống (T4 đến L4) để xác định gãy xương và đo mật độ xương tại hai vị trí
cốt sống thắt lưng, cổ xương đùi để xác định loãng xương.
Kết quả: Tỷ lệ loãng xương trong mẫu nghiên cứu là 60%, tỷ lệ bệnh nhân trên 70 tuổi loãng xương
chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ gãy xương đốt sống trên bệnh nhân trên 50 tuổi đau thắt lưng mãn tính là 33,5%.
Kiểu gãy lõm và gãy bờ chiếm tỷ lệ cao trong các kiểu gãy. Mức độ gãy độ 2 chiếm tỷ lệ cao. Đa số bệnh
nhân có gãy một đốt sống. Đối với các bệnh lý đi kèm, đau khớp đặc biệt là thoái hóa khớp có mối liên quan
với gãy xương đốt sống. Qua khảo sát ghi nhận được tỷ lệ gãy xương của từng đốt sống, những đốt sống có
tỷ lệ gãy xương cao là: T11, T12 và L1.
Kết luận: Ở bệnh nhân trên 50 tuổi có đau lưng mãn tính, loãng xương chiếm tỷ lệ cao và tăng dần theo số
tuổi. Khoảng một phần ba số trường hợp bị gãy xương đốt sống trong nghiên cứu cho thấy hậu quả của loãng
xương là gãy xương đốt sống đang là vấn đề đáng báo động trong chương trình chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.


Từ khóa: gãy xương đốt sống, kiểu gãy, mức độ gãy, loãng xương.

ABSTRACT
THE SURVEY OF OSTEOPOROSIS RATE, CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS
OF VERTEBRAL FRACTURES IN CHRONIC BACK PAIN PATIENTS OVER AGE 50
AT THE FACULTY OF DEPARTMENT OF PAIN MANAGEMENT PHYSIOTHERAPY- TRADITIONAL MEDICINE
Ho Thi Doan Trinh, Tran Binh Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 5 - 2016: 25 - 30
Background: Osteoporosis and complications of fracture caused by osteoporosis has become the important
issue of worldwide, including vertebral fractures are a common complication of osteoporosis disease in older
people, especially women. Properly vertebral fracture diagnosing is a necessity in the treatment of diseases,
especially in the management of osteoporosis, to prevent complications of the fracture, reduce mortality, reduce
treatment costs and improve general health for older people and social benefit economically.
* Khoa Điều trị đau- Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền, Bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: BS Hồ Thị Đoan Trinh
ĐT: 0168 411 3058
Email:

25


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Objectives: Determine the rate of osteoporosis, vertebral fractures and the correlation of the clinical
characteristics, subclinical vertebral fracture in patients over age 50 with chronic back pain at the Faculty of
Department of Pain Management- Physiotherapy- Traditional Medicine.
Method: Research Methodology: descriptive, cross-sectional. From 8/2014 to 6/2016, researches were
conducted on 200 female patients aged 50 to 82. Each patient was spine radiographs to measure height of anteriormedial- posterior body of 13 vertebrae (T4 to L4) to determine fractures and measure bone density at two positions
of the lumbar spine, the femoral neck to determine osteoporosis.

Results: The rate of osteoporosis in the research sample was 60%, the proportion of osteoporosis patients over
age 70 is at high percentage. The rate of patients in vertebral fractures over age 50 with chronic low back pain is
33.5%. The concave fracture and shore fracture have higher percentage of all types of fractures. Level 2 of fracture
is at high percentage. Most patients have a fractured vertebra. With associated pathologies, joint pain – especially
the osteoarthritis is related to vertebral fractures. The survey recorded fracture rate of each vertebral, vertebrae has
higher fracture rates are: T11, T12, and L1.
Conclusion: In patients over 50 years old with chronic back pain, osteoporosis is at high percentage and
gradually increases over age. About one-third of cases of vertebral fracture in research shows the consequence of
osteoporosis is vertebral fracture being an alarming problem in the community health care programs.
Keyword: vertebral fractures, fracture type, severity of fractures, osteoporosis.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên qua, loãng xương và
biến chứng gãy xương do loãng xương đã trở
thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới, trong
đó gãy xương đốt sống là một biến chứng phổ
biến nhất của bệnh lý loãng xương ở người có
tuổi, đặc biệt là phụ nữ(9).
Gãy xương đốt sống phần lớn không có
biểu hiện lâm sàng nhưng các biến dạng đốt
sống “im lặng” là nguyên nhân của chứng
đau lưng mãn tính và một số bệnh lý nội khoa
trong lồng ngực và ổ bụng dẫn đến giảm khả
năng vận động, giảm chất lượng sống và gia
tăng tỷ lệ tử vong(6).
Hiện nay tỷ lệ người có tuổi ngày càng tăng
và số người bị loãng xương ngày càng nhiều do
đó xuất độ gãy xương đốt sống cũng gia tăng.
Ở Mỹ, theo ước tính hàng năm có 2 triệu
trường hợp gãy xương do loãng xương, hơn

432.000 trường hợp nhập viện, khoảng 2,5 triệu
lần khám bệnh. Chi phí 80% cho tất cả các
trường hợp gãy xương. Do khuynh hướng già
của dân số nên dự đoán chi phí cho những
trường hợp gãy xương do loãng xương lên 25,3
tỷ đô la trong năm 2025.

26

Một số nghiên cứu ở Châu Á và Việt Nam
cho thấy tỷ lệ gãy xương đốt sống ở phụ nữ
Châu Á là 15- 30%, cao hơn các quốc gia Châu
Âu (12- 25%)(12).
Đối với phụ nữ mãn kinh có gãy xương
đốt sống, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị
tích cực, nguy cơ gãy xương lần sau có thể
giảm 50%(9).
Gãy xương đốt sống gây hậu quả nghiêm
trọng đối với bệnh nhân, gia đình và xã hội,
chẩn đoán đúng gãy xương đốt sống là một
điều cần thiết trong điều trị bệnh, đặc biệt trong
quản lý loãng xương, nhằm ngăn ngừa những
biến chứng của gãy xương, giảm tỷ lệ tử vong,
giảm chi phí điều trị, nâng cao sức khỏe chung
cho người lớn tuổi và lợi ích cho xã hội về mặt
kinh tế.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về gãy
xương đốt sống vẫn còn khá ít trong đó rất
hiếm nghiên cứu được thực hiện trên bệnh
nhân lớn tuổi cho nên trong tình hình trên,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm
xác định và tìm hiểu các đặc điểm gãy xương
đốt sống ở người lớn tuổi, sàng lọc ra những
trường hợp có nguy cơ cao từ đó có thể chẩn


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
đoán, dự phòng và điều trị sớm với mục tiêu
giảm thiểu những di chứng trầm trọng do
loãng xương, gãy xương gây nên(6,7,8).

Mục tiêu
Xác định tỷ lệ loãng xương, gãy xương đốt
sống và các mối liên quan về đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng của gãy xương đốt sống ở bệnh
nhân trên 50 tuổi đau lưng mãn tính tại khoa
Điều trị đau- Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân trên 50 tuổi có đau lưng mãn
tính đến khám tại khoa Điều trị đau- Vật lý trị
liệu- Y học cổ truyền, Bệnh viên Trưng Vương
trong thời gian nghiên cứu.

Thu thập dữ kiện
Các dữ kiện được thu thập dựa trên một

mẫu bộ câu hỏi in sẵn.

Phương thức thực hiện
Để xác định loãng xương chúng tôi dùng
tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo khuyến
cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1994) dựa
vào kết quả đo mật độ xương (BMD) bằng
phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép
(DXA), sử dụng chỉ số Tscore tại hai vị trí: cột
sống thắt lưng và cổ xương đùi.
Bảng 1
Xương bình thường
Khối lượng xương thấp
(thiếu xương)
Loãng xương
Loãng xương nặng

Tscore≥ -1
-1> Tscore> -2,5
Tscore≤ -2,5
Tscore≤ -2,5
Kèm theo gãy xương do xương yếu

Để đánh giá gãy xương đốt sống chúng tôi
dùng phương pháp GENANT: phương pháp
này là phương pháp đánh giá bằng mắt, thông
qua kinh nghiệm của bác sĩ, hoặc chuyên viên
X-quang. Phim được chụp theo lối chụp tia tập
trung, vị trí người đứng cách nguồn 40 inches
(101,6 cm). Chùm tia chủ yếu quét giữa đốt T8


Nghiên cứu Y học
và L3. Vị trí đốt sống đánh giá là từ T4 (ngực 4)
đến L4 (lưng 4) dựa trên phim chụp nghiêng.
Đánh giá một xương đốt sống gãy dựa vào 1
trong các chỉ số sau: chiều cao trước (AH), chiều
cao giữa (MH), chiều cao sau (PH). Tính tỷ lệ:
AH/PH, MH/PH, AH/PH. Dựa theo các tỷ lệ
trên xác định được 3 kiểu gãy: gãy bờ, gãy lõm,
gãy lún.

Xác định được ba mức độ gãy là nhẹ, vừa và
nặng.
Mức độ gãy
Độ 1 hay nhẹ: giảm từ 20- 25%
Độ 2 hay vừa: giảm từ 25-40%
Độ 3 hay nặng: giảm từ >40%

Xử lý và phân tích dữ kiện
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các
thuật toán thống kê áp dụng trong y sinh học.
Sử dụng phần mềm Epidata 3.0 và Stata 13.0.
Các đồ thị được vẽ tự động trên máy tính.

KẾT QUẢ
Chúng tôi đã phân tích được kết quả mật độ
xương và X quang cho 200 đối tượng trên 50
tuổi có đau lưng mãn tính đến khám bệnh tại
khoa Điều trị đau- Vật lý trị liệu- Y học cổ
truyền, Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian

nghiên cứu. Tuổi trung bình của mẫu nghiên
cứu là 64, tuổi mãn kinh trung bình là 49.
Khoảng 50% mẫu nghiên cứu có chỉ số BMI lớn
hơn 23. Có 80% mẫu nghiên cứu có từ 1 con trở
lên. Tình trạng bệnh lý thường gặp trong mẫu
nghiên cứu là bệnh lý khớp là 83,5%. Có khoảng
13,5% mẫu nghiên cứu có tiền sử bản thân bị
gãy xương. Chỉ có 28% mẫu nghiên cứu có thói
quen uống sữa và 33% mẫu nghiên cứu là có tập
thể dục.
Bảng 2. Một số đặc điểm nhân trắc, lâm sàng của đối
tượng nghiên cứu
Biến
Tuổi
Tuổi mãn kinh
BMI
(n=200)

<18,5
18,5≤ BMI <23
23≤ BMI <25

n= 200
64
49
8
92
57

%


4,0
46,0
28,5

≥2

43

21,5

27


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Biến
0
1
2

n= 200
40
14
71

%
20,0

7,0
35,5

Trên 2 con

75

37,5

Không

Không

Không

Không

Không

Không


33
167
97
103
176
24
144
56

134
66
173
27

16,5
83,5
48,5
51,5
88
12
72
28
67
33
86,5
13,5

Số con
(n=200)
Bệnh lý khớp
(n=200)
Bệnh đường tiêu hóa
(n=200)
Bệnh đái tháo đường
(n=200)
Uống sữa
(n=200)
Thể dục
(n=200)

Tiền sử gãy xương
(n=200)

(n=200)
Mức độ đau
(n=67)
Biến dạng cột sống
(n=67)
Giới hạn vận động
(n=67)

Tổng số đốt sống gãy ghi nhận được trong
nghiên cứu là 148. Ghi nhận được số đốt sống có
kiểu gãy lõm chiếm số lượng cao nhất 98 đốt kế
đến là gãy lún 44 đốt sống. Các đốt sống T11,
T12, L1, L2 có tỷ lệ gãy xương cao so với các đốt
sống khác (Bảng 7).

n= 200 %
79
39,5
121 60,5
100
50
100
50
104
52
96
48


Tỷ lệ gãy xương mức độ 1 là 25,68%; mức độ
2 là 45,95%; mức độ 3 là 28,37%.
Bảng 5. Tỷ lệ từng mức độ gãy xương
Mức độ gãy
Gãy độ 1
Gãy độ 2
Gãy độ 3

Trong mẫu nghiên cứu 200 ghi nhận có 67
bệnh nhân gãy xương đốt sống, với tỷ lệ là
33,5%. Có 50,8% mẫu nghiên cứu có tình trạng
đau ít. Chỉ khoảng 11,9% mẫu nghiên cứu cho
rằng đau nhiều. Tỷ lệ biến dạng cột sống là
40,3%. Tỷ lệ giới hạn vận động trong số bệnh
nhân có gãy đốt sống là 35,8%.

n
67

n= 148
38
68
42

%
25,68
45,95
28,37


Số bệnh nhân có gãy 1 đốt sống là 23%; gãy
2 đốt sống và từ 2 đốt trở lên có tỷ lệ gần tương
đương nhau: 5,0% và 5,5%.
Bảng 6. Tỷ lệ bệnh nhân có số đốt sống gãy
Số đốt sống gãy
Không gãy

n= 200
133

%
65,5

1
2
Trên 2

46
10
11

23
5
5,5

Bảng 4. Tỷ lệ gãy xương, mức độ đau, biến dang và
giới hạn vận động cột sống
Gãy

%

66,5
50.8
37,3
11,9
40,3
59,7
35,8
64,2

Ở nhóm người có BMI từ 25 trở lên có tỷ lệ
loãng xương bằng 0,23 lần (KTC 95%: 0,08- 0,65)
so với những người có BMI dưới 18,5 (p= 0,005).

Bảng 3. Mật độ xương của nhóm nghiên cứu

Tỷ lệ gãy xương đốt sống

n
133
34
25
8
27
40
24
33

Tỷ lệ loãng xương ở nhóm tuổi từ 70 tuổi trở
lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,4%.


Tỷ lệ loãng xương là 60,5%, trong đó tỷ lệ
loãng xương cột sống thắt lưng là 50%, tỷ lệ
loãng xương cổ xương đùi là 48%.
Mật độ xương Tscore
Không loãng xương
Chung
Loãng xương
Không loãng xương
Cột sống
thắt lưng
Loãng xương
Không loãng xương
Cổ xương đùi
Loãng xương

Không gãy
Ít
Vừa
Nhiều

Không

Không

%
33,5

Bảng 7. Tỷ lệ kiểu gãy của từng đốt sống
T4
Gãy bờ

Gãy lõm
Gãy lún
Gãy kết hợp/1 ĐS
TC số ĐS bị thay đổi
Tỷ lệ % số ĐS bị thay đổi

28

T5

T6

T7

2

5
1
1
6
4,05

4

1
1
0,68

2
1,36


4
2,70

T8
1
5
1
7
4,73

T9
8
2
2
10
6,75

T10

T11

T12 L1
L2
L3
1
1
2
1
11

11
21
14
12
5
2
6
12
9
4
4
1
5
9
9
4
2
13
17
34
24
18
10
8,78 11,49 22,97 16,22 12,16 6,75

L4

2
2
1,36


TC
6
98
44
33
148
100


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
BÀN LUẬN
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có
những đặc điểm liên quan đến dịch tễ học của
loãng xương và ảnh hưởng đến nội dung
nghiên cứu, các đặc điểm như: tuổi, giới, thời
gian mãn kinh và các yếu tố liên quan đến thói
quen sinh hoạt hàng ngày làm đa dạng hóa đối
tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên 200 bệnh
nhân, kết quả thu được giống theo y văn thế
giới và nghiên cứu của Nguyễn Thái Hòa(8), gãy
xương đốt sống thường là biến chứng của loãng
xương, loãng xương là một bệnh, nữ chiếm tỷ lệ
cao hơn nam(9). Giới tính là một yếu tố nguy cơ
không thể thay đổi được của gãy xương(9)(11). Đối
với phụ nữ, trong độ tuổi tiền mãn kinh hay
mãn kinh mặc dù không có bất kỳ triệu chứng
nào cũng cần phải xem xét tất cả các yếu tố nguy
cơ để đi đến một quyết định có lợi cho bệnh

nhân(9), cần tầm soát mật độ xương cũng như
phải phát hiện sớm những dấu hiệu gãy xương
đốt sống sớm. Tuổi trung bình của nhóm nghiên
cứu là 64 tuổi, kết quả này phù hợp với nhóm
tác giả trong nghiên cứu “Tần suất và các yếu tố
nguy cơ gãy xương đốt sống ở nữ và nam: kết
quả 25 năm theo dõi trong cộng đồng”. Khi tuổi
càng cao trong xương sẽ xuất hiện những gãy
xương vi thể, những cấu trúc gãy xương vi thể
này ngày càng tích tụ nhiều lâu dần sẽ tạo thành
những lỗ hổng trong xương làm xương trở nên
xốp hơn, và do đó chỉ cần một sự va chạm nhẹ
là có thể dẫn đến gãy xương không tránh khỏi,
thực tế đối với gãy xương đốt sống gần 2/3 bệnh
nhân hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng
chỉ phát hiện tình cờ khi chụp Xquang cột sống
thắt lưng(2,10).
Về thể trạng chung của nhóm dân số nghiên
cứu, BMI trung bình là 24. Nhóm bệnh nhân có
BMI thấp <18 chiếm tỷ lệ 4%, nhóm tuổi 60-69 có
BMI ở mức bình thường chiếm đa số. Phần lớn
dân số nghiên cứu có BMI ở độ trung bình đến
thừa cân, kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của tác giả Poiana C. và cộng sự(9) về mối

Nghiên cứu Y học
liên quan giữa BMI và gãy xương do loãng
xương cho kết luận: béo phì không phải yếu tố
bảo vệ cho bất kỳ dạng gãy xương đốt sống nào
và có khoảng 1/3 phụ nữ gãy xương do loãng

xương có BMI> 30 kg/m2.
Trong khi thu thập số liệu, chúng tôi tiến
hành đo mật độ xương của bệnh nhân ở hai vị
trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, tỷ lệ
loãng xương ở hai vị trí có chênh lệch ít, tỷ lệ lần
lượt là 50% và 48%, thấp hơn tỷ lệ loãng xương
chung 60,5% nếu tính theo hướng dẫn chẩn
đoán loãng xương của Hội loãng xương Hoa kỳ
năm 2014(1) có thể lấy trị số T-score ở một trong
hai vị trí để chẩn đoán loãng xương.
Tỷ lệ gãy đốt sống trong nghiên cứu ghi
nhận được 33,5% thấp hơn nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thái Hòa(8) tỷ lệ gãy xương đốt sống
chung cho cả nam và nữ là 46,8%, theo tác giả
Hồ Phạm Thục Lan(4)(5) và cộng sự tỷ lệ này lần
lượt là 26,5% ở nữ và 23% ở nam. So sánh với
các tác giả nước ngoài chúng tôi nhận thấy có sự
dao động về tỷ lệ gãy xương đốt sống ở từng
quốc gia.
Với tỷ lệ gãy xương đốt sống là 33,5% trong
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hậu quả của
loãng xương là gãy xương đốt sống đang là vấn
đề đáng báo động trong chương trình chăm sóc
sức khỏe cho cộng đồng. Đa số triệu chứng lâm
sàng của gãy xương đốt sống đều không đặc
hiệu, trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy
chỉ khoảng 20-30% số bệnh nhân gãy xương đốt
sống là có triệu chứng lâm sàng(9).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
63% bệnh nhân có mức độ đau ít, khoảng 30%

bệnh nhân có mức độ đau trung bình đến
khám, phù hợp với nghiên cứu Fatima E
Abourazzak và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân có
triệu chứng đau là 28,3% nhưng kết quả lại
thấp hơn nghiên cứu của Sang-Pil Yoon và
cộng sự cho kết quả tỷ lệ đau ở bệnh nhân
gãy xương đốt sống là 57,8%(13).
Kết quả thu nhận được tỷ lệ bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu có giới hạn vận động là

29


Nghiên cứu Y học
35,8%. Giới hạn vận động là biểu hiện gián tiếp
của gãy xương đốt sống ở nhiều mức độ khác
nhau và gãy nhiều đốt sống, bệnh nhân có thể
đau mà không dám vận động hay có thể bệnh
nhân bị cản trở vận động do biến dạng đốt sống.
Chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ gãy ở từng
đốt sống, các đốt sống có tỷ lệ gãy cao tập trung
từ T9- L2, nhiều nhất là ở T12 và L1 kết quả này
phù hợp với tác giả Nguyễn Thái Hòa(8).
Tần suất gãy xương xảy ra cao ở vùng nối
ngực và thắt lưng vì đây là nơi chuyển tiếp từ
cột sống ngực có độ còng (kyphosis) và cột sống
lưng có độ ưỡn (lordosis) được ghi nhận là vùng
lỏng lẻo của cột sống, so với cột sống ngực được
sự bảo vệ của khung sườn và cột sống thắt lưng
có độ chuyển động tự do, hơn nữa đứng về

phương diện chấn thương khi có một lực tác
động nén ép dọc trục thì lực này thường rơi vào
vùng T12 và L1. Do vậy khi quá trình loãng
xương xảy ra, vị trí này dễ tổn thương nhất.
Chính do dễ bị gãy nhất nên những biến dạng
về cấu trúc như: biến dạng gù hoặc vẹo cột sống
cũng như những thay đổi về chức năng bị ảnh
hưởng, có sự thay đổi thể tích trong ổ bụng làm
ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong ổ
bụng, bệnh nhân thường có những biểu hiện
triệu chứng của hệ tiêu hóa hay hô hấp: khó thở
nhẹ, ho, viêm phế quản, ăn không tiêu, đầy hơi,
táo bón.
Về mặt hình thái học, gãy xương đốt sống có
ba dạng(4): gãy bờ, gãy lún, gãy lõm. So sánh với
các tác giả trong nước Hồ Phạm Thục Lan(4), và
Nguyễn Thái Hòa(8), tỷ lệ dạng gãy của chúng
tôi thu thập được có sự khác biệt, tỷ lệ gãy lõm
chiếm nhiều nhất 28% kế đến là gãy lún 16%,
trong khi các tác giả trên cho tỷ lần lượt là gãy
lõm 11,1%, gãy lún 15,1%. Tác giả Nguyễn Thái
Hòa gãy bờ nhiều nhất 68%, gãy lún 62%.
Về mức độ gãy phần lớn bệnh nhân gãy ở
mức độ từ trung bình đến nặng (độ 2-3), điều
này chứng tỏ việc chẩn đoán trễ dẫn đến can
thiệp điều trị trễ, kèm theo đó mức độ loãng

30

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

xương ngày càng nặng làm gia tăng tỷ lệ
gãy xương(3).
Kết quả ghi nhận tỷ lệ gãy 1 đốt sống là 23%,
gãy từ 2 đốt trở lên chiếm 5%.
Đa số trường hợp bệnh nhân có gãy xương
đốt sống không có triệu chứng lâm sàng, không
được chẩn đoán và điều trị do vậy khả năng gãy
xương lần 2, lần 3 là rất cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Cosman F, Beur de JS, LeBoff SM et al (2014). Clinician’s
Guide to Prevention and Treatment of Osteoporosis.
Osteoporos. Int, 25(10): 2359-2381.
Cranney A, Jamal AS, Tsang FJ et al (2007). Low bone mineral
density and fracture burden in postmenopausal women.
CMAJ, 177(6): 575-580.
Genant KH, Wu YC, Cornelis VK et al (2004). Vertebral
fracture assessment using a semiquatiative technique. Joumal
of Bone and Mineral Research, 8(9): 1137-1148.
Hồ Phạm Thục Lan, Mai Duy Linh, Đỗ Thị Mộng Hoàng và cs
(2011). Chẩn đoán gãy xương đốt sống: Phần 1. Phát triển giá
trị tham chiếu cho người Việt. Thời sự y học, số 63: 3-10.
Hồ Phạm Thục Lan, Mai Duy Linh, Đỗ Thị Mộng Hoàng và
cộng sự (2011). Chẩn đoán gãy xương đốt sống: Phần 2. Phát
triển giá trị tham chiếu cho người Việt. Thời sự y học, số 63:
11-16.
Leboime A, Confavreux BC, Mehsen N et al (2010).
Osteoporosis and mortality. Joint Bone Spine, 77(2): 107-112.
Loannidis G, Papaioannou A, Hopman MW et al (2009).
Relation between fractures and mortality: results from the
Canadian Multicentre Osteoporosis Study. CMAJ, 181(5): 265271.
Nguyễn Thái Hòa (2014). Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm gãy
xương đốt sống trên bệnh nhân cao tuổi có giảm mật độ
xương. Hội nghị khoa học thường niên lần thứ VIII: Loãng
xương, các bệnh liên quan và phòng chống loãng xương: 21.
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007). Yếu tố nguy

cơ gãy xương. In: Hoàng Trọng Quang. Loãng xương nguyên
nhân chẩn đoán và điều trị phòng ngừa, tr. 33-104. Nhà xuất
bản y học Tp Hồ Chí Minh, TP HCM.
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2011). Xác định
ngưỡng nguy cơ tuyệt đối trong chỉ định điều trị ngăn ngừa
gãy xương. Hội nghị khoa học thường niên lần thứ VI: Loãng
xương, gãy xương, Hormone và các yếu tố liên quan: 73.
Riggs LB, Melton JL (2007). Epidemiology of vertebral
fractures in women. Am J Epidemiol, 129(5): 1000-1011.
The European Prospective Osteoporosis Study Group (2002).
Incidence of vertebral fracture in Europe: Results from the
European Prospective Osteoporosis Study. Journal of Bone
and Mineral Research, 17(4): 716-723.
Vedantam R (2009). Management of osteoporotic Vertebral
Compression Fracture. American journal of clinical Medecin,
6(4): 14-18.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

08/8/2016
09/8/2016
10/10/2016



×