Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu đại nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 94 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
TÓM LƯỢC

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán nước ta cũng đang
từng bước hoàn thiện. Kế toán đã trở thành một công cụ quản lý tài chính hữu hiệu
không chỉ trong quy mô doanh nghiệp mà còn trong phạm vi quản lý kinh tế của
Nhà nước. Hoàn thiện các phần hành kế toán sẽ giúp đẩy nhanh tiến bộ của công tác
kế toán. Đồng thời làm minh bạch, rõ ràng hơn hoạt động của các doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp các số liệu chính xác, trung thực, kịp thời.
Trong thời gian thực tập, thông qua nghiên cứu lý luận và tìm hiển thực tế
công tác kế toán tại Công ty TNHH Đầu Tư Thương mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu
Đại Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Xuất Nhập Khẩu
Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH đầu tư Thương mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Đại
Nam”
Trên cơ sở lý luận chung về kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa, luận văn tập
trung nghiên cứu thực trạng công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam. Đồng thời, đưa ra nhận
xét về những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty
và mạnh dạn đưa ra đề xuất về các giải pháp hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh
trên cơ sở bám sát cơ chế tài chính hiện hành, tuân thủ chế độ kế toán nhằm phù
hợp hơn với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Những giải pháp
kiến nghị phần nào góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, với mục tiêu giúp cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp hoạt động ngày
càng hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc ra quyết định.
Do thời gian thực tập có hạn, cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

SVTH: Hà Mạnh Tùng



i

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI CẢM ƠN

Với điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay để đứng
vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh
nghiệp. Kế toán doanh nghiệp cũng phải được sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp
với tình hình mới giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn về mọi mặt hoạt động,
trong đó hoàn thiện kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa cũng là vấn đề rất cần thiết đối
với mỗi doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Thương Mại nhờ sự
giảng dạy, chỉ bảo của các thầy, cô giáo em đã được trang bị những kiến thức cơ bản
nhất về chuyên ngành kế toán tài chính. Kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty
TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh, chị phòng kế toán em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn của công việc. Do thực tế phong phú và sự đa dạng trong kinh
doanh cũng như thời gian thực tập và nhận thức còn nhiều hạn chế nên trong quá
trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo khoa Kế toán - Kiểm toán cùng toàn thể anh,
chị phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu
Đại Nam để giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình cô giáo Ths.Hà Thị Thúy Vân
cùng toàn thể anh, chị phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ

Xuất Nhập Khẩu Đại Nam đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Kính chúc thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Thương
Mại, cùng các anh chị Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
Khẩu Đại Nam sức khỏe và công tác tốt.

SVTH: Hà Mạnh Tùng

ii

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC

TÓM LƯỢC.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................1
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài:..............................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:............................................................................2
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài:........................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................2
6. Những đóng góp mới của đề tài:...........................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG

HÓA.......................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa:................................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa..............4
1.1.2. Các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế:.........................................5
1.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá:............................................................................10
1.2.1. Kế toán nhập khẩu trực tiếp..........................................................................10
1.2.2. Kế toán nhập khẩu uỷ thác............................................................................15
1.2.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác :..........................................................18
1.3. Kế toán xuất khẩu hàng hoá..............................................................................24
1.3.1. Kế toán xuất khẩu trực tiếp:..........................................................................24
1.3.2. Kế toán xuất khẩu uỷ thác:............................................................................28
1.3.3. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác:............................................................29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI NAM..........................................................................35
2.1. Tổng Quan về đơn vị thực tập và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt

SVTH: Hà Mạnh Tùng

iii

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
Khẩu Đại Nam:........................................................................................................35

2.1.1. Tổng quan về đơn vị thực tập........................................................................35
2.1.2. ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
của Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam:.......51
2.2. Thực trạng kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư
Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam:..................................................53
2.2.1. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty:...................................53
2.2.2. Kế toán quá trình xuất khẩu hàng hóa:.........................................................54
2.2.3. Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ:..................................................55
2.2.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Đầu Tư
Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam:...................................................57
2.2.5. Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa:........................................................59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI NAM...............................................63
3.1. Nhận xét............................................................................................................63
3.1.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................................63
3.1.2. Công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty.................................64
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty....
...................................................................................................................... 66
3.2.1. Hạch toán đúng các tài khoản sử dụng XNK................................................66
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề XNK hàng hoá.68
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa....70
KẾT LUẬN............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Hà Mạnh Tùng

iv


GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nội dung

CT TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

ĐT

Đầu Tư

TM

Thương Mại

4

DV


Dịch vụ

5

XNK

Xuất Nhập Khẩu

6

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

7

TSDH

Tài sản dài hạn

8

TSNH

Tài sản ngắn hạn

9

TSCĐ


Tài sản cố định

10

VNĐ

Việt Nam Đồng

11

BH

Bán hàng

12

BCTC

Báo cáo tài chính

13

KD

Kinh doanh

14

BTC


Bộ tài chính

15

BH

Bán hàng

1
2
3

SVTH: Hà Mạnh Tùng

v

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu (Nhập khẩu trực tiếp) ...............15
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu tại đơn vị ủy thác nhập khẩu.....20
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tài khoản tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu................................23
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu (Xuất khẩu trực tiếp)................27
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu tại đơn vị ủy thác xuất khẩu......31
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tài khoản tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.................................33

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ XNK Đại
Nam nguồn phòng tổ chức hành chính công ty........................................................39
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán................................................................41
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho hàng hóa..............................45
Sơ đồ 2.4 Trình tự luân chuyển phiếu thu tại Công ty.............................................47
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký chung...........................50
Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu................................56
Sơ đồ 2.7: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu...............................61

SVTH: Hà Mạnh Tùng

vi

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thương mại Quốc tế phát triển, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đã
gia nhập TPP. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế
Việt Nam. Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế như vậy các doanh nghiệp
sẽ phát sinh nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa thương mại quốc tế với nhau.
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
thông qua xuất nhập khẩu chúng ta mới có cơ hội tiếp cận với máy móc thiết bị và
công nghệ hiện đại, giải quyết được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo đầu vào
cho quá trình sản xuất , tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Để có thể thực hiện tốt quá trình xuất nhập khẩu thì kế toán – công cụ quan trọng
để quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, nó cung cấp
những thông tin một cách chính xác, đầy đủ về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình
hình tài chính cho các nhà quản lý. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất
nhập khẩu, thông qua công tác kế toán. Ban lãnh đạo sẽ đưa ra được quyết định nên
chọn mặt hàng nào, thị trường nào sẽ đem lại cho mình lợi nhuận nhiêu nhất. Điều này
không những giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đầy biến động và khó
khăn mà còn đạt được những mục tiêu do mình đặt ra.
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như cần thiết của công tác kế toán quá trình
xuất nhập khẩu hàng hóa, cùng với sự chấp thuận của nhà trường và ban lãnh đạo
Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam – là công
ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, em quyết định chọn đề tài “
Hoàn thiện kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư Thương
mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam”.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Do nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng mở rộng,
từ đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng từ nhu cầu đó đã xuất hiện. Và
Việt Nam, kinh doanh xuất nhập khẩu đã thực sự khởi sắc và hòa nhập vào làn sóng
giao thương với nước ngoài từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm
1986, đưa ra đường lối đổi mới toàn diện. Đến thời điểm này, tốc độ tăng trưởng

SVTH: Hà Mạnh Tùng

1

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Kế toán – Kiểm toán

thương mại Việt Nam gia tăng đáng kể thể hiện cả về kim ngạch Xuất khẩu và Nhập
khẩu. Do đó, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chọn đề tài kinh doanh xuất nhập khẩu,
cũng như kế toán quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu làm đối tượng nghiên cứu
của mình. Các đề tài nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở lý thuyết, tính khoa học
cũng như thực tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán quá trình kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Và từ đó đã có nhiều đề tài về công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa được
thực hiện. Mỗi người có một cái nhìn riêng, cách nhìn nhận vấn đề riêng và đã đưa
ra được quan điểm của mình, đóng góp đủ chỉ một phần nhỏ và sự phát triển của
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu về quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty, từ đó đi sâu nghiên
cứu tìm hiểu về công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Đầu
Tư Thương Mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam. Qua đó đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
 Đối tượng của đề tài: Công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: Tại Công ty TNHH Đầu Tư Thương mại Dịch vụ Xuất
Nhập Khẩu Đại Nam.
- Về thời gian: từ ngày 04/01/2018 – 20/04/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập số liệu qua các hóa đơn,
chứng từ và tài liệu của đơn vị thực tập. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp và các loại
sổ sách của công ty.
- Phương pháp phân tích, so sách, thống kê và một số phương pháp khác.
6. Những đóng góp mới của đề tài:

Báo cáo đánh giá tình hình công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công
ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam. Đã chỉ ra được
những ưu nhược điểm của công ty trong thời gian qua.
Tìm ra những thiếu sót cũng như những hạn chế trong công tác kế toán xuất
nhập khẩu hàng hóa của công ty để từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch

SVTH: Hà Mạnh Tùng

2

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam.
Bố cục của đề tài: gồm có 3 phần chính
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa
Chương II: Thực trạng công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam.
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Nam.

SVTH: Hà Mạnh Tùng

3


GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Tổng quan về kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa:
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của
doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng mua bán
hàng hóa bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển
khẩu hàng hóa.
1.1.1.2. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với
thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện
hai giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu là
mua ở thị trường trong nước bán cho thị trường nước ngoài, còn đối với hoạt động
nhập khẩu là mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để
xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi
hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong 1 thương vụ
ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu
chủ yếu những mặt hàng có thế mạnh trong nước (rau qua tươi, hàng mây đan, thủ
công mỹ nghệ…), còn nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng mà trong nước không có,
chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất
lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng….).

Thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm xuất nhập khẩu
hàng hóa và thời điểm thnah toán hàng thường không trùng nhau mà có khoảng
cách kéo dài.
Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phương
thức thanh toán chủ yếu sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Tập quán, pháp luật: 2 bên mua, bán có quốc tịch khách nhau, pháp luật khác
nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng
như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
1.1.1.3. Các hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu:

SVTH: Hà Mạnh Tùng

4

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

Hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
Hình thực này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được bộ
thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong trường hợp xuất nhập
khẩu trực tiếp đơn vị được tự đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức
kinh tế nước ngoài, tổ chức quá trình xuất nhập khẩu mua bán hàng hóa và tự cân
đối tài chính cho từng thương vụ đã ký kết trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam
cũng như quốc tế.
Phương thức: xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong
đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có thể trực tiếp đàm phán,

ký kết hợp đồng với nước ngoài, trực tiếp giao, nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
1.1.1.4. Hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác:
Hình thức: là hình thức xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có
khả năng tài chính nhưng không có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc xuất
nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy thác trong
nước có đầy đủ điều kiện thuận lợi xuất khẩu hộ. Theo hình thức này đơn vị ủy thác
là đơn vị kinh doanh số hàng xuất nhập khẩu và trả hoa hồng cho đơn vị nhập ủy
thác, còn đơn vị nhận ủy thác chỉ được hoa hồng theo sự thỏa thuận của hai bên và
khoản hoa hồng này coi là doanh thu.
Phương thức: xuất nhập khẩu ủy thác là phương thức kinh doanh mà trong đó,
đơn vụ tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm
phán với nước ngoài mà phải nhờ quan một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín thực
hiện hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho mình.
1.1.2. Các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế:
1.1.2.1. Các điều kiện thanh toán quốc tế
 Điều kiện tiền tệ thanh toán: điều kiện tiền tệ là điều kiện mà hai bên thỏa
thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền thanh toán
cũng như quy định cách xử lý như thế nào khi có sự biến động sức mua của các
đồng tiền đó.
Đồng tiền tính toán: là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định trị giá
hợp đồng mua bán, thường dùng đồng tiền nào tương đối ổn định nhất để làm đồng
tiền tính toán, nhằm đảm bảo vững chắc giá trị hợp đồng
Đồng tiền thanh toán: là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ
nần giữa hai bên. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước

SVTH: Hà Mạnh Tùng

5

GVHD: Hà Thị Thúy Vân



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

nhập khẩu hoặc của nước thứ ba, thường là ngoại tệ mạnh.
Điều kiện đảm bảo hối đoái: Theo điều kiện này, giá trị đồng tiền thanh toán
được đảm bảo bởi một đồng tiền khác tường đối ổn định hơn thông qua tỷ giá của
hai đồng tiền này. Ngày nay người ta thường sử dụng điều kiện đảm bảo theo rổ tiền
tệ, tức là không dựa vào bất kỳ một ngoại tệ nào mà dựa vào nhiều ngoại tệ làm căn
cứ đảm bảo hối đoái.
 Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, giữa hai bên cần
thỏa thuận với nhau để lựa chọn ra thời điểm thanh toán hợp lý, đảm bảo cho lợi ích
cả hai bên. Có thể thỏa thuận một trong ba điều kiện sau:
Trả trước: người mua trả tiền một phần hay toàn bộ cho người bán trước khi
giao nhận hàng hóa.
Trả ngay: người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng
Trả sau: người mua trả tiền cho người bán sau một thời hạn nhất định.
 Điều kiện phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu
Một số phương thức thanh toán thông dụng: Phương thức chuyển tiền, Phương
thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.
 Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là điều kiện quan trọng bậc nhất trong điều
kiện thanh toán quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Các
phương thức thanh toán quốc tế bao gồm:
Phương thức chuyển tiền: là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu

ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở địa điểm
nhất định bằng phương tiện vận chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản: người bán mở 1 tài khoản
để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ.
Định kỳ, người mua trả tiền cho người bán.
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành

SVTH: Hà Mạnh Tùng

6

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

ủy thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở người mua nhờ thu bao gồm:
+
+
+

Phương thức nhờ thu kèm
Phương thức nhờ thu phiếu trơn
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng: Thanh toán bằng thu tín dụng là

một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả
một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhập hối phiếu do người này

ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quyết định để nhập khẩu trong thư tín dụng
1.1.2.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế:
Trong thanh toán quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu thường không sử dụng tiền
mặt mà sử dụng các phương thức thanh toán thay cho tiền mặt. Có nhiều phương
thức thanh toán khác nhau nhưng nhìn chung có ba phương tiện thanh toán thường
được sử dụng:
Hối phiếu: là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát cho một
người khác với điều kiện người này khi nhận thấy hối phiếu hoặc đến một ngày xác
định trong tương lại phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định
trên hối phiếu, hoặc theo mệnh lệnh của người này trả cho người khác.
Lệnh phiếu: là một chứng khoán trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số
tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh
phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng.
Séc: là một mệnh lệnh vô điều kiện do người chủ tài khoản ký phát yêu cầu
ngân hàng nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình
trả cho người thụ hưởng hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác. Phân
loại séc: séc ký danh, séc vô danh, séc trả theo lệnh, séc gạch chéo.
1.1.2.3. Điều kiện về giá thanh toán
Để phù hợp với tình hình kinh tế và đặc điểm xuất nhập khẩu hiện nay ở Việt
Nam, người ta thường sử dụng các loại giá sau:
− Giá FOB: Giá giao tính đến khi xếp hàng xong lên phương tiện vận chuyển
tại cảng của người xuất. Theo loại giá này, người mua phải chịu trách nhiệm thuê tàu,
chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chịu mọi rủi ro về hàng hoá kể từ khi đã qua
khỏi lan can tàu ở cảng đi. Người bán phải giao hàng lên tàu do người mua chỉ định,
thông báo cho người mua và cung cấp các chứng từ cần thiết cho người mua. Hàng

SVTH: Hà Mạnh Tùng

7


GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

hoá thuộc về người mua khi hàng hoá thuộc phạm vi trong phương tiện vận chuyển.
− Giá CIF: Bao gồm giá FOB cộng phí bảo hiểm và cước phí vận tải. Theo giá
này người bán phải thuê tàu và chịu các chi phí từ cảng đi đến cảng đến, phải mua
bảo hiểm cho hàng hoá với điều kiện tối thiểu và chịu mọi rủi ro tổn thất trong quá
trình vận chuyển. Vật tư hàng hoá chỉ chuyển quyền sở hữu sang người mua khi
hàng đã qua khỏi phương tiện vận chuyển của người bán. Người mua có trách
nhiệm nhận hàng và chịu mọi chi phí dỡ hàng ở cảng đến, chịu mỏi rủi ro về hàng
hoá từ khi hàng qua khỏi lan can tàu ở cảng đến.
− Giá FCA: Theo giá này người bán phải giao hàng cho người vận tải công
cộng do người mua chỉ định để chở hàng đến cho người mua và cung cấp đầy đủ
chứng từ cần thiết cho người mua. Người mua phải chịu mọi rủi ro và tổn thất về
hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã được giao cho người vận tải được chỉ định.
− Giá CFR: Bao gồm tiền hàng và cước phí. Với điều kiện này mọi trách
nhiệm của bên mua và bên bán tương tự như ở giá CIF trừ bảo hiểm. Người bán
không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá, có thể mua bảo hiểm hộ nếu người mua
yêu cầu và chịu phí.
1.1.2.4. Đặc điểm về hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa các bên mua và bán ở các
nước khác nhau. Trong đó, quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao
các chứng từ có liên quan đến hàng hoá đã cung cấp và quyền sở hữu về hàng hoá
cho bên mua; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Hợp đồng
xuất nhập khẩu có những điểm chính khác với hợp đồng trong nước như sau:

− Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu thường có quốc tịch khác nhau.
− Hầu hết hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác.
− Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đối với một bên
hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng.
− Luật pháp điều chỉnh hợp đồng thông thường là luật pháp quốc tế mà các
bên thoả thuận và cam kết thực hiện.
1.1.2.5. Hạch toán việc sử dụng ngoại tệ .
Tất cả các ngoại tệ đều phải được quy đổi thành giá trị tiền đồng Việt Nam để
phản ánh vào sổ sách kế toán thông qua tỷ giá hối đoái. Có 2 cách sử dụng tỷ giá

SVTH: Hà Mạnh Tùng

8

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

hối đoái:
o Sử dụng tỷ giá thực tế: Tỷ giá thực tế là tỷ giá được công bố bởi hệ thống
ngân hàng hay còn gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Tỷ giá này thường sử
dụng đối với những doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
ngoại tệ.
o Sử dụng tỷ giá hạch toán: Tỷ giá hạch toán là tỷ giá do doanh nghiệp xác
định và được sử dụng ổn định trong một kỳ kế toán. Thông thường các doanh
nghiệp chọn tỷ giá thực tế ở cuối kỳ trước làm tỷ giá hạch toán cho kỳ này. Tỷ giá
này thường sử dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát

sinh liên quan đến ngoại tệ
1.1.2.6. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ:
Trường hợp sử dụng tỷ giá thực tế:
− Vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ khi ghi nhận tăng phản ánh theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm phát sinh. Khi ghi nhận giảm theo tỷ giá xuất ngoại tệ (tỷ giá xuất
ngoại tệ được tính theo các phương pháp: bình quân gia quyền, nhập trước - xuất
trước, nhập sau – xuất trước, thực tế đích danh).
− Các loại tài sản có gốc ngoại tệ khi phản ánh tăng, giảm theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm tăng.
− Tài khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ khi ghi nhận tăng theo tỷ
giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Khi ghi nhận giảm theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm ghi nhận nợ.
− Tài khoản doanh thu, chi phí có gốc ngoại tệ được ghi nhận tăng, giảm theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
™ Trường hợp sử dụng tỷ giá hạch toán:
− Tài khoản vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được ghi
nhận theo tỷ giá hạch toán.
− Tài khoản tài sản, doanh thu, chi phí có gốc ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ
giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
→ Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính).

SVTH: Hà Mạnh Tùng

9

GVHD: Hà Thị Thúy Vân



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

1.1.2.7. Xử lý chênh lệch tỷ giá.
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất
kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán ngay vào chi
phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
− Chênh lệch ngoại tệ tăng: phản ánh vào tài khoản 515 “thu nhập hoạt động
tài chính”.
− Chênh lệch ngoại tệ giảm: phản ánh vào tài khoản 635 “chi phí tài chính”.
1.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá:
+ Kế toán nhập khẩu hàng hóa là phương pháp kế toán theo dõi và phản ánh
các giao dịch liên quan đến hai chủ thể trong nước và ngoài nước.
+ Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng trong nước chưa có hoặc
chưa sản xuất được, hoặc đã có nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho
xã hội cả về mặt số lượng, chất lượng và thị hiếu,… Đối với doanh nghiệp, khái
niệm hàng hóa nhập khẩu rất đa dạng: có thể đó là các loại nguyên vật liệu, các loại
công cụ dụng cụ, các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là các loại hàng hóa
khác doanh nghiệp nhập về để kinh doanh thương mại.
1.2.1. Kế toán nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động của một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Việt Nam với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua mua bán.
Nhập khẩu trực tiếp gồm hai giai đoạn: Nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng
nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp được ghi doanh số nhập khẩu và
doanh số bán hàng nhập khẩu, các chi phí, thuế nhập khẩu được tính vào giá trị vốn
hàng nhập khẩu.
1.2.1.1. Chứng từ và nguyên tắc hạch toán:

Chứng từ hạch toán: Bộ chứng từ tùy theo từng trường hợp có thể bao gồm
những loại sau đây:
− Hóa đơn thương mại.
− Vận đơn đường biển.
− Chứng từ bảo hiểm (đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm).
− Giấy chứng nhận phẩm chất.
− Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng.

SVTH: Hà Mạnh Tùng

10

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

− Giấy chứng nhận xuất xứ.
− Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm.
− Phiếu đóng gói.
− Một số các chứng từ cần thiết khác như hối phiếu, tờ khai hải quan, biên lai
thuế và phí các loại,…
1.2.1.2. Nguyên tắc hạch toán:
− Kế toán phản ánh chi tiết theo từng hợp đồng thương mại, theo từng đối
tượng khách hàng, theo trị giá hợp đồng, trị giá thanh toán.
− Kế toán ghi nhận giá nhập kho theo giá gốc, được tính như sau:

Trị giá

hàng nhập
khẩu

Giá
mua
ghi
trên
hóa
đơn

=

+

Các loại
thuế trực
tiếp
không
hoàn lại

+

Các
khoản chi
phí phát
sinh

-

Các

khoản
giảm
trừ

− Các loại thuế trực tiếp không hoàn lại có thể bao gồm các loại thuế và được
xác định như sau:
+ Thuế nhập khẩu:

Thuế
nhập
khảu

=

Số lượng
hàng hóa
nhập khẩu

*

Giá tính thuế
đối với hàng
nhập khẩu

*

Thuế suất
thuế nhập
khẩu


Với: giá tính thuế hàng nhập khẩu có thể là giá được ghi trên hóa đơn, có thể
là giá tính thuế theo biểu giá tính thuế của nhà nước.

SVTH: Hà Mạnh Tùng

11

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu
thụ đặc
biệt

Số lượng
hàng hóa
nhập khẩu

=

Giá tính thuế
tiêu thụ đặc
biệt


*

Thuế suất
thuế tiêu thụ
đặc biệt

*

Với: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính
thuế
TTĐB

Giá tính
thuế hàng
nhập khẩu

=

+

Thuế
nhập
khẩu phải
nộp

+ Thuế giá trị gia tăng:

Thuế

GTGT
phải nộp

=

Số lượng
hàng hóa
nhập khẩu

*

Giá tính
thuế
GTGT

*

Thuế suất
thuế
GTGT

Với: Giá tính thuế giá trị gia tăng

Giá tính
thuế
GTGT

=

Gía tính

thuế nhập
khẩu

+

Thuế
nhập
khẩu phải
nộp

+

Thuế tiêu
thụ đặc
biệt phải
nộp

− Chi phí mua hàng phát sinh có thể bao gồm: chi phí bảo hiểm, chi phí vận
chuyển, chi phí nâng hạ, kiểm đếm, chi phí bốc dỡ hàng, chi phí bảo quản,...
− Các khoản giảm trừ có thể bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
mua, hàng đã mua trả lại.
1.2.1.3. Tài khoản sử dụng:
Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp nhập khẩu
trực tiếp áp dụng các tài khoản sử dụng giống như hoạt động kinh doanh thương
mại bình thường. Phải có các tài khoản liên quan đến hoạt động mua hàng để nhập
khẩu vào và tiêu thụ trong nước. Các tài khoản sử dụng chủ yếu là 151, 152, 156,…
Bên cạnh đó, các giao dịch thanh toán có gốc ngoại tệ nên sẽ phát sinh chênh lệch tỉ
giá, sử dụng tài khoản 515 “doanh thu tài chính”, 635 “Chi phí tài chính”.

SVTH: Hà Mạnh Tùng


12

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

1.2.1.4. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp:
Chuyển tiền ký quỹ để mở L/C tại ngân hàng, căn cứ vào chứng từ phát sinh:
Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 111,112: Xuất tiền mặt, chuyển khoản theo tỉ giá xuất ngoại tệ
Có TK 341: Vay ngắn hạn ngân hàng theo tỉ giá giao dịch
Khi doanh nghiệp nhận được hàng hóa nhập khẩu, sẽ phản ánh giá mua hàng
nhập khẩu được ghi nhận trên hóa đơn, chứng từ do bên bán xuất:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 156: Hàng hóa theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 211,213 TSCĐ hữu hình, vô hình theo tỉ giá giao dịch
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có):
Nợ TK 152: Thuế trên nguyên vật liệu theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 153: Thuế trên công cụ dụng cụ theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 156: Thuế trên hàng hóa theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 211,213:Thuế trên TSCĐ hữu hình, vô hình theo tỉ giá giao dịch
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp
Thuế GTGT phải nộp (nếu có):

− Trường hợp hàng nhập khẩu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì
giá trị của các loại hàng hóa nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT. Số thuế GTGT
được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
− Trường hợp hàng nhập khẩu chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp,
phúc lợi, dự án thì giá trị của các loại hàng hoá nhập khẩu được phản ánh bao gồm
cả thuế GTGT:
Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 153: Trị giá công cụ dụng cụ theo tỉ giá giao dịch

SVTH: Hà Mạnh Tùng

13

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 211,213 Trị giá TSCĐ hữu hình, vô hình theo tỉ giá giao dịch
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp theo tỉ giá giao dịch
Các chi phi mua hàng khác thực tế có liên quan phát sinh:
Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 153: Trị giá công cụ dụng cụ theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa theo tỉ giá giao dịch

Nợ TK 211,213: Trị giá TSCĐ hữu hình, vô hình theo tỉ giá giao dịch
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) theo tỉ giá giao dịch
Có TK 111,112: Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải thanh toán
Có TK 331: Số tiền phải thanh toán
Thanh toán tiền cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Có TK 111,112 Số tiền thực chi trả theo tỉ giá xuất
Có TK 244 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Nộp các khoản tiền thuế phát sinh liên quan đến lô hàng nhập khẩu vào kho
bạc nhà nước
Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Nợ TK 3333 Thuế xuất nhập khẩu phải nộp
Có TK 111,112 Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thực nộp

SVTH: Hà Mạnh Tùng

14

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán
244

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu (Nhập khẩu trực tiếp) .
− Giải thích sơ đồ :

(1) Ký quỹ mở L/C.
(2) Căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan đến hàng nhập để
phản ánh giá hàng hoá nhập khẩu trực tiếp đã được nhập kho.
(3) Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu.
(4) Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp.
(5) Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp và được khấu trừ.
(6) Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhập khẩu (chi phí
kiểm dịch, bốc vác, lưu kho, bãi,…).
(7) Nếu hàng nhập khẩu đã về đến cảng nhưng đến cuối kì chưa làm xong thủ
tục hải quan để được nhận về nhập kho.
(8) Khi nhận được hàng.
(9) Hàng gởi đi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp.
(10) Thanh toán nợ cho khách hàng bằng ngoại tệ.
1.2.2. Kế toán nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác là một trong những phương thức kinh doanh, trong đó đơn
vị tham gia kinh doanh nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán, kí kết hợp
đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài mà thông qua một đơn vị nhập khẩu có

SVTH: Hà Mạnh Tùng

15

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động này ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại

thương thay cho mình. Để thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, phải tiến
hành đàm phán, ký kết và thực hiện đồng thời 2 hợp đồng:
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký giữa bên
uỷ thác nhập khẩu và bên nhận nhập khẩu uỷ thác, trong đó quy định bên uỷ thác
nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận nhập khẩu uỷ thác cùng
với các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng. Hợp
đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước.
Bên ủy thác nhập khẩu có trách nhiệm:
− Căn cứ hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận nhập khẩu
uỷ thác.
− Quản lý số tiền giao cho bên nhận nhập khẩu ủy thác để nhập khẩu hàng hóa
và nộp các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu.
− Tổ chức nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận nhập khẩu uỷ thác báo hàng đã
về đến cảng.
− Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu căn cứ vào tỷ lệ % hoa hồng đã quy
định trong điều khoản hợp đồng cùng các chi phí khác (nếu có).
Bên nhận nhập khẩu uỷ thác có trách nhiệm:
− Đứng ra ký kết hợp đồng ngoại thương.
− Chịu trách nhiệm nhập khẩu hàng hóa theo sự uỷ thác của bên uỷ thác nhập
khẩu, nhận tiền từ bên uỷ thác nhập khẩu để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất
khẩu, đồng thời phải kê khai và nộp các loại thuế có liên quan đến hàng nhập khẩu
vào Ngân sách nhà nước.
− Lưu giữ đầy đủ các chứng từ của lô hàng nhập khẩu.
− Đứng ra nhập khẩu hàng hóa, thanh toán và tham gia các khiếu nại tranh
chấp nếu xảy ra.
− Khi xuất trả hàng cho bên uỷ thác nhập khẩu phải lập đồng thời 2 hoá đơn
giá trị gia tăng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng đối với hoa hồng uỷ thác, trong đó ghi rõ số tiền hoa
hồng uỷ thác, thuế GTGT của hoa hồng uỷ thác và tổng số tiền phải thanh toán.


SVTH: Hà Mạnh Tùng

16

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

+ Hoá đơn giá trị gia tăng về hàng nhập khẩu uỷ thác, trong đó ghi rõ tổng số
tiền phải thu bên uỷ thác, bao gồm trị giá tiền hàng theo hoá đơn thương mại do nhà
xuất khẩu cấp, các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu theo tờ khai thuế do cơ
quan Hải quan cấp.
− Nếu khi xuất trả hàng mà chưa nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu
thì phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, chỉ khi đã nộp thuế giá trị gia
tăng của hàng nhập khẩu mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng ngoại thương được ký giữa bên nhận nhập
khẩu uỷ thác và bên đối tác nước ngoài (nhà xuất khẩu), trong đó ngoài điều khoản
quy định về nhập khẩu hàng hoá còn có các điều khoản khác có liên quan đến nghĩa
vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh đồng thời của
Luật kinh doanh trong nước, Luật của nước xuất khẩu, Luật và các tập quán thương
mại quốc tế khác.
1.2.2.1. Chứng từ và nguyên tắc hạch toán:
Chứng từ hạch toán:
− Bộ chứng từ nhập khẩu.
− Phiếu thu, phiếu chi.
− Hoá đơn thuế giá trị gia tăng về hàng nhập khẩu.
− Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho nội bộ.

− Hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với hoa hồng uỷ thác,…
Nguyên tắc hạch toán : Kế toán phản ánh chi tiết theo từng hợp đồng uỷ thác,
theo từng đối tượng khách hàng, theo trị giá hợp đồng, trị giá thanh toán.
Tài khoản sử dụng :
− Kế toán tại doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu sử dụng tài khoản 331 “Phải trả
cho người bán” để phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị uỷ thác nhập khẩu
với đơn vị nhận nhập khẩu uỷ thác.
− Kế toán tại doanh nghiệp nhận nhập khẩu uỷ thác sử dụng tài khoản 131
“Phải thu của khách hàng” để phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị
nhận uỷ thác với đơn vị uỷ thác nhập khẩu.

SVTH: Hà Mạnh Tùng

17

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

1.2.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác :
 Tại đơn vị uỷ thác nhập khẩu:
Trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở L/C,… căn cứ các chứng từ liên quan:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111,112: Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thực trả
Nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu giao trả, căn
cứ các chứng từ có liên quan trong từng trường hợp sẽ ghi nhận như sau:

− Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ. Nếu đơn vị nhận uỷ thác
nhập khẩu đã nộp hộ các khoản thuế vào Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 151,156 Trị giá hàng nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 211 Trị giá TSCĐ nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 Phải trả cho người bán
− Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chưa nộp các khoản thuế vào ngân sách
nhà nước:
Nợ TK 151,156: Trị giá hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế
Nợ TK 211: Trị giá TSCĐ nhập khẩu bao gồm các khoản thuế
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
Khi đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu thực nộp các khoản thuế vào ngân sách
nhà nước (nhận được hoá đơn GTGT), phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152,156 Trị giá hàng nhập khẩu (nếu hàng còn tồn kho)
Có TK 211 Trị giá hàng nhập khẩu (nếu hàng còn tồn kho)
Có TK 632 Giá vốn hàng bán (nếu hàng đã xuất bán)
− Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng vào các hoạt động
được trang trải bằng quỹ phúc lợi, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí
dự án thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ:
Nợ TK 151,156: Trị giá hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế liên quan

SVTH: Hà Mạnh Tùng

18

GVHD: Hà Thị Thúy Vân



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kế toán – Kiểm toán

Nợ TK 211: Trị giá TSCĐ nhập khẩu bao gồm các khoản thuế liên quan
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Căn cứ hóa đơn GTGT phí uỷ thác nhập khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác
nhập khẩu:
Nợ TK 151,156: Trị giá hàng nhập khẩu
Nợ TK 211: Trị giá TSCĐ nhập khẩu
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Căn cứ vào chứng từ có liên quan, phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận
uỷ thác nhập khẩu về các khoản chi hộ cho hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu như
phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi phí thuê kho bãi,…
Nợ TK 151,156 Trị giá hàng nhập khẩu
Nợ TK 211 Trị giá TSCĐ nhập khẩu
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 Phải trả cho người bán23
Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chỉ làm thủ tục kê khai nộp thuế nhập
khẩu còn đơn vị uỷ thác nhập khẩu tự nộp các khoản thuế này vào Ngân sách nhà
nước, khi thực nộp:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111,112: Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thực nộp
Trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế
nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan, phí uỷ thác nhập khẩu và các khoản
chi hộ, căn cứ vào các chứng từ có liên quan :
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Có TK 111,112 Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thực nộp


SVTH: Hà Mạnh Tùng

19

GVHD: Hà Thị Thúy Vân


×