Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa công ty cổ phần đầu tư – vận tải – du lịch hoàng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.41 KB, 46 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian 4 năm học tập tại trường Đại học Thương mại, em đã
có cơ hội để trau dồi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm quý báu thông qua
những bài giảng của các thầy cô, những kinh nghiệm phong phú trong giảng dạy của
các thầy cô là hành trang giúp em thêm tự tin khi bước vào môi trường làm việc thực
tế. Với mục tiêu mang những kiến thức học tập được áp dụng vào thực tiễn công việc,
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư –Vận tải – Du lịch Hoàng Việt đã giúp
em có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nghề, quan sát, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ
các anh chị bộ phận lữ hành nội địa. Điều này đã giúp cho em rất nhiều trong lựa chọn
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa công ty cổ phần Đầu tư
– Vận tải – Du lịch Hoàng Việt”.
Qua đề tài này, em mong muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể thầy
cô trong khoa Khách sạn – Du lịch trường Đại học Thương mại, đặc biệt là Thạc sĩ
Dương Thị Hồng Nhung đã hướng dẫn tận tình, giải thích chi tiết cho em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị
trong Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng Việt đặc biệt là các anh chị
trong bộ phận lữ hành nội địa đã giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp số liệu cho em trong suốt
thời gian thực tập tại công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài còn tồn tại nhiêu thiếu sót, vì vậy em rất
mong nhận được những ý kiến góp ý và những nhận xét quý báu của các thầy cô để đề
tài được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Hằng


ii


MỤC LỤC


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Hoàng Việt Travel
năm 2017 và 2018
Bảng 2.2. Cơ cấu khách nội địa của CTCP Hoàng Việt Travel năm
2017 và 2018
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực bộ phận LHNĐ CTCP Hoàng Việt
Travel năm 2017 và 2018
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn kinh doanh CTCP Hoàng Việt Travel năm
2017 và 2018
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp kinh doanh LHNĐ CTCP
Hoàng Việt Travel năm 2017 và 2018
Bảng 2.6.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bộ phận LHNĐ
CTCP Hoàng Việt Travel năm 2017 và 2018
Bảng 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn LHNĐ CTCP Hoàng
Việt Travel năm 2017 và 2018
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh LHNĐ CTCP Hoàng
Việt Travel năm 2019


21

2
3
4
5
6
7
8

23
24
26
27
28
29
33

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1

Tên sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức CTCP Hoàng Việt Travel

Trang
18


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

CTCP

Công ty Cổ phần

LHNĐ

Lữ hành nội địa

TCDL

Tổng cục Du lịch

3N2Đ

3 ngày 2 đêm

HDV

Hướng dẫn viên

MKT

Marketing

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NSLĐ

Năng suất lao động

LN

Lợi nhuận

KDLHNĐ

Kinh doanh lữ hành nội địa

ĐVT

Đơn vị tính


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ, du lịch cũng đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà, xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của cả nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Năm 2018

là một trong những năm đầy ấn tượng về du lịch Việt Nam với số lượt khách quốc tế
đến Việt Nam và lượt khách du lịch nội địa tăng cao so với năm 2017. Theo thống kê
của Tổng cục Du lịch, lượt khách quốc tế đến năm 2018 đạt gần 15,5 triệu, tăng 19,9%
so với năm 2017, và 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 9,3% so với năm 2017,
tổng thu từ khách du lịch là 620 nghìn tỷ đồng, tăng 109,1 nghìn tỷ đồng so với năm
2017 tương đương tăng 21,4%. Đây đều là những con số ấn tượng, đáng tự hào với
ngành du lịch Việt Nam. Sở dĩ sự phát triển của ngành du lịch ngày hôm nay là bởi đời
sống của người dân đang dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch của người dân đang
ngày một tăng cao, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch đang ngày
càng thiết kế ra những chương trình du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch, trong đó
không thể không kể đến mảng du lịch nội địa với nhiều điểm đến, tài nguyên tự nhiên,
tài nguyên nhân văn hấp dẫn của Việt Nam.
Với sự cạnh tranh trong ngành du lịch như hiện nay, việc làm thế nào để tính toán ,
nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh lữ hành nội địa luôn là vấn đề
mà các doanh nghiệp quan tâm, bởi vì điều này quyết định đến sự tồn tại, vị thế, khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và
tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, bên cạnh những con số, tín
hiệu đáng vui mừng vẫn còn tồn tại đó những hạn chế, thách thức ảnh hưởng đến kinh
doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp.
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thực hiện tốt việc kinh doanh lữ hành
nội địa trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị
trường cần có những biện pháp, chiến lược kinh doanh nào để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh lữ hành nội địa của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa, trong
quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng Việt, em nhận
thấy rằng với những nỗ lực không ngừng của người lao động cùng sự chỉ đạo, dẫn dắt
của ban giám đốc, kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty qua các
năm có tăng và đang trên đà phát triển, tuy nhiên kết quả này vẫn chưa cao và đang là
một trong những vấn đề đáng quan tâm của Công ty Cổ phần Đầu tư – Dịch vụ - Du
lịch Hoàng Việt. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu nói trên, em quyết định lựa chọn đề



2
tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty
cổ phần đầu tư – vận tải – du lịch”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thực tế, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh
lữ hành. Dưới đây là một số tài liệu cũng như khóa luận tốt nghiệp mà em đã tham
khảo để có thể hoàn thành đề tài của mình:
- Giáo trình, bài giảng:
TS. Phạm Xuân Hậu (2011), giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, NXB
Thống kê, Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh
nghiệp du lịch, NXB thống kê, Hà Nội .
TS. Vũ Đức Minh (2011), giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Khóa luận tốt nghiệp:
Đặng Thị Thành (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
tại công ty Cổ phần du lịch Hoàng Nguyên, khóa luận tốt nghiệp khoa Khách sạn – Du
lịch, trường Đại học Thương Mại.
Nguyễn Thị Phương Anh (2017), Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
tại công ty Cổ phần đầu tư du lịch Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp khoa Khách sạn – Du
lịch, trường Đại học Thương Mại.
Những công trình nghiên cứu cũng như khóa luận trên đã hệ thống được những lý
luận chung về lữ hành, hoạt động kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh
lữ hành nội địa; chỉ ra được thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề nâng cao
hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng

Việt, vì vậy, khóa luận của em vừa mang tính kế thừa những vẫn đảm bảo không trùng
lặp với các đề tài trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cô phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch
Hoàng Việt.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại
công ty lữ hành.
- Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty cổ
phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng Việt.


3
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của
Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả
kinh doanh lữ hành nội địa, các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh lữ hành nội địa Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng
Việt.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: bộ phận lữ hành nội địa tại Công ty CP đầu tư – vận tải –
du lịch Hoàng Việt (62A Yên Phụ. Tây Hồ, Hà Nội)
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các số liệu minh họa trong khóa luận tại Công
ty Cổ phần Đầu tư – Vận tải – du lịch Hoàng Việt trong phạm vi 2 năm (năm 2017 –
2018) và đề xuất định hướng nghiên cứu cho các năm tiếp theo.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh
lữ hành nội địa của công ty lữ hành như nguồn vốn, người lao động, , các nhân tố ảnh
hưởng..

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư
– Vận tải – Du lịch Hoàng Việt” chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp.
a . Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn và được thu thập từ trước, đã qua xử lý,
việc thu thập nguồn thông tin này nhanh chóng và giúp tiết kiệm chi phí, Dữ liệu thứ
cấp chủ yếu được thu thập từ nguồn bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh
nghiệp.
- Bên trong doanh nghiệp: Các thông tin, số liệu minh họa trong hai năm 2017 và
2018 sử dụng trong đề tài này được thu thập tại Công ty, chủ yếu là bộ phận tài chính –
kế toán và bộ phận lữ hành nội địa, website của Công ty Cổ phần Đầu tư – Vận tải –
Du lịch Hoàng Việt.
- Bên ngoài doanh nghiệp: Các thông tin được thu thập từ Internet, Tổng cục Du
lịch, giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch,…
b. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong đề tài này, các dữ liệu thứ cấp thu thập được sẽ được xử lý bởi các phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Cụ thể:
Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về tình hình kinh doanh, tình hình cơ
cấu nhân lực bộ phận lữ hành nội địa, cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa, cơ cấu
sử dụng vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2017 và 2018.
Phương pháp so sánh: từ các số liệu đã thống kê, tiến hành so sánh các số liệu của
hai năm xem xét sự tăng giảm tương đối và tuyệt đối.


4
Phương pháp phân tích tổng hợp: tham khảo từ các tài liệu, giáo trình của khoa
Khách sạn – Du lịch, tiến hành phân tích, nhận xét, đánh giá các số liệu đã thống kê và
so sánh.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp liệt kê,…
6. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa của Công ty lữ hành
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty cổ phần
đầu tư – vận tải – du lịch Hoàng Việt
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh lữ hành nội địa của Công ty cổ phần đầu tư – vận tải – du lịch Hoàng Việt.


5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG DOANH NGHIỆP
LỮ HÀNH
1.1. Khái luận về doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Theo thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/2014, có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là
đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc
giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và thực hiện các chương trình du lịch đã bán
cho khách du lịch”. Điều này được hiểu như việc doanh nghiệp lữ hành liên kết, hợp
tác với nhà cung ứng các dịch vụ đơn lẻ như lưu trú, ăn uống, vui chơi, vận chuyển rồi
ghép chúng lại, sắp xếp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh sau đó bán lại cho
khách hàng với mức giá được tính toán cụ thể đảm bảo có lời cho doanh nghiệp.”
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ
của nhà cung ứng đơn lẻ mà tự bản thân doanh nghiệp có thể trực tiếp sản xuất ra các
sản phẩm du lịch hoặc các đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để
hưởng hoa hồng.
Vì vậy, theo em, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: Doanh
nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ
chức xây dựng, bán và thực hiện các lữ hành cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh
nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các
nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm
bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp lữ hành
Theo phân loại của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành bao gồm
hai loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để
trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân ở Việt Nam, người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp
đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực
hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ
hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành


6
Kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian chắp nối để cung, cầu du lịch gặp nhau,
thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa và quốc tế, tác động đồng thời đến cả cầu và cung
du lịch, giải quyết mâu thuẫn vốn có trong mối quan hệ cung cầu du lịch, vai trò của
kinh doanh lữ hành là phân phối sản phẩm của ngành du lịch và các ngành khác trong
nền kinh tế quốc dân.
Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam, kinh doanh lữ hành là việc thực
hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay
từng phần, quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua trung

gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch.
Vậy, có thể hiểu kinh doanh lữ hành nội địa là việc thực hiện các hoạt động xây dựng,
thiết kế, khai thác khách và tổ chức các chương trình du lịch trong nước và trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành nội địa
- Đặc điểm của sản phẩm lữ hành
+ Tính tổng hợp: là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ
lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn
chỉnh. Sản phẩm lữ hành nội địa là các lữ hành nội địa trọn gói hay từng phần, khách
hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trước khi đi du lịch. Ví dụ, trong chương trình
du lịch Hà Nội – Sầm Sơn 3N2Đ có các dịch vụ chủ yếu như lưu trú, ăn uống, vận
chuyển, mỗi một dịch vụ đó có thể là của từng nhà cung ứng khác nhau, vì vậy, doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải hợp tác với các khách sạn, nhà hàng tại Sầm
Sơn để kết hợp từng dịch vụ lại tạo thành một chương trình du lịch rồi bán lại cho
khách để tạo sự tiện lợi cũng như giá cả hợp lý đối với du khách.
+ Tính kế hoạch: Đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi vật
chất cho một chuyến đi du lịch để căn cứ vào đó người tổ chức chuyến đi thực hiện,
người mua (khách du lịch) biết được giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà mình sẽ
tiêu dùng.
+ Tính linh hoạt: Sản phẩm lữ hành là những chương trình du lịch được thiết kế sẵn
và đưa ra chào bán cho một nhóm khách hàng. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành của
chương trình có thể thay đổi tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp
hoặc có thể thiết kế chương trình mới theo nhu cầu của khách hàng.
+ Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình, sự phối hợp
các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian, sẽ có nhiều loại sản phẩm lữ
hành khác nhau.
- Đặc điểm tính thời vụ: Kinh doanh lữ hành nội địa mang tính thời vụ rõ nét, một
chương trình lữ hành nội địa trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời
điểm khác nhau. Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của du khách cũng khác



7
nhau. Ví dụ, ở nước ta,2 miền nam bắc chia làm hai kiểu thời tiết khác biệt, miền bắc
có 4 mùa với các kiểu thời tiết khác nhau rõ rệt, miền Nam lại chỉ có 2 mùa là mùa
mưa và mùa nắng, vì vậy, vào mùa hè, khách du lịch miền Bắc lại có nhu cầu cao về
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đến những nơi có bãi biển đẹp như Nha Trang, Huế,
Đà Nẵng, đối với mỗi thời vụ, các doanh nghiệp cần có những sự thay đổi về chương
trình du lịch hợp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Đặc điểm về mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng
+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành nội địa diễn ra trong cùng một
thời gian. Trong kinh doanh lữ hành nội địa, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du
lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là yếu
tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành nội địa. Vì thế trong kinh
doanh lữ hành nội địa, sản phẩm không thể sản xuất trước.
+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành nội địa diễn ra trong cùng một
không gian. Các sản phẩm lữ hành nội địa không thể vận chuyển mang đến tận nơi để
phục vụ khách hàng.Ví dụ, khi khách du lịch muốn tham gia tour du lịch Nha Trang
3N2Đ, khách du lịch sẽ là người tự trải nghiệm các dịch vụ trong suốt quá trình thực
hiện tour du lịch đó, các dịch vụ được cung cấp đến đâu, khách du lịch sẽ là người tiêu
dùng đến đó.
- Các đặc điểm khác
Ngoài những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa còn phụ thuộc
khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ
thuộc vào thu nhập của người dân. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm cơ hội đi du
lịch của khách tăng và các doanh nghiệp lữ hành cũng có cơ hội đáp ứng nhu cầu của
khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ dân trí và thu nhập
của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của
doanh nghiệp, trình độ dân trí cao sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của khách.
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành nội địa rất dễ
gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đối tác, các

nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lành nghề.
1.1.2.3. Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp gồm có 4 nội dung chính như
sau:
- Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch
Nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu các nhu cầu, thị hiếu, sở thích, quỹ thời
gian nhàn rỗi, khả năng thanh toán của du khách , nghiên cứu về cung trên thị trường
du lịch như các tuyến điểm, tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận, khả năng đón tiếp
của điểm đến du lịch. Ngoài hai yếu tố trên, nghiên cứu thị trường còn là việc nghiên


8
cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược cạnh tranh lành mạnh với họ. Từ
đó, tiến hành tổ chức thiết kế các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập
khách hàng mục tiêu. Việc tổ chức bán chương trình du lịch phải tuân thủ trình tự đủ 4
bước như sau:
Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến
điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến
đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú và chất lượng, giá cả
các dịch vụ các thông tin khác như thủ tục hải quan, vi sa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm
cho khách...
Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến
điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ.
Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về
tính khả thi của chương trình, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp
đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.
Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương trình
du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫn viên)
và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm, tham quan…) và lợi nhuận dự kiến
của doanh nghiệp. Mức giá trọn gói chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụ

cung cấp trong chương trình du lịch, việc tính giá phải đảm bảo tính đúng, tính đủ để
có thể trang trải các chi phí bỏ ra cũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh
nghiệp và có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng.
Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chương trình du
lịch thì phải có một bản thuyết minh. Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh là
phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác,
có tính hình tượng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trị
các điểm đến.
- Quảng cáo và tổ chức bán
Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch các doanh nghiệp
cần tiến hành quảng cáo và chào bán, mỗi doanh nghiệp có cách trình bày chương
trình của mình một cách khác nhau. Tuy nhiên, những nội dung chính cần cung cấp
cho một chương trình du lịch trọn gói bao gồm: tên chương trình, độ dài thời gian,
mức giá, hành trình theo ngày. Các khoản không bao gồm giá trọn gói như đồ uống,
mua bán đồ lưu niệm và những thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng của
chương trình du lịch. Chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng
không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó quảng cáo có một vai trò rất
quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn
và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng


9
bao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng,...
Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua hai hình
thức: trực tiếp và gián tiếp. Bán trực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ hành trực tiếp
bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng thông qua các hợp đồng.Bán
gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành uỷ quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của
mình cho các đại lý du lịch. Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý du lịch thông qua các
hợp đồng uỷ thác.

- Tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết
Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua
sắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Để tổ chức thực hiện các chương trình
du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về: Hướng dẫn viên, các thông
tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình
tổ chức thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm
chính, hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụ trong
việc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình du lịch đã ký
kết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi, xử lý kịp thời các tình
huống phát sinh...) cung cấp các thông tin cần thiết cho khách về phong tục tập quán,
nơi đến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vui chơi giải trí ngoài chương trình... Giám
sát các dịch vụ cung cấp và báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong chương trình
du lịch để xin ý kiến cấp quản lý có thẩm quyền giải quyết.
- Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng
Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục
thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề
phát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Khi tiến hành
quyết toán tài chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người
dẫn đoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại
doanh nghiệp. Trước khi quyết toán tài chính người dẫn đoàn phải báo cáo tài chính
với các nhà quản trị điều hành khi được các nhà quản trị chấp thuận. Sau đó sẽ chuyển
qua bộ phận kế toán của doanh nghiệp để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên
môn. Sau khi thực hiện chương trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành sẽ lập những
mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ưa thích và không ưa thích về chuyến đi
để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình du lịch tiếp theo.
Các mẫu báo cáo này thường được thiết lập từ những phiếu điều tra được doanh
nghiệp in sẵn phát cho khách hàng để khách hàng tự đánh giá về những ưu nhược điểm
của những chương trình du lịch mà họ vừa tham gia. Tất cả các báo cáo trên được các
nhà quản lý điều hành và người thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra những điều



10
chỉnh và thay đổi cho chương trình. Những thay đổi đó có thể áp dụng ngay cho các
chuyến đi tiếp theo hoặc cho mùa vụ du lịch sau.
1.1.3. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh lữ hành
Thứ nhất, Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế.
Với quan niệm này, đã chỉ ra hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được, tuy nhiên
chưa chỉ rõ ra là kết quả đạt được của các hoạt động gì, việc sử dụng các nguồn lực
như thế nào, sự chênh lệch của các yếu tố đầu vào đầu ra như thế nào để đạt được hiệu
quả cao nhất.
Thứ hai, Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh tế (mối tương quan tuyệt
đối).
Quan niệm này đã chỉ ra được hiệu quả kinh doanh là sự tương quan giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra, tuy nhiên để áp quan niệm này với thực tế, hiệu quả kinh
doanh chỉ là sự chênh lệch giữa kết quả và chi phí vậy thì để đạt được doanh thu càng
cao, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí càng nhiều, trong khi mộ trong những quan điểm
để nâng cao hiệu quả kinh doanh là tiết kiệm chi phí, vì vậy, quan niệm này không
được áp dụng để chỉ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của nền
kinh tế hoặc của doanh nghiệp. Được thể hiện là mối tương quan tối ưu của mối quan
hệ giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh tế đó.
(mối tương quan tỷ số/ tương quan tương đối)
Với quan niệm này,đã chỉ ra được đầy đủ hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực và là mối tương quan tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, nghĩa là sử
dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất để tối ưu hiệu quả kinh doanh làm sao cho
các chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Từ đó, có thể hiểu nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa là việc nâng cao
trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của doanh
nghiệp như nguồn vốn, người lao động, trình độ tổ chức, quản lý,… để thực hiện cao

nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với mức chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa là thấp nhất.
1.2. Nội dung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh lữ hành tại doanh nghiệp lữ
hành
1.2.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại doanh
nghiệp lữ hành
Đối với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nói riêng, mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh chính là lợi
nhuận. Muốn có được lợi nhuận ngày càng cao, doanh nghiệp phải tích cực nâng cao
hiệu quả kinh doanh lữ hành. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết bởi
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cụ thể như sau:


11
Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành có hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ cho phép doanh nghiệp thiết
lập được hệ thống sản phẩm lữ hành có chất lượng, đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, tăng thêm ngân sách cho các hoạt động marketing để thu hút được nhiều
khách hàng hơn, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp hơn.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là phương hướng cơ bản tạo ưu thế và cạnh tranh
cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm du lịch
mang tính đặc biệt, hấp dẫn du khách tìm đến với doanh nghiệp, tạo nên những tiến bộ
trong kinh doanh lữ hành.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ
nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp sẽ có thêm ngân sách lên kế hoạch cụ
thể, chi tiết cho việc đào tạo cán bộ nhân viên, từ đó nâng cao trình độ và tạo lợi thế
cạnh tranh cũng như hấp dẫn khách du lịch hơn đối với những đối thủ cạnh tranh bởi
du khách chỉ muốn sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp có trình độ chuyên môn
cao, am hiểu để giới thiệu dịch vụ cho du khách.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành luôn nằm trong chiến lược phát triển

của doanh nghiệp lữ hành nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên để thực
hiện được vấn đề này không phải trong một thời gian ngắn là có thể,vì vậy đòi hỏi
doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể, chiến lược phù hợp với nguồn lực của chính
doanh nghiệp cùng sự chung tay của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại các công ty
lữ hành
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
- Sức sản xuất kinh doanh: H=

.

Chỉ tiêu sức sản xuất kinh doanh càng lớn thì trình độ sử dụng nguồn lực tham gia
vào quá trình hoạt động kinh doanh lữ hành càng tốt và ngược lại, chỉ tiêu này càng
thấp thì trình độ sử dụng nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh lữ
hành càng kém hiệu quả.
- Sức sinh lời: H= .
Chỉ tiêu sức sinh lời càng cao thì trên 1 đồng chi phí bỏ ra thu được càng nhiều lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng tốt.
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
D: doanh thu lữu hành đạt được trong kỳ
L: lợi nhuận
F: chi phí kinh doanh để đạt doanh thu
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: L’=

x 100


12
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định, doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu bán hàng, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu

quả kinh doanh càng cao.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả nguồn lực trong kinh doanh lữ hành
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh (các nguồn lực kinh doanh)
* Hiệu quả sử dụng lao động
+ Năng suất LĐ:
Hlđ = W =

(R: số lao động) ; WTT =

(Rtt : số lao động trực tiếp)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. khi chỉ
tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
+ Mức lợi nhuận BQ của 1 lao động:
Hlđ = ;

Hlđ=

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi người lao động/ lao động trực tiếp
vào lợi nhuận tạo ra.
+ Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:
Hlđ =

(P: Chi phí tiền lương)

Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng thì cần chi bao
nhiêu đồng lương. Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi
phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Hlđ =
Đây là chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu này cho ta biết là một đồng tiền lương bỏ ra thì

đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi lợi nhuận thuần
tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí:
Hcf =

; Hcf =

(Hcf : Hiệu quả sử dụng chi phí)

+ Chỉ tiêu tỷ suất chi phí:
F'=

×100 (F’: Tỷ suất chi phí)

* Hiệu quả sử dụng vốn (Hv)
+ Hiệu quả sử dụng vốn nói chung (tổng số vốn của doanh nghiệp):
Hv =

; Hv =

Trong đó: V: Tổng số vốn của doanh nghiệp
V= Vốn cố định (Vcđ) + Vốn lưu động (Vlđ)


13
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài
sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu/ lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
H=


;

H=

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy
đồng doanh thu thuần/ lợi nhuận thuần.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
H=

;

H=

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận/ doanh thu. Chỉ tiêu này càng
lớn càng tốt.
- Các chỉ tiêu hiệu quả đặc trưng cho kinh doanh lữ hành
+ Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lượt khách và lợi nhuận bình quân một
lượt khách
H=

;

H=

+ Chỉ tiêu doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân một ngày khách:
H=

;


H=

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty, qua đó
phản ánh chất lượng tour du lịch, chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khách hàng tham gia
nhiều tuyến du lịch và nhiều hoạt động trong chuyến du lịch.
1.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
lữ hành nội địa tại doanh nghiệp lữ hành
1.3.1. Các yếu tố khách quan
Môi trường kinh tế, xã hội: Một đất nước có nền kinh tế phát triển, người dân có
quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí phát triển, khả năng chi trả cao, nhu cầu tất yếu
được thỏa mãn tất yếu sẽ xuất hiện các nhu cầu được hưởng thụ, kéo theo ngành du
lịch phát triển để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Mặt khác, kinh tế phát triển còn tạo
điều kiện thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về cơ sở vật chất, hạ
tầng, bảo tồn các tài nguyên du lịch, điểm đến, đầu tư lớn cho du lịch, tạo sức hấp dẫn
hơn đối với điểm đến đó. Nếu nền kinh tế, xã hội kém phát triển, con người chưa đáp
ứng đủ các nhu cầu cần thiết, đương nhiên sẽ không có nhu cầu đi du lịch, trên thị
trường không xuất hiện nhu cầu du lịch, cung du lịch sẽ là thừa, các doanh nghiệp
không có cơ hội kinh doanh cũng như phát triển các nguồn lực từ đó ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.


14
Pháp luật, chính trị: bất cứ sự biến động nào về chính trị dù lớn hay nhỏ cũng đều
tác động đến kinh doanh lữ hành, đối với mỗi tour du lịch, điều đầu tiên cần đảm bảo
đó chính là sự an toàn cho du khách, luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Không một du
khách nào muốn du lịch tại một đất nước luôn có sự bất ổn về chính trị cũng như chính
sách pháp luật lỏng lẻo, hơn nữa chính sách tín dụng, thuế ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn vốn cũng như doanh thu của doanh nghiệp, nếu chính sách thuế và tín dụng
không hợp lý, việc quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ khoa học, công nghệ: trình độ khoa học, công nghệ có phát triển thì
doanh nghiệp mới có thể ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh để tạo tính mới
cho sản phẩm du lịch, tạo sự thuận tiện cho du khách cũng như nâng cao trải nghiệm
của họ.
Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành là rất lớn, sự
cạnh tranh được thể hiện qua sự thay đổi về giá, sản phẩm du lịch, chương trình
khuyến mãi,… sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường khách cũng như hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính thời vụ của ngành du lịch: đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính thời vụ có thể hiểu là các yếu tố
tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách, mùa lễ hội,… chính điều
này tạo nên sự không đồng đều trong kinh doanh lữ hành, vào mùa cao điểm số lượng
khách du lịch lớn, nhân viên phải làm việc với một khối lượng công việc lớn, áp lực
cao, tần suất cao, liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Nhưng
đến mùa thấp điểm, số lượng khách giảm đáng kể, lao động dư thừa, cơ sở vật chất
phục vụ gần như không hoạt động, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc kỹ để đảm bảo số lượng nhân viên mùa cao
điểm và thấp điểm, có những biện pháp để tăng thêm doanh thu cho mùa thấp điểm.
Yếu tố khác như môi trường văn hóa, thị hiếu của khách hàng, sự phát triển của
các ngành khác cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
lữ hành.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
Uy tín, vị thế của doanh nghiệp: doanh nghiệp càng có chỗ đứng trên thị trường du
lịch, chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chất lượng dịch vụ tốt, thị phần lớn,
bởi doanh nghiệp càng lớn, du khách càng tin tưởng để lựa chọn dịch vụ hơn nữa còn
là khách hàng có khả năng chi trả cao, điều này mang lại doanh thu , hiệu quả hoạt
động kinh doanh hiệu quả hơn.
Trình độ tổ chức, quản lý: người quản lý phải là người biết đưa ra các chiến lược
kinh doanh, nắm bắt thời cơ, đưa ra các chính sách phù hợp với nguồn lực của doanh
nghiệp, chi tiêu hợp lý, thống nhất, triển khai từ trên xuống dưới, tạo môi trường làm



15
việc lành mạnh, nhân viên đoàn kết, nhà quản trị phải biết dìu dắt nhân viên để đạt
hiệu quả cao trong công việc, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Người lao động: họ là những người đại diện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp
và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, giúp doanh nghiệp giám sát, kiểm tra
dịch vụ của các nhà cung ứng, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động
kinh daonh của doanh nghiệp, đòi hỏi đội ngũ lao động trong ngành du lịch phải có
trình độ chuyên môn cao để mang lại chất lượng tốt cho du khách, tạo dấu ấn đối với
khách hàng, doanh nghiệp phải chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ vừa là
thu hút khách hàng, vừa tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nguồn vốn: để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh và phát triển, điều cần
thiết đầu tiên là phải có nguồn vốn để duy trì, nếu thiếu vốn, mọi hoạt động của doanh
nghiệp đều bị đình trệ và kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn càng hiệu quả thì hoạt động kinh doanh càng phát
triển.
Yếu tố khác như cơ sở vật chất kỹ thuật, mối quan hệ của công ty với đối tác,…
cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. cơ
sở vật chất có đảm bảo thì du khách mới lựa chọn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Mối quan hệ của công ty với đối tác có gắn bó thì nhà cung ứng mới cung ứng các
dịch vụ như đã thỏa thuận, ký kết, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp đối với du khách.


16
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH
NỘI ĐỊA CỦA CTCP HOÀNG VIỆT TRAVEL
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao
hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của CTCP Hoàng Việt Travel
2.1.1. Tổng quan tình hình về CTCP Hoàng Việt Travel

a. Quá trình hình thành Công ty cổ phần Hoàng Việt Travel
Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư - Vận tải - Du lịch Hoàng Việt
Trụ sở chính: Số 62, phố Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Số 62A Yên Phụ, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Điện thoại: 0437194188
Fax: 0437195157
Email:
Tên giao dịch: HOANGVIET TRAVEL., JSC
Mã số thuế: 0101594871
Đại diện pháp luật: Ông Vũ Quyết Thắng
Giấy phép lữ hành quốc tế: Số 01-220/2015/TCDL-GP LHQT
Ngành nghề kinh doanh chính: tổ chức các chương trình du lịch
Công ty cổ phần Đầu tư – Vận tải – Du lịch Hoàng Việt, còn gọi là Hoàng Việt
Travel được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 13/02/2005.
Trước khi thành lập Công ty, Ông Vũ Quyết Thắng đã có 11 năm làm công tác
quản lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ở lĩnh vực Dịch vụ – Du lịch –
Khách sạn. Ông còn là Trưởng phòng Nội địa – Inbound – Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội
Unesco (Câu lạc bộ với hơn 200 thành viên là các đại lý lữ hành và các nhà cung cấp
dịch vụ hàng đầu Việt Nam).
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành du lịch và nắm bắt được xu hướng thị
trường du lịch thời điểm bấy giờ, ông Vũ Quyết Thắng cùng đội ngũ quản lý đã tìm
hiểu và thành lập nên Công ty vào năm 2005. Tính cho đến thời điểm hiện tại, Công ty
đã thành lập được hai chi nhánh:
VPGD số 93 Hồng Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
VPGD số 62A Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
b. Một số thành tựu của CTCP Hoàng Việt Travel
Với sự dẫn dắt và chỉ đạo của ban lãnh đạo, công ty đã ngày một lớn mạnh, được
nhiều khách hàng biết đến và đạt được một số thành tích đáng kể như sau:
Là thành viên của các Tổ chức Du lịch trong nước, Quốc tế có uy tín như:



17
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA), Hiệp hội Du
lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA Trung ương), Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội
UNESCO.
Là đơn vị đạt Danh hiệu TOP 100 nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam 2011
(Gold Trust Supplier) do Trung tâm Phát triển chỉ số tín nhiệm Doanh nghiệp phối hợp
với Tổ chức chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng Quốc tế NQA - Vương Quốc
Anh và Hội đồng doanh nghiệp trưởng - Viện Doanh nghiệp Việt Nam chứng nhận.
Tháng 12/2013, qua chương trình bình chọn rộng khắp cả nước với thời gian hơn 4
tháng “ Sản phẩm – Dịch vụ uy tín chất lượng do người tiêu dùng bình chọn” do Hiệp
hội tiêu chuẩn & bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cùng báo Người tiêu dùng phát
động, đơn vị đã vinh dự được vào TOP các sản phẩm – dịch vụ Uy tín do người tiêu
dùng bình chọn với dịch vụ: Tour Du lịch trong và ngoài nước, được cấp Chứng nhận
và truyền hình trực tiếp – Vinh danh tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 14/12/2013.
Bằng khen của HIỆP HỘI UNESCO Thành phố Hà Nội (2015) do Chủ tịch hiệp
hội Dương Trung Quốc ký tặng Công ty Du lịch Hoàng Việt đã có nhiều đóng góp xây
dựng và phát triển thành công các hoạt động của CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội nói
riêng cũng như du lịch Việt Nam nói chung.
Chứng nhận SẢN PHẨM - DỊCH VỤ XUẤT SẮC NĂM 2015 cho dịch vụ du
lịch trong và ngoài nước do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với
Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tổ chức. Lễ vinh danh và truyền hình trực tiếp tại
Nhà hát lớn Hà Nội ngày 24/1/2016.
Hoàng Việt Opentour vinh dự cùng 4 công ty du lịch: Saigon Tourist, Hanoi
Tourist, Vietrantour, Hành trình Phương Đông đón nhận kỷ niệm chương vinh danh
"Công ty du lịch hàng đầu 2015 - 2016" do đại diện Hãng Hàng không 5 sao hàng đầu
Thế giới - Qatar Airways trao tặng...
c. Cơ cấu tổ chức của CTCP Hoàng Việt Travel
Từ sơ đồ 2.1 ta có thể thấy, bộ máy công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến –

chức năng nghĩa là kiểu cơ cấu có nhiều cấp quản lý và các bộ phận nghiệp vụ. Giám
đốc là người có quyền cao nhất, nắm quyền quyết định trong quá trình điều hành, đưa
ra các chiến lược, phương hướng cho công ty.


18

Hoàng Việt Travel.,JSC
Giám Đốc

Phòng Kế toán

CN 93 Hồng Hà

Phòng
MKT

Phòng
Âu
Mỹ Úc

Phòng
Âu Mỹ
Úc

Phòng
Sing,
Malay,
T.Quốc


Phòng
Sing,
Malay,
T.Quốc

Phòng
Hàn,
Nhật,
Thái

Phòng
Hàn,
Nhật,
Thái
Loan

Phòng
VISA
+HDV

Phòng
VISA
+
HDV

CN 62A Yên Phụ

BP.
outbound


Phòng
T.Lan
Dubai

Phòng
MKT

Bắc

BP. Nội
địa

Trung

Nam

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức CTCP Hoàng Việt Travel
(Nguồn:CTCP Hoàng Việt Travel)
- Ưu điểm:
Thuận tiện cho giám đốc kiểm tra, giám sát hoạt động, công việc của các phòng,
ban trong công ty. Chuyên sâu nghiệp vụ, mỗi một bộ phận đảm nhiệm công việc
chuyên môn của mình, tránh xảy ra đùn đẩy công việc cho nhau và khi có xảy ra sai
sót có thể nhận ra trách nhiệm từ bộ phận nào tuy nhiên vẫn dễ dàng phối hợp với
nhau khi cần thiết.
Thông tin được truyền từ trên xuống dưới, từ giám đốc đến trưởng phòng rồi đến
các phòng, ban, hạn chế thiếu sót thông tin.Giám đốc dễ dàng nắm bắt nhu cầu,
nguyện vọng của nhân viên thông qua các trưởng phòng, từ đó có các hành động kịp
thời để đáp ứng nguyện vọng của nhân viên để thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, tạo
động lực thúc đẩy nhân viên cống hiến cho công ty nhiều hơn nữa.
Kết quả kinh doanh, năng lực của mỗi bộ phận làm cơ sở để giám đốc đề ra những

mục tiêu kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cần đạt trong kỳ tới, đưa ra các chiến lược
để đạt được con số đó.


19
- Nhược điểm:
Nhân viên không kiêm nhiệm được nhiều công việc nếu thiếu nhân sự do mỗi
người phụ trách chuyên một mảng công việc của mình. Ví dụ, tại bộ phận nội địa, ở
chi nhánh 62A Yên Phụ, nếu một nhân viên ở mảng Miền Bắc nghỉ, nhân viên ở mảng
Miền Nam sẽ không thể một mình phụ trách cả 2 mảng Miền Nam và Miền Bắc, như
vậy sẽ rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa cao điểm sẽ tạo khối lượng công việc khổng
lồ, gây nên áp lực quá lớn cho nhân viên.
Ban giám đốc hiện tại chỉ có duy nhất ông Vũ Quyết Thắng đảm nhiệm chức vụ
Giám đốc vì vậy mọi quyết định có thể mang tính chủ quan.
d. Các lĩnh vực hoạt động của CTCP Hoàng Việt Travel
Ngành nghề kinh doanh của công ty khá đa dạng nhưng hiện tại, Công ty đang
hoạt động kinh doanh với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ hỗ trợ liên quan đến
quảng bá và tổ chức tour du lịch, mang lại doanh thu chính cho công ty. Cụ thể:
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch: đây là loại hình
kinh doanh mang lại nguồn thu chủ yếu cho công ty nên rất được công ty chú trọng
đầu tư về nhân lực, thiết bị, cơ sở vật chất, công ty đã mở rộng thành hai chi nhánh để
đáp ứng nhu cầu công việc cũng như của khách hàng. Công ty thực hiện quảng cáo,
bán, tổ chức các chương trình du lịch, tour du lịch cho khách hàng bao gồm du lịch nội
địa và du lịch outbound, hỗ trợ làm VISA cho khách hàng, dịch vụ đặt phòng với giá
cả hợp lý và chất lượng, đảm bảo đúng như thông điệp đã đề ra của công ty “Chúng tôi
không cung cấp những sản phẩm giá rẻ mà chất lượng thấp tới khách hàng!”.
Các hoạt động kinh doanh khác: Bên cạnh việc kinh doanh tour du lịch, công ty
còn hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê xe ô tô ngắn và dài hạn với nhiều dòng xe
và đội ngũ lái xe chuyên nghiệp.
e. Tình hình kinh doanh của CTCP Hoàng Việt Travel

Theo bảng 2.1, tình hình kinh doanh của công ty tương đối tốt, tuy nhiên chi phí
còn khá là cao, chiếm hơn 85% tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế chưa cao, chỉ
chiếm hơn 1% tổng doanh thu. Cụ thể như sau:
Doanh thu năm 2018 tăng 5,071.910 tỷ đồng tương đương 142,25% so với năm
2017.
Doanh thu nội địa năm 2018 tăng 1,469.271 tỷ đồng tương đương tăng 132,86% so
với năm 2017. Tỷ trọng doanh thu nội địa năm 2016 là 37,25%, năm 2017 là 34,79%,
tỷ trọng doanh thu năm 2018 giảm 2,46% so với năm 2017. Sở dĩ doanh thu nội địa
năm 2018 tăng nhưng tỷ trọng doanh thu nội địa năm 2018 lại giảm là do sức tăng của
doanh thu nội địa tăng 1,469.271 tỷ đồng nhưng tăng chậm so với tổng doanh thu là
5,071.910 tỷ đồng.
Doanh thu outbound năm 2018 là 10,189.658 tỷ đồng, tăng 3,257.352 tỷ đồng so
với năm 2017 là 6,932.306 tỷ đồng, tương đương tăng 146,99%. Tỷ trọng doanh thu


20
outbound năm 2018 là 59,68% tăng 1,92% so với năm 2017 là 57,76%. Sự tăng này là
do lượng khách outbound của công ty năm 2018 nhiều hơn so với năm 2017.
Doanh thu khác năm 2018 tăng 345,287 triệu đồng so với năm 2017 tương đương
tăng 157,65%. Tỷ trọng doanh thu khác năm 2018 là 5,53% tăng 0,54% so với năm
2017 là 4,99%.
Xét về chi phí, tổng chi phí năm 2018 là 15,044.585 tỷ đồng, tăng 4,456.456 tỷ
đồng so với năm 2017 là 10,588.129 tỷ đồng, tương đương tăng 142,09%. Tỷ trọng
tổng chi phí có giảm tuy nhiên chỉ là giảm nhẹ,tỷ trọng năm 2018 là 88,15% giảm
0,07% so với năm 2017 là 88,22%.
Chi phí nội địa năm 2018 là 4,698.431 tỷ đồng, tăng 1,511.403 tỷ đồng so với năm
2017 là 3,187.028 tỷ đồng, tương đương tăng 147,42%. Tỷ trọng chi phí nội địa năm
2018 là 31,32% tăng 1,13% so với năm 2017 là 30,1%.
Chi phí outbound chiếm số lượng lớn nhất trong các chi phí. Chi phí outbound
năm 2018 là 9,515.072 tỷ đồng tăng 2,605.261 tỷ đồng so với năm 2017 là 6,909.811

tỷ đồng, tương đương tăng 137,7%. Tỷ trọng chi phí outbound năm 2018 là 63,25%
giảm 2,1% so với năm 2017 là 65,26%. Sự giảm về tỷ trọng chi phí này là do sự tăng
về chi phí outbound (2,605.261 tỷ đồng) thấp hơn nhiều so với sự tăng về doanh thu
(5,071.910 tỷ đồng).
Tương tự, chi phí khác năm 2018 là 830,463 triệu đồng tăng 339,174 triệu đồng
so với năm 2017 là 491,289 triệu đồng.. tỷ trọng chi phí khác năm 2018 là 5,52% tăng
0,88% so với năm 2017 là 4,64%.
Thuế VAT năm 2017 là 1,200.191 tỷ đồng, năm 2018 là 1,707.382 tỷ đồng, tăng
507,191 triệu đồng tương đương tăng 142,26%
Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 321,857 triệu đồng tăng 108,263 triệu đồng so
với năm 2017 là 213,594 triệu đồng tương đương tăng 150,68%. Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế năm 2018 là 1,88% tăng 0,1% so với năm 2017.
Thuế TNDN năm 2018 là 64,371 triệu đồng, tăng 21,653 triệu đồng so với năm
2017 là 42,718 triệu đồng, tương đương tăng 150,68%.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2018 là 257,486 triệu đồng, tăng 86,610 triệu
đồng so với năm 2017 là 170,876 triệu đồng., tương đương tăng 150,68%. Tỷ suất lơi
nhuận sau thuế của công ty năm 2018 là 1,51% tăng 0,09 % so với năm 2017 là 0,42.
Qua nhận xét trên có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
qua hai năm tương đối tốt, phù hợp với quy mô của công ty. Công ty cần có những
biện pháp để đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo đời sống cho người lao
động, tránh gây tình trạng hoang mang cho người lao động. Công ty cần thực hiện
chính sách tiết kiệm về chi phí để tăng lợi nhuận lên, đảm bảo phát triển trong tương
lai.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Hoàng Việt Travel
STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị


Năm 2017

Năm 2018

So sánh


21

1

2

3
4
5
6

Tổng doanh thu

Nghìn đồng

12.001.914

17.073.824

+/5.071.910

%
142,25


Doanh thu nội địa

Nghìn đồng

4.470.713

5.939.984

1.469.271

132,86

Tỷ trọng
Doanh thu outbound
Tỷ trọng
Doanh thu khác
Tỷ trọng
Tổng chi phí
Tỷ suất
Chi phí nội địa

%
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng


37,25
6.932.306
57,76
598.895
4,99
10.588.129
88,22
3.187.028

34,79
10.189.658
59,68
944.182
5,53
15.044.585
88,15
4.698.431

(-2,46)
3.257.352
1,92
345.287
0,54
4.456.456
(-0,07)
1.511.403

146,99
157,65

142,09
147,42

Tỷ suất
Chi phí outbound
Tỷ suất
Chi phí khác
Tỷ suất
Thuế VAT
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất

%
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng
Nghìn đồng
%
Nghìn đồng
Nghìn đồng
%

30,1
6.909.811
65,26

491.289
4,64
1.200.191
213.594
1,78
42.718
170.876
1,42

31,23
9.515.072
63,25
830.463
5,52
1.707.382
321.857
1,88
64.371
257.486
1,51

1,13
2.605.261
(-2,1)
339.174
0,88
507.191
108.263
(+0,1)
21.653

86.610
0,09

137,7
169,03
142,26
150,68
150,68
150,68
-

2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ
hành nội địa của CTCP Hoàng Việt Travel
a. Nhân tố khách quan
- Yếu tố kinh tế: sức mua (cầu du lịch) được hình thành từ thu nhập và giá cả. Vì
vậy, các nội dung như cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát đều có
ảnh hưởng đến cầu du lịch. Công ty hiện nay đang hướng tới thị trường khách trung
lưu, khách du lịch kết hợp hội thảo (MICE), vì vậy những biến động của thị trường
kinh tế tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty, ví dụ
một khi xuất hiện lạm phát, giá bán các sản phẩm dịch vụ sẽ phải thay đổi, ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh thu của công ty.
- Điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa,
đặc biệt với kiểu khí hậu chia làm hai miền rõ rệt như Việt Nam, chính vì sự đặc biệt
về khí hậu nên tạo ra mùa cao điểm và mùa thấp điểm cho du lịch nội địa, đòi hỏi cơ
chế làm việc của công ty phải linh hoạt, thay đổi theo từng mùa vụ, ngoài ra, môi
trường tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến kinh doanh lữ hành nội địa trên khía cạnh: tạo
thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào như các điểm du lịch, cảnh quan tự nhiên, các
vùng biển cho công ty, hiện nay công ty đang khai thác hầu như tất cả các địa điểm du
lịch nổi tiếng , đang phát triển trong cả nước, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách du
lịch.



×