Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự an toàn của 3 Probiotics: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis ở bệnh nhân nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.36 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

SỰ AN TOÀN CỦA 3 PROBIOTICS: LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS,
BIFIDOBACTERIUM LONGUM, STREPTOCOCCUS FAECALIS
Ở BỆNH NHÂN NẶNG
Tạ Thị Tuyết Mai* Nguyễn Anh Dũng*, Nguyễn thị Thu Thảo*, Bùi Minh Thành*, Nghiệm Nguyệt Thu**,
Lâm Vĩnh Niên***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn (không gây nhiễm khuẩn huyết) của 3 probiotics Lactobacillus acidophilus,
Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis khi nuôi bệnh nhân nặng bằng sữa đậu nành bổ sung 3 probiotics
trên (sữa công thức 1,2).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : 189 bệnh nhân được cấy máu trước và 4 hôm sau khi nuôi tiêu
hóa bằng sữa bổ sung probiotics.
Kết quả: Có 2 trường hợp mọc vi khuẩn staphylococcus epidermis, thuộc nhóm 1, nhưng vi khuẩn này
không phải là probiotics. Không có mẫu cấy máu nào mọc 1 trong 3 loại probiotic bổ sung vào sữa đậu nành là
Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis.
Kết luận: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis không xâm nhập vào
máu bệnh nhân, không gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân nặng.
Từ khóa: Nuôi ăn qua ống thông, kém dung nạp lactose, bệnh nhân nặng, dung dịch nuôi ăn qua ống thông,
probiotics, sữa đậu nành, sữa bột nguyên kem.

ABSTRACT
THE SAFETY OF CRITICAL ILL PATIENTS FOR LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS,
BIFIDOBACTERIUM LONGUM, STREPTOCOCCUS FAECALIS
Ta Thi Tuyet Mai, Nguyen Anh Dung, Nguyen thi Thu Thao, Bui Minh Thanh, Nghiem Nguyet Thu,
Lam Vinh Nien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 274 - 280
Objective: The aim of this study was to identify the safety of critical ill patients for Lactobacillus acidophilus,
Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis in formula 1 and formula 2.


Materials and methods: Assess the safety of probiotics in patients by doing blood cultures on day 1 and day
4 of feeding of 189 critical ill patients.
Results: There were 2 blood cultures of group 1 grew staphylococcus epidermis that was not probiotic. In
addition, no blood cultures grew Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis.
Conclusion: This event did affirm that probiotics do not cause sepsis in critically ill patients.
Keys words: Critical ill patients, probiotics, enteral feeding, enteral feeding formula, probiotics, soymilk, full
cream milk, sepsis.
nhân đang điều trị tại ICU có cùng số điểm
ĐẶT VẤN ĐỀ
APACHE, nhưng albumin huyết thanh <2,5 g/dl
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng
có tỷ lệ tử vong gấp đôi bệnh nhân có albumin
suy dinh dưỡng góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong
huyết thanh ≥ 2,5 g/dl (54% so với 29%). Tần suất
ở bệnh nhân nặng. Arnold(3) đã nhận thấy bệnh
suy dinh dưỡng bệnh nhân nằm tại ICU rất cao,
* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, ** Viện Dinh dưỡng
*** BV. Đại học y dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS.BS. Tạ Thị Tuyết Mai
ĐT: 0909726721
Email:

274

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
tại khoa ICU của 1 bệnh viện ở Hàn quốc, 67%
bệnh nhân suy dinh dưỡng trung bình và 20%

bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng(30), tại Việt nam
là 65%(7).
Sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem
và probiotics đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng cho
bệnh nhân nặng với hàm lượng 9 acid amin thiết
yếu tương đương với sữa chuẩn- Isocal là 3839g/1500 ml sữa và acid amin score của sữa đậu
nành bổ sung sữa bột, đạt chuẩn giá trị sinh học
cao là> 100(34), có hiệu quả nuôi dưỡng tương
đương thậm chí tốt hơn Isocal ở bệnh nhân
nặng(25). Tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân
nặng được nuôi bằng sữa đậu nành bổ sung sữa
bột nguyên kem và probiotics tương đương
thậm chí thấp hơn nhóm chứng ở bệnh nhân
cũng như ở chuột suy dinh dưỡng(33).
Probiotics được bổ sung vào hỗn hợp sữa
đậu nành và sữa bột nguyên kem với mục
đích ngừa tiêu chảy do kém dung nạp lactose
và tiêu chảy do kháng sinh. Tuy nhiên, sự an
toàn và lợi ích trong điều trị cho bệnh nhân
nặng khi được nuôi dưỡng bằng dung dịch
sữa có probiotics vẫn còn tranh cải nhiều(23).
Một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung
probiotic giúp tăng khả năng miễn dịch ở
bệnh nhân nặng, ngừa nhiễm khuẩn bệnh
viện(38), ngừa viêm phổi ở bệnh nhân thở
máy(11), ngăn sự thâm nhập của vi khuẩn gây
bệnh từ ruột vào hệ thống tuần hoàn ở bệnh
nhân nặng(16). Ngược lại, một số trường hợp
nhiễm trùng huyết do nấm Saccharomyces
boulardii ở bệnh nhân ICU có dùng dự phòng

Saccharomyces boulardii đã được ghi nhận(29).
Kết quả nghiên cứu bổ sung probiotic ở bệnh
nhân viêm tụy cấp cũng trái ngược nhau.
Nghiên cứu của Oláh(27) cho thấy điều trị bằng
probiotic có giảm tỷ lệ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử
vong, giảm thời gian nằm viện ở bệnh nhân
viêm tụy cấp tiên lượng tiến triển nặng.
Probiotic giúp tăng tổng hợp glutathione
biosynthesis giúp phục hồi hàng rào máu-ruột,
giảm stress oxy hóa đã được chứng minh ở
chuột viêm tụy hoại tử(12). Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu Y học

của Besselink(5) thì ngược lại, nhóm bệnh nhân
viêm tụy cấp có bổ sung probiotic có tỷ lệ tử
vong cao hơn nhóm chứng. Trong 1 phân tích
gộp từ 11,977 bài báo của AHRQ(31), kết quả
cho thấy probiotic không làm tăng nguy cơ
bệnh lý khi sử dụng trong thời gian ngắn, RR
1.00; 95% confidence interval là 0,93-1.07,
p=0.999. Kết quả nghiên cứu của Ramesh(28)
cũng cho thấy Lactobacillus casei shirota an
toàn ở trẻ em bệnh nặng. Theo hướng dẫn của
hiệp hội nuôi ăn tỉnh mạch và nuôi ăn qua
sonde Hoa Kỳ 2009(22) ở bệnh nhân nặng,
probiotic vẫn nằm trong danh sách chất nuôi
dưỡng bổ sung để nâng miễn dịch cho bệnh
nhân.
Nghiên cứu của chúng tôi, không có mẫu

máu nào của chuột mọc 1 trong loại probiotics
Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum,
Streptococcus faecalis(33). Liệu 3 chủng probiotics có
an toàn ở bệnh nhân nặng hay không là câu hỏi
của nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự an toàn (không gây nhiễm
khuẩn huyết) của probiotics đối với bệnh nhân
nặng.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng. Cả bệnh
nhân và bác sĩ điều trị chỉ được biết sẽ được nuôi
/ nuôi bằng 1 trong 3 loại sữa, nhưng không biết
cụ thể là loại nào. Chai sữa hoàn toàn giống
nhau, màu trắng và được đánh số theo nhóm.
Chỉ có nhóm pha chế mới biết công thức pha,
nhóm này không tiếp xúc với bệnh nhân và bác
sĩ điều trị.

Nhóm can thiệp
Gồm 2 nhóm, nhóm 1: được nuôi dưỡng
bằng sữa công thức 1, nhóm 3: được nuôi dưỡng
bằng sữa công thức 2.
Nhóm chứng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

275



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nhóm 2, được nuôi bằng Isocal (không có
đường lactose, không có mỡ sữa và không có
probiotic).

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn nhận
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đạt tiêu chuẩn
nhập ICU theo Task Force 1999(32) và APACHE
II < 25(18). Có kết quả C/T-13910 thuộc nhóm
không có men Lactase (CC). Có thể nuôi ăn hoàn
toàn bằng đường tiêu hóa với chỉ số kém hấp thu
 7(10) và bắt đầu nuôi ăn tiêu hóa trong vòng 48
giờ sau nhập ICU và có thể nuôi ăn được hơn 48
giờ. Đo được chiều dài nằm.
Tiêu chuẩn loại
Có khả năng không nằm tại ICU > 24 giờ do
tử vong, xuất viện hay chuyển trại. Có tiêu chảy
trong vòng 24 giờ trước khi vào lô nghiên cứu.
Chống chỉ định nuôi bằng đường tiêu hóa (huyết
áp trung bình < 60 mm Hg, lactate > 2,5 mmol/l,
kiềm dư > 2,5 mmol/l, nhịp tim > 120 lần/phút,
đang dùng vận mạch liều adrenalin,
noradrenalin>5 g/phút, dopamin > 10
g/kg/phút, vasopressin > 0,01 đơn vị /phút, xuất

huyết tiêu hóa ồ ạt, tắt ruột). Chấn thương sọ não
nặng cần phẩu thuật. Bệnh mãn tính như xơ gan
Child C(8), suy thận mãn giai đoạn cuối(35), HIV,
suy tim mãn(24) (phụ lục 3), viêm tụy cấp hoại tử
tiên lượng diễn tiến nặng, nhiễm khuẩn
huyết…Có thai. Quá suy dinh dưỡng BMI < 16
(vòng cánh tay < 20,5 cm) hay béo phì BMI > 30
(vòng cánh tay > 35,5 cm). Có kết quả C/T-13910
thuộc nhóm có men Lactase (CT, TT). Không lấy
được máu để thực hiện xét nghiệm lần 2.
Tiêu chuẩn thất bại
Sau nuôi ăn 3 giờ có tình trạng tiêu chảy
được xác định bằng phương pháp Whelan và
Taylor(40), với chỉ số đánh giá ≥ 15 (tổng số lần đi
trong ngày). Ngưng tiêu chảy khi ngưng nuôi ăn
và chuyển sang chế độ ăn khác.

Cỡ mẫu
Cở mẫu được tính bằng t test(37) với n=63 cho
mỗi nhóm

276

Kỹ thuật chọn mẫu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận được chọn
ngẫu nhiên vào 1 trong 3 nhóm nghiên cứu bằng
cách bốc thăm. Thùng phiếu là thùng kín, gồm
có 189 phiếu. Trên phiếu có đánh số đại diện cho
mỗi nhóm là nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Có 63
phiếu cho mỗi nhóm. Các phiếu được trộn đều.

Nhóm nghiên cứu ở hồi sức cấp cứu sẽ hoàn
toàn không biết nội dung nuôi dưỡng của mỗi
nhóm và sẽ báo chế độ nuôi dưỡng xuống khoa
dinh dưỡng theo“số” trên phiếu đã bắt được. Tại
khoa dinh dưỡng chỉ có người pha chế được biết
công thức pha cho từng nhóm. Nhóm 1, sữa
công thức 1; nhóm 2, Isocal; nhóm 3, sữa công
thức 2.

Biến số thu thập
Đánh giá sự an toàn của probiotic
Phương pháp
Cấy máu
Thời điểm
Ngày 1 và ngày 4
Quy trình cấy
Ba mi-li-lít máu được rút từ tỉnh mạch cho
trực tiếp vào môi trường BHI (Beef- HeartInfusion) có thêm Thioglycolat, L-cystein dùng
cho vi khuẩn yếm khí và Polyanethol Sulfonat để
kháng đông. Mẫu máu cấy được theo dõi mỗi
ngày trong 5-7 ngày, nếu có mọc sẽ được định
danh 3 probiotic là Lactobacillus acidophilus,
Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis theo
phân loại Bergey 1984.
Nơi thực hiện
Công ty Melatec

Thực phẩm nuôi
Sữa nhóm 1 và 3: được pha chế từ sữa đậu
nành giàu đạm không đường Gold-soy của công

ty cổ phần sữa Việt nam-Vinamilk; sữa bột
nguyên kem; Whey demin 40%; Milk protein
concentrate 70 của công ty cổ phần Đại Tân Việt;
Vana-Blanca 35C Non-dairy creamer; Vana-Sana
MCT; Frutafit, Fructose Oligo Saccharide của

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
công ty Specialty Ingredient Management LLC;
Zincelen có 1250 IU vitamin A, 150 mg vitamin
C, 100 mg vitamin E, 25 µg selenium, 5 mg kẽm
nguyên tố; Fogyma-Plus có 50 mg sắt III
hydroxide, 500 µg sinh tố B9 (acid folic), 0,5 µg
sinh tố B12 của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Dược phẩm Trung Ương 1;
Lactobamin, gồm có 3 chủng Lactobacillus
acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus
faecalis có hàm lượng vi khuẩn là 300 triệu hay
3108/gói được sản xuất tại nhà máy Sanford
Pharma USA.
Sữa nhóm 2-Isocal:
Việt Nam.

công ty TNHH Neslé

Cách pha chế để bảo toàn tác dụng của
probiotics
Chỉ cho lactobamin vào chai sữa ở nhiệt độ

37 C. Nước pha sữa có tỷ lệ nước nóng và nước
nguội là 1:2. Đóng nút chai ngay trước khi
chuyển lên trại để tránh sự tiếp xúc của vi khuẩn
và không khí (vi khẩn sẽ chết nhanh khi tiếp xúc
ô-xy).
Quy trình pha chế và bảo quản để bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm
Bảo quản sữa bột, đạm whey, MCT, Vana,
Frutafit: chia thành mỗi gói sữa bột 500g và đạm
Whey 100g, MCT, Vana, Frutafit đóng hút chân
không, giữ ở nhiệt độ 20C.
Dụng cụ pha sữa và chai đựng sữa phải
được làm sạch theo quy trình như sau: tráng
bình qua vòi nước sạch 1 lần, ngâm xà phòng 1%
20 phút (20 lít nước + 200 ml xà phòng). Dùng cọ
hoặc chùi xoong rửa sạch mặt trong và ngoài
dụng cụ, rửa sạch dưới vòi nước sạch. Ngâm
Presept 1 giờ (1 viên 5g pha 20 lít nước), rửa sạch
dưới vòi nước đến khi hết bọt xà phòng.Vô
khuẩn ở nhiệt độ 150C trong 20 phút

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
189 bệnh nhân được cấy máu trước và 4 hôm
sau khi nuôi tiêu hóa bằng sữa bổ sung
probiotics. Có 2 trường hợp mọc vi khuẩn
Staphylococcus epidermis, thuộc nhóm 1, nhưng vi

Nghiên cứu Y học

khuẩn này không phải là probiotics. Không có

mẫu cấy máu nào mọc 1 trong 3 loại probiotic bổ
sung vào sữa đậu nành là Lactobacillus
acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus
faecalis.
Ruột đại diện cho một hệ sinh thái phức tạp
với một sự cân bằng tinh tế giữa các hệ vi khuẩn
chí và vật chủ. Ruột người chứa khoảng 400 loài
khác nhau của các vi khuẩn; tổng số ước tính là>
10 lần số lượng các tế bào của cơ thể con người.
Vi khuẩn chiếm khoảng 60% khối lượng phân(15),
chủ yếu bao gồm các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc
khoảng 95% và vi khuẩn kỵ khí tùy ý từ 1-10%.
Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc bao gồm
Bifidobacterium,
Clostridium,
Eubacterium,
Fusobacterium, Peptococcus, Peptostreptococcus và
Bacteriodes; và vi khuẩn kỵ khí tuỳ ý là
Lactobacillus, E. coli, Klebsiella, Streptococcus,
Staphylococcus và Bacillus. Có 1 lượng rất nhỏ
Pseudomonas aeruginosa. Mỗi người có bộ sưu tập
vi sinh vật độc đáo của riêng mình đặc biệt là vi
khuẩn sản xuất axit lactic (LAB) ví dụ như,
Bifidobacterium và Lactobacillus. Bifidobacteria là
những vi khuẩn chiếm ưu thế chiếm tới 80% các
vi khuẩn trong phân trẻ sơ sinh và 25% ở phân
người lớn. Nhu động ruột, sự tiết acid dạ dày và
muối mật ngăn phát triển quá mức của vi khuẩn
và giúp duy trì một nồng độ cao ở ruột già. Đa số
các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe; chỉ 1 số ít có

khả năng gây bệnh. Số lượng vi khuẩn "tốt"
nhiều hơn số vi khuẩn gây bệnh và sống cộng
sinh với vật chủ, có lợi cho sức khỏe. Tối ưu
thành phần và chức năng của hệ vi khuẩn chí
phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm dành
cho vi khuẩn đại tràng như xơ lên men, protein
hổn hợp, dịch tiết dạ dày-ruột. Hệ vi khuẩn chí
sẽ thay đổi khi sử dụng kháng sinh, tiêu chảy và
bệnh nặng. Các vi khuẩn đường ruột đóng vai
trò quan trọng cho sự phát triển bình thường cấu
trúc tế bào niêm mạc ruột. Nghiên cứu ở động
vật nuôi trong môi trường không có vi khuẩn,
tình trạng teo biểu mô ruột, giảm khả năng miễn
dịch đường ruột, và nhu động ruột kém- tất cả
đều được cải thiện khi hệ vi khuẩn chí đường

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

277


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ruột được tái tạo(25) Vi khuẩn đường ruột kích
thích sự tăng sinh tế bào biểu mô và sự biệt hóa
tại ruột non và ruột già(26) giúp tăng cường miễn
dịch đường ruột(13), bảo đảm sự cân bằng giữa
phản ứng viêm và duy trì phản ứng miễn dịch.

Hệ vi khuẩn đường ruột cung cấp hàng rào vật
lý chống lại xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào
máu, hay 'hàng rào bảo vệ máu-ruột'. Cơ chế bảo
vệ gồm (a) cạnh tranh gắn kết tại tế bào biểu mô
niêm mạc ruột với tác nhân gây bệnh (b) cạnh
tranh nguồn dưỡng chất cần duy trì sự sống của
vi khuẩn gây bệnh và (c) sản xuất các chất kháng
khuẩn (ví dụ, bacteriocins, axit lactic) làm cho
môi trường không thích hợp cho sự phát triển
của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra vi khuẩn chí
cũng có chức năng dinh dưỡng. Nó sản xuất ra
một số enzyme và qua quá trình lên men của
thực phẩm chưa tiêu hóa cung cấp năng lượng
cho cơ thể dưới dạng các acid béo chuỗi ngắn.
Nó còn tham gia tổng hợp các loại vitamin(9) và
hổ trợ hấp thụ canxi, magiê và sắt(41).
Bệnh nặng và chế độ điều trị trong các khoa
ICU đã tạo ra môi trường thù địch trong ruột và
chuyển hệ vi khuẩn chí sang ưu thế là tác nhân
gây bệnh. Các môi trường thù địch được tạo nên
bởi nhiều yếu tố như tác động vật lý và hóa học
cụ thể là kháng sinh phổ rộng, thay đổi nguồn
dưỡng chất có sẵn, nhu động ruột kém, pH,
nồng độ oxy, trạng thái oxy hóa khử, độ thẩm
thấu và nồng độ cao của stress hormones(14).
Trong thực tế, nor-epinephrine tiết ra do stress
có nồng độ cao nhất tại biểu mô ruột, chính điều
này làm giảm nồng độ vi khuẩn có lợi tại ruột(2).
Trong các mô hình viêm tụy cấp thực nghiệm, vi
khuẩn có lợi LABs biến mất sau bệnh 6-12

hours(36). Nghiên cứu ở người, LABs cũng biến
mất sau 1 thời gian ngắn nằm ICU(19). Giảm nồng
độ LABs làm mất 'hàng rào bảo vệ' và dẫn đến
tình trạng bùng nổ tác nhân gây bệnh(17). Sự phát
triển quá mức của tác nhân gây bệnh như
Salmonella, E. coli, Yersinia, P. aeruginosa đã được
chứng minh là nguyên nhân gây phóng thích
một hoặc nhiều cytokine, tự hủy tế bào, kích
hoạt các bạch cầu trung tính và gây mất sự toàn

278

vẹn của hàng rào máu ruột(2). Ruột, với sự biến
mất 'hàng rào bảo vệ', không thể ngăn chặn sự di
chuyển của các mầm bệnh và các chất độc qua
thành ruột vào máu. Phát triển quá mức của các
mầm bệnh và sự di chuyển của chúng vào máu
đã xảy ra trong vòng 6-12 giờ sau viêm tụy cấp
thực nghiệm(20). Rõ ràng, ruột là nguồn gốc và
khởi động nhiễm trùng bệnh viện và suy đa tạng
ở bệnh nặng(21) là yếu tố quyết định hiệu quả
điều trị ở ICU. Thay vi khuẩn gây bệnh bằng vi
khuẩn có lợi là probiotics có/không có prebioticslà thực phẩm của vi khuẩn có lợi- có thể giúp
quân bằng hệ vi khuẩn chí ở ruột người bệnh
nặng và như vậy sẽ ngăn được tình trạng nhiễm
khuẩn huyết từ ruột. Việc ngăn chặn xâm nhập
vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp ngăn phản ứng viêm
toàn thân. Probiotics (đặc biệt là LABs) là
phương pháp điều trị giảm hoặc loại bỏ các mầm
bệnh tiềm ẩn và các độc tố, giải phóng các chất

dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các yếu tố tăng
trưởng, các yếu tố đông máu, kích thích nhu
động ruột(4) và qua việc bình thường hóa hệ vi
sinh vật đường ruột bị thay đổi do bệnh lý sẽ
giúp điều hòa cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể
phù hợp với tình trạng bệnh(1).
Bifidobacterium clausii kích thích sự tăng sinh
tế bào CD4 và hoạt động của tế bào lymphocytic
trong mảng Peyer ruột. Nó cũng giúp tăng tế bào
lympho có IgA và tế bào lympho T có HLA-DR.
Bifidobacteria là LAB kỵ khí gram dương, xuất
hiện ở ruột trong vài ngày sau sinh và dân số của
nó vẫn ổn định cho đến khi trưởng thành.
Lactobacilli là vi khuẩn gram dương, kỵ khí là vi
khuẩn thường trú ở ruột người. L. plantarum
299v gắn kết với niêm mạc ruột tạo thành hàng
rào bảo vệ ruột, do đó ngăn sự gắn kết mầm
bệnh lên thành ruột.
Lactobacilllus GG được phát hiện có khả
năng diệt trừ Clostridium difficile ở bệnh nhân
viêm đại tràng tái phát. L. plantarum ST(39) sản
xuất chất bacteriocins để hạn chế sự phát triển
của mầm bệnh tiềm tàng. L. casei làm tăng mức
độ IgA lưu hành. L.acidophilus và B. bifidum giúp
duy trì hoạt động thực bào của bạch cầu hạt.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nhiều chủng LAB có khả năng chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu chứng minh Probiotics giúp
giảm tính thấm thành ruột ở bệnh nhân nặng(1).
Nhiều chủng lợi khuẩn có vẻ tốt hơn 1 chủng do
mỗi loại probiotics có một chức năng khác nhau
và chúng sẽ có tác dụng hiệp đồng khi đưa vào
cơ thể cùng lượt.
Sau khi gắn kết vào niêm mạc ruột,
probiotics ngăn chặn được sự phát triển của
mầm bệnh tiềm tàng. Trong một nghiên cứu
ngẫu nhiên có đối chứng, n = 90, một synbiotic
đa chủng đã giúp giảm tần suất nhiễm khuẩn
trong dịch hút mũi-dạ dày ở bệnh nhân nặng sau
7 ngày điều trị liên tục, 43% so với 75%, p =
0,05(16). Nghiên cứu của Cathy cho thấy bổ sung
probiotic giúp tăng khả năng miễn dịch ở bệnh
nhân nặng. Warren nhận thấy probiotics có khả
năng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 2(38), ngừa
viêm phổi ở bệnh nhân thở máy(11), ngăn sự thâm
nhập của vi khuẩn gây bệnh từ ruột vào hệ
thống tuần hoàn ở bệnh nhân nặng(16). Probiotic
có tác dụng kháng viêm, tăng miễn dịch và ức
chế sự giải phóng cytokines có thể giúp cải thiện
tiên lượng điều trị ở bệnh nhân nặng, HIV,
nhiễm khuẩn hô hấp trên.

6.

7.


8.

9.

10.
11.

12.

13.

14.

15.
16.

KẾT LUẬN
Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium
longum, Streptococcus faecalis không xâm nhập
vào máu bệnh nhân, không gây nhiễm khuẩn
huyết ở bệnh nhân nặng.

17.

18.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

Alberda C, Gramlich L, Meddings J et al (2007) "Effects of
probiotics therapy in critically ill patients: a randomized,
double-blind, placebo-controlled trial". Am J Clin Nutr, 85, pp
8166-823.
Alverdy JC, Laughlin RS, Wu L (2003) "Influence of the
critically ill state on host-pathogen interactions within the
intestine: Gut derived sepsis redefined". Crit Care Med, 31, pp
598-607.
Arnold JP, Richard MS, et al Rita G (1991) " Lack of Predictive
Value of the APACHE II Score in Hypoalbuminemic Patients".
Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 15 (3), pp 313-315. 3
Bengmark S (2005) "Bio-ecology control of the gastrointestinal
tract: The role of flora and supplemented probiotics and
synbiotics". Gastroenterol Clin North Am, 34, pp 13-36. 4
Besselink MG, Van Santvoort H.C., et al Buskens E. (2008)
"Probiotic prophylaxis in predicted severe acute pancreatitis: a

19.

20.

21.


22.

Nghiên cứu Y học

randomised, double-blind, placebo-controlled trial". Lancet,
371, pp 651-659.
Bộ Y tế (2012) Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Bùi Xuân Phúc, Tạ thị Tuyết Mai (2015), "Điểm cắt chẩn đoán
suy dinh dưỡng của phương pháp FNA, PG-SGA, sinh hóa
tổng hợp albumin và prealbumin ở bệnh nhân nặng". Y học
TP. Hồ chí Minh, 19 (5), pp 73-83.
Cash WJ, Mc Conville P, et al Mc Dermott E (2010) "Current
concepts in the assessment and treatment of hepatic
encephalopathy". Q J Med, 103, pp 9-16.
Conly JM, Stein K, Worobetz L et al (1994) "The contribution
of vitamin K2 (metaquinones) produced by the intestinal
microflora to human nutritional requirements for vitamin K".
Am J Gastroenterol, 89, pp 915-923.
Delegge M (2001) Malabsorption Index and Its Application to
Appropriate Tube Feeding, ASPEN National Meeting, A 0094. 10
Elaine OP, Rupinder D, William M et al (2012) "Probiotics in
the critically ill: A systematic review of the randomized trial
evidence". Crit Care Med, 40, pp 0-1.
Femke L, Rian MN, Per AS et al (2009) "Probiotics Prevent
Intestinal Barrier Dysfunction in Acute Pancreatitis in Rats via
Induction of Ileal Mucosal Glutathione Biosynthesis". PLoS
ONE, 4 (2), e4512.
Frankel WL, Zhang W, Singh A et al (1994) "Mediation of the

trophic effects of short-chain fatty acids on the rat jejunum and
colon". Gastroenterology, 106, pp 375-380. 13
Freestone PP, Haigh RD, Williams PH et al (1991) "Stimulation
of bacterial growth by heat-stable, norepinephrine-induced
autoinducers". FEMS Micobiol Lett, 172, pp 53-60.
Guarner F, Malagelada JR (2003) "Gut Flora in health and
disease". Lancet, 361, pp 512-519.
Jain PK, McNaught CE, Anderson AD et al (2004) " Influence
of synbiotic containing Lactobacillus acidophilus La5,
Bifidobacterium lactis Bb12, Streptococcus thermophilus,
Lactobacillus bulgaricus and oligofructose on gut barrier
function and sepsis in critically ill patients: a randomized
controlled trial". Clin Nutr, 23, pp 467-475.
Kinney KS, Austin CE, Morton DS et al (2000) "Norepinephrine as a growth-stimulating factor in bacteria:
Mechanistic studies". Life Sci, 67, pp 3075-3085.
Knaus WA, Draper EA, Wagner DP et al (1985) "APACHE II:
a severity of disease classification system". Critical Care
Medicine, 13 (10), pp 818–829.
Knight DJW, Ala’ Aldeen D, Bengmark S et al (2004) "The
effect of synbiotics on gastrointestinal flora in the critically ill".
Br J Anaesth, 92, pp 307-308. 20
Leveau P, Wang XSV, Ihse I et al (1996) "Alterations in
intestinal permeability and micro flora in experimental acute
pancreatitis". Int J Pancreat, 20, pp 119-125.
MacFie J., O’Boyle C., et al Mitchell C.J. (1999) "Gut origin of
sepsis: a prospective study investigating associations between
bacterial translocation, gastric microflora, and septic
morbidity". Gut, 45, pp 223-228.
McClave SA, Martindale RG, Vanek VW et al (2009)
"American Society for Parenteral and Enteral Nutrition board

of directors, American College of Critical Care Medicine,
Society of Critical Care Medicine. Guidelines for the provision
and assessment of nutrition support therapy in the adult
critically ill patient: Society of Critical Care Medicine (SCCM)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

279


Nghiên cứu Y học

23.
24.

25.

26.
27.

28.

29.

30.

31.

32.


33.

280

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

American Society for Parenteral and Enteral Nutrition
(A.S.P.E.N.).". JPEN, 33, pp 277-316.
Neil HC, Catherine S, Deborah W et al (2012), "Clinical
review: Probiotics in critical care". Critical Care, 16, PP 237-249.
New York Heart Association (1994), "Nomenclature and
Criteria for Diagnosis of Diseases of the Heart and Great
Vessels. 9th ed Little Brown & Co". pp 253-256.
Noverr MC, Huffnagle GB (2005), "The ‘microflora
hypothesis’ of allergic diseases". Clin Exp Allergy, 35, pp 15111520.
O’ Sullivan GC (2001), "Probiotics". Br J Surg, 88, pp 161-162.
Oláh A, Belagyi T, et al Poto L (2007), "Synbiotic control of
inflammation and infection in severe acute pancreatitis: a
prospective,
randomized,
double
blind
study".
Hepatogastroenterology, 54, pp 590-594.
Ramesh S, Rosan M, et al Ramnarayan P (2006), "Clinical
safety of Lactobacillus casei shirota as a probiotic in critically
ill children". Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition,
42, pp 171-173.
Rijnders BJ, Van Wijngaerden E, Verwaest C et al (2000),
"Saccharomyces fungemia complicating Saccharomyces

boulardii treatment in a non immunocompromised host".
Intensive Care Med, 26, 825.
Song ML, Mi SC, et al Yong SK (2003), "Nosocomial Infection
of Malnourished Patients in an Intensive Care Unit.". Yonsei
Med J, 44 (2), pp 203-209.
Santa Monica Southern California Evidence-based Practice
Center, CA Evidence Report/Technology Assessment,
Number 200 Safety of Probiotics to Reduce Risk and Prevent or
Treat Disease Agency for Healthcare Research and Quality,
Advancing Excellence in Health Care, www.ahrqgov, AHRQ
Publication No 11-E007 April 2011. 36
The Society of Critical Care Medicine Task Force of the
American College of Critical Care Medicine (1999),
"Guidelines for intensive care unit admission, discharge and
triage". Crit Care Med, 27 (3), pp 633-638.
Tạ Thị Tuyết Mai (2015) "So sánh hiệu quả nuôi dưỡng của
sữa đậu nành bổ sung 6,2% và 8,6% sữa bột nguyên kem và

34.

35.
36.

37.

38.

39.

40.


41.

probiotic với Isocal và sự an toàn của probiotics ở chuột suy
dinh dưỡng". Y học TP. Hồ chí Minh, 19 (5), pp 236-246.
Tạ Thị Tuyết Mai (2015) "So sánh mức đáp ứng nhu cầu nuôi
dưỡng của hỗn hợp sữa đậu nành bổ sung sữa nguyên kem
6,2% - 8,6% and với sữa chuẩn là Isocal". Y học TP. Hồ chí
Minh, 19 (5), pp 227-235.
UK Guidelines for Identification, Management and Referra Chronic
Kidney Disease in Adults (2005).
Wang X, Andersson R, Soltesz V et al (1996), "Gut origin
sepsis, macrophage function, and oxygen extraction associated
with acute pancreatitis in the rat". World J Surg,, 20, pp 299307.
Warren SB, Dennis B, Thomas BN et al (1988), Estimating
sample size and Power. In: Designing clinical research, Stephen BH,
Steven RC, Williams and Wilkins, pp 139-150.
Warren I (2007), "Probiotics for Preventing and Treating
Nosocomial Infections: Review of Current Evidence and
Recommendations". Chest, 132, pp 286-294.
Watkinson PJ, Barber VS, et al Dark P (2007), "The use of
prepro- and synbiotics in adult intensive care unit patients:
systematic review". Clin Nutr, 26, pp 182-192.
Whelan K, Taylor MA (2004), "Assessment of fecal output in
patients receiving enteral tube feeding: validation of a novel
chart". European Journal of Clinical Nutrition, 58, pp 1030–1037.
Younes H, Coudray C, Bellanger J et al (2001), "Effects of two
fermentable carbohydrates (inulin and resistant starch and
their combination on calcium and magnesium balance in rats".
Br J Nutr, 86, pp 479-485.


Ngày nhận bài báo:

15/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

22/04/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016



×