Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa nhi – Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.96 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI
– BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG
Bùi Tùng Hiệp*, Trần Thị Thùy Trang**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh (KS) tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Kiên
Giang (BVĐKKG) từ: 9/2012 đến 5/2013.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 412 hồ sơ bệnh án trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi.
Kết quả: Qua khảo sát 412 bệnh án cho kết quả sau: nhóm KS được chỉ định nhiều nhất là cephalosporin
(40,1%). Thời gian trung bình dùng kháng sinh: 11,6 ± 0,33 ngày, trong đó khoảng thời gian 7 – 14 ngày chiếm
tỷ lệ cao nhất (71,3%). Nhóm aminoglycosid, thời gian trung bình: 4,4 ± 0,13 ngày, trong đó trên 5 ngày chiếm
tỷ lệ 14,6%. KS lựa chọn ban đầu chủ yếu là Cephalosporin (49,4%). Phối hợp thường gặp nhất: cephalosporin +
aminoglycosid (39,2%). Hiệu quả điều trị: cải thiện và khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 97,8% và trường hợp không thuyên
giảm, chuyển viện chiếm 2,2%. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn: gram (+): 64,1%; gram (-): 35,9%. Các khuẩn gây bệnh
thường gặp ở trẻ con như sau: Streptococcus sp. 21,3%, Staphylococcus aureus 13,4%, Staphylococcus, coagulase
negative 12,5%, Klebsiella pneumoniae 11,3%. Staphylococci và các chủng Gram âm có mức đề kháng cao.
Vancomycin và Fosfomycin là 2 KS còn nhạy cao với tất cả các chủng
Kết luận và kiến nghị: Việc sử dụng KS trong điều trị bệnh lý viêm phổi nặng trẻ em rất khác nhau tùy
trường hợp bệnh. Mức độ đề kháng KS của các chủng thường gặp trong viêm phổi nặng hiện rất cao, cần thận
trọng trong sử dụng KS và tiếp tục theo dõi mức độ tiến triển đề kháng để có chiến lược điều trị thích hợp với
từng giai đoạn.
Từ khóa: kháng sinh, viêm phổi nặng, trẻ em dưới 5 tuổi.

ABSTRACT
ANTIBIOTHERAPY AND ANTIBIOTIC RESISTANCE IN CHILDREN FROM 2 MONTHS TO 5 YEAROLD WITH SEVERE PNEUMONIA ADMITED INTO PEDIATRIC DEPARTMENT – KIEN GIANG
HOSPITAL


Bui Tung Hiep, Tran Thi Thuy Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 64 - 69
Objectives: To examine frequency, modality of antibiotherapy and antibiotic resistance rate in children
suffering from severe pneumonia from 9/2012 to 5/2013.
Method: The cross-sectional study was carried out on a population of 412 children aged from 2 month to 5
year-old with severe pneumonia.
Results: The study found that: Cephalosporin was the most frequency used (40.1%). Mean of antibiotherapy
with a duration is 11.6 (±0.33) days, a duration from 7 to 14 days in 71.3% and aminoglycosid is 4.4 (±0.13)
days, used over 5 days in 14.6%. Cephalosporin was the drug of first choice (49.4%), the most common bitherapy
was using cephalosporin combined with aminoglycosid in 39.2%. The treatment effect is high, the cases of pateints
*

Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch – TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
Tác giả liên lạc: PGS. Bùi Tùng Hiệp
ĐT: 0913912872

**

Email:

65


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

with improment and recovery is 97.8%, only 2.2% pateints with no improment and transport to other
hospital. The proportion of children infected with possitive Gram was 64.1% higher than negative Gram in

35.9%. The most common bacteria includes: Streptococcus sp. 21.3%, Staphylococcus aureus 13.4%,
Staphylococcus, coagulase negative 12.5%, Klebsiella pneumoniae 11.3%. The antibiotic resistance rate of
Staphylococci and the negative Gram bacteria was higher than orthers. Vancomycin and fosfomycin were
sensitive with alls of bacteria.
Conclusion: Antibiotherapy in children with severe pneumonia was probabilist. The antibiotic resistance
rate was very high. It is important to continue to follow the growing resistance rates to have approriate therapy in
each time.
Keywords: antibiotics, severe pneumoniae, children under 5 year-old
những biện pháp quan trọng để hạn chế đề
ĐẶT VẤN ĐỀ
kháng của vi khuẩn.
Viêm phổi (phế quản phế viêm hay viêm
Khoa Nhi – BVĐKKG tiếp nhận gần 800
phế quản phổi) ở trẻ em là bệnh thường gặp
bệnh nhi mỗi tháng, trong đó khoảng ¼ là
và là một trong những nguyên nhân chính
viêm phổi và khoảng 20% trong số đó được
gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới
chẩn đoán viêm phổi nặng. Do đó, vấn đề
5 tuổi(2). Bệnh thường gặp ở các nước đang
đánh giá tình hình sử dụng và khảo sát độ
phát triển. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, hàng
nhạy cảm của KS trong điều trị viêm phổi
năm có gần 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên
nặng ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi để đảm bảo
toàn thế giới tử vong, trong đó có 4,3 triệu trẻ
an toàn và nâng cao chất lượng điều trị là cần
em chết vì viêm phổi. Ở Việt Nam, ước tính
thiết. Từ thực trạng đó, chúng tôi tiến hành
có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì

thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng và
viêm phổi mỗi năm. Viêm phổi nặng chiếm
đề kháng KS trong điều trị viêm phổi nặng ở trẻ
tỷ lệ khoảng 1/3 trong các bệnh nhiễm khuẩn
em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi –
hô hấp cấp nhưng nó có tầm quan trọng liên
BVĐKKG”.
quan đến tính mạng của trẻ, nếu không được
Mục tiêu nghiên cứu
chẩn đoán đúng, điều trị sớm sẽ có biến
chứng nặng nề thậm chí tử vong.
Khảo sát tỉ lệ chỉ định KS và đánh giá
Trong điều trị viêm phổi có xu hướng sử
hiệu quả KS trong bệnh viêm phổi nặng ở trẻ
dụng KS quá rộng rãi và phối hợp KS quá
từ 2 tháng đến 5 tuổi. Khảo sát và đánh giá tỉ
thường xuyên. Sự lạm dụng KS ngay từ những
lệ các nhóm vi khuẩn, mức độ đề kháng KS
năm đầu đời của trẻ làm cho trẻ dễ kháng
của các vi khuẩn gây bệnh trong bệnh lý
thuốc. Bên cạnh đó, gây gia tăng chủng đề
viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.
kháng và nhanh chóng xuất hiện thêm những
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
chủng mới gây khó khăn cho công tác điều trị.
Sử dụng KS cho trẻ em đòi hỏi người thầy
thuốc phải hết sức thận trọng vì trẻ em là đối
tượng đặc biệt, chức năng một số cơ quan chưa
hoàn thiện dẫn đến quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hóa, thải trừ cũng khác so với người

lớn(1). Do đó, khi điều trị cần hết sức thận trọng
để đạt được kết quả tốt nhất và giảm thiểu tác
động không mong muốn của thuốc. Sử dụng
KS hợp lý, an toàn, hiệu quả cũng là một trong

66

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 412 hồ sơ
bệnh án.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các bệnh án có chẩn đoán viêm
phổi nặng từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi
– BVĐKKG có sử dụng KS từ: 09/2012 đến
05/2013.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân sử dụng KS dự phòng, bệnh
nhân trốn viện, bệnh nhân tử vong.

Nghiên cứu Y học
Thời gian

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi:

2 tháng - 1tuổi
>1 - 2 tuổi
>2 - 5 tuổi
Giới:
Nam
Nữ

n

%

327
61
24

79
15
6

251
161

60,9
39,1

Bảng 2. Tần suất sử dụng KS
Nhóm KS
Penicillin
Amoxcillin/Clavulanat
Ampicillin/Sulbactam

Cloxacillin
Oxacillin
Piperacillin/tazobactam
Carbapenem
Imipenem
Meropenem
Cephalosporin
Cefetamet
Cefixim
Cefmetazol
Cefoperazol/Sulbactam
Cefotaxim
Ceftazidim
Ceftriaxon
Nhóm Aminoglycosid
Amikacin
Gentamicin
Nhóm Macrolid
Erythromycin
Azithromycin
Nhóm Fluoroquinolon
Ciprofloxacin
Levofloxacin
Nhóm Glycopeptid
Vancomycin
Tổng

n
56
39

7
2
3
5
183
176
7
403
2
7
3
36
223
2
130
217
121
96
5
2
3
26
11
15
116
116
1.003

%
5,5

3,9
0,6
0,2
0,3
0,5
18,1
17,5
0,6
40,1
0,2
0,6
0,3
3,6
22,2
0,2
13
21,6
12
9,6
0,5
0,2
0,3
2,6
1,1
1,5
11,5
11,5
100

n

62
294
35

%
15,1
71,3
8,5

Bảng 3. Thời gian sử dụng KS
Thời gian
< 7 ngày
7 - 14 ngày
15 - 21 ngày

%
5,0
100

Bảng 4. Thời gian sử dụng KS nhóm aminoglycosid
Thời gian
≤ 5 ngày
> 5 ngày
Tổng

Phương pháp đánh giá
Theo phác đồ điều trị của bệnh viện. Tương
tác thuốc đánh giá theo theo www.drugs.com
và www.medscape.com.


n
21
412

> 21 ngày
Tổng

n
164
28
192

%
85,4
14,6
100

Bảng 5. Tỷ lệ các KS được chỉ định ban đầu
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.

KS
Cefotaxim
Ceftriaxon
Amoxcillin/Clavulanat
Imipenem
Ampicillin/Sulbactam
Cefixim
Amikacin
Ceftazidim
Cefmetazol
Cefoperazol/Sulbactam
Gentamicine - Cefotaxim
Amikacin - Ceftriaxon
Amikacin - Imipenem
Amikacin - Cefotaxim
Gentamicin - Oxacillin

Amikacin - Cloxacillin
Amox/Clavu - Ceftriaxon
Amox/Clavu - Gentamicin
Amika- Vancomycin
GentaCefmetazol
Ceftri - Azithro
Ceftriaxon - Gentamicin
Ami-Imi- Vancomycin
Cefeta- Ceftri - Amikacin
Tổng

n
136
58
31
5
3
3
2
2
2
2
77
57
9
5
3
2
2
2

2
2
2
2
2
1
412

%
33,3
14,1
7,5
1,2
0,8
0,8
0,4
0,4
0,4
0,4
19,0
14,3
2,2
1,2
0,8
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4

0,4
0,4
0,2
100

Bảng 6. Tình trạng bệnh nhi xuất viện
STT
1
2
3
4

Kết quả điều trị
Khỏi
Đỡ - giảm
Không thay đổi
Chuyển viện
Tổng

n
138
265
6
3
412

%
33,5
64,3
1,5

0,7
100

Bảng 7. Tỷ lệ các loại vi khuẩn được phân lập
Vi khuẩn
Gram (+):
Streptococcus sp.
Staphylococcus aureus
Staphylococcus,coagulase
negative
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus, group D
Kurthia sp.
Enterococcus faecalis
Gram (+):
Klebsiella pneumoniae
Haemophilus influenzae
Escherichia coli
Moraxella sp.

n

%

%

109
69

21,3

13,4

64,1

64

12,5

51
18
14
3

10
3,4
2,8
0,6

57
40
24
19

11,3
7,8
4,7
3,8

35,9


67


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Vi khuẩn
Enterobacter aerogenes
Acinetobacter baumannii
Citrobacter freundii
Stenotrophomonas maltophilia
Pseudomonas aeruginosa

n
10
8
6
6
5

%
1,9
1,6
1,3
1,3
0,9

%


Vi khuẩn
Pseudomonas alcaligenes
Burkholderia cepacia
Enterobacter cloacae
Tổng

n
5
2
2
511

%
0,9
0,3
0,3
100

%

100

Bảng 8. Tỷ lệ đề kháng của các chủng vi khuẩn thường gặp
Strep sp.

Staph.
aureus

Amox/Cla


10,0

Oxa

63,6

Peni G

71,4

Piper/tazo

4,5

KS

Staph.co (-)

K. pneu

Strep. pneu

H. influ

29,4

40

75


100

50

20,0

45,8

25,0

100

100

34,9

46,2

Ticar
Erta
Imi
Cefe

25,0
16,7

0,0

8,0


6,7

93,8

0,0

46,2

100

10,0

0,0

10,5

92,3

18,5

66,7

11,1

0,0

0,0

17,5


50,0

5,7

0,0

0,0

25,0

71,4

63,2

0,0

0,0

E. coli

0,0

Cefi

66,7

37,5

75


Cefoper

73,7

28,6

92,3

Cefoper/Sul

7,4

16,3

48,7

13,9

Cefota

4,5

50,0

52,9

76,5

0,0


Cefoxi

60,0

30,0

50,0

90,0

0,0

Cefta

40,0

25,0

85,7

73,5

Ceftri

12,3

37,5

50,0


77,1

Cefu

19,0

66,7

56,3

0,0

Ami

95,9

19,2

17,1

9,5

95,5

4,5

0

Genta


74,1

57,1

57,1

54,8

90,9

8,7

61,5

Cipro

43,8

62,5

60,0

14,3

0,0

20,0

80,0


Levo

47,1

32,6

40,0

15,2

3,1

12,5

80,0

Oflo

51,9

33,3

56,7

50,0

3,7

37,5


75,0

Trime/sulfa

87,5

96,0

100,0

100,0

95,5

91,7

85,7

Chloram

25,0

26,9

61,5

Doxy

1,5


25,6

22,5

0,0

Ery

91,2

79,1

87,5

84,4

Fosfo

19,1

11,5

17,1

Vanco

2,9

9,3


2,5

Colis

0,0

4,0

6,7

18,2

83,3

0,0

12,5

92,3

0,0

4,0

92,9
0

0,0

33,3


0,0

10,0
0,0

25,0

28,6

50,0

0,0
66,7

Ghi chú: Strep sp.: Streptococcus sp.; Staph.aureus: Staphylococcus aureus; Staph.co (-): Staphylococcus coagulase negative; K.
pneu: Klebsiella pneumoniae; Strep.pneu: Streptococcus pneumoniae;
H.influ: Haemophilus influenzae; E.coli: Escherichia
coli. Amox/Cla: Amoxcillin/Clavulanate; Oxa: Oxacillin; Peni G: Penicillin G; Piper/tazo: Piperacillin/tazobactam; Ticar:
Ticarcillin; Erta: Ertapenem; Imi: Imipenem; Cefe: Cefepim; Cefi: Cefixim; Cefoper: Cefoperazol; Cefoper/Sul:
Cefoperazol/sulbactam; Cefota: Cefotaxim; Cefoxi: Cefoxitin; Cefta: Ceftazidim; Ceftri: Ceftriaxon; Cefu: Cefuroxim; Ami:
Amikacin; Genta: Gentamicin; Cipro: Ciprofloxacin; Levo: Levofloxacin; Oflo: Ofloxacin; Trime/sulfa:
Trimethoprim/sulfamethoxazol; Chloram: Chloramphenicol; Doxy: Doxycilin; Ery: Erythromycin; Fosfo: Fosfomycin; Vanco:
Vancomycin; Colis: Colistin

68


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
BÀN LUẬN

Mẫu khảo sát có tỷ lệ nam là 60,9% cao gấp
1,5 lần so với tỷ lệ bệnh nhân nữ là 39,1%. Độ
tuổi có tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi nặng cao
nhất là trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ 79%. Nhóm
>1 tuổi đến 2 tuổi chiếm 15%. Nhóm > 2 tuổi - 5
tuổi chiếm 6%. Tuổi trung bình mắc viêm phổi
nặng là 0,9136 (±0,0590) tuổi. Kết quả cho thấy
trẻ dưới 1 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ
mắc viêm phổi nặng cao nhất. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Phạm Thu Hiền (3) về
dịch tễ học viêm phổi nặng của trẻ dưới 5 tuổi
và phù hợp với sinh lý bệnh vì dưới 1 tuổi bộ
máy hô hấp của trẻ còn chưa hoàn thiện, cơ chế
tự bảo vệ chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị
nhiễm trùng phổi nặng hơn.
Nhóm KS được sử dụng nhiều nhất là
cephalosporin với tỷ lệ 40,1%, trong đó 2 KS sử
dụng nhiều nhất là cefotaxim với tỷ lệ 22,2% và
ceftriaxon với tỷ lệ 13%. Tiếp đó là nhóm
aminoglycosid với 21,6%, được sử dụng phối
hợp với nhóm betalactam để tăng tác dụng diệt
khuẩn. Cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là
carbapenem với tỷ lệ 18,1%. Thời gian 7 – 14
ngày sử dụng KS điều trị trong viêm phổi nặng
chiếm tỷ lệ cao nhất 71,3%. Trường hợp sử
dụng aminoglycosid trên 5 ngày chiếm tỷ lệ
14,6%. Kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng đúng
phác đồ khá cao. Về KS lựa chọn ban đầu, liệu
pháp đơn trị vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu
chiếm tỷ lệ 59,3% . Tỷ lệ phối hợp là 40,7%.

Trong đó, phối hợp 2 KS chiếm 40% , phối hợp
3 KS chỉ chiếm tỷ lệ 0,7%. Liệu pháp đơn trị
chiếm tỉ lệ cao nhất là cefotaxim 33,3%, ở vị trí
thứ hai là ceftriaxon với tỷ lệ 14,1%. Trong
nhóm phối hợp gặp chủ yếu là sự phối hợp
cephalosporin và aminoglycosid chiếm 39,2%.
Dựa trên phác đồ điều trị hầu hết KS chỉ định
sử dụng đều đúng phác đồ. Hiệu quả điều trị
cao với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh và đỡ - giảm
trong viêm phổi nặng là 97,8%.
Đánh giá mức độ đề kháng KS. Tất cả các
bệnh nhi đều được thực hiện KS đồ với dịch

Nghiên cứu Y học
khí quản. Trong đó, gram dương chiếm tỷ lệ
cao nhất với 64,1%, gram âm chiếm tỷ lệ thấp
hơn với 35,9%. Streptococcus sp. chiếm tỷ lệ cao
nhất 21,3%. Tiếp đó là Staphylococcus aureus
chiếm tỷ lệ 13,4%, Staphylococcus, coagulase
negative chiếm tỷ lệ 12,5%, Klebsiella pneumoniae
chiếm tỷ lệ 11,3%, Streptococcus pneumoniae
chiếm tỷ lệ 10% và Haemophilus influenzae 7,8%
và các chủng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.Khảo
sát mức độ nhạy cảm của các chủng thường
gặp với từng KS sử dụng, ta thu được những
kết quả sau: trimethoprim/sulfamethoxazol và
erythromycin là hai KS có tỷ lệ kháng trên 80%
với tất cả các chủng gây viêm phổi nặng
thường gặp, được nhận định là hai KS không
còn sử dụng được trong điều trị viêm phổi

nặng.
Nhóm
carbapenem
(ertapenem,
imipenem) là KS phổ rộng, còn nhạy cảm với
nhiều loại vi khuẩn, nhưng đã đề kháng cao
với Staphylococcus, coagulase negative (>50%).
Nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 là thuốc đầu
tay trong phác đồ điều trị viêm phổi nặng,
nhưng hiện nay mức đề kháng đã khá cao, đặc
biệt với các chủng như Staphylococcus, coagulase
negative và các chủng gram âm như Klebsiella
pneumoniae,
Escherichia
coli…
Nhóm
fluoroquinolon có tỷ lệ đề kháng khá cao, đặc
biệt trên các chủng gram dương. Fosfomycin và
vancomycin là KS còn mức đề kháng thấp, cần
cẩn trọng sử dụng trong các trường hợp cần
thiết, cần phối hợp khi sử dụng, tránh sử dụng
bừa bãi làm gia tăng đề kháng.

KẾT LUẬN
Hai nhóm KS được sử dụng nhiều là
cephalosporin với tỷ lệ 40,1% và
aminoglycosid với 21,6%. Hai nhóm này
thường được phối hợp với nhau trong điều
trị để tăng hiệu lực diệt khuẩn. Tỷ lệ phân
lập các chủng Gram dương cao hơn Gram

âm. Mức độ đề kháng các chủng phân lập
được đều khá cao. Cephalosporin thế hệ 2,
3 là KS sử dụng đầu tay trong điều trị viêm
phổi nặng trẻ em đã có tỉ lệ kháng cao với
69



×