Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tác dụng điều chỉnh lipid máu của chế phẩm TMA (gồm giảo cổ lam chè đắng, hòe, ngưu tất, nghệ) trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.83 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU CỦA CHẾ PHẨM TMA
(GỒM GIẢO CỔ LAM CHÈ ĐẮNG, HÒE, NGƯU TẤT, NGHỆ)
TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
Hà Thị Hồng Linh*, Cao Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Phạm Thị Thanh Xuân*,
Hồ Ngọc Liểng*, Lai Ngọc Hiền*, Phan Quan Chí Hiếu**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỉ lệ tử
vong do bệnh lý tim mạch. Chế phẩm TMA gồm: Giảo cổ lam, Chè đắng, Hoè, Ngưu tất, Nghệ. Nghiên cứu tiền
lâm sàng và lâm sàng giai đoạn 1 cho thấy: TMA an toàn và có tác dụng hạ lipid máu, bền thành mạch, chống
huyết khối(4). Nghiên cứu này được tiến hành để xác định tác dụng điều chỉnh lipid máu của TMA trên bệnh
nhân rối loạn chuyển hoá lipid (RLLM).
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên TMA trên bệnh nhân rối loạn
chuyển hóa lipid.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đôi, thực
hiện tại BV Y học cổ truyền TP.HCM từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015. Nghiên cứu trên 84 bệnh nhân tình
nguyện, tuổi từ 20 – 75, có chỉ số LDL-c: 2,6 - 4,9 mmol/L và Triglycerid < 5,7 mmol/L; gồm 42 bệnh nhân thuộc
nhóm nghiên cứu uống thuốc TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện, 42 bệnh nhân thuộc nhóm chứng chỉ áp dụng
chế độ ăn và tập luyện. Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c, AST,
ALT, Ure, Creatinin sau 6 tuần điều trị để xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của thuốc.
Kết quả: Với liều 8 viên/ngày, sau 6 tuần điều trị viên nang TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện, tỷ lệ bệnh
nhân có LDL-c trở về mức tối ưu đạt 14,29%, so với nhóm chứng đạt 2,38%, cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê (p=0,03); chỉ số LDL-c trung bình ban đầu 4,1 mmol/L giảm còn 3,47 mmol/L, tỉ lệ giảm 15,57%, so với
nhóm chứng 5,61%, tốt hơn tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần (p<0,05); lượng cholesterol giảm 7,82%,
HDL-c tăng 7,63% và không làm thay đổi chỉ số triglycerid; TMA có tác dụng trên các thể bệnh Đàm thấp, Đàm
nhiệt và Khí huyết ứ trệ tốt hơn so với các thể bệnh còn lại. Trong thời gian nghiên cứu, TMA dung nạp tốt,


không gây các tác dụng phụ khó chịu, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Kết luận: Chế phẩm từ dược liệu TMA có tác dụng làm giảm LDL-c, Cholesterol toàn phần, tăng HDL-c và
giảm nguy cơ xơ vữa động mạch sau thời gian 6 tuần điều trị liên tục, tốt hơn chỉ thực hiện chế độ ăn và tập
luyện.
Từ khóa: chế phẩm TMA, viên nang TMA, hiệu quả hạ lipid máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.

ABSTRACT
THE LIPID MODERATING EFFECT OF PRODUCT FROM HERBAL TMA (INCLUDES
GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM, ILEX KAUSHUE, STAPHYNOLOBIUM JAPONICUM,
ACHYRANTHES BIDENTATA, CURCUMA LONGA) ON DYSLIPIDEMIA PATIENTS
Ha Thi Hong Linh, Cao Thi Thuy Ha, Nguyen Thi Thanh Thao, Pham Thi Thanh Xuan, Ho Ngoc Lieng,
Lai Ngoc Hien, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 65 - 74
* Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BSCK2. Hà Thị Hồng Linh

** Cơ sở 3 – Bệnh việnY Dược Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0949813398
Email:

65


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Background: Dyslipidemia is the main risk factor of arteriosclerotic vascular disease. Some researches
presented that lipid - lowering medicines help decrease the risk of coronary heart disease, mortal rate of
cardiovascular disease and contribute to arteriosclerosis regression. Product from herbal TMA includes
Gynostemma pentaphyllum, Ilex kaushue, Staphynolobium japonicum, Schyranthes bidentata, Curcuma longa.

In pre-clinical and phase I researches, TMA hard capsule is safe and has results in lowering the level of lipidemia,
treating venous diseases, anti-thrombosis (4). This study aim is to define the lipid moderating effect of TMA on
dyslipidemia patients.
Aims of the study: To evaluate the lipid moderating effect of TMA on dyslipidemia patients.
Materials and methods: A clinical trial, double blind with control group, randomized distribution,
establishing in Traditional Medicine Hospital Ho Chi Minh City from August 2014 to August 2015. The
research were carried out in 84 patients, age 20-75, with amount of LDL-c: 2.6 – 4.9 mmol/L and Triglycerid < 5.7
mmol/L, including 42 patients in studying group treated with TMA capsule accompanied with the diet and
exercise, 42 patients in control group treated with diet and exercise, only. The study monitored and evaluated
these values: total cholesterol, Triglycerid, LDL-c, HDL-c, SGOT, SGPT, Ure, Creatinin after 6 weeks of
treatment to identify the capsule’s safety and lipid lowering effect.
Results: After 6 weeks of treatment with a dose of 8 TMA capsules/day accompanied with the diet and
exercise, the rate of patients with optimal value of LDL-c was 14.29 %, compare with control group 2.38%, was
higher than the treatment with the diet and exercise only (p<0.05); the average value of LDL-c reduces from 4.1
mmol/l to 3.47 mmol/l, 15.57% reduction, compare with control group 5.61%, was better than the treatment with
the diet and exercise only (p<0.05); the cholesterol total reducing rate was 7.82%, the rate of increasing HDL-c
was 7.63 %, and didn’t change the value of triglyceride; TMA have results on: “tan shi, tan re” and “qi xie yu
zhi” was better than others. During treating time, TMA was absorbed well, didn’t have side effects, and had no
effects on liver and kidney.
Conclusion: The product from herbal TMA has the effects of reducing total cholesterol, LDL-c; increasing
HDL-c after 6- week treatment was better than treated with diet and exercise.
Keywords: Product from herbal TMA, TMA hard capsule, lipid-lowering effect, treating dyslipidemia.
của các chứng bệnh này có thể do đàm tắc
ĐẶT VẤN ĐỀ
hoặc khí trệ huyết ứ làm tắc trở kinh mạch
Xơ vữa động mạch là một trong những
không thông gây nên(4,5,7). Việc điều trị là làm
nguyên nhân chính gây bệnh lý tim mạch.
cho khí huyết lưu thông cùng với việc điều trị
Nghiên cứu trên 123 bệnh nhân tai biến mạch

bệnh nguyên. Chế phẩm TMA gồm: Giảo cổ
máu não ở bệnh viện Chợ Rẫy có tới 93% bị xơ
lam, Chè đắng, Hoè, Ngưu tất, Nghệ. Theo Y
vữa động mạch. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ
học cổ truyền, TMA có tác dụng thanh nhiệt
gây nên xơ vữa động mạch, mà rối loạn lipid
trừ đàm, hoạt huyết hóa ứ giúp điều trị các
máu là một trong những nguy cơ có thể thay
bệnh cảnh do rối loạn lipid máu gây ra.
đổi được(8). Nhiều công trình nghiên cứu cho
Nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng giai
thấy sử dụng thuốc hạ lipid máu làm giảm
đoạn 1 cho thấy: TMA an toàn và có tác dụng
nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỉ lệ tử
hạ lipid máu, bền thành mạch, chống huyết
vong do bệnh lý tim mạch(8). Y học cổ truyền
khối(3). Nghiên cứu này được tiến hành để xác
không có khái niệm về rối loạn lipid máu,
định tác dụng điều chỉnh lipid máu của TMA
nhưng hậu quả của nó được y văn mô tả trong
trên bệnh nhân rối loạn chuyển hoá lipid
các chứng như: đầu thống, huyễn vựng, tâm
(RLLM). Với các mục tiêu cụ thể:
thống, ma mộc, nuy chứng…. Nguyên nhân

66


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c trở về

mức tối ưu sau 6 tuần điều trị của nhóm TMA so
với nhóm chứng.
Xác định mức độ thay đổi của LDL-c,
cholesterol, triglycerid và HDL-c của bệnh nhân
ở nhóm TMA so với nhóm chứng sau 6 tuần
điều trị.

Nghiên cứu Y học
thận cấp); bệnh lý nội tiết (đái tháo đường); bệnh
lý gan mật (viêm gan cấp, viêm gan mạn).
Bệnh nhân có ước đoán nguy cơ 10 năm
bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch ≥ 7,5%, xác
định bằng công thức đoàn hệ gộp mới
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc:
corticoids, thiazides, ức chế beta.

So sánh hiệu quả hạ lipid máu của TMA trên
các thể lâm sàng của YHCT.

Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang
sử dụng thuốc ngừa thai.

Xác định tỉ lệ bệnh nhân có tác dụng không
mong muốn trong mỗi nhóm.

Bệnh nhân không đi lại được. Bệnh nhân
đang phù, hoặc tiêu chảy cấp.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU


Cỡ mẫu
Nghiên cứu muốn có 80% cơ hội để chứng
minh hiệu quả hạ lipid máu của thuốc TMA, và
tác dụng hạ lipid máu cao hơn gấp 2 lần tác
dụng điều chỉnh lipid máu của chế độ ăn và tập
luyện ở mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả nghiên
cứu lâm sàng của Dương Thị Mộng Ngọc và
cộng sự, nhóm sử dụng giả dược kết hợp tiết chế
ăn uống và tập luyện có tỷ lệ LDL trở về mức tối
ưu và gần tối ưu sau 6 tuần là 30,2%(Error!
Reference source not found.). Giả định khi sử
dụng TMA, tỷ lệ bệnh nhân có lipid máu trở về
tối ưu và gần tối ưu cao gấp 2 lần so với tiết chế
ăn uống và tập luyện đơn thuần.

Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm
chứng, mù đôi.
Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân tình nguyện, tuổi từ 20 75, điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện Y học
cổ truyền TP. HCM, không phân biệt giới tính,
nghề nghiệp, thành phần xã hội, khu vực lưu
trú, đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh và loại
bệnh.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn
lipid máu chưa điều trị hoặc đã ngưng điều trị
trên 4 tuần có: LDL-c: 2,6 - 4,9 mmol/L và
triglyceride nhỏ hơn 5,7 mmol/L; được lấy máu

xét nghiệm sau thời gian nhịn đói từ 10 - 12 giờ.
Xét nghiệm trước và sau dùng thuốc 6 tuần được
thực hiện tại cùng 1 phòng xét nghiệm tại Bệnh
viện Y học cổ truyền TPHCM.
Tiêu chuẩn loại bệnh
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hoặc cận
lâm sàng của bệnh tim mạch do XVĐM như: hội
chứng vành cấp, hoặc có tiền sử nhồi máu cơ
tim; đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định;
tái thông động mạch vành; đột quỵ hoặc cơn
thoáng thiếu máu não; thiếu máu cơ tim; bệnh
động mạch ngoại biên được cho là do XVĐM.
Bệnh nhân rối loạn lipid máu kèm các bệnh
lý thận (hội chứng thận hư, suy thận mạn, suy

Khi đó cỡ mẫu cần có của nghiên cứu là 42
bệnh nhân cho mỗi nhóm được tính theo công
thức:

Dự kiến tỷ lệ mất mẫu khoảng 15%, số
bệnh nhân nhận vào ban đầu sẽ là 50 bệnh
nhân cho mỗi nhóm.

Phương tiện nghiên cứu
Viên nang TMA
Viên nang số 0, hàm lượng 500 mg, mỗi
hộp 360 viên có thành phần chính gồm: 350mg
cao dược liệu gồm: Giảo cổ lam (45%), Chè
đắng (15%), Hòe (20%), Ngưu tất (20%), Nghệ
50 mg, tá dược vừa đủ 1 viên.


67


Nghiên cứu Y học
Viên nang giả dược
Viên nang số 0, hàm lượng 500 mg, mỗi
hộp 360 viên, thành phần chính gồm: 350 mg
bột mì, tá dược vừa đủ 1 viên.

Hồ sơ nghiên cứu
Máy xét nghiệm sinh hóa và huyết học và
các phương tiện máy móc tại BV. YHCT TP.
HCM.
Máy sinh hóa tự động TYB – 40 (Nhật Bản)
với hóa chất của công ty Biolabo (Pháp) và máy
huyết học tự động Sysmex XS – 1000i (Nhật Bản)
với hóa chất Cellpack (Nhật Bản).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Đàm thấp, đàm nhiệt: xác định dựa trên triệu
chứng chính là người béo bệu, thừa cân; có từ 2
trở lên các triệu chứng phụ: cảm giác nặng nề,
đau đầu, chóng mặt, nặng đầu hoặc tê nặng chi
dưới, lưỡi bệu rêu dày nhớt, mạch hoạt.
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm các chỉ số trong suốt quá trình điều trị.
Phân nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
bằng cách mở mã số: nhóm TMA uống TMA,
nhóm chứng uống giả dược.


Chế độ điều trị
Đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút.

Máy đo điện tim 12 cần Schiller cardiovit
AT2 plus (Thụy Sĩ)

Tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn mỗi
ngày.

Máy chụp X quang kỹ thuật số Imaging
Dynamics IDC (Canada)

Chỉ sử dụng tối đa 2 lòng đỏ trứng mỗi tuần.

Máy siêu âm trắng đen Esaote (Ý – Hà Lan)
Máy đo huyết áp ALDK2 (Nhật)
Phương pháp nghiên cứu
100 bệnh nhân tình nguyện được bốc thăm
mã số nghiên cứu và sử dụng thuốc đúng mã số
đó.
Lập hồ sơ và cho bệnh nhân thực hiện chế độ
điều trị với bệnh án nghiên cứu và các phiếu
theo dõi.
Phân nhóm theo bệnh danh YHCT:

Nhóm không triệu chứng
Không biểu hiện triệu chứng lâm sàng theo
YHCT
Thận âm hư: xác định dựa vào triệu chứng

chính là người gầy ốm, có từ 2 trở lên các triệu
chứng phụ: cảm giác nóng trong người, hoa
mắt chóng mặt, đau đầu âm ỉ, đau lưng, mỏi
gối, ù tai, mồ hôi trộm, tiểu đêm > 3lần/đêm,
ngủ kém, miệng khô, lưỡi đỏ khô, không rêu,
mạch sác vô lực.
Khí huyết ứ trệ: xác định dựa trên triệu chứng
chính là lưỡi tím, có điểm ứ huyết, có thêm từ 1
trở lên các triệu chứng phụ: cảm giác tê chân tay,
hoặc cảm giác kim châm vùng đầu, đau nhói
vùng trước ngực, mạch huyền.

68

Chỉ ăn thức ăn chiên xào 2 lần trong tuần.
Hạn chế rượu bia, nếu có dùng tối đa 330 ml
bia /ngày.
Chế độ uống thuốc: liều dùng mỗi ngày 8
viên, chia 2 lần uống sau ăn sáng và ăn chiều,
liên tục trong 6 tuần.
Các tham số theo dõi
Cận lâm sàng: Trị số Cholesterol TP, LDL-c,
HDL-c, Triglycerides, Ure, creatinin, AST, ALT
thời điểm trước dùng thuốc, sau 6 tuần dùng
thuốc.
Các triệu chứng lâm sàng: Đau đầu, chóng
mặt, đau nặng ngực, tê nặng chi, đau mỏi cơ,...
Theo dõi mạch quay, huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương trước và sau 6 tuần dùng thuốc.
Các tác dụng không mong muốn: theo dõi

triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thông qua
bệnh án nghiên cứu. Ghi nhận những tác dụng
ngoại ý và các chỉ số khách quan.
Tiêu chuẩn đánh giá
Tác dụng điều chỉnh lipid máu: thuốc được
coi là có tác dụng điều chỉnh lipid máu khi LDLc hoặc cholesterol hoặc triglycerid giảm, hoặc
HDL-c tăng có ý nghĩa thống kê và tốt hơn so với
nhóm chứng.
Sự đáp ứng của từng bệnh nhân đối với điều


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

trị: Dựa vào mức độ giảm LDL-c của bệnh nhân
sau 6 tuần dùng thuốc. Chia 3 mức độ:

chăm sóc tích cực, không gây hậu quả lâu dài,
không đe dọa đến tính mạng.

Đạt tối ưu: Khi LDL-c sau điều trị dưới 2,6
mmol/L.

Nặng: Có thể đe dọa đến tính mạng, gây hậu
quả lâu dài, cần chăm sóc tích cực.

LDL giảm nhưng chưa đạt tối ưu: Khi LDL-c
có giảm sau điều trị nhưng còn lớn hơn hoặc
bằng 2,6 mmol/L.


Tử vong: Trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan
đến tử vong của bệnh nhân.

Không giảm: Sau điều trị LDL-c không giảm
hoặc tăng.
Tiêu chí đánh giá tác dụng không mong
muốn
Là những triệu chứng thực thể hoặc cơ năng
mới xuất hiện sau khi sử dụng thuốc, gây khó
chịu cho bệnh nhân, được xác định do thuốc
mang lại. Biểu hiện của tác dụng không mong
muốn chia 4 mức độ:
Nhẹ: Không cần điều trị, tự hết sau dưới 5
ngày, không cần giải độc.
Trung bình: Triệu chứng kéo dài từ 5 ngày
trở lên. Cần có thay đổi trong điều trị, không cần

Thuốc không hại gan khi trị số AST, ALT sau
điều trị không quá 2 lần bình thường (< 80 U/L).
Thuốc không hại thận khi ure, creatinin sau
nghiên cứu không quá giới hạn bình thường: ure
dưới 7,5 mmol/L, creatinin dưới 100 mmol/L
(nữ) hoặc dưới 120 mmol/L (nam).

Phân tích và xử lý số liệu
Dùng phần mềm SPSS 16.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng cộng 84 bệnh nhân RLLM hoàn tất

nghiên cứu, chia 2 nhóm, mỗi nhóm 42 người,
độ tuổi 22-67, 20 nam (24%) và 64 nữ (76%). Hai
nhóm có sự đồng nhất về các đặc điểm như mức
độ RLLM, kiểu RLLM, tuổi, giới, BMI, mức độ
tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện.

Bảng 1. Tổng hợp đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi trung bình
Nữ
Giới
Nam
2
BMI (kg/m )
Mạch (lần/phút)
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
Không triệu chứng
Thận âm hư
Bệnh cảnh
Khí huyết ứ trệ
YHCT
Đàm thấp/ đàm nhiệt
Khác

Nhóm TMA (n = 42)
50,5 ± 8,9
76,2%
23,8%
22,8 ± 2,4

77 ± 9
120 ± 10
73 ± 7
23,81%
14,29%
7,14%
45,24%
9,52%

Nhóm chứng (n = 42)
48,4 ± 9,4
76,2%
23,8%
23,4 ± 2,6
76 ± 6
119 ± 12
73 ± 6
11,19%
11,9%
11,9%
61,9%
2,38%

Tổng mẫu
49,4 ± 9,4
76.2%
23,8%
23,1 ± 2,5

17,86%

13,1%
9,52%
53,57%
5,95%

p
0,3
1
0,24
0,7
0,69
0,37

0,16

Bảng2. Tổng hợp đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân trước nghiên cứu
Đặc điểm
Cholesterol máu (mmol/L)
LDL-c (mmol/L)
HDL-c (mmol/L)
Triglycerid (mmol/L)
AST (U/L)
Men gan
ALT (U/L)
Ure (mmol/L)
Chức năng thận
Creatinin (mcmol/L)

Nhóm TMA (n = 42)
5,98 ± 0,64

4,1 ± 0,52
1,14 ± 0,21
1,8 ± 1,04
32,29 ± 9,2
30,67 ± 16,3
4,52 ± 1,5
94,09 ± 9,2

Nhóm chứng (n = 42)
5,78 ± 0,72
3,89 ± 0,63
1,2 ± 0,26
1,52 ± 0,62
33,03 ± 9,1
33,36 ± 15,5
4,16 ± 1,2
90,57 ± 10,9

Giá trị p
0,18
0,1
0,28
0,13
0,71
0,44
0,23
0,11

69



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Hiệu quả điều trị đối với chỉ số LDL-c
Bảng 3. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số LDL-c
giữa 2 nhóm
LDL-c (mmol/L)
Trước điều trị
Sau điều trị
Giảm
% giảm
So sánh trước sau
So sánh 2 nhóm

Nhóm TMA

Nhóm chứng

x

S.d

x

S.d

4,1
3,47


0,52
0,72

3,89
3,67

0,63
0,59

0,64
0,18
15,57
5,61
p=0,00
p=0,04
t=2,62; p=0,01

không có ý nghĩa thống kê. Khác biệt giữa 2
nhóm có ý nghĩa (p<0,05).

Hiệu quả điều trị đối với chỉ số Triglycerid
Bảng 6. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số HDL-c
giữa 2 nhóm
Triglycerid (mmol/L)
Trước điều trị
Sau điều trị
Thay đổi
% thay đổi
So sánh trước sau

So sánh 2 nhóm

Nhóm TMA

x

S.d

Nhóm chứng

x

S.d

1,8
1,04
1,52
0,62
1,78
1,03
1,62
0,74
↓ 0,02
↑ 0,1
↓ 1,03
↑ 6,54
p = 0,86
p = 0,42
t = 0,74 ; p = 0,46


Nhận xét: Nhóm TMA giảm 15,57%, nhóm
chứng giảm 5,61%, cả 2 nhóm đều giảm LDL-c
có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Khác biệt giữa 2
nhóm có ý nghĩa (p=0,01).

Nhận xét: Cả 2 nhóm đều không làm giảm
Triglycerid ý nghĩa (p> 0,05).

Hiệu quả điều trị đối với chỉ số Cholesterol
máu

Khả năng đưa LDL-c về mức tối ưu của
TMA

Bảng 4. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số
Cholesterol giữa 2 nhóm

Bảng 7. Hiệu quả của TMA trong việc đưa LDL-c về
mức tối ưu

Cholesterol (mmol/L)
Trước điều trị
Sau điều trị
Giảm
% giảm
So sánh trước sau
So sánh 2 nhóm

Nhóm TMA


x

S.d

Nhóm chứng

x

S.d

5,98
0,64
5,78
0,72
5,51
0,79
3,56
0,69
0,48
0,22
7,82
3,75
p=0,00
p=0,06
t=2,1; p=0,04

Nhận xét: Nhóm TMA giảm 7,82%, có ý nghĩa
thống kê (p< 0,01), nhóm chứng giảm 3,75%,
không có ý nghĩa thống kê. Khác biệt giữa 2
nhóm có ý nghĩa (p<0,05).


Hiệu quả điều trị đối với chỉ số HDL-c
Bảng 5. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số HDL-c
giữa 2 nhóm
HDL-c (mmol/L)
Trước điều trị
Sau điều trị
Thay đổi
% thay đổi
So sánh trước sau
So sánh 2 nhóm

Nhóm TMA

x

S.d

Nhóm chứng

x

S.d

1,14
0,21
1,2
0,26
1,23
0,29

1,16
0,27
↑ 0,09
↓ 0,03
↑ 7,63
↓ 2,78
p = 0,03
p = 0,46
t = 2,05 ; p = 0,04

Nhận xét: Nhóm TMA tăng 7,63 %, có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05), nhóm chứng giảm 2,78%,

70

LDL-c
(mmol/L)
Tối ưu
(LDL-c < 2,6)
Giảm chưa
đạt tối ưu
Không giảm
Tổng
So sánh

Nhóm
TMA
n
%


Nhóm
chứng
n %

RR

Khoảng tin
cậy 95% NNT
của RR

6 14,29 1 2,38 6,00 5,26 - 6,85 8,33
32 76,19 27 64,29
4 9,52 14 33,33
42 100 42 100
f = 7,06 ; p = 0,03

Nhận xét: Sau 6 tuần, 14,29% bệnh nhân
RLLM uống TMA có LDL-c về mức tối ưu so với
nhóm chứng là 2,38%, cao hơn nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê (p = 0,03). Tỷ lệ bệnh nhân có
LDL-c về tối ưu sau điều trị gấp 6 lần nhóm
chứng với khoảng tin cậy 95%.

Hiệu quả của thuốc trên LDL-c theo các
bệnh cảnh YHCT
Bảng 8. So sánh tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥10% LDL-c
theo bệnh cảnh YHCT
Bệnh cảnh YHCT
Không triệu chứng
Thận âm hư

Khí huyết ứ trệ
Đàm thấp, Đàm nhiệt
Khác
So sánh

Giảm < 10%
Giảm ≥ 10%
n
%
n
%
6
60
4
40
3
50
3
50
0
0
3
100
5
26,3
14
73,7
2
50
2

50
f=2,5 ; p=0,64


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Nhận xét: Khác biệt về tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥
10% LDL-c sau điều trị TMA giữa các phân
nhóm theo bệnh cảnh YHCT không ý nghĩa
(p>0,05).

Hiệu quả hạ LDL-c đối với phân nhóm theo
pháp trị của TMA
Tỷ lệ LDL-c về tối ưu đối với phân nhóm theo
pháp trị của TMA
Bảng 9. Tỷ lệ LDL-c về tối ưu đối với phân nhóm
theo pháp trị của TMA
LDL-c (mmol/L)
Tối ưu
Giảm, chưa đạt tối ưu
Không giảm
Tổng
So sánh

TMA là pháp trị TMA không là
chính
pháp trị chính
n
%
n
%

6
27,27
0
0
16
72,73 16
80
0
0
4
20
22
100
20
100
f = 6,27 ;p = 0,04

Nhận xét: Đối với nhóm TMA là pháp trị
chính (Khí huyết ứ trệ và Đàm thấp/Đàm nhiệt
theo YHCT), tỷ lệ LDL-c về mức tối ưu đạt
27,27% cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê
(p = 0,04).

Ảnh hưởng của thuốc trên trị số AST, ALT
Ở nhóm TMA, AST, ALT trước điều trị là
32,29 U/L, 30,67 U/L; sau điều trị là 33,03 U/L,
33,36 U/L; nhóm chứng AST, ALT trước điều trị
là 33 U/L, 30 U/L; sau điều trị là 33,4 U/L, 30,8
U/L; sự thay đổi trị số AST, ALT không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).

Ảnh hưởng của thuốc trên trị số Ure, creatinin
Chỉ số ure trước điều trị là 4,52 mmol/L; sau
điều trị là 4,16 mmol/L; nhóm chứng là 4,2 và 4,1
mmol/L; sự thay đổi trị số ure không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
Tóm lại: Sau 6 tuần điều trị, các chỉ số AST,
ALT, ure, creatinin, và các chỉ số mạch, huyết áp
của hai nhóm không thay đổi đáng kể. Các chỉ số
này trước và sau nghiên cứu trong giới hạn bình
thường.

Ảnh hưởng của thuốc lên triệu chứng cơ năng
Trong 6 tuần sử dụng thuốc, cả hai nhóm
đều dung nạp tốt. Có 5 trường hợp xuất hiện các

Nghiên cứu Y học
triệu chứng mới trong vài ngày đầu sau uống
thuốc và đều có biểu hiện nhẹ, kéo dài 1-2 ngày
và hết hẳn sau đó. Chưa loại trừ hoàn toàn các
nguyên nhân khác có thể dẫn đến các triệu
chứng trên. Không trường hợp nào phải ngưng
nghiên cứu do tác dụng không mong muốn.

BÀN LUẬN
Nghiên cứu với mục tiêu xác định tác dụng
hạ lipid máu trên nhóm bệnh nhân rối loạn
chuyển hóa lipid trong 6 tuần uống thuốc kết
hợp chế độ ăn và tập luyện, so sánh với nhóm
chứng uống giả dược kết hợp thực hiện chế độ
ăn và tập luyện nhằm loại trừ yếu tố gây nhiễu

làm sai lệch kết quả.

Về đặc điểm bệnh nhân các nhóm nghiên
cứu
Bảng 1 và bảng 2 cho thấy: bệnh nhân
nghiên cứu trong 2 nhóm hầu hết có độ tuổi
trung bình 49,4 ± 9,4 tuổi, tỷ lệ nữ chiếm đa số
(76,19%). Lượng Cholesterol, LDL-c ở mức giới
hạn cao đến cao chiếm tỉ lệ lớn, nhưng không
nhiều bệnh nhân có mức lipid máu cao, không
có bệnh nhân nào thuộc mức rất cao, điều này
chứng minh tính phù hợp tiêu chuẩn chọn và
loại bệnh trong nghiên cứu, nhằm nói lên vấn đề
y đức của đề tài. Có sự tương đối đồng nhất
(khác biệt không ý nghĩa với p>0,05) giữa các
nhóm về tuổi, giới, BMI, phân nhóm bệnh cảnh
YHCT, chỉ số lipid máu, phân nhóm rối loạn
lipid máu, men gan, chức năng thận, yếu tố nguy
cơ tim mạch trước nghiên cứu. Đồng thời, bệnh
nhân tham gia nghiên cứu tuân thủ tốt chế độ ăn
uống và tập luyện chiếm 53,57%, sự tuân thủ chế
độ ăn uống và tập luyện trong quá trình nghiên
cứu của hai nhóm khác nhau không ý nghĩa.
Đây là cơ sở tốt để đánh giá kết quả điều trị
khách quan và đáng tin cậy giữa hai nhóm.

Tác dụng trên trị số LDL-c
LDL-c trong máu là một trong số các mục
tiêu điều trị cần làm giảm trong điều trị rối loạn
lipid máu. Từ thực nghiệm, nghiên cứu này thực

hiện với mục tiêu hàng đầu làm giảm LDL-c. Kết
quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần, nhóm TMA

71


Nghiên cứu Y học
đưa chỉ số LDL-c từ 4,1 mmol/L xuống còn 3,47
mmol/L, mức giảm trung bình 0,64 mmol/L, tỷ lệ
giảm trung bình 15,57%. Trong khi đó nhóm
chứng giảm 5,61%, khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Điều đó chứng minh TMA có tác dụng làm giảm
LDL-c, đây là một kết quả tương đối khả quan
trong việc giảm nguy cơ đột quỵ tái phát và biến
cố tim mạch. So với các nghiên cứu khác về tác
dụng hạ lipid máu của thuốc YHCT, mức giảm
LDL-c của TMA tương đương với các thuốc như
Bổ khí hoạt huyết, Hạ mỡ ngưu tất, Ruvintat,
Dogalic trà xanh (1).
TMA làm giảm LDL-c không khác nhau
giữa các phân nhóm tuổi, giới, BMI, số YTNC,
kiểu RLLM theo YHHĐ, phân độ RLLM và sự
tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện. Tuy
nhiên, có thể do cỡ mẫu ở nghiên cứu còn quá
nhỏ nên chưa thể thấy được sự khác biệt giữa
các phân nhóm này.

Tác dụng trên trị số Cholesterol
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần,
nhóm TMA đưa chỉ số cholesterol từ 5,98

mmol/L xuống còn 5,51 mmol/L, mức giảm
trung bình 0,48 mmol/L, tỷ lệ giảm 7,82%. Trong
khi đó nhóm chứng giảm 3,75%, khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ thuốc TMA
làm giảm cholesterol trong máu nhưng mức độ
không cao.

Tác dụng trên chỉ số triglycerid
Sau 6 tuần, mức triglycerid của cả hai nhóm
thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm
TMA, BN có TG tối ưu chiếm 52,38%, BN có TG
tăng chiếm tỷ lệ 47,62%. Theo các khuyến cáo về
điều trị, ngoài việc giảm LDL-c thì giảm TG cũng
là điều cần thiết, vì cả hai đều là yếu tố nguy cơ
của bệnh mạch vành. Thuốc TMA không có tác
dụng làm giảm TG. Như vậy, trong ứng dụng
điều trị cần có sự kết hợp thuốc phù hợp để có
lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.

Tác dụng trên trị số HDL-c
Một trong những mục tiêu điều trị RLLM là
tăng HDL-c, sau 6 tuần, nhóm TMA đưa chỉ số
HDL từ 1,14 mmol/L lên 1,23 mmol/L, mức tăng

72

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
trung bình 0,09 mmol/L, tỷ lệ tăng 7,63%. Trong
khi nhóm chứng không thay đổi, khác biệt có ý
nghĩa thống kê.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiết chế ăn uống
và tập luyện đơn thuần không làm thay đổi chỉ
số TG và HDL-c. Trong nghiên cứu này, nhóm
chứng cũng cho kết quả tương tự, HDL-c không
thay đổi. Như vậy, việc tăng 7,63% HDL-c của
nhóm TMA là một hiệu quả khách quan, đáng
ghi nhận của thuốc TMA. Điều này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu trên chuột của TMA,
TMA có tác dụng tốt nhất trong việc tăng HDL-c,
HDL-c tăng đến 90% sau 3 tuần, và ngay từ tuần
đầu đã trở về mức bình thường, hiệu quả tương
đương với atorvastatin. Khi nghiên cứu riêng lẻ
dược liệu, các nghiên cứu tiền lâm sàng trên
Giảo cổ lam và Nghệ đều cho thấy, cả hai dược
liệu này có thể làm tăng HDL-c(2). Như vậy, tác
dụng tăng HDL-c của TMA có thể do phát huy
tác dụng từ hai dược liệu này. Với tình trạng khó
tăng HDL-c như hiện nay, việc một thuốc từ
dược liệu như TMA làm tăng HDL-c 7,63% sau 6
tuần là một kết quả đáng quan tâm.

Khả năng đưa LDL-c về tối ưu
Để xác định tỷ lệ LDL-c đạt mức tối ưu của
một liệu trình điều trị, thông thường việc
nghiên cứu dựa trên những bệnh nhân sử
dụng liệu trình ít nhất 3 tháng và không thay
đổi liều ít nhất trong 6 tuần trước đó. Vì vậy,
tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c trở về mức tối ưu
(2,6 mmol/L) của TMA sau 6 tuần điều trị là
14,29%, tốt hơn nhóm chứng, nhưng so với các

nghiên cứu khác với thời gian điều trị ≥ 3
tháng thì tỷ lệ này tương đối thấp. So với đề
tài khác ở thời gian 6 tuần, tỷ lệ này cũng thấp
hơn do mức tối ưu của đề tài này là 2,6% là
mức bình thường, không tương đồng với các
đề tài khác. Trong việc phân tích RR, do các
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở hai
nhóm không có sự khác biệt, hay nói cách
khác, yếu tố có thể gây nhiễu phân bố đều ở
hai nhóm, do đó có thể sử dụng RR thô mà
không cần phải hiệu chỉnh RR theo các yếu tố.
RR = 6 thể hiện rõ ảnh hưởng của thuốc làm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
tăng tỷ lệ BN có LDL-c trở về tối ưu gấp 6 lần
so với nhóm chứng.

Tác dụng của TMA trên các nhóm bệnh cảnh
YHCT và pháp trị của TMA
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh
cảnh Đàm thấp, Đàm nhiệt có tỷ lệ BN giảm
LDL-c ≥ 10% chiếm 73,69%, tỷ lệ này ở nhóm Khí
huyết ứ trệ là 100%, các nhóm còn lại từ 40-50%,
tuy nhiên khi so sánh trên thống kê không có sự
khác biệt do cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, theo lý luận
YHCT, thuốc nghiên cứu TMA có pháp trị
“Thanh hóa nhiệt đàm” và “Hoạt huyết hóa ứ”
do vậy TMA là pháp trị chính của các thể bệnh
“Đàm thấp, đàm nhiệt” và “Khí huyết ứ trệ”.

Với nhóm TMA là pháp trị chính, mức giảm
LDL-c tốt hơn nhóm còn lại, tỷ lệ bệnh nhân
giảm LDL-c ≥ 10% chiếm 77,27% tốt hơn nhóm
còn lại có ý nghĩa thống kê. Như vậy, khi sử
dụng TMA phù hợp với pháp trị sẽ làm cho tỷ lệ
thành công tăng lên. Mặt khác, khi so sánh giữa
nhóm TMA không là pháp trị chính với nhóm
chứng thấy tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c về tối ưu là
tương đương. Như vậy, nếu thuốc điều trị
không phù hợp với pháp trị, tỷ lệ thành công
không cao hơn việc điều trị bằng tiết chế ăn
uống và tập luyện đơn thuần.

Tác dụng ngoại ý
Kết quả sau 6 tuần, TMA không làm thay
đổi đáng kể các chỉ số AST, ALT, ure, creatinin,
mạch, HATT, HATTr. Các chỉ số này trước và
sau nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường.
Các triệu chứng cơ năng như đầy bụng, tiêu
chảy xuất hiện với mức độ nhẹ, tự hết sau đó,
xuất hiện cả ở nhóm TMA và nhóm chứng,
không xác định được là do thuốc đem lại.
Tóm lại: TMA dung nạp tốt, không gây tác
dụng ngoại ý nào đáng ghi nhận. Điều này
cũng phù hợp với dự đoán trên lý thuyết về
bài thuốc TMA và phù hợp với kết quả nghiên
cứu trên tình nguyện viên ở giai đoạn 1. Điều
này cho thấy việc sử dụng TMA trên lâm sàng
là thuận lợi và dễ chấp nhận.


Nghiên cứu Y học
Điểm mạnh của đề tài
Điểm mạnh lớn nhất của đề tài là xây dựng
một bài thuốc mới trên cơ sở kết hợp giữa lý luận
YHCT và cơ sở thực tiễn của YHHĐ.
TMA là một bài thuốc kết hợp 5 vị thuốc:
Giảo cổ lam, Chè đắng, Hòe, Ngưu tất và Nghệ.
Theo lý luận YHCT, tác dụng chung của bài
thuốc là thanh nhiệt trừ đàm, hoạt huyết hóa ứ.
Giảo cổ lam là chủ dược vì có cả hai tác dụng
thanh nhiệt, trừ đàm, dùng lượng nhiều nhất.
Hòe và Chè đắng thanh nhiệt lương huyết và
thanh nhiệt sinh tân giúp Giảo cổ lam tăng tác
dụng thanh nhiệt, nên cùng làm thần. Nghệ có
tác dụng hành khí, phá huyết, trừ huyết ứ do
đàm làm bế tắc kinh mạch, đồng thời tác dụng
hành khí làm dương khí vận hành mạnh hơn,
tăng tác dụng thông kinh hoạt lạc nên làm tá.
Ngoài ra, Nghệ có tính ấm giúp làm giảm tính
hàn của các vị thuốc thanh nhiệt, tránh làm tổn
thương dương khí của Tỳ Vị do thuốc thanh
nhiệt gây ra. Ngưu tất hoạt huyết, cùng Nghệ
làm thông huyết ứ do đàm thấp tắc trở gây ra,
đồng thời Ngưu tất lợi niệu, dẫn huyết và hỏa
xuống phần dưới cơ thể, nên khiến đàm thấp,
huyết ứ, hỏa uất có con đường để bị đuổi ra
ngoài cơ thể, vai trò làm sứ dược. Như vậy, phân
tích về lý thuyết, TMA có tác dụng phù hợp với
lý luận YHCT trong việc điều trị các chứng bệnh
gây ra do rối loạn chuyển hóa lipid. Cụ thể, pháp

trị của TMA là sự kết hợp của các pháp trị
“Thanh nhiệt, hóa đàm” và “Hoạt huyết hóa ứ”
thích hợp điều trị các bệnh cảnh Đàm thấp, Đàm
nhiệt và Khí huyết ứ trệ của RLLM. Đây cũng
chính là các bệnh cảnh thường gặp trên bệnh
nhân RLLM (4,5).
Kết quả nghiên cứu của viên nang TMA trên
chuột là cơ sở khoa học vững chắc để chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này trên bệnh nhân RLLM.
TMA không chỉ có tác dụng hạ điều chỉnh lipid
máu trên chuột mà còn không có độc, bảo vệ
gan, thận, tránh tổn thương bởi mô hình tăng
lipid máu gây ra(6). Tóm lại, sự kết hợp các vị
thuốc trong TMA không chỉ phù hợp về mặt lý
thuyết YHCT và YHHĐ, mà còn có cơ sở thực

73


Nghiên cứu Y học
nghiệm để điều trị cho bệnh nhân rối loạn
chuyển hóa lipid.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

KẾT LUẬN
Với liều 8 viên/ngày, sau 6 tuần điều trị, chế
phẩm từ dược liệu viên nang TMA có được

những kết quả như sau:
Tỷ lệ BN có LDL-c trở về mức tối ưu đạt
14,29%, so với nhóm chứng đạt 2,38%, cao hơn
tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần.
TMA làm giảm 15,57% LDL-c, giảm 7,82%
cholesterol, tăng 7,63% HDL-c, so với nhóm
chứng lần lượt là 5,61%, 3,75%, 2,78%, tốt hơn
tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần và
không làm thay đổi chỉ số triglycerid.
TMA có tác dụng trên các thể bệnh Đàm
thấp, Đàm nhiệt và Khí huyết ứ trệ tốt hơn so
với các thể bệnh còn lại.
TMA dung nạp tốt, không gây các tác dụng
phụ khó chịu, không ảnh hưởng đến chức năng
gan, thận sau 6 tuần sử dụng.

74

2.

3.

4.

5.
6.

7.

8.


Cao Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Bay (2014). Nghiên cứu tác dụng
hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên bệnh
nhân rối loạn lipid máu. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 1 (18), tr.
53-61.
Đỗ Tất Lợi (2008). “Cây ngưu tất”, “Nghệ”, “Cây hoa hòe”. In:
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr. 48-49, 227-230, 298299. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Hà Thị Hồng Linh (2014). “Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1
của viên nang Thanh Mạch An”. In: Bệnh viện Y học cổ truyền
TP. Hồ Chí Minh. Đề tài cấp cơ sở, tr. 22-28, 42.
Hoàng Bảo Châu, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005). “Đàm
thấp”. In: Hoàng Bảo Châu. Lý luận Y học cổ truyền, tr. 76, 77,
90, 103. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Nguyễn Thị Bay (2001). “Đàm thấp”. In: Nội khoa Y học cổ truyền,
tr. 395-409. Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu Hương (2014). "Khảo sát một số tác dụng dược
lý của viên nang Thanh mạch an". In: Trung tâm sâm và dược
liệu TP. HCM. Đề tài cấp cơ sở, tr. 1-2, 13, 23, 50-52, 55-62.
Phan Quan Chí Hiếu (2007). "Xơ mỡ động mạch". Bệnh học và
điều trị nội khoa (kết hợp Đông - Tây y), tr. 53-60. Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
Reiner Z, Capatano AL, De Backer G, et al. (2011). ESC/EAS
Guidelines for the management of dyslipidaemias: the Task
Force for the management of dyslipidaemias of the European.
European Heart Journal (2011) 32, 1769–1818

Ngày nhận bài báo:

30/08/2016


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016



×