Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ về sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.85 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ SỰ TUÂN THỦ
DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Vũ Thị Hương Duyên*, Trần Thị Kim Xuân**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó tăng
huyết áp chiếm tỉ lệ cao. Bệnh gây tổn thương các cơ quan đích tim, thận, não, đáy mắt,… dẫn đến tàn phế
và tử vong nếu không điều trị phù hợp và tích cực. Bệnh cũng tạo nên gánh nặng tài chính nặng nề cho cá
nhân và cộng đồng.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tháng 7/2011 - 7/2014 với mục tiêu khảo sát sự tuân
thủ dùng thuốc của người bệnh THA đang điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Có 98% bệnh nhân tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ; 84,9% bệnh nhân không tự động giảm thuốc
khi phải uống trong nhiều ngày; 34,2% không tự động ngưng thuốc khi thấy khó chịu trong người; 92,6% không
ngừng uống thuốc khi huyết áp ổn định. Tuân thủ tái khám đúng hẹn là 96,6% trên tổng số 298 bệnh nhân được
điều trị tại khoa nội tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh không tuân thủ dùng thuốc suốt đời của người bệnh tăng huyết áp là
21,8%. Các yếu tố dẫn đến sự không tuân thủ điều trị: sợ tác dụng phụ của thuốc và sợ ảnh hưởng đến sinh
hoạt cá nhân.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, tuân thủ, tăng huyết áp.

ABSTRACT
SURVEYING KNOWLEDGE, ATTITUDE TOWARDS MEDICATION COMPLIANCE
OF HYPERTENSIVES IN CHO RAY HOSPITAL
Vu Thi Huong Duyen, Tran Thi Kim Xuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 160 - 163
Background: Cardiovascular disease is one of the leading causes of death, which raises the blood pressure


scale height. The disease causes the target organs damage heart, kidney, brain, eye fundus,... leads to disabilities
and death if not treated in line meeting and positive. The disease also created a heavy financial burden for
individuals and the community.
Method: Cross-sectional descriptive study, from July 2011 to July, 2014 with the objective survey on
medication compliance of patients THA are inpatient treatment in cardiovascular internal medicine, Cho
Ray Hospital.
Results: Two hundred ninety two (98%) out of 298 patients were followed the doctor's instructions; 84.9%
of the patients did not automatically reduce smoking when to drink for several days; 34.2% does not automatically
stop smoking when found irritating in person; 92.6% do not stop taking the medication when blood pressure is
stable. Comply with the re-examination punctuality is 96.6% on total 298 patients in cardiovascular internal
medicine, Cho Ray Hospital.
Conclusions: The rate of patient non-compliance on medication in their life was 21.8%. These factors
effected to the non-compliance such as: the side effects of the drug and misunderstanding medicated function.
* Phòng Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: ThS.ĐD. Vũ Thị Hương Duyên

160

** Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐT: 0917520429
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nghiên cứu Y học

Keywords: To survey, Knowledge, Attitude and Compliance, Hypertension.

nhiều người bệnh tự ngừng thuốc khi thấy chỉ số
GIỚI THIỆU
huyết áp trở về bình thường hoặc do điều kiện
Hiện nay Tăng huyết áp (THA) là một trong
kinh tế, trình độ hiểu biết và khả năng tiếp cận
những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần được
với y tế bị hạn chế nên bệnh nhân đã tự ý ngưng
quan tâm và đang trở thành vấn đề sức khỏe
điều trị (tự ý bỏ thuốc). Để biết được tỉ lệ tuân
trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần
thủ và nguyên nhân không tuân thủ điều trị của
suất các yếu tố nguy cơ, là một trong những yếu
bệnh nhân tăng huyết áp một nghiên cứu mô tả
tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch (BTM) ở
cắt ngang trên 298 bệnh nhân đã được thực hiện
các nước công nghiệp, các nước đang phát triển
từ 2011 - 2014.
và Việt Nam(2).
Năm 2012 thống kê của Liên đoàn Tim mạch
thế giới (WHF) trên thế giới có tới 972 triệu
người mắc THA, 332 người ở các nước phát triển
640 triệu người ở các nước đang phát triển, ước
tính khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025(1,5). Chi
phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều trị, chăm sóc
bệnh nhân THA hàng năm lên tới 259 tỉ đô la
Mỹ(3). Cùng thời điểm Viện Tim mạch Việt Nam
tiến hành ở người lớn (> 25 tuổi) tại 8 tỉnh và
thành phố tỉ lệ THA đã tăng lên 25,1%, thành thị
32,7% nông thôn 17,3% (P < 0,001)(4). Theo Tổ
chức Y tế thế giới THA là một trong sáu yếu tố

nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bổ gánh nặng
bệnh tật toàn cầu. Các biến chứng của THA rất
nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa…những biến
chứng này ảnh hường lớn đến người bệnh, gây
tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần, vật
chất của gia đình người bệnh và xã hội. Theo
niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc
TBMMN là 47,6/100.000 dân, hàng năm có
khoảng 39.980 ca bị TBMMN, khoảng 15.990
người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động, chi phí
trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ VND/năm
trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ
VND(7).
Điều đáng quan tâm ở đây là điều trị THA
cần phải được thực hiện một cách toàn diện, liên
tục và lâu dài. Nỗ lực liên quan đến giáo dục,
tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống là quy trình
quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát huyết
áp theo mục tiêu huyết áp để phòng ngừa nguy
cơ mắc bệnh tim mạch(4). Tuy nhiên trên thực tế,

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng
cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã
soạn sẵn tất cả người bệnh THA từ 18 tuổi trở
lên, đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch
- Bệnh viện Chợ Rẫy từ 02/7/2011 đến 09/7/2014.


Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh không hợp tác.
Người bệnh già (lú lẫn) không phỏng vấn
được.
Người bệnh THA có kèm theo những bệnh
lý khác.
Người bệnh mới điều trị lần đầu.
Số liệu được thống kê và tính tỉ lệ, tần suất
theo từng loại.

KẾTQUẢ
Qua nghiên cứu 298 người bệnh bị tăng
huyết áp nhập viện: tỉ lệ nam/nữ: 1/1,4; đa số
người bệnh trên 60 tuổi, chúng tôi có được kết
quả sau:

Nhận thông tin về thuốc từ nguồn

Hình 1: Thông tin về thuốc tăng huyết áp.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017

161


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy, người bệnh


Thái độ của người bệnh về việc dùng thuốc
HA suốt đời và vấn đề ảnh hưởng đến sinh
hoạt cá nhân

biết thông tin về thuốc THA từ nhân viên y tế
chiếm đa số (45,3%).

Thái độ của người bệnh về hiệu quả điều
trị của thuốc THA

233/289 trường hợp đồng ý về việc dùng
thuốc HA suốt đời không ảnh hưởng nhiều
đến sinh hoạt cá nhân của họ chiếm tỷ lệ cao
(78,2%). 65 trường hợp còn lại cho rằng sử dụng
thuốc huyết áp suốt đời có ảnh hưởng nhiều đến
sinh hoạt cá nhân, chiếm tỷ lệ thấp hơn (21,8%).

272/298 trường hợp đồng ý khi điều trị
tăng huyết áp người bệnh cảm thấy hiệu quả
hơn chiếm tỷ lệ khá cao (91,3%). Chỉ có 26
trường hợp không đồng ý vì sau khi uống
thuốc họ có những triệu chứng nhức đầu,
buồn nôn, mệt hơn.

Thái độ của người bệnh về việc điều trị
thuốc suốt đời
271/298 trường hợp không đồng ý với quan
điểm “Không điều trị vẫn khỏi bệnh” chiếm tỷ lệ
cao (90,9%). Vẫn còn 27 trường hợp đồng ý vì họ

có quan điểm điều trị THA bằng thuốc nam.

Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh THA.
Bảng 1. Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh tăng huyết áp.
Yếu Tố
Uống thuốc theo sự chỉ dẫn
Tự động giảm thuốc khi phải uống nhiều ngày
Tự động ngưng thuốc khi thấy khó chịu
Ngừng uống thuốc khi HA ổn định
Mang thuốc theo khi đi xa
Tái khám đúng hẹn


Tần suất (người)
296
45
196
109
276
288

Đa số người bệnh đều tuân thủ dùng thuốc.

Tỷ lệ %
98,0
15,1
65,8
36,6
92,6
96,6


Không
Tần suất (người)
6
253
102
189
22
10

Tỷ lệ %
2
84,9
34,2
63,4
7,4
3,4

BÀN LUẬN

Tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ
chiếm tỷ lệ 98,0%.

Đặc điểm nhân chủng và dịch tễ học
So sánh với các nghiên cứu khác được ghi
nhận như sau:

Không tự động giảm thuốc khi phải uống
trong nhiều ngày chiếm tỷ lệ 84,9%.


Về đặc điểm giới tính của người bệnh
THA, ghi nhận trong nghiên cứu của chúng
tôi và các bệnh viện của nghiên cứu khác đều
có chung đặc điểm tỷ lệ người bệnh THA ở nữ
nhiều hơn nam. Nhóm tuổi > 60 chiếm đa số
(62,1%); khoa Tim mạch A – bệnh viện Nhân
dân 115 là 52,70%(8) và bệnh viện huyện Thoại
Sơn là 40,20%(1,2).

Không tự động ngưng thuốc khi thấy khó
chịu trong người chiếm tỷ lệ 34,2%.
Không ngừng uống thuốc khi huyết áp ổn
định chiếm tỷ lệ 63,4%.
Tuân thủ mang theo thuốc uống khi đi xa
chiếm tỷ lệ 92,6%.
Tuân thủ tái khám đúng hẹn chiếm tỷ lệ
96,6%.
Bảng 2. So sánh tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.
Bệnh viện
Khoa Tim mạch A – Bệnh viện nhân dân 115 (2004)
Huyện Thoại Sơn – An Giang (2006)
[12]
Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Trưng Vương

162

Tỷ lệ nam
31,90%
33,93%
41,67%


Tỷ lệ nữ
68,10%
66,07%
58,33%

Nhóm tuổi > 60
52,70%
40,20%
52,19%

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm kiến thức của người bệnh THA
về thuốc và việc theo dõi HA trong khi
dùng thuốc THA

Ngừng uống thuốc khi HA ổn định (36,6%);
Mang thuốc theo khi đi xa (92,6%); Tái khám
đúng hẹn (96,6%).

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy đa
số người bệnh THA biết thông tin về thuốc THA
qua nhân viên y tế (45,3%). Điều đó cho thấy
rằng, nhân viên y tế tại khoa Nội Tim Mạch – BV

Chợ Rẫy đã thực hiện tốt và có vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp thông tin về thuốc
điều trị THA cho người bệnh.

KIẾN NGHỊ

Tỷ lệ người bệnh THA không nhớ tên
thuốc mình đang uống chiếm khá cao (65,1%).
Vì người bệnh đa số lớn tuổi, không có khả
năng đọc và nhớ được tên thuốc; do tình trạng
quá tải thường xuyên nên NVYT bỏ qua việc
nhắc nhở người bệnh cần phải biết tên thuốc
mình đang uống.
Tỷ lệ người bệnh THA không biết tác dụng
phụ của thuốc là 68,5%. Do thực trạng hiện nay
NVYT và người bệnh chưa quan tâm về tác
dụng phụ của thuốc.

KẾT LUẬN

Tại khoa Nội Tim Mạch – Bệnh Viện Chợ
Rẫy, tăng cường lồng ghép giáo dục sức khỏe về
bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân trong các
buổi họp hội đồng thân nhân - bệnh nhân cấp
khoa và câu lạc bộ tăng huyết áp, mục tiêu làm
cho mọi người hiểu được các nguyên nhân, cách
chăm sóc, cách theo dõi huyết áp tại nhà, lợi ích
của sự tuân thủ điều trị cũng như các hoạt động
nhằm phòng tránh bệnh tăng huyết áp để thực
hiện công tác dự phòng là điều quan trọng nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Kiến thức
Về thuốc huyết áp: biết tên thuốc đang uống
(34,9%); Biết số lượng thuốc uống trong ngày
(69,5%); Biết tác dụng phụ của thuốc (31,5%); Báo
bác sĩ khi uống sai liều chỉ dẫn (88,6%).

5.

6.

Về việc kiểm soát huyết áp: biết về chỉ số
huyết áp liên quan đến việc dùng thuốc
(65,1%); Theo dõi chỉ số huyết áp trong khi
dùng thuốc (56,7%).

7.

Thái độ

8.

Sử dụng thuốc huyết áp mang lại hiệu quả

hạ áp (91,3%); Đồng ý sử dụng thuốc huyết áp
suốt đời (78,2%); tăng huyết áp phải điều trị
thuốc (90,9%).

9.

Báo cáo lần thứ 7 của Ủy ban quốc gia về phòng ngừa, kiểm
soát, đánh giá và điều trị THA Hoa Kỳ (JNC VII), tháng 4/2003.
Báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2007, Bệnh Viện Đa Khoa
Trung Tâm An Giang (www.bvag.com.vn).
Đào Duy An (2003). Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở BN
THA. Kỷ yếu các đề tài khoa học. Hội nghị tim mạch miền
Trung mở rộng lần 2, Nha Trang - Khánh Hòa ngày 5 - 9 tháng
10/2003.
Do HT, Geleijnse JM, Le MB, Kok FJ, Feskens EJ (2015).
National prevalence and associated risk factors of hypertension
and prehypertension among Vietnamese adults. Am J
Hypertens. 28(1), tr. 89-97.
Duong DA, Bohannon AS, Ross MC (2001). A descriptive study
of hypertension in Vietnamese Americans. J Community Health
Nurs. 18(1), tr. 1-11.
Lý Huy Khanh (2014). Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại
phòng khám Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, truy cập ngày
23/03/2017,
tại
trang
web
/>sDetail&mid=402&NewsPK=884.
Nguyễn Lân Việt (2009). Phòng chống bệnh tăng huyết áp giảm gánh nặng bệnh tật, truy cập ngày 16/03/2017, tại trang
web

/>Phan Ngọc Khánh và cộng sự (2005). Khảo sát đặc điểm và
tình hình điều trị bệnh THA tại khoa Tim mạch A-BV Nhân
dân 115 năm 2004. Kỷ yếu báo cáo khoa học hội nghị khoa học
Tim mạch Việt - Đức, lần V – 2005 - TPHCM.
Son PT, Quang NN, Viet NL, et al (2012). Prevalence, awareness,
treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a
national survey. J Hum Hypertens. 26(4), tr. 268-80.

Tuân thủ
Uống thuốc theo sự chỉ dẫn (98%); Tự động
giảm thuốc khi phải uống nhiều ngày (15,1%);
Tự động ngưng thuốc khi thấy khó chịu (65,8%);

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017

15/02/2017
28/02/2017
05/04/2017

163



×