Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Lựa chọn sản lƣợng tối ƣu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH hùng lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.17 KB, 71 trang )

i

TÓM LƯỢC
Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là công tác có vai trò rất quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp để có thể có quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa ăn
khớp nhau, thu về mức lợi nhuận cao nhất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát
triển hiện nay, khi mức sống và nhu cầu của người dân từng bước được cải thiện thì việc
ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường là điều không thể
tránh khỏi. Vì vậy, để tồn tại, đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt
công tác ước lượng, lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa tiến
tới các mục tiêu lớn trong tương lai.
Trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo và nhận thức về tình hình thực tế của
công ty trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hùng Lan, tác giả đã lựa chọn và thực
hiện đề tài “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH Hùng
Lan”. Với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm ống bê tông đúc của công ty, nội dung của
đề tài khóa luận tập trung vào những vấn đề chính sau:
- Hệ thống những lý luận cơ bản về sản lượng tối ưu, lợi nhuận tối đa và cách
thức lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
- Thực trạng tình hình lựa chọn sản lượng tối ưu và các yếu tố tác động đến công
tác lựa chọn sản lượng tối ưu.
- Tiến hành công tác lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận bằng
phương pháp ước lượng các hàm cầu và hàm chi phí của doanh nghiệp.
- Đánh giá thành công và hạn chế mà công ty TNHH Hùng Lan đã làm được
trong công tác lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời
gian tới.

i


ii



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Thương Mại, tác giả đã có kiến thức nền
tảng về tối ưu hóa sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên kiến thức thực tế chưa
nhiều dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu. Để hoàn thành bài khóa luận
tốt nghiệp này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Thế Công, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương Mại,
các thầy, cô trong khoa Kinh tế - Luật đã giảng dạy và tận tình truyền đạt vốn kiến thức
quý báu trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban trong
Công ty TNHH Hùng Lan đã giúp đỡ tận tình và cung cấp các số liệu cần thiết để tác giả
hoàn thành bài khoá luận này.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đề nghiên cứu còn
hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được
sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy, cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Minh Hằng

ii


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng
dẫn của TS. Phan Thế Công. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung

thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung bài khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hằng

iii


iv

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ....................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan........................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
6. Phương pháp và nguồn gốc số liệu nghiên cứu..............................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.....................................................7

8. Kết cấu đề tài khoá luận.................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỐI ĐA HOÁ LỢI
NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP...................................................................................9
1.1 LÝ LUẬN VỀ DOANH THU.....................................................................................9
1.2. LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT.......................................................................12
1.2.1. Khái niệm về chi phí sản xuất................................................................................12
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất dài hạn của doanh nghiệp.................................14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất..........................................................16
1.3. LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN....................................................................................17
1.3.1. Khái niệm lợi nhuận...............................................................................................17
1.3.2.Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp...........................................................17
1.3.3.Các yếu tố tác động đến lợi nhuận..........................................................................18
1.4. LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN....................19
1.4.1. Nguyên tắc lựa chọn sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận........................................19
1.4.2. Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp...................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG ĐỂ
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG LAN...........................23
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG TỐI ƯU CỦA CÔNG TY TNHH
HÙNG LAN..................................................................................................................... 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................................23
iv


v

2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi
nhuận............................................................................................................................... 24
2.2. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG, DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI
NHUẬN MẶT HÀNG ỐNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG

LAN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016.......................................................................................27
2.2.1. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận của công ty........................27
2.2.2. Thực trạng chi phí sản xuất mặt hàng ống bê tông đúc sẵn tại công ty TNHH Hùng
Lan giai đoạn 2014-2016.................................................................................................30
2.2.3. Thực trạng về mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận mặt hàng ống bê tông đúc
sẵn của công ty TNHH Hùng Lan giai đoạn 2014 - 2016.................................................32
2.3. LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY TNHH HÙNG LAN.......................................................................................33
2.3.1.Kết quả ước lượng...................................................................................................33
2.3.3. Các kết luận rút ra.................................................................................................40
2.3.4. Những thành công và hạn chế trong lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi
nhuận của công ty TNHH Hùng Lan................................................................................42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN LỰA
CHỌN SẢN LƯỢNG TỐI NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
TNHH HÙNG LAN.......................................................................................................45
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG
LAN TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................................................45
3.1.1. Mục tiêu và các chiến lược phát triển của công ty..................................................45
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới............................................46
3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN LỰA CHỌN SẢN LƯƠNG TỐI ƯU NHẰM TỐI ĐA
HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG LAN..............................................46
3.2.1. Giải pháp đối với công tác dự báo giá và sản lượng...............................................46
3.2.2. Thiết lập bộ phận nghiên cứu và phân tích thị trường............................................47
3.2.3. Biện pháp cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng doanh thu..................................47
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................................48
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC........................................48
3.4. CÁC VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU......................................49
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................51
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 53


v


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2016.............................28
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và chi phí của công ty TNHH Hùng Lan giai đoạn 2014 – 2016...........29
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại chi phí mặt hàng ống bê tông đúc sẵn của công ty TNHH Hùng Lan
giai đoạn 2014-2016......................................................................................................................30
Bảng 2.2: Giá vốn bán hang theo cá khoản mục chi phí của công ty TNHH Hùng Lan giai đoạn
2014 – 2016...................................................................................................................................31
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa sản lượng cung ứng và lợi nhuận của công ty TNHH Hùng Lan giai
đoạn năm 2014 – 2016...................................................................................................................32
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng sản lượng theo từng khu vực của công ty TNHH Hùng Lan giai đoạn 2014
- 2016.............................................................................................................................................33
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng hàm cầu của công ty THNN Hùng Lan giai đoạn 2014 - 2016......35
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn của công ty TNHH Hùng
Lan giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................................37

vi


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chi phí sản xuất ngắn hạn của doanh nghiệp...............................................................12
Hình 1.2: Đường chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân dài hạn.....................................14
Hình 1.3: Đường chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân dài hạn.....................................15

Hình 1.4: Đồ thị đường đồng phí.................................................................................................. 16
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và chi phí cận biên........................................... 20

vii


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATC
AVC
MC
MR
SMC
TFC
TVC
TNHH

Tổng chi phí bình quân
Tổng chi phí biến đổi bình quân
Chi phí cận biên
Doanh thu cận biên
Chi phí cận biên trong ngắn hạn
Tổng chi phí cố định
Tổng chi phí biến đổi
Trách nhiệm hữu hạn

viii



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Không một quốc gia nào
có thể tồn tại, phát triển và phồn vinh mà không có sự đóng góp của doanh nghiệp. Trong
thời đại hội nhập, sự cạnh tranh cùng sự xâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia khiến
các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Trong bối
cảnh đó, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn những bước đi đúng đắn để thực hiện tốt các
hoạt động sản xuất kinh doanh, hay cụ thể hơn là việc sản xuất, tiêu thụ được các sản
phẩm của công ty mình. Nhu cầu trên thị trường có hạn, mà các nhà cung ứng không
ngừng tăng lên, vì vậy để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần
có cách thức và phương pháp để giảm chi phí xuống mức tối thiểu
Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì không chỉ cần tối thiểu hóa
chi phí mà quan trọng nhất là phải lựa chọn được mức sản lượng hợp lý, phù hợp với nhu
cầu thị trường. Khi đó, doanh nghiệp không chỉ thu được mức lợi nhuận tối đa mà còn
mở rộng được thị trường, nâng tầm doanh nghiệp và tăng quy mô sản xuất. Chính vì vậy
tối đa hóa lợi nhuận phải được quan tâm chú trọng hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH Hùng Lan là doanh nghiệp mới vào ngành, vẫn đang trong quá trình
phát triển và mở rộng thị trường. Trong vài năm trở lại đây, doanh thu và lợi nhuận có sự
biến động liên tiếp, thể hiện sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy nên
công ty cần xác định được mức sản lượng tối ưu để thúc đẩy lợi nhuận tăng lên, tiến tới
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh và khẳng định vị thế của mình trên thương
trường. Từ đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn sản lượng tối ưu của công
ty là hết sức cần thiết.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề lựa chọn sản lượng tối ưu cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là một vấn
đề đã được đề cập tới rất nhiều trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế
giới, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như sau:
Trefor Jone (2004), “Business economic and managerial making” là tác phẩm kéo
dài 25 chương nghiên cứu về cấu trúc doanh nghiệp và phát hiện ra các nguyên tắc quan

trọng trong quyết định kinh tế của doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô,
cùng với việc sử dụng phương pháp định lượng và áp dụng các lý thuyết kinh tế, tác giả
đã chỉ ra phương thức tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt là lựa chọn sản lượng tối ưu và một
số yếu tố khác. Tuy nhiên tác phẩm chỉ nêu ra về mặt lý thuyết mà không áp dụng thực tế
và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1


2
Lee Duncan (2012), “Double Your Business: How to break through the barriers to
higher growth, turnover and profit”. Cuốn sách này dành cho các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ. Trong cuốn sách, tác giả đã chỉ ra một thực tế rằng trong 1000 doanh nghiệp nhỏ
được hình thành thì chỉ có một doanh nghiệp có thể đạt được doanh thu hằng năm là một
triệu euro nhưng có hơn 50% các doanh nghiệp không tồn tại qua năm thứ năm. Từ thực
tế đó, tác giả đã đưa ra cách để các doanh nghiệp nhỏ có thể tồn tại và lớn mạnh, đạt
được tốc độ tăng trưởng cao một cách nhanh chóng. Điều doanh nghiệp nhỏ cần làm
không đơn giản chỉ là làm việc chăm chỉ mà cần phải làm việc thông minh và đầu tư
đúng hướng. Tác giả phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp và
phản ứng nhà quản trị với các trường hợp. Tuy nhiên nhìn chung những cuốn sách nước
ngoài nói chung đều chủ yêu phân tích thị trường kinh doanh tại các nước phát triển. Do
đó, khi áp dụng vào các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam thì không phù hợp.
R.Garcia-Rubio, L.Bayon, JM Grau (2014), Generalization of the film’s Profit
Maximization Problem: An Algorithm for the Analytical and Nonsmooth Solution” là bài
nghiên cứu của nhóm tác giả được đăng trên tạp chí Computational Economics về vấn đề
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình tuyến tính cho các chức
năng sản xuất, tính toán phân tích chi phí tối thiểu. Đây là nghiên cứu sử dụng các phần
mềm tính toán vào quản lý doanh nghiệp, trong đó cũng đề cập đến mô hình tối đa hóa
lợi nhuận bằng các quyết định sản xuất nhưng tác phẩm không đi sâu nghiên cứu, phân
tích một mặt hàng nào cụ thể.
Snehansu Shaha, Jyotirmoy Sarkar, Avantika Dwivedi (2016), “A novel revenue

optimization model to address the operation and maintenance cost of a data center” trên
tạp chí Journal of cloud Computing xuất bản tháng 1 năm 2016. Nhóm tác giả đã sử dụng
hàm sản xuất Cobb – Douglas định lượng giới hạn đầu vào cần thiết để đạt mục tiêu đầu
ra và đã chỉ ra rằng “Doanh nghiệp đầu tư vào trung tâm dữ liệu có thể sẵn sàng chịu sự
sụt giảm 10% sản lượng hoặc ít hơn tại mức chi phí của sự suy giảm chính trong tổng
mức đầu tư thực hiện tại đầu vào. Sự thoả hiệp với sản lượng hàng năm này có thể làm
tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp” Tuy nhiên nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ
đề cập tới mô hình cho doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ đám mây thiết lập các trung
tâm dữ liệu. Đây là loại “sản phẩm” mới, mang tính đặc thù nên không thể áp dụng mô
hình vào các doanh nghiệp thông thường.
Trần Quảng (2008), “Lựa chọn mức sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa doanh
thu bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Hùng Lâm”. Sử dụng phương
pháp mô hình hóa các số liệu thu thập được từ doanh nghiệp để chỉ ra mối quan hệ giữa
sản lượng và doanh thu, tác phẩm dã cho thấy sản lượng tối ưu để doanh nghiệp có thể tối
2


3
đa hóa doanh thu của mình. Tuy cơ bản đã giải quyết được vấn đề nghiên cứu nhưng vẫn
chưa cụ thể và làm cho người đọc hiểu rõ được bản chất cuả vấn đề mà tác giả muốn nói
đến. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu ở đây là doanh thu, trong khi đối tượng mà doanh
nghiệp cần quan tâm và hướng tới nhiều nhất là lợi nhuận vì nhiều doanh nghiệp có
doanh thu rất cao nhưng lại có lợi nhuận âm hoặc chỉ hòa vốn.
Nguyễn Hoàng Phương Ngọc (2010), “Lựa chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa
lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa”- Đại học Thăng Long. Tác giả
đã sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ ảnh hưởng và phương pháp ước
lượng nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mức sản
lượng tối ưu và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công ty. Trong đề tài này, tác
giả đã phân tích được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận rất cụ thể. Tuy nhiên, các
giải pháp mà tác giả đề xuất không xuất phát từ mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận.

Do đó, những giải pháp này không giải quyết được mục tiêu mà đề tài đặt ra.
Đinh Thị Phương Thảo (2012), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
mặt hàng máy phát điện dân dụng của Công ty TNHH Vĩnh Hưng”. Tác giả đã nêu ra
mức sản lượng tiêu thụ mặt hàng máy phát điện dân dụng, sau đó so sánh sản lượng thực
tế sản xuất với sản lượng tối ưu để từ đó đánh giá việc lựa chọn sản lượng của doanh
nghiệp đưa ra những dự báo và giải pháp giúp doanh nghiệp lựa chọn những sản lượng
tối ưu để tối đa hóa lơi nhuận. Tác phẩm cũng đã chỉ ra được sản lượng tối ưu mà Công
ty TNHH Vĩnh Hưng nên sản xuất ở từng quý giai đoạn 2009-2011 nhưng mới chỉ đề
cập đến mặt hàng máy phát điện trong khi công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng ở các
lĩnh vực khác nhau.
Nguyễn Thị Liên (2014), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận Công
ty TNHH Nghĩa Bình". Tác phẩm sử dụng phương pháp so sánh, ước lượng để nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng, tìm ra mức sản lượng tối ưu cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập sâu đến các nhân tố bên ngoài như lạm phát,
chính sách vĩ mô của nhà nước cũng như mùa vụ ảnh hưởng đến mức sản lượng sản xuất
ra của doanh nghiệp.
Hồ Thị Hoài Xim (2015), “Lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận của
công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse ”. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy,
tác giả không chỉ đưa ra các mức sản lượng và giá bán tối ưu cho doanh nghiệp mà còn
đưa ra dự báo cầu về sản lượng và giá bán cho các năm sau. Các nhóm giải pháp đưa ra
cụ thể đối với doanh nghiệp nhưng các kiến nghị đưa ra về phía nhà nước còn chung
chung, chưa thực sự đi sâu vào cụ thể.

3


4
Lê Thị Hồng (2016),“Mối liên hệ giữa sản lượng tối ưu và tối đa hoá lợi nhuận
công ty TNHH Nam Trung”. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê và
phương pháp chỉ số để tính toán số liệu qua các năm, tìm ra mối quan hệ và sự biến đổi

của lợi nhuận. Từ đó tìm ra cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.
Nhưng trong đề tài tác giả quá chú trọng vào nhóm giải pháp cho nhà nước mà chưa thực
sự đưa ra giải pháp quan trọng cho doanh nghiệp
Trên đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà tác
giả đã tìm hiểu. Các công trình đều có cơ sở lý luận và đưa ra mức sản lượng tối ưu để tối
đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu chưa sâu hoặc các biện pháp, đề xuất đưa
ra chưa cụ thể. Vì vậy bài nghiên cứu của tác giả dưới đây sẽ kế thừa những giá trị khoa
học đã có, đồng thời đi sâu để tìm ra những giải pháp cụ thể cho một sản phẩm chưa từng
được nghiên cứu: mặt hàng ống bê tông đúc sẵn của công ty TNHH Hùng Lan.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, khi các công trình cơ sở hạ tầng
ngày càng được sửa sang nâng cấp, các khu đô thị mọc lên như vũ bão thì ngành vật liệu
xây dựng, đặc biệt là ống bê tông đúc sẵn đang là ngành được quan tâm khá nhiều. Có
không ít nghiên cứu liên quan đến sản phẩm này nhưng chủ yếu là về chất lượng, cách
thức chế tạo, chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tới lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Trong khi nhu cầu về mặt hàng này đang tăng cao, các nhà cung
ứng xuất hiện ngày một nhiều thì việc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
công ty là rất cần thiết. Nếu sản lượng sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều đều sẽ gây ra ảnh
hưởng xấu đến lợi nhuận, tình hình hoạt động và sản xuất của công ty. Cùng với những lý
do trên, cùng với việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công ty TNHH Hùng Lan, tác giả
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu :”Lựa chọn sản lượng đầu vào tối ưu để tối đa hóa
lợi nhuận của công ty TNHH Hùng Lan”
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý luận về lựa chọn sản lượng cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận.
- Nguyên tắc lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là gì?
- Hàm cầu của sản phẩm này chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
- Sản lượng tối ưu mà Công ty nên sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận trong giai đoạn
2014-2016 là bao nhiêu?
- Sản lượng mà công ty đã sản xuất có mang lại lợi nhuận tối đa hay chưa? Nếu
chưa thì nguyên nhân của vấn đề đó là gì?

- Các giải pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của
công ty trong thời gian tới.
4


5
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa
lợi nhuận của công ty TNHH Hùng Lan. Với các mục tiêu chính sau:
4.1. Về mặt lý luận.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và lợi nhuận tối đa với lựa chọn mức
sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
4.2. Về mặt thực tiễn.
- Nghiên cứu thực trạng lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận của
công ty TNHH Hùng Lan trong giai đoạn 2014 – 2016, từ đó đưa ra những kết quả đạt
được và những mặt hạn chế cần khắc phục.
- Đưa ra các giải pháp nhằm lựa chọn sản lượng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận
của công ty TNHH Hùng Lan trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 .Đối tượng nghiên cứu
Cách thức lựa chọn sản lượng cung ứng sản phẩm ống bê tông đúc sẵn tối ưu nhằm
tối đa hoá lợi nhuận trên địa bàn Hà Nội cho công ty TNHH Hùng Lan.
5.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu cách thức lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa sản
lượng của công ty TNHH Hùng Lan trong phạm vi địa bàn Hà Nội.
+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu cung ứng sản phẩm của công ty trong giai đoạn
từ 2014 đến 2016. Các giải pháp đưa ra cho doanh nghiệp được áp dụng đến năm 2022
+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào việc xác định sản lượng cung ứng tối ưu
để tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong giai đoạn hiện nay. Cùng với đó tập trung phân
tích số liệu lấy từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm

2014 đến 2016 để đưa ra một số giải pháp, đề xuất để xác định mức sản lượng cung ứng
tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.
6. Phương pháp và nguồn gốc số liệu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định
lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể gồm các bước sau:
 Thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Đó là những ý kiến của cán bộ công nhân viên trong công ty, đánh giá cá nhân.
+ Cách thức thu thập: Phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong phòng kinh doanh
và nhân viên phòng Marketing về mạng lưới hoạt động của công ty và các chính sách của
công ty; trực tiếp quan sát cơ sở vật chất và quá trình kinh doanh của công ty và nhân
viên công ty.
5


6
+ Mục đích thu thập: Bổ sung vào dữ liệu mà tác giả chưa được cung cấp đầy đủ.
Bên cạnh đó làm tiền đề cho tác giả đưa ra những đánh giá cũng như những giải pháp cơ
bản để phát triển doanh nghiệp.
 Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Bao gồm các số liệu, chỉ số liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp:
doanh thu chỉ tiêu, các lợi nhuận chỉ tiêu,…
+ Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các bản tin nội bộ của doanh nghiệp, các
nghiên cứu có liên quan.
+ Mục đích thu thập: Tổng hợp một cách có hệ thống những thông tin cần thiết có
sẵn từ các báo cáo tài chính, nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác nhất.
 Thông tin sau khi đã thu thập về cần phải có chọn lọc và xử lý các thông tin đó
cho phù hợp với mục tiêu mà mình hướng tới. Sau khi các thông tin, dữ liệu đã được
chọn lọc và xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu. Việc phân tích
thông tin như thế nào sẽ do mục tiêu nghiên cứu quyết định. Trong phân tích số liệu, đề

tài đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp so sánh
Là phương pháp dùng để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối
tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định
lựa chọn. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính hàng năm, sổ kế toán của công ty, từ đó
dùng phương pháp so sánh để thấy được sự thay đổi về: Sản lượng cung ứng qua các
năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty theo các năm, cơ cấu thị trường…
+ Phương pháp bảng biểu
Là phương pháp sử dụng sơ đồ, bảng biểu để khái quát các dữ liệu dạng số nhằm đưa
ra cho người đọc, người xem có cái nhìn tổng quát về sự biến đông của các hiện tượng kinh
tế xã hội.Tác giả dùng phương pháp bảng biểu để làm rõ những vấn đề: Sử dụng bảng số
liệu để thể hiện sự thay đổi của số lượng, giá trị sản lượng cung ứng qua các năm. Sử dụng
biểu đồ: Mô hình hóa các số liệu thu thập được bằng các biểu đồ nhằm cung cấp cho người
đọc các nhìn tổng quan và dễ dàng hơn về tình hình biến động của số liệu.
+ Phương pháp phân tích hồi quy
Là phương pháp áp dụng lý lý thuyết toán kinh tế vào ước lượng để có các mô hình
phù hợp.
- Bước 1: Xác định mô hình thưc nghiệm
Hàm cầu thực nghiệm :
Q = a + bP + cM + dPR
Hàm chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn
6


7
AVC = a + bQ + c Q2
- Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu
Sau khi xác định được dạng mô hình cần ước lượng và các biến có mặt, ta tiến hành
thu thập dữ liệu cho các biến trong không gian mẫu nhất định
- Bước 3: Tiến hành ước lượng mô hình bằng phương pháp phù hợp

Sử dụng các số liệu thu thập ở bước 2, cùng với mô hình hàm cầu và hàm chi phí
biến đổi bình quân đã xác định ở bước 1 được ước lượng bằng phương pháp bình quân
nhỏ nhất (phương pháp OSL) bằng phần mềm Eview.
- Bước 4: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số.
Với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm tra các giá trị P-value của các tham số để đánh giá
độ tin cậy của các tham số ước lượng. Nếu P-value > 5% thì tham số không có ý nghĩa về
mặt thống kê và ngược lại. Sau đó xem xét giá trị R 2 để xem mô hình ước lượng đã phù
hợp về mặt kinh tế - thống kê hay chưa và đưa ra kết luận.
Các số liệu và dữ liệu nghiên cứu được trực tiếp thu thập từ các báo cáo tài chính,
kế hoạch, chiến lược của công ty tại phòng Marketing và phòng kinh doanh thông qua
quá trình thực tập.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thông qua thực tế các vấn đề mà công ty TNHH Hùng Lan đang gặp phải để tối đa
hóa lợi nhuận và quá trình nghiên cứu các tài liệu có liên quan, đề tài nghiên cứu “ Lựa
chọn sản lượng đầu vào tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Hùng Lan ” sẽ
làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về lựa chọn sản lượng đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận
- Thực trạng việc lựa chọn mức sản lượng cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
doanh nghiệp
- Sử dụng phương pháp định lượng để giải quyết vấn đề lựa chọn sản lượng tối ưu
- Từ đó đưa ra một số biện pháp công ty có thể sử dụng để lựa chọn sản lượng tối
ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

7


8
8. Kết cấu đề tài khoá luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình vẽ, khoá luận có kết cấu 3 chương

chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng lựa chọn mức sản lượng cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận
của công ty TNHH Hùng Lan.
Chương 3: Một số giải pháp để thực hiện lựa chọn sản lượng cung ứng tối ưu để tối
đa hóa lợi nhuận của công ty.

8


9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỐI ĐA HOÁ LỢI
NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN VỀ DOANH THU
 Khái niệm về doanh thu
Có rất nhiều khái niệm về doanh thu theo các khía cạnh khác nhau. Theo chuẩn mực
kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu”. Theo định nghĩa “Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoạt động tài chính và
các hoạt động khác của doanh nghiệp”.
Hay có thể hiểu “Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán
được các hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường” (Phan Thế Công, 2014).
Dựa vào các lý luận trên, theo tác giả, doanh thu là tổng số tiền doanh nghiệp thu
được từ việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường và thu nhập từ các nguồn tài
chính khác.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố. Một số yếu tố quan trọng có thể kể tới như sau:

+ Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng lớn, như
vậy tổng doanh thu thu được sẽ cao. Tuy nhiên nếu sản phẩm sản xuất ra vượt quá mức
nhu cầu thị trường sẽ dẫn tới cung vượt cầu, sản phẩm không có nơi tiêu thụ hết sẽ gây ra
tình trạng hàng hoá bị ứ đọng, gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị
trường thì doanh nghiệp sẽ không tận dụng hết được cơ hội tăng doanh thu và mở rộng
thị trường, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó,
doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để
xác định khối lượng sản xuất phù hợp.
+ Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Trong điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tăng thì doanh thu
bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại, giá giảm sẽ làm doanh thu giảm đi. Tuy nhiên, thông
thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và
9


10
ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, nếu
doanh nghiệp muốn tăng doanh thu bằng cách tăng giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
thì cần phải cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng nếu không sẽ gây ra khó khăn trong việc tiêu
thụ sản phẩm. Như vậy, giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung
cầu trên thị trường quyết định và đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần có chính sách giá
bán hợp lý để đảm bảo doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, hãng có thể tự định giá bán sản
phẩm của mình để tăng doanh thu tùy theo độ co giãn của cầu theo giá. Độ co giãn của
cầu theo giá (

) phản ánh mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hóa khi giá cả của nó


thay đổi. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần
trăm thay đổi trong mức giá
=
Độ co dãn của cầu theo giá là một số không dương (trừ trường hợp hàng hóa
Giffen)
-

Nếu

> 1 → Cầu co dãn

-

Nếu

< 1 → Cầu kém co dãn

-

Nếu

= 1 → Cầu co dãn đơn vị

-

Nếu

= 0 → Cầu không co dãn


-

Nếu

= ∞ → Cầu hoàn toàn co dãn

Độ co giãn của cầu theo giá cung cấp một thông tin quan trọng cho các doanh
nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược giá cả vì độ co giãn của cầu theo giá có quan
hệ chặt chẽ với tổng doanh thu. Tổng doanh bằng khối lượng hàng hoá tiêu thụ của daonh
nghiệp nhân với giá bán:
TR = P.Q
Trong đó: TR là tổng doanh thu
P là mức giá bán
Q là sản lượng hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp
Khi cầu về hàng hoá là khá co giãn theo giá (

> 1), nếu tăng giá hàng hoá,

tổng doanh thu sẽ giảm, vì khoản lợi của việc bán hàng hoá với giá cao hơn không bù đắp
được thiệt hại do việc giảm khối lượng hàng hoá bán được (do lượng cầu về hàng hoá
giảm mạnh hơn). Ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá, tổng doanh thu sẽ
10


11
tăng. Vì cầu khá co giãn, việc giảm giá hàng hoá sẽ khiến cho doanh nghiệp tăng mạnh
được khối lượng hàng hoá bán ra. Khoản lợi này sẽ lớn hơn khoản thiệt do phải giảm giá.
Do vậy tổng daonh thu tăng lên. Khi độ co giãn của cầu theo giá bằng đơn vị (

= 1),


sự tăng giá hay giảm giá chút ít sẽ không làm tổng doanh thu thay đổi. Trong trường hợp
này, vì mức độ thay đổi tính theo phần trăm của giá cả và lượng cầu là bằng nhau nên lợi
nhuận doanh nghiệp thu được từ việc tăng giá cũng bằng với khoản thiệt hại do doanh
nghiệp phải giảm lượng hàng bán ra. Khi cầu về hàng hoá kém co giãn theo giá (

<

1), nếu giá hàng hoá tăng, tổng doanh thu sẽ tăng. Ngược lại, nếu giá hàng hoá giảm,
tổng doanh thu sẽ giảm. Trong trường hợp này, mức thay đổi tính theo phần trăm của
lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi của giá cả. Do đó, nếu giá hàng hoá tăng, khoản lợi góp
vào doanh thu của sự tăng giá lớn hơn mức sụt giảm trong doanh thu do khối lượng hàng
hoá bán ra được ít hơn nên tổng doanh thu sẽ tăng. Trong trường hợp giá giảm, do khối
lượng hàng hoá bán ra tăng lên không đáng kể, nên thiệt hại về doanh thu do giá giảm lớn
hơn khoản lợi về doanh thu do hàng hoá bán được nhiều hơn. Nói cách khác, nếu giá
giảm tổng doanh thu sẽ giảm.
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá
trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác. Độ co giãn của cầu về hàng
hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng
cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong điều kiện
các yếu tố khác là giữ nguyên.
=
Độ co giãn của cầu theo giá chéo phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hàng hoá X và Y.
Nếu chúng là cặp hàng hoá bổ sung cho nhau,

sẽ có giá trị âm, vì khi giá hàng hoá

Y tăng thì lượng cầu về hàng hoá X ở mỗi mức giá (của X) sẽ giảm và ngược lại. Nếu X
và Y là những hàng hoá thay thế cho nhau,


sẽ có giá trị dương, vì khi giá hàng hoá

Y tăng, cầu về hàng hoá X sẽ tăng và ngược lại. Các hàng hoá này càng có công dụng
giống nhau, càng dễ thay thế cho nhau, mức độ gia tăng trong cầu về hàng hoá X càng
lớn khi giá hàng hoá Y tăng lên 1%. Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn
của cầu theo giá chéo cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Khi sự biến động giá
của các mặt hàng khác cũng ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp dang
11


12
kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến diễn biến cung, cầu trên các thị trường
hàng hoá có liên quan.
+ Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ,
do đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm có chất lượng
tốt, giá bán sẽ cao và ngược lại, chất lượng thấp giá sẽ thấp. Chất lượng sản phẩm cao là
một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định tới sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ tạo niềm tin, sự tin dùng cuả
khách hàng mà còn tạo điều kiện để sản phẩm, dịch vụ dễ dàng được tiêu thụ, mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực có tay
nghệ cao và biết sử dụng các máy móc hiện đại cùng đội ngũ quản lý có kinh nghiệm để
tạo sự đồng bộ trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
1.2. LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.2.1. Khái niệm về chi phí sản xuất
 Theo kinh tế học, chi phí sản xuất là toàn bộ các phí tổn để phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời
kỳ nhất định. Ví dụ như các chi phí để mua nguyên vật liệu, chi phí để trả lương cho
người lao động, chi phí cho bộ phận quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định,...
 Tổng chi phí là tổng các loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh

doanh hàng hoá và dịch vụ trong một thời kì nhất định. Tổng chi phí gồm chi phí cố định
và chi phí biến đổi.
TC = TVC + TFC
Trong đó:
+Chi phí cố định (FC, TFC): là những chi phí không thay đổi theo mức sản lượng.
+Chi phí biến đổi (VC, TVC): Là những chi phí thay đổi theo mức sản lượng.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp
 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
+Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC, STC): Là toàn bộ phí tổn doanh nghiệp phải
C
bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong thời gian ngắn hạn.
Hình 1.1: Chi phí sản xuất ngắn hạn của doanh nghiệp

TC

TVC
TFC
TFC
12

0

Q


13

Qua đồ thị ta có thể thấy chi phí cố định (TFC) là chi phí không đổi tại mọi mức sản
lượng, tức là khi tăng hay giảm sản lượng thì chi phí cố định là không đổi. Chi phí biến
đổi (TVC) và tổng chi phí (TC) là chi phí tăng khi sản lượng tăng và ngược lại. Đường

TC luôn cách đường TVC một khoảng bằng đúng TFC.
+ Chi phí biên (MC, SMC) là sự gia tăng tổng chi phí do tổng sản phẩm tăng thêm
một đơn vị.
MC=

= TC(Q)

Vì TC = TFC + TVC  MC = (TFC + TVC)(Q)
Hay MC = TVC(Q)
Hình 1.2 cũng cho ta thấy khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp
cần bỏ ra thêm chi phí biến đổi, trong khi chi phí cố định giữ nguyên. Do đó, khi sản
phẩm biên tăng, chi phí biên sẽ giảm khi sản lượng gia tăng. Khi sản phẩm biên giảm, chi
phí biên sẽ tăng khi sản lượng tăng.
+Chi phí bình quân (AC, ATC, SATC): là mức chi phí bình quân mỗi đơn vị sản
phẩm.
ATC =

=

=

+

= AFC + AVC

Trong đó:
- AFC là chi phí cố định bình quân trong ngắn hạn. Là mức chi phí cố định bình quân
tính trên mỗi đơn vị sản lượng. Chi phí cố định là không đổi nên khi Q tăng AFC sẽ giảm.
- AVC là chi phí biến đổi bình quân trong ngắn hạn. Là mức chi phí biến đổi bình
quân cho một đơn vị sản lượng. Theo quy luật "năng suất cận biên giảm dần", ban đầu

khi tăng thêm một yếu tố đầu vào trong khi giữ nguyên các yếu tố khác thì năng suất cận
biên có thể tăng thêm nhưng sau đó năng suất cận biên sẽ giảm dần và AVC tăng dần.
13


14
Hình 1.2: Đường chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân dài hạn

C

ATC

SMC


•AVC

ATC min

AVC

min

AFC
Q

0

Qua hình vẽ ta thấy ATC và AVC có dạng hình chữ U. Ở mức sản lượng thấp, ATC
và AVC cao. Khi Tăng sản lượng, đường ATC và AVC giảm dần. Khi đến một mức sản

lượng nhất định, việc tăng thêm sản lượng sẽ làm ATC và AVC lại tăng lên. AFC là
đường có độ dốc âm, tức là khi sản lượng sản xuất ra càng tăng thì AFC càng giảm.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất dài hạn của doanh nghiệp
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả yếu tố đầu vào của mình. Chẳng
hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô của nhà máy, chuyển sang công nghệ sản xuất
mới, mướn nhân công mới và thương lượng những hợp đồng mới với các nhà cung ứng
vật tư khác,... Do vậy, trong dài hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn các đầu vào và công
nghệ sản xuất có chi phí thấp nhất.
 Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp
bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ trong điều kiện các yếu tố
đầu vào có thể thay đổi.
Đường tổng chi phí dài hạn mô tả chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra mỗi mức sản
lượng, khi doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh tất cả các đầu vào của mình một cách tối
ưu. Bởi vì doanh nghiệp có thể đóng cửa hoàn toàn trong dài hạn nên LTC ở mức sản
lượng 0 là 0. Như vậy, không có chi phí cố định trong dài hạn và mọi chi phí đều là chi
phí biến đổi.

14


15
Điểm khác biệt cơ bản giữa dài hạn và ngắn hạn là sự linh động. Trong dài hạn, nhà
sản xuất có thể linh động điều tiết sản lượng và chi phí bằng cách thay đổi quy mô nhà
máy. Tương tự như trong ngắn hạn, ta cũng có các khái niệm về chi phí trung bình, và chi
phí biên trong dài hạn.
 Chi phí bình quân dài hạn (LAC): là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị
sản xuất trong dài hạn. Đường LAC cũng có dạng chữ U giống SAC nhưng chi phí ở
mỗi mức sản lượng thấp hơn. Doanh nghiệp có thể chọn phương thức sản xuất có chi phí
trung bình thấp nhất của đường SAC.
LAC =

 Chi phí cận biên dài hạn (LMC): là sự thay đổi trong tổng mức chi phí do sản
xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa trong dài hạn.
LMC = LTC’(Q) =
Hình 1.3: Đường chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân dài hạn

C

LMC
LAC

LACmin

Q

0

Đường LMC không phải là đường tập hợp các điểm của các đường ngắn hạn.
Khi LMC thấphơn LAC, LAC sẽ
giảm
xuống.
Tương
tự,
khi LMC lớn
hơn LAC thì LAC tăng lên. Khi LAC đạt cực tiểu hay LAC không đổi, LMC bằng với LAC.
 Đường đồng phí là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị cách sử dụng
15


16
cùng một mức chi phí để mua các mức đầu vào vốn và lao động khác nhau (giá của các

yếu tố đầu vào và các yếu tố khác không đổi).
C = w.L + r.L
Trong đó: C là mức chi phí sản xuất
L, K là số lượng lao động và vốn dùng trong sản xuất
w, r là giá thuê 1 đơn vị lao động và 1 đơn vị vốn.
Hình 1.4: Đồ thị đường đồng phí

K

K1
∆K
K2
∆L
0

L1

Độ dốc đường đồng phí = -

L

L

= -tg2

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Hàm chi phí C = C(Q,w,r) hay Q = f(K,L). Như vậy ta có thể thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất là:
 Giá cả yếu tố đầu vào
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí liên
quan tới việc sử dụng nguyên liêu, vật liêu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Hay chi phí nhân công trực tiếp là chi phí
để trả lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật chưa hiện đại nên còn
sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất. Vì thế chi phí nhân công trực tiếp còn
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy, nếu tiết kiệm được những
khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận.

16


17
 Khối lượng hàng hoá sản xuất ra
Khối lượng hàng hàng hoá sản xuất ra tỉ lệ thuận với tổng chi phí biến đổi nên cũng
tỷ lệ thuận với tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu tăng khối lượng hàng hoá sản xuất thì
phải sử dụng tới nhiều vốn, nhân công, nguyên vật liệu,.. nên chi phí sản xuất sẽ phải
tăng theo và ngược lại. Vì thế khối lượng hàng hoá hãng sản xuất ra phản ánh quy mô sân
xuất của hãng.
 Ngoài ra còn một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất như hệ
thống cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ - kĩ thuật, trình độ quản lý, hệ thống
pháp luật và chính sách của nhà nước,...
1.3. LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN
1.3.1. Khái niệm lợi nhuận
Theo C.Mác thì lợi nhuận được hiểu là giá trị thặng dự hay phần giá trị mới dôi
ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá điểm mà ở đó
giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới.
Đối với nước ta, đứng trên góc độ doanh nghiệp thì lợi nhuận là khoản tiền chênh

lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ các hoạt
động của doanh nghiệp đưa lại trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Như vậy, lợi nhuận là phần thu nhập dôi ra so với số chi phí bỏ ra. Phần thu nhập
này là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động xã hội trong doanh nghiệp tạo
ra. Đây là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+
Công thức tính:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Π = (P – ATC)
x
Q
Trong đó:
Π : Tổng lợi nhuận
P : Giá bán
ATC: Chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm
Q : Khối lượng sản phẩm bán ra
(P - ATC): Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm
1.3.2.
Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò quan trọng với doanh nghiệp, gắn liền với lợi ích của
doanh nghiệp và đó cũng là mục tiêu của mọi quá trình kinh doanh. Tất cả các doanh
nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và sẽ không tồn tại được nếu như hoạt động
kinh doanh không mang lại lợi ích cho họ.
17


×