Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài thuyết trình Việc tham gia vào TMQT đem lại ít lợi ích đối với các nước đang phát triển hơn các nước phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 25 trang )

Bài trình bày nhóm II - lớp D
Trong suốt 30 năm qua, việc tham gia vào
TMQT đem lại ít lợi ích đối với các nước
đang phát triển hơn các nước phát triển.
Giải thích và minh hoạ

1


Thương mại quốc tế và tăng trưởng
kinh tế


Thương mại quốc tế tăng từ 1% năm 1820 lên
khoảng 15% tổng sản phẩm quốc dân hiện nay



Bằng chứng thực tế cho thấy TMQT đóng góp quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo
sự ổn định trên thế giới.
- Các nghiên cứu kinh tế khẳng định rằng các nước có
nền kinh tế mở tham gia nhiều hơn vào quan hệ
TMQT và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn những
nước có nền kinh tế đóng cửa. Trong những năm
1990, trong số các nước đang phát triển, những
nước tham gia nhiều nhất vào TMQT có tốc độ tăng
trưởng cao gấp 3 lần các nước buôn bán ít hơn.
2



- Nghiên cứu của Sachs và Warner (1995) đưa ra kết quả:
trong nhóm các nước đang phát triển, các nền kinh tế mở cửa
có tốc độ tăng trưởng bình quân 4,49%, các nền kinh tế đóng
cửa là 0,69%; nhóm các nước phát triển tương tự là 2,29% và
0,74%.
- Trung Quốc và Ấn độ là ví dụ điển hình. Ba mươi năm
trước, tình trạng đói nghèo trên diện rộng xảy ra ở cả hai
nước, cho đến nay, nguồn lực tự nhiên của họ cơ bản vẫn
như trước, chính trị không thay đổi. Tuy nhiên hiện nay cả
hai đều đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đó là nhờ
việc họ đã mở cửa nền kinh tế, tham gia vào TMQT.
- Báo cáo của Oxfam nêu rằng nếu châu Phi, Đông Á, Nam Á
và châu Mỹ la tinh , mỗi khu vực tăng thị phần xuất khẩu
trên thế giới lên 1%, thì kết quả thu được tính bằng thu nhập
quốc gia có thể giúp đưa 128 triệu người thoát khỏi đói
nghèo
3




Xu hướng xuất khẩu của thế giới , 1970 - 1997

4


Lợi ích của thương mại quốc tế - lý giải
từ các mô hình kinh tế
Trong một nền kinh tế đóng: cơ cấu SX trùng với cơ cấu tiêu dùng cả
về quy mô và chủng loại hàng hoá. Do vậy, CP phải tổ chức một cơ

cấu sản xuất bao gồm tất cả các loại ngành nghề, dẫn đến:
+ Các ngành có thế mạnh về nguồn lực không có cơ hội phát triển với
quy mô lớn và không phát huy hết do nhu cầu trong nước hạn hẹp,
trong khi nhu cầu thị trường quốc tế đối với hàng hoá này đang rất
hấp dẫn với mức giá cao hơn
+ Các ngành không có lợi thế và hạn chế nguồn lực thì sản xuất kém
hiệu quả và không đảm bảo chất lượng, trong khi đó thị trường quốc
tế lại có khả năng cung cấp với giá rẻ và chất lượng tốt hơn.
-

5


Việc tham gia vào TMQT cho phép các nước có điều kiện lựa chọn
được một cơ cấu ngành sản xuất có hiệu quả nhất dựa trên các
yếu tố lợi thế của đất nước (có thể là lợi thế so sánh, lợi thế
tuyệt đối hay lợi thế theo giá cả nguồn lực) và những đặc trưng
của thị trường quốc tế như giá cả hàng hoá, nhu cầu và chất
lượng sản phẩm quốc tế. Như vậy, các nước sẽ sản xuất tối đa
các sản phẩm có lợi thể và thu lơị nhuận từ việc xuất khẩu hàng
hoá đó ra thị trường quốc tế và tăng tiêu dùng các hàng hoá
trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không
hiệu quả thông qua nhập khẩu hoặc trao đổi hai chiều.
 Lợi ích của TMQT - giải thích từ các mô hình kinh tế:
Adam Smith và Ricardo đều cho rằng thương mại quốc tế làm tăng
trưởng kinh tế do thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, khai thác
lợi thế tương đối và tính kinh tế nhờ qui mô.
6





Lợi ích
của
thương
mại

7




Lợi ích từ thương mại và tăng trưởng trung hạn trong
mô hình Solow (nghiên cứu của Baldwin)

g (k )

y ***

f (k )
y **

(  n  z ) k
 g (k )

y*

 f (k )

k*


k ** *

8


- Lợi ích từ thương mại giống như gia tăng công
nghệ, tức là làm dịch chuyển đường hàm sản xuất
lên trên.
- Sự thay đổi này tạo ra 2 tác động:
+ ngắn hạn: tăng từ y* đến y**
+ trung hạn: tăng từ y** đến y***
- Không có sự tăng trưởng vĩnh viễn
- Muốn có tăng trưởng vĩnh viễn phải tăng liên tục số
lượng công nhân hiệu quả

9




Tác động vào thu nhập của thương mại tự do với việc xuất nhập
khẩu hàng hóa vốn (nghiên cứu của Mazumdar)
g (k )

y * ** *

(n  z   2 )k

Các nước phát triển


y ** *

f (k )
y **

(n  z  1 )k

*

(n  z   3 )k

y

g (k )

Các nước đang
phát triển

f (k )

k*

k **

k ***
10


 Đối với các nước phát triển: Xuất khẩu hàng hóa

vốn.
- Sự tăng giá của hàng hóa vốn làm tăng chi phí thay
thế vốn (hệ số khấu hao δ tăng), do đó làm triệt tiêu
tác động tích cực của gia tăng sản xuất
- Tự do thương mại: f(k) dịch chuyển tới g(k)
+ mức vốn: k*
+ mức sản lượng: tăng từ y* tới y** (chỉ có ngắn
hạn, không có trung hạn)

11


 Đối với các nước đang phát triển: Xuất khẩu hàng
hóa tiêu dùng.
- Sự giảm giá của hàng hóa vốn làm giảm chi phí thay
thế vốn (hệ số khấu hao δ giảm), do đó làm gia tăng
tác động tích cực của gia tăng sản xuất nhiều hơn so
với trường hợp của Baldwin
- Tự do thương mại: f(k) dịch chuyển tới g(k)
+ mức vốn: k* tăng tới k***
+ mức sản lượng: tăng từ y* tới y****

12




Thương mại quốc tế và tăng trưởng dài hạn – mô hình
của Adam Smith: chuyên môn hóa là nguồn gốc của
tăng trưởng vĩnh viễn


y (c )
y (b )
y(a )

c
b

a
t

13


Đặc điểm của xuất khẩu trong các nước
đang phát triển


Trong các nước đang phát triển: các nước thu nhập thấp
như Lào,Campuchia, Băngladet, Mali, Madagatsca, v.v...
đều có tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu so với GDP
dưới 50%; nền kinh tế còn nằm trong trạng thái đóng,
giao dịch kinh tế quốc tế còn rất thấp. Các nước khác
như: Thái Lan 135%; Malaysia 200%; Singapore 350%;
Nhiều nước đang phát triển mặc dù có mức thu nhập thấp
nhưng đã được coi là có nền kinh tế mở vì có tỷ trọng giá
trị trao đổi thương mại quốc tế so với tổng sản phẩm quốc
nội khá cao như: Việt Nam 130%; Trung Quốc 75% (các
số liệu là của WB, năm 2005)
14



Đặc điểm của xuất khẩu trong các nước
đang phát triển
Một số nước đang phát triển tổng kim ngạch XNK lớn tuy nhiên,
do dựa vào lợi thế về tài nguyên và lao động, trong giai đoạn
đầu thường hướng xuất khẩu vào các sản phẩm thô và sản xuất
hàng gia công, lắp ráp:





Các sản phẩm ngành nông – lâm - thuỷ sản : các sản phẩm chưa
qua chế biến hoặc sơ chế chiếm tỷ lệ cao.
Các sản phẩm Các sản phẩm khai khoáng: dầu thô, than đá
Các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nhẹ: gia công, lắp ráp
như may mặc, cơ khí, điện tử

15


16


17


Đặc điểm của xuất khẩu trong các nước
phát triển







Các nước phát triển với ưu thế về vốn, công nghệ, có xu hướng
xuất khẩu tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng tinh vi, chất
lượng cao.
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có trình độ công nghệ cao của
Mỹ, Hàn Quốc từ 36 – 38%, Nhật Bản 28 – 29% trong khi Việt
Nam: 4,47 %, Thái Lan: 11%.
ở các nước phát triển, xuất khẩu thuần đóng góp tích cực đối với
tăng trưởng vì XK>NK, thặng dư thương mại

18


Lợi ích từ TMQT đối với các nước phát
triển và đang phát triển
Oxfam đánh giá: Cứ 100 USD tạo ra trong xuất khẩu của thế giới thì
97 USD chảy về các nước có thu nhập cao, chỉ có 3 USD đến được
tay các nước có thu nhập thấp làm cho các nước nghèo thiệt hại
khoảng 100 tỷ USD/năm.
 Xuất khẩu không hiệu quả:
- Sản phẩm thô luôn bị chèn ép giá còn xuất khẩu theo phương thức gia
công thì phần giá trị gia tăng thu được không đáng kể, tỷ suất lợi
nhuận thu được thấp.
- Trong khi đó chúng ta phải nhập khẩu những hàng hoá hàm lượng
vốn, công nghệ cao với giá cả đắt đỏ là một yếu tố góp phần làm thâm

hụt cán cân thanh toán
 Cơ cấu xuất khẩu không đảm bảo tính bền vững về lâu dài do sự cạn
kiệt về tài nguyên thiên nhiên và mất dần lợi thế về lao động.


19


Nguyên nhân:
Do hạn chế vốn, chất lượng lao động, công nghệ và khả năng sử dụng hiệu
quả các nguồn lực
 Trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc vào thương mại, công
nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, ngược lại khả năng xuất khẩu của khu vực
kinh tế trong nước hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu có sự phụ thuộc vào việc
thu hút đầu tư nước ngoài.
 Sự hạn chế về thông tin thị trường nước ngoài, kỹ năng đàm phán và các DN
chưa thật quen với những thông lệ quốc tế nên phải chịu thua thiệt khi bị
kiện (VD vụ kiện bán phá giá cá basa Việt nam trên thị trường mỹ và vụ kiện
bán phá giá giày mũ da trên thị trường liên minh Châu Âu)
 Bị phân biệt đối xử
Ví dụ về việc thực hiện các cam kết thương mại tại Hội nghị Seattle (30-11 đến
03/12/1999)


20


21



22


23


Kết luận


Để việc tham gia vào TMQT đem lại lợi ích hơn,
và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế
thì cần có các chính sách quốc gia đúng đắn:
quản lý hiệu quả, pháp quyền, các thể chế mạnh
mẽ, chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ hiệu quả,
cam kết đầu tư cho con người, đặc biệt là tạo môi
trường thuận lợi cho kinh doanh để thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, giúp chuyển giao vốn,
công nghệ để từng bước chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu.
24


Kết luận


Mặc dù có nước thu được nhiều lợi ích, có những
nước thu được ít lợi ích hơn trong quá trình tham
gia TMQT vừa qua. Tuy nhiên, tham gia vào
TMQT là một xu hướng tất yếu, các nước đang

phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng không
thể tự tách mình ra khỏi các hoạt động TM thế
giới, càng không thể tách ra khỏi WTO – nơi hứa
hẹn và tạo nhiều cơ hội mở rộng buôn bán, kinh
doanh với toàn thế giới.
25


×