Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bài thuyết trình Kinh tế Việt Nam: Thực trạng, xu thế và tầm nhìn trung hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 56 trang )

KINH TẾ VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG, XU THẾ
VÀ TẦM NHÌN TRUNG HẠN
TRẦN ĐÌNH THIÊN
VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM


I. THỰC TRẠNG


KINH TẾ VIỆT NAM: MỘT MÌNH “NGHẼN MẠCH”






5 năm kể từ 2008, khủng hoảng TC và suy thoái kinh tế
toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề; dư chấn
vẫn còn, thậm chí rất mạnh, song nhìn chung, kinh tế
thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi.
Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền
kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu
hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng
trưởng có vẻ đã được chặn lại.
Tình thế: Nền kinh tế Việt Nam bị “nghẽn mạch tăng
trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy.


RƠI VÀO BẪY “TẮC NGHẼN” TĂNG TRƯỞNG?



Từ 2005-07, tốc
độ tăng trưởng
của VN cao
vượt trội.
Nhưng từ 2008,
tốc độ tăng
trưởng của VN
giảm dần trong
khi các nước
trong khu vực
vượt lên.


TỤT HẬU XA HƠN ĐANG TĂNG TỐC


TĂNG TRƯỞNG GDP:
GIAI ĐOẠN SUY GIẢM TỐC ĐỘ KÉO DÀI NHẤT
10

Real GDP Growth rate (in %)

9
8
7
6
5
4
3


5.8

5.8

5.8

5.1

5.3
4.8

Liên Xô sụp đổ

Khủng hoảng TC Đông Á

5.0

4.9

Khủng hoảng TC toàn cầu

????


TRẠNG THÁI CƠ BẢN: ĐẾN ĐÁY?
Các mục tiêu cụ thể - ngắn hạn (kéo giảm lạm phát, tái lập ổn
định, chặn đà suy giảm tăng trưởng có thể đạt được (!?).
 Nhưng xu thế tổng thể vẫn chưa đảo ngược, các nhiệm vụ
chiến lược (TCC, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng sức

cạnh tranh) chưa làm được gì thực chất.
 Quỹ đạo cũ vẫn nguyên, dư địa CS ít, gia tăng thành tích
ngắn hạn nghĩa là tiếp tục gia tăng rủi ro và nguy cơ
 Có thể đã chạm đáy tăng trưởng, nhưng chưa chạm đáy
“tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến
mô hình và khả năng tiếp tục “thủng” đáy.



TRẠNG THÁI CƠ BẢN: TÁI LẬP ỔN ĐỊNH VĨ
MÔ TRÊN MỘT NỀN TẢNG RẤT YẾU
Dường như xu thế chung chưa thay đổi.
 Nhưng 2013 đã có một điểm khác biệt căn bản:
xu hướng ổn định tái lập với mức độ tin cậy cao
hơn (chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia trong
xếp hạng WEF tăng 5 bậc): bắt đầu “đảo chiều”?
 Song đó là xu hướng tái lập ổn định vĩ mô trên
một nền tảng rất yếu – nghĩa là mức độ rủi ro
vẫn rất lớn



9 THÁNG: BẮT ĐẦU HỒI PHỤC





CPI 9 tháng tăng 4,63%, là mức tăng thấp nhất trong
vòng 4 năm qua

Tăng trưởng GDP của Q.3: 5,54% (Q.2: 5%, Q.1
4,76%). Tính chung 9 tháng, GDP tăng 5,14% (cùng kỳ
2012: 5,1%). PMI 9 tháng tăng 5,4%.
XK: 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so cùng kỳ 2012, khu vực
FDI (không dầu thô) đạt 58,5 tỷ USD, tăng 27% và
chiếm 60,6% tổng XK. Kim ngạch NK: 96,6 tỷ USD, tăng
15,5%. Nhập siêu 9 tháng khoảng 124 triệu USD, bằng
0,1% tổng kim ngạch XK.


DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ
Bộ TC: tổng hợp 306.290 DN đã nộp tờ khai tạm tính
thuế thu nhập DN, chỉ 104.818 DN có lãi trước thuế
(34,2% số DN), giảm so cùng kỳ 2012.
 201.472 DN (65,8% số DN) khai lỗ, với tổng số lỗ
50.400 tỷ đồng.
 Số DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động tăng
mạnh: khoảng 42.460 (chỉ trong một quý, số đóng
cửa tăng thêm hơn 17.000 DN).



NGÂN SÁCH





DN hoạt động cầm chừng, NS lao đao theo.
Với hơn 2/3 DN lỗ, thu thuế thu nhập DN chỉ đạt

57,9% dự toán, thấp xa mức hơn 70% dự toán
cùng kỳ năm trước.
Hết Q.3, tổng thu NS đạt hơn 543 nghìn tỷ
đồng, chỉ bằng 66,6% dự toán.
Năm đầu tiên hụt thu ngân sách nhà nước hơn
60.000 tỷ đồng


NỀN TẢNG KINH TẾ YẾU

-

-

-

Các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước:
Tăng trưởng tín dụng: 10 tháng 6,8% (lưu ý độ trễ tác
động // lãi suất xuống thấp nhưng dòng tín dụng chưa
thông vì cục máu đông nợ xấu quá lớn)
Lãi suất: Mặt bằng LS huy động giảm 2-3%; LS cho
vay giảm 3-5% so đầu năm. Trần LS. cho vay ngắn
hạn 9- 11,5%, trung - dài hạn 11,5- 13%. Đến cuối
T.8/2013, 75% các khoản vay cũ (cuối năm 2012 là
33,4%).
Tổng đầu tư xã hội thấp (29% GDP)


NỀN TẢNG KINH TẾ YẾU
-


-

3/4 động lực tăng trưởng – k/v DNNN, k/v DNTN, k/v
nông nghiệp- “yếu ga”.
Cầu rất yếu: tổng vốn đầu tư XH 6 tháng đầu năm chỉ
đạt 40% KH năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9%
(so 6,5% cùng kỳ 2012).
Xung đột xã hội gay gắt, lòng tin thị trường, xã hội vào
nhà nước, vào tương lai rất yếu (chưa từng thấy)


II. CÁC VẤN ĐỀ


VIỆT NAM THIẾU GÌ?


Kết cấu công nghiệp “lệch chuẩn” hiện đại: không
có công nghiệp hỗ trợ  không thể kết nối mạng –
chuỗi toàn cầu



Nguồn nhân lực: chất lượng thấp, thừa và thiếu
đều nghiêm trọng




Lực lượng DN: thực lực yếu, liên kết thiếu tầm
nhìn hạn chế , quản trị kém



Năng lực quản trị phát triển yếu (Chính phủ).


CÁC VẤN ĐỀ “CÓ VẤN ĐỀ”








Nền kinh tế giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào khai thác tài
nguyên và công nghiệp gia công, lắp ráp
Tăng trưởng “nóng”, dựa vào vốn “dễ” (tăng trưởng dựa vào
– hay đánh đổi với - lạm phát)
Các lực lượng chủ thể kinh tế bị “thiết kế” sai chức năng
Hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, môi trường kinh
doanh méo mó.
Kết cấu hạ tầng yếu kém
Hậu quả: Tăng trưởng cao kéo dài nhưng không bền vững
Khi thời cơ và thách thức hội nhập cùng ập đến thì cơ
may biến thành tại họa, vận hội biến thành nguy cơ



1. “BẪY” GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP,
PHỤ THUỘC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
VÀ SẢN XUẤT GIA CÔNG, LẮP RÁP


KHUYẾN KHÍCH “TẬN KHAI”






Trong 3 năm 2005-08,
các ĐP cấp gần 3.500
giấy phép khai thác mỏ,
gấp 7 lần số TƯ cấp
trong 12 năm. Một "thủ
phạm“ khiến số giấy
phép tăng đột biến là
“phân cấp”.
Số DN tham gia hoạt
động khai thác mỏ tăng
từ 427 (2000) lên đến
gần 2.000 hiện nay
Xi măng: 7 năm (20052011), năng lực SX tăng
3 lần (65 tr. tấn)



Gia lai: có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ

đi vào vận hành và còn chờ 92 công trình
thủy điện vừa và nhỏ. Già nửa số này (65)
nằm trên sông Ba thuộc Gia Lai.



4 tỉnh Quảng Nam, TT- Huế, Kontum và Đắc
Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ
đã, đang và sẽ triển khai.



Lao Cai: 123 dự án thủy điện. Riêng dòng
Suối Hoa của Sapa: 5 dự án



“Vàng tặc”, “thiếc tặc”, “cát tặc”, “lâm tặc” là
những cách diễn đạt mô hình tăng trưởng
“tận khai” và phản ánh sự bất lực thể chế.


KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ: TỤT HẠNG

Nguồn: SCImago Institutions Rankings (Tây Ban Nha)


2. TĂNG TRƯỞNG “NÓNG”, DỰA VÀO VỐN “DỄ”, LẠM
PHÁT CAO VÀ RỦI RO LỚN



Tín dụng so GDP 1995-2010: Thần kỳ Việt Nam


VỐN DỄ, ĐẦU TƯ TRÀN LAN, CÁI GÌ CŨNG LÀM NHƯNG KHÔNG
LÀM ĐƯỢC CÁI GÌ

Trong nền kinh tế quy mô 120 tỷ USD (2011), có:
100 cảng biển, trong đó có 20 cảng «quốc tế»
100 NHTM, hàng trăm Cty TC, Cty Chứng khoán
22 sân bay, 8 sân bay quốc tế (NB: GDP 5.000 tỷ USD, 4 sân
bay quốc tế)
15 KKT ven biển, 28 KKT cửa khẩu, 2 KCX, 285 KCN, 670
cụm CN.
Trong 11 năm (1998-2009), thêm 304 trường ĐH, CĐ, HV
(mỗi tháng thêm 2,5 trường); 1 khu đô thị mới/tháng


Trả giá cơn say tăng trưởng


Tổng dư nợ toàn hệ thống NH : 3,0 triệu tỷ VNĐ. Lãi
suất cho vay năm 2012: 15%/năm.

 Năm 2011-12, nền kinh tế trả lãi suất 40-45.000 tỷ
đồng/tháng (= 2,0-2,2 tỷ USD) mỗi năm phải trả
24-25 tỷ USD lãi suất !!!


DN đóng cửa:150.000 trong 2,5 năm 1/2011-6/2013

và 450.000 DN giảm 30-40% công suất hoạt động.


3. HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG KHÔNG
ĐỒNG BỘ, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
KHÔNG BÌNH ĐẲNG


BỨC TRANH TỔNG QUÁT
Hiểu sai cấu trúc thị trường (tính hệ thống, logic hình thành
– phát triển, điều kiện tiền đề về pháp lý).
 Chính sách và thực tiễn phát triển các thị trường: chỉ “chú
trọng” phát triển các thị trường đầu cơ, phục vụ người có
tiền (TTCK, TT BĐS); bỏ rơi các thị trường cơ sở (TT đất
đai, TT lao động, v.v.).
 Kết quả: sau 25 năm, hệ thống thị trường không đồng bộ ít
phân bổ nguồn lực đúng, chi phí giao dịch quá lớn;
 Hệ quả: 15 năm nỗ lực đột phá để hình thành thể chế TT
đồng bộ nhưng không thành công.



×