Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang” Gia ngưu tất ở bệnh nhân tăng lipid máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.91 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC
“BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG” GIA NGƯU TẤT
Ở BỆNH NHÂN TĂNG LIPID MÁU
Trần Thị Hồng Phương*, Nguyễn Thị Phương Mai*

TÓM TẮT
Giới thiệu: Bài thuốc “Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang” là bài thuốc cổ phương, bài này tức là bài Nhị
trần thang gia bạch truật thiên ma mà thành. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng đàm thấp.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị trên lâm sàng của bài thuốc “Bán hạ Bạch truật thiên ma thang gia
Ngưu tất” đối với bệnh nhân tăng tăng lipid máu (chứng đàm thấp theo y học cổ truyền).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân tại bệnh viện y học cổ truyền
Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu mở, so sánh trước và sau điều trị.
Kết quả: Bài thuốc “Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang” có tác dụng hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết
áp, và có tác dụng điều trị chứng đàm thấp theo Y học cổ truyền. Chưa ghi nhận tác dụng phụ của bài thuốc
trên lâm sàng với liệu trình điều trị 40 ngày.
Từ khóa: tăng lipid máu, tăng huyết áp, đàm thấp

ABSTRACT
THE TREATMENT EFFECT OF THE TRADITIONAL FORMULA “BAN HA BACH TRUAT THIEN
MA THANG GIA NGUU TAT” FOR PATIENTS WITH HYPERLIPIDEMIA
Tran Thi Hong Phuong, Nguyen Thi Phuong Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 447 - 450
Introduction: “Ban ha Bach truat Thien ma thang" is from “Nhi tran thang gia Bach truat Thien ma”,
which HAS hypotensive effect.
Objectives: Evaluate the tretament effects of “Ban ha Bach truat Thien ma thang” for patients with
hyperlipidemia (“fluid stagnation” in traditional medicine).
Method: Open study carried out on 40 patients at Ha Noi hospital of traditional medicine, comparison


between before and after treatment.
Results: “Ban ha Bach truat Thien ma thang” has hypotensive effects in hypertensive patients, and can
treat the “fluid stagnation” symptoms according to traditional medicine. No side effects have been recorded for
the 40-day treatment regime.
Key words: hyperlipidemia, hypertension, fluid stagnation
như suy vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi
ĐẶT VẤN ĐỀ
máu não... đang có xu hướng tăng nhanh nhịp
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ở các
độ phát triển của xã hội và theo dự báo sẽ trở
nước phát triển, nguyên nhân gây tử vong
thành một bệnh đáng lo ngại cho sức khoẻ
nhiều nhất là bệnh lý tim mạch (32%), trong đó
những người có tuổi sau năm 2000(1).
chủ yếu là bệnh lý xơ vữa động mạch (XVĐM).
Cho đến nay người ta chưa tìm được
Ở nước ta, XVĐM với các biểu hiện lâm sàng
nguyên nhân của bệnh XVĐM nhưng đã phát
* Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế Việt Nam
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Hồng Phương

ĐT: 0905856608

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

447



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

hiện được yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển mảng xơ
vữa. Một trong những yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất là hội chứng tăng lipid máu. Các
nghiên cứu cho đến nay đều khẳng định nếu
điều trị hiệu quả chứng tăng lipid máu thì
mới làm hạn chế sự phát triển của bệnh
XVĐM và ngăn ngừa tai biến phức tạp của
nó. Các thuốc điều trị hội chứng tăng lipid
máu với chứng đàm thấp có những đặc điểm
tương tự nhau, trong cách chữa cũng lấy
phương pháp chữa đàm thấp làm một trong
những phương pháp điều chỉnh hội chứng
tăng lipid máu(5,6,2,3,4). Qua thực tế lâm sàng,
chúng tôi nhận thấy bài “Bán hạ bạch truật
thiên ma thang” gia ngưu tất có hiệu quả
trong điều trị hội chứng tăng lipid máu ở
người cao tuổi, chúng tôi đặt vấn đề nghiên
cứu bài thuốc này trên lâm sàng nhằm đánh
giá tác dụng điều trị trên lâm sàng của bài
thuốc “Bán hạ Bạch truật thiên ma thang gia
Ngưu tất” đối với bệnh nhân tăng lipid máu.

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Chất liệu nghiên cứu
So sánh các biến số trước và sau dùng bài

thuốc sau:
Bán hạ

10g

Tiêu chuẩn nhận vào theo Y học hiện đại
Cholesterol máu toàn phần > 6,5mmol/L
Và / Hoặc Triglycerid máu > 2,3 mmol/L
Hoặc Cholesterol máu toàn phần từ 5,26,5mmol/L nhưng HDL-C < 0,9mmol/L
Đã ngừng thuốc làm giảm Cholesterol máu
ít nhất 3 tháng

Tiêu chuẩn nhận vào theo Y học cổ truyền
Các bệnh nhân có nhóm mỡ máu cao
nguyên phát thể đàm thấp, với các chứng sau:
Vọng: Lưỡi bè ướt, rêu trắng nhờn.
Văn : Không ho, không nôn
Vấn: Có cảm giác choáng váng, đau đầu, tức
ngực, tê mỏi chân tay, vai gáy.
Thiết: Mạch hoạt hoặc huyền hoạt

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tăng lipid máu thứ phát sau các
bệnh khác như: Thiểu năng tuyến giáp, hội
chứng thận hư, đái tháo đường…
Bệnh nhân tự ý dùng thuốc khác
Bệnh nhân có biến chứng phải dùng
phương pháp điều trị khác như: tai biến mạch
máu não, nhồi máu cơ tim...
Bệnh nhân không làm đủ xét nghiệm


Thiên ma

8g

Bệnh nhân bỏ dở quá trình dùng thuốc

Bạch linh12g

Trần bì

10g

Bệnh nhân có thai

Bạch truật

20g

Ngưu tất

12g

Cam thảo

6g

Các vị thuốc đều đạt tiêu chuẩn Dược điển
Việt Nam và chế biến theo đúng quy định.
Thuốc dùng dưới dạng thang, sắc uống ngày 1

thang, chia làm 3 lần trong ngày để uống (mỗi
lần uống 1 bát ~ 200ml thuốc, lúc 9 giờ, 13 giờ và
19 giờ), uống lúc thuốc ấm và sau bữa ăn 2 giờ,
liên tục trong 40 ngày.

Đối tượng nghiên cứu
40 bệnh nhân 40 tuổi, bao gồm cả nam và
nữ, điều trị trong 40 ngày theo các tiêu chuẩn
sau:

448

Các biến số
Các biến số Y học hiện đại:
Triệu chứng chủ quan: Mệt mỏi, chóng mặt,
đau đầu, đầy bụng, ăn uống kém, đại tiện phân
lỏng
Huyết áp buổi sáng
Cân nặng

Các biến số Y học cổ truyền
Bảng 1. Các biến số Y học cổ truyền
Biến số
Chất lưỡi

Định nghĩa
Tốt: Không bệu, hồng nhạt (bình thường)
Khá: Lưỡi bệu, hồng (đàm thấp)
Kém: Hồng đậm (thấp hoá hoả)


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Biến số
Rêu lưỡi

Ăn uống

Định nghĩa
Tốt: Trắng, mỏng (bình thường)
Khá: Trắng dầy, nhớt (đàm thấp)
Kém: Vàng dầy (thấp hoá hoả)
Tốt: Ăn ngon miệng (bình thường)
Khá: Đầy bụng (đàm thấp)
Kém: Mau đói, không muốn ăn (thấp hoá hoả)

Các số liệu được tính toán theo thuật toán
thống kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Bảng 2. Phân bố theo giới
Giới

Nam

Nữ


13 (32,5%)

27 (67,5%)

Tổng

Tuổi
40

40-50

51-60

61-75

5 (12,5%)

19 (47,5%)

16 (40,0%)

Bảng 4. Phân bố theo tình trạng huyết áp
Tăng huyết áp
Tổng
40

Có tăng
huyết áp

Không có tăng

huyết áp

25 (62,5%)

15 (37,5%)

Sự thay đổi các dấu chứng lâm sàng theo Y
học hiện đại
Bảng 5. Sự thay đổi cân nặng và huyết áp sau điều
trị
Trước điều trị

Sau điều trị

p

Cân nặng (kg)
58,83 ± 6,68
58,23 ± 6,56 >0,05
n=40
Huyết áp tối đa
165,20 ± 15,31 151,60 ± 10,68 <0,01
(mmHg) n=25
Huyết áp tối thiểu
97,20 ± 4,35
86,80 ± 4,76 <0,05
(mmHg) n=25

Sự thay đổi các triệu chứng theo Y học cổ
truyền

Bảng 6. Sự thay đổi rêu lưỡi sau điều trị
Trắng dày,
nhờn (đàm
thấp)

Vàng dày,
nhờ (thấp
hoá hoả)

0 (0%)

35 (87,5%)

5 (12,5%)

19 (47,5%)

20 (50,1%)

1 (2,5%)

Tính chất Trắng mỏng
rêu lưỡi (bình thường)
Trước điều
trị
Sau điều trị

Chất lưỡi
Trước điều
trị

Sau điều trị

Hồng nhạt,
Hồng, bệu
Hồng, đậm
không bệu
(Đàm thấp) (thấp hóa hoả)
(bình thường)
2 (5,0%)

31 (77,5%)

7 (17,5%)

25 (62,5%)

13 (32,5%)

2 (5,0%)

Ăn
Ngon miệng Đầy bụng
uống (Bình thường) (Đàm thấp)
Trước
điều trị
Sau
điều trị

Mau đói/Không
muốn ăn

(Thấp hoá hoả)

30 (72,0%)

10 (25,0%)

0 (0%)

39 (97,5%)

1 (2,5%)

0 (0%)

BÀN LUẬN
Về đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3. Phân bố theo tuổi
Tổng

Bảng 7. Sự thay đổi chất lưỡi sau điều trị

Bảng 8. Sự thay đổi cảm giác và ăn uống sau điều trị

Xử lý số liệu

40

Nghiên cứu Y học


Tuổi của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
có tăng lipid máu từ 40- 75 tuổi. Trong đó lứa
tuổi từ 51-75 tuổi là 35 bệnh nhân (87,5%). Đây
là lứa tuổi mà các chức năng hoạt động quan
trọng trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Theo Y học
cổ truyền, trong khoảng tuổi này, cơ thể có sự
thay đổi nhiều. Đặc biệt là tăng tỳ, tỳ khí hư
nhược, mất khả năng vận hoá được thuỷ cốc,
tạo ra sự ứ đọng các chất trọc sinh đàm trệ.
Chức năng hoạt động của tạng thận bắt đầu suy
giảm làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của tân
dịch và sự bài tiết của thuỷ tinh dịch, dễ bị các
bệnh đàm ẩm.

Về tác dụng trên lâm sàng cùa bài thuốc
nghiên cứu
Tác dụng lên cân nặng
Bảng 5 cho thấy cân nặng của bệnh nhân
giảm không có ý nghĩa sau điều trị (p>0,05).
Tác dụng lên huyết áp
Theo bảng 5, ở 25 bệnh nhân tăng huyết áp,
huyết áp tối đa (p<0,01) và huyết áp tối thiểu
(p<0,05) đều giảm có ý nghĩa sau điều trị. Ngưu
tất ngoài tác dụng hạ cholesterol máu ở những
bệnh nhân tăng cholesterol máu còn có tác dụng
hạ huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Rêu lưỡi
Bệnh nhân có mỡ máu cao thường ở trạng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


449


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

thái đàm thấp. Mức độ đàm thấp của bệnh nhân
được thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau
nhưng thường rõ nhất trên rêu lưỡi. Bảng 6 cho
thấy tác dụng trừ thấp của bài thuốc qua rêu
lưỡi: trước điều trị có 40/40 bệnh nhân (100%) có
rêu lưỡi ở thể đàm thấp, sau điều trị chỉ còn
21/40 bệnh nhân (52,5%) có rêu lưỡi ở thể đàm
thấp. Về mức độ thấp có khác nhau: trước điều
trị có 35/40 bệnh nhân (87,5%) rêu lưỡi trắng,
dày, nhờn; Sau điều trị còn 20 bệnh nhân (50%).
Trước điều trị có 5/40 bệnh nhân (12,5%) rêu
lưỡi vàng, dày, nhờn; sau điều trị còn 1/40 bệnh
nhân (2,5%). Rêu lưỡi của bệnh nhân trước và
sau điều trị khác nhau có ý nghĩa (p<0,01).

Chất lưỡi
Chất lưỡi cũng là một yếu tố thể hiện mức
độ thấp của cơ thể. Bảng 7 cho thấy tác dụng trừ
thấp của bài thuốc qua chất lưỡi. Trước điều trị
có 38/40 bệnh nhân (95%) có chất lưỡi ở thể đàm
thấp, sau điều trị còn 15 bệnh nhân (37,5%) có
rêu lưỡi ở trạng thái đàm thấp. Về mức độ thấp:

trước điều trị có 31/40 bệnh nhân (77,5%) chất
lưỡi hồng, bệu; sau điều trị còn 13/40 bệnh nhân
(32,5%) chất lưỡi hồng, bệu. Trước điều trị có
7/40 bệnh nhân (17,5%) chất lưỡi hồng đậm,
bệu; sau điều trị còn 2/40 bệnh nhân (5%) chất
lưỡi hồng đậm, bệu. Tất cả các sự thay đổi này
đều có ý nghĩa (p<0,01).
Ăn uống
Ăn uống là câu hỏi thứ 3 của thập vấn chẩn
(10 câu hỏi để chẩn đoán) thuốc y học cổ truyền
nhằm tìm hiểu trạng thái cơ thể người bệnh.
Bảng 8 cho thấy tác dụng trừ thấp của bài thuốc
nghiên cứu qua tình trạng ăn uống của bệnh
nhân. Trước điều trị có 10 bệnh nhân (25%) có
biểu hiện ăn uống ở trạng thái đàm thấp. Sau
điều trị chỉ còn 1 bệnh nhân (2,5%) ăn uống ở
trạng thái đàm thấp. Tình trạng ăn uống của
bệnh nhân trước và sau điều trị khác nhau có ý
nghĩa (p<0,05).

450

Qua rêu lưỡi, chất lưỡi và ăn uống cho
thấy tác dụng trừ đàm thấp của bài thuốc
nghiên cứu.

Các tác dụng không mong muốn của bài
thuốc
Trong quá trình điều trị, chưa phát hiện
thấy có xuất hiện tác dụng không mong muốn

của thuốc. Ví dụ: Rối loạn tiêu hoá, dị ứng ngoài
ra, đầy bụng... như một số các tác dụng phụ hay
gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu cùa Y học hiện
dại. Kết quả này phù hợp với các xét nghiệm
trước và sau điều trị với tế bào máu và chức
năng gan thận. Như vậy bài "Bán hạ bạch truật
thiên ma thang" gia Ngưu tất dùng trên các
bệnh nhân có hội chứng tăng lipid máu nguyên
phát là không độc, không có tác dụng phụ.

KẾT LUẬN
Qua 40 ngày điều trị bệnh nhân có hội
chứng tăng lipid máu nguyên phát bằng bài
thuốc "Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang" gia
Ngưu tất chúng tôi rút ra những kết luận sau:
Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp ở bệnh
nhân tăng huyết áp.
Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng đàm
thấp theo Y học cổ truyền.
Chưa ghi nhận tác dụng phụ của bài thuốc
trên lâm sàng với liệu trình điều trị 40 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.
6.


Đặng Vạn Phước và cộng sự (1998) Khuyến cáo 2008 của Hội
Tim mạch học Việt Nam về: Rối loạn lipid máu. Hội Tim
mạch học Việt Nam 3
Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh (1992). Bách khoa thư
bệnh học – Tập 2. NXB Giáo Dục.
4
Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc (1985). Y học cổ truyền dân tộc
– Tập 1. NXB Y Học Hà Nội. 5
Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc (1985). Y học cổ truyển dân tộc
– Tập 2. NXB YH Hà Nội.
6
Trần Văn Kỳ (1995) Dược học cổ truyền. NXB Y Học TP. Hồ
Chí Minh. 1
Trần Văn Kỳ (1998) Đông y điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá
và nội tiết. NXB Mũi Cà Mau. 2

Ngày nhận bài báo:

15/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/04/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016




×