Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên thai phụ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.93 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

KHẢO SÁT TỶ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
TRÊN THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Trần Quang Khánh*,Thái Văn Hùng*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên thai phụ tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương và một số yếu tố khác có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ.Chúng tôi thử nghiệm TSH, FT4 và TPOab ở 281 thai phụ đến khám
thai lần đầu tiên. Chúng tôi phân nhóm thai phụ có nguy cơ cao có rối loạn chức năng tuyến giáp và nhóm nguy
cơ thấp dựa theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ năm 2012. Tất cả các thai phụ được theo dõi đến lúc
sanh và ghi nhận các kết cuộc trên mẹ và con. Thực hiện phân tích dữ liệu theo phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ là 20,6% trong đó tỉ lệ Basedow 2,8%, cường giáp khác
9,3%, suy giáp rõ 0,7% suy giáp dưới lâm sàng 1,1%,TPOab(+) là 9,3%.Thai phụ có tiền sử bản thân mắc bệnh
lý tuyến giáp làm tăng nguy cơ cường giáp(33.3 v10,6%.p=0,012), suy giáp(11,1 vs 1,1%. p=0,000) và
TPOab(+)(3,9 vs 7,2%. P=0,000). Thai phụ có bệnh lý bướu giáp lan tỏa hoặc bướu giáp nhân trên lâm sàng làm
tăng nguy cơ cường giáp(40,9 vs 9,7 %.p=0,000),suy giáp (4,5 vs 1,6%.p=0,037) và TPOab(+)(31,8 vs 7,4%.
P=0,001).Tỷ lệ sẩy thai là 3,4% và tăng nguy cơ sanh non, sơ sinh nhẹ cân ở thai phụ có RLCNTGTK.
Kết luận: Chúng tôi đề nghị tầm soát bằng xét nghiệm TSH cho tất cả sản phụ đến khám thai lần đầu trong
3 tháng đầu thai kỳ.
Từ khóa: Rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ.

ABSTRACT
PREVALENCE OF THYROID DYSFUNCTION DURING PREGNANCY
IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL
Tran Quang Khanh,Thai Van Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 50 - 55
Objectives: Determine the prevalence of thyroid dysfunction during early pregnancy and some other factors


related.
Method: Cohort. We tested TSH, FT4 and Topaz in 281 pregnant women attending antenatal clinic for the
first time. We subgroup of high-risk pregnant women with thyroid dysfunction and low-risk groups based on the
recommendations of the Endocrine society in 2012. All women were monitored and recorded the outcome on the
mother and child at birth. Perform data analysis by software SPSS 16.0.
Results: The prevalence of thyroid dysfunction was 16.4% overall, in which the ratio Topaz (+) was 9.3%,
2.8% of Based and other hyperthyroidism 9.3%. Pregnant women with a history of thyroid nodular itself
increases the risk of hyperthyroidism (33.3 vs. 10.6%.p=0.012), hypothyroidism (11.1 vs. 1.1%.p=0.000) and
Topaz (+) (38.9 vs. 7.2%. P=0.000). Pregnant women with thyroid disease or diffuse goiter increases the risk of
hyperthyroidism (40.9 vs. 9.7%.p=0.000), hypothyroidism (4.5 vs. 1.6%.p=0.037) and Topaz (+) (31.8 vs. 7.4%.
P=0.001).The rate of miscarriage in women with thyroid dysfunction was 3.4% and increase the risk of preterm
birth, low birth weight in newborn.
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: BS CKII Thái Văn Hùng

50

ĐT: 0903787470

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

Conclusion: We recommend screening with TSH test for all women during their first prenatal care in the
first trimester of pregnancy.

Key Words: Thyroid dysfunction in pregnancy.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ
(RLCNTGTK) được định nghĩa bao gồm các
bệnh lý tuyến giáp tự miễn trong thai kỳ như
suy giáp rõ hoặc suy giáp dưới lâm sàng, bệnh
Basedow, cường giáp trong thai kỳ, và sự hiện
diện của kháng thể kháng giápTPOab, Tgab(7).
Suy giáp thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sẩy thai,
thiếu máu, tiền sản giật, nhau bong non, băng
huyết sau sinh(1). Thai phụ bị Basedow trong
quá khứ hay hiện tại có nguy cơ cho cả mẹ và
thai nhi. Nếu bệnh Basedow chưa được điều trị
ổn sản phụ dễ bị tiền sản giật, cơn bão giáp,
suy tim, sinh non, thai nhi chậm tăng trưởng,
nhẹ cân hoặc thậm chí thai chết lưu. TPOab có
liên quan với sự gia tăng đáng kể nguy cơ sẩy
thai và sanh non(4,6).

Đối tượng nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về RLCNTGTK đã được
thực hiện khắp nơi trên thế giới như Vaidya(8) ở
Anh, Horacek(5) tại cộng hòa Séc, Feki(3) tại
Tunisia. Một số nghiên cứu bệnh lý tuyến giáp
trong thai kỳ cũng đã tiến hành ở châu Á như tại

Trung Quốc có Wang(9) năm 2010, Ấn Độ có
Dinesh(2). Ở nước ta, bệnh lý tuyến giáp cũng
thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản. Tuy nhiên,
theo sự hiểu biết của chúng tôi, chưa có nghiên
cứu nào về RLCNTGTK được công bố.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ
RLCNTGTK trong ba tháng đầu thai kỳ tại phòng
khám Sản Bệnh viện Nguyễn Tri Phương dựa
vào khuyến cáo tầm soát theo hướng dẫn của
Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ năm 2012(7). Ngoài ra,
chúng tôi sẽ đánh giá những yếu tố liên quan đến
RLCNTGTK như tiền căn bản thân mắc bệnh lý
tuyến giáp, tiền căn sản khoa của thai phụ. Tìm
mối liên quan giữa RLCNTGTK với các biến cố
chu sinh ở mẹ và con như sẩy thai, sinh non, trẻ
sơ sinh nhẹ cân.

Các sản phụ mang thai ba tháng đầu thai kỳ
đến khám tại phòng khám sản khoa Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cường giáp
Bệnh Basedow: Lâm sàng có hội chứng cường
giáp và bất thường sinh hóa bao gồm TSH < 0,1
mIU/L và FT4 > 19 pmol/L và TRab (+).
Cường giáp thai kỳ và nghén nặng: TSH < 0,1
mIU/L, FT4 bt hoặc tăng và TRab(-).

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giáp

Suy giáp rõ: TSH ≥ 10,0 mU/L; hoặc 2,5 mU /L
< TSH < 10mU/L và FT4 < 9,0pmol/L.
Suy giáp dưới lâm sàng: 2,5 mU /L < TSH<
10mU/L và FT4 bình thường.
-TPOab(+) khi > 34 UI/mL(E 170), TRab(+) khi
> 1,22 UI/L.

Chẩn đoán bướu giáp đơn thuần
Xác định tuyến giáp lớn lan tỏa bằng thăm
khám lâm sàng và/ hoặc siêu âm tuyến giáp và có
TSH, FT4 bình thường.
RNCNTGTK
RNCNTGTK được xác định khi có ít nhất một
giá trị sau:
*TSH huyết thanh < 0,1 mU/L hoặc > 2,5
mU/L.
*Hoặc/và TPOab(+).

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ. Thử TSH, FT4 và TPOab
ở 281 phụ nữ mang thai đến khám thai đầu tiên.
Phân nhóm thai phụ có nguy cơ cao bị
RLCNTGTK dựa theo khuyến cáo của Hội Nội
tiết Hoa Kỳ năm 2012. Bao gồm:
Từ 30 tuổi trở lên.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

51



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

Có tiền căn gia đình hoặc bản thân mắc bệnh
lý tuyến giáp.
Có bướu giáp qua thăm khám lâm sàng.

cơ và 145 thai phụ (51,6%) không thuộc nhóm
nguy cơ. Tuổi mẹ trung bình 27,7 ± 4,8 tuổi, tuổi
thai lần khám đầu tiên trung bình 10,4 ± 2,0 tuần.

Có kháng thể kháng giáp TGab, TPOab.

Bảng 1. Đặc điểm dân số chung

Có triệu chứng hoặc dấu hiệu lâm sàng gợi ý
bị suy giáp.
Đái tháo đường típ 1 hay rối loạn tự miễn
khác.
Vô sinh.
Tiền sử sẩy thai và sinh non.
Tiền sử chiếu xạ vùng đầu, cổ hoặc phẫu
thuật tuyến giáp.
Đang điều trị với Levothyroxine.
Sinh sống trong vùng thiếu Iode.
Thực hiện phân tích dữ liệu theo phần mềm
SPSS 16.0, phép kiểm λ2, T test.


KẾT QUẢ

Đặc điểm
Từ 30 tuổi trở lên
Gia đình có bệnh TG
Bản thân có bệnh TG
Tiền căn
Sẩy thai, lưu, sanh non
Sanh mổ
TG bình thường
Kết quả
Bướu giáp lan tỏa
thăm khám
Bướu giáp nhân
trên lâm sàng
Mạch ≥ 100 lần/ph

Số ca (Tỉ lệ %)
91(32,4%)
18(6,4%)
18(6,4%)
47(16,7%)
36(12,8%)
259(92,2%)
15(5,3%)
7(2,5%)
7(2,5%)

Bảng 2. Kết quả tỷ lệ bệnh lý tuyến giáp thai kỳ
Kết quả

RLCNTGTK
Basedow
Cường giáp khác
Suy giáp rõ
Suy giáp dưới lâm sàng
TPOab(+)

Tỷ lệ %
20,6
2,8
9,3
0,7
1,1
9,3

Có 281 thai phụ được đưa vào nghiên cứu
trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2014:
trong đó 136 thai phụ (48,4%) thuộc nhóm nguy
Bảng 3. Tương quan giữa tiền sử bệnh lý tuyến giáp của bản thân và kết quả RLCNTGTK
Thông số
Cường giáp
Suy giáp
TPOab(+)

Có tiền sử BLTG,n=18(%)
6(33,3)
2(11,1)
7(38,9)

Không có tiền sử BLTG,n=263(%)

28(10,6)
3(1,1)
19(7,2)

p
0,012
0,000
0,000

Phép Kiểm
2


2

2


Bảng 4. Tương quan giữa bệnh lý tuyến giáp qua khám lâm sàng và kết quảLCNTGTK.
Thông số
Cường giáp
Suy giáp
TPOab(+)

BG lan tỏa, BG nhân,n=22(%)
9(40,9)
1(4,5)
7(31,8)

TG bình thường n=259(%)

25(9,7)
4(1,6)
19(7,4)

p
0,000
0,037
0,001

Phép Kiểm
2


2

2


Bảng 5. Kết quả RLCNTGTK của nhóm nguy cơ và nhóm không nguy cơ.
TSH trung vị (mU/L)
FT4 trung bìn(pmol/L)
Basedow
Cường giáp khác
Suy giáp rõ
Suy giáp dưới lâm sàng
TPOab(+)
RLCNTGTK

52


Nhóm nguy cơ (n=136)
0,605
14,44 ± 5,54
7(5,1%)
20(14,7%)
2(1,5%)
1(0,7%)
20(14,7%)
45(33,1%)

Nhóm không nguy cơ(n=145)
0,764
13,76 ± 4.22
1(0,7%)
6(4,1%)
0(0%)
2(1,4%)
6(4,1%)
13(9%)

p
0,018
0,241

Phép kiểm
Mann-Whitney
T test

0,000




0.154



0,002
0,000


2


2

2
2

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

Bảng 6. Kết cuộc lúc sanh trên con
Nhóm ng/cơ,n=126
38,8 ± 1,4
2(1,6%)
10(7,8%)

3181 ± 426
6(4,8%)

Tuổi thai
Sẩy thai
Sanh non
Cân nặng SS
Nhẹ cân

Nhóm không ng/cơ,n=134
38,9 ± 1,2
0(0%)
2(1,5%)
3140 ± 325
2(1,5%)

Nhóm nguy cơ có 138 thai phụ, mất dấu 8,
sẩy thai 2 nên còn lại 126 thai phụ. Nhóm không
nguy cơ 145 thai phụ, mất dấu 11 thai phụ nên
kết cuộc sau cùng còn lại 134 thai phụ.
Bảng 7. Kết cuộc trên con ở nhóm có RLCNTGTK
RLCNTGTK
(+) (n=53)
Sẩy thai
2(3,4%)
Sanh non
5(9,4%)
Cân nặng SS 3070 ± 360
Nhẹ cân
2(3,8%)


RLCNTGTK
(-) (n=207)
0(0%)
7(3,4%)
3182 ± 379
6(2,9%)

p

P/kiểm

2
0,006

2
0,061

0,054 T test
2
0,646


Bảng 8. Kết cuộc trên con ở nhóm thai phụ có
TPOab(+)

Sẩy thai
Sanh non
Nhẹ cân


TPOab(+),
(n=24)
1(4%)
3(12,5%)
1(4,2%)

TPOab(-),
(n=236)
1(0,4%)
9(3,8%)
7(3,0%)

p

Phép
kiểm

0,051
0,053
0,746


2

2


2

BÀN LUẬN

Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đa số thai phụ mang thai lần đầu (43,1%) và
lần thứ hai (40,2%) phù hợp với xu hướng sinh ít
con trong xã hội ngày nay. Mạch > 100 lần phút
gợi ý thai phụ có thể có bệnh lý cường
giáp.Khám lâm sàng phát hiện bướu giáp lan tỏa
5,3% và bướu giáp nhân là 2,5%. Điều này nhắc
nhở các nhà lâm sàng cần quan tâm hơn về bệnh
lý tuyến giáp trên thai phụ nhằm phát hiện bệnh
lý, điều trị kịp thời để tránh các kết cuộc thai kỳ
bất lợi cho cả mẹ và con.
Tỷ lệ suy giáp ở nhóm thai phụ có tiền sử
BLTG là 11,1% cao hơn so với 1,1% của nhóm
không có tiền sử BLTG(p = 0,000). Tỷ lệ TPOab
(+) của nhóm thai phụ có tiền sử BLTG là 38,9%
cao hơn rất nhiều so với 7,2% của nhóm không
có tiền sử BLTG (p = 0,000). Như vậy, các bác sỹ
lâm sàng cần đặc biệt lưu ý đến những thai phụ

p
0,77
0,146
0,016
0,216
0,059

Phép kiểm
MannWhitney
2


2

MannWhitney
2


có tiền sử bệnh lý tuyến giáp và chỉ định xét
nghiệm TSH, TPOab huyết thanh là cần thiết.
Tỷ lệ cường giáp ở nhóm có BGLT là 46,7%,
BGN là 28,6% cao hơn rất nhiều so với 9,7% của
nhóm thai phụ không có BLTG (p = 0,000).Tỷ lệ
suy giáp ở nhóm có BGLT là 0%, BGN là 14,3%
cao hơn so với 1,6% của nhóm thai phụ không có
BLTG. P = 0,037. Tỷ lệ TPOab (+) của ở nhóm có
BGLT là 33,3%, BGN là 28,6% cao hơn rất nhiều
so với 7,4% của nhóm thai phụ không có BLTG(p
= 0,001).
Như vậy, những thai phụ có tiền sử mắc
bệnh lý tuyến giáp, hoặc lúc thăm khám lâm
sàng có bệnh lý tuyến giáp như bướu giáp lan
tỏa, bướu giáp nhân có nguy cơ RLCNTGTK rất
cao cần được chú trọng.

RLCNTGTK giữa nhóm nguy cơ và nhóm
không nguy cơ
Kết quả cho thấy tỷ lệ cường giáp nhóm
nguy cơ là 19,9% (basedow: 5,1%; cường giáp
khác: 14,7%), cao hơn đáng kể so với 4,8%
(basedow: 0,7%; cường giáp khác: 4,1%) của
nhóm không có nguy cơ. Nguy cơ tương đối

(RR) cường giáp của nhóm nguy cơ cao hơn gấp
4,1 lần so với nhóm không nguy cơ. RR = 4,1
[KTC 95%: 1,4 - 5,3], p = 0,000. Nghiên cứu của
chúng tôi cho kết quả phù hợp với khuyến cáo
nên tầm soát bằng xét nghiệm TSH huyết thanh
cho các thai phụ thuộc nhóm nguy cơ trong
hướng dẫn thực hành lâm sàng về việc quản lý
rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ và
sau sanh năm 2012 của Hội nội tiết Hoa Kỳ(7).
Vì tỷ lệ cường giáp trên thai phụ người Việt
Nam khá cao nên chúng tôi nghĩ nên tầm soát
bệnh cường giáp bằng việc thực hiện xét nghiệm
TSH máu đại trà cho tất cả các thai phụ đến
khám thai lần đầu để tránh bỏ sót chẩn đoán dẫn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

53


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

đến làm gia tăng nguy cơ biến cố bất lợi cho mẹ
và con.
Tỷ lệ suy giáp nhóm nguy cơ là 2,2% (suy
giáp rõ: 1,5%; SGDLS: 0,7%),cao hơn so với 1,4%
(suy giáp rõ: 0%; SGDLS: 1,4%) của nhóm không
có nguy cơ. RR = 1,6 [KTC 95%: 0,4 – 15,1], p =

0,154. So sánh tỷ lệ suy giáp với các nghiên cứu
khác như Dinesh và cs(2) là 14,3% (n = 1000; TSH
> 4,4mU/L), Horacek và cs(5) 10,3% (n = 400;
TSH>3,5mU/L), Vaidya và cs(8) 2,6% (n =1 560;
TSH > 4,2mU/L), Feki và cs(3) 3,2% (n = 1519;
TSH>4,5mU/L), Wang và cs(9) 7,5% (n = 2899;
TSH > 3,93mU/L) thì tỷ lệ suy giáp trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn so với các
nghiên cứu khác mặc dù điểm cắt TSH huyết
thanh tham chiếu là thấp nhất có lẽ một phần do
đặc điểm di truyền của mỗi dân tộc khác nhau,
tình hình thiếu Iode ở mỗi quốc gia cũng khác
nhau.

Kết cuộc trên con giữa nhóm nguy cơ và
nhóm không nguy cơ
Tỷ lệ sẩy thai (tuổi thai < 20 tuần) của nhóm
nguy cơ là 1,6%, nhóm không nguy cơ không có
trường hợp nào sẩy thai(p = 0,146).
Tỷ lệ sanh non (20 ≤ tuổi thai < 37 tuần) của
nhóm nguy cơ là 7,8% cao hơn hẳn so với 1,5%
của nhóm không nguy cơ (p = 0,016). Điều này
nhắc nhở các nhà sản khoa cần theo dõi sát hơn
diễn tiến của thai kỳ trong suốt quá trình mang
thai để có những can thiệp kịp thời, hạn chế các
kết cuộc không thuận lợi cho cả mẹ và con.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng sơ sinh <
2500 gram) của nhóm nguy cơ là 4,8% so với
1,5% của nhóm không nguy cơ. Nhóm nguy cơ
có 2,4% trẻ sơ sinh cân nặng > 4000 gram và

nhóm không nguy cơ không có trường hợp nào
(p = 0,059).

Kết cuộc trên con giữa nhóm thai phụ có
RLCNTGTK và nhóm không RLCNTGTK
Kết cuộc sẩy thai ở nhóm có RLCNTGTK là 2
trường hợp chiếm tỷ lệ 3,4% và nhóm không có
RLCNTGTK không có trường hợp nào sẩy thai.
Tuy nhiên, vì mỗi nhóm đều có những trường

54

hợp mất dấu do theo dõi nên tỷ lệ sẩy thai của
nhóm có RLCNTGTK là 3,4%(3,4 - 8,6) và nhóm
không có RLCNTGTK là 0% (0 - 7,2). P = 0,006.
Kết cuộc sinh non ở nhóm thai phụ có
RLCNTGTK là 9,4% cao hơn so với 3,4% của
nhóm không có RLCNTGTK.RR = 2,7. [KTC
95%(1,0 – 4,4), p = 0,061].

Kết cuộc trên con giữa nhóm thai phụ có
TPOab(+) và nhóm TPOab(-)
Nguy cơ tương đối sẩy thai ở nhóm thai phụ
có TPOab (+) cao hơn gấp 9,5 lần so với nhóm có
TPOab (-).RR=9,5. [KTC 95%(0,6 - 146,9), p =
0,051]. Nguy cơ tương đối sinh non ở nhóm thai
phụ có TPOab(+) cao hơn gấp 3,3 lần so với
nhóm có TPOab(-). RR = 3,3. [KTC 95% (1,0 11,3), p = 0,053].Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân của
nhóm TPOab(+) là 4,2% cao hơn so với 3,0% của
nhóm TPOab(-)(p = 0,646).


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 281 trường hợp thai phụ ở
thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, chúng tôi ghi
nhận một số kết quả như sau:
Tỷ lệ RLCNTGTK ở thời điểm tam cá nguyệt
đầu là 20,6% trong đó cường giáp chiếm 12,1%
(2,8% basedow và 9,3% cường giáp khác), suy
giáp là 1,8% (0,7% suy giáp rõ và 1,1% suy giáp
dưới lâm sàng), tỷ lệ kháng thể TPOab (+) là
9,3%.
Thai phụ có tiền sử bản thân mắc bệnh lý
tuyến giáp làm gia tăng nguy cơ cường giáp
(33,3 vs 10,6%.p = 0,012), suy giáp (11,1 vs 1,1%.p
= 0,000) và kháng thể TPOab (+) trong 3 tháng
đầu thai kỳ(38,9 vs 7,2%. P = 0,000). Thai phụ có
bệnh lý bướu giáp lan tỏa hoặc bướu giáp nhân
qua thăm khám lâm sàng làm gia tăng nguy cơ
cường giáp (40,9 vs 9,7%.p = 0,000), suy giáp (4,5
vs 1,6%.p = 0,037) và kháng thể TPOab(+) trong 3
tháng đầu thai kỳ(31,8 vs 7,4%. P = 0,001).
Thai phụ có RLCNTGTK có tỷ lệ sẩy thai là
3,4% (p = 0,006). Tăng nguy cơ sanh non, sơ sinh
nhẹ cân giữa có RLCNTGTK và nhóm không có

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
RLCNTGTK. Tuy nhiên các khác biệt trên đều

không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

2.

Thai phụ có TPOab(+) có sự gia tăng nguy cơ
sanh non (12,5 vs 3,8%.p = 0,053), tăng nguy cơ
sẩy thai(4,0 vs 0,4%. P = 0,051). Tuy nhiên các
khác biệt trên đều không có ý nghĩa thống kê (p
> 0,05).

3.

KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận trên, chúng tôi kiến nghị:
Thực hiện khai thác, tiền sử bản thân thai
phụ mắc các bệnh lý tuyến giáp và thăm khám
lâm sàng nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời trong
3 tháng đầu thai kỳ.
Thử TSH máu ở tất cả các thai phụ trong ba
tháng đầu thai kỳ để tầm soát bệnh lý tuyến
giáp, đặc biệt chú trọng nhóm thai phụ có nguy
cơ cao, nếu có bất thường thì thử thêm FT4,
TPOab để xác định chẩn đoán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ashoor G, et al (2010), “Maternal thyroid function at 11 to 13
weeks of gestation and subsequent development of
preeclampsia”. Prenat Diagn: 1032-8.


4.
5.

6.
7.

8.

9.

Nghiên cứu Y học
Dinesh KD, et al (2013), “High prevalence of subclinical
hypothyroidism during first trimester of pregnancy in North
India”. Indian J Endocrinol Metab 17(2): 281–284.
Feki M et al (2008),“Thyroid disorders in pregnancy:frequency
and association with selected diseases and obstetrical
complications in Tunisian women”.Clin Biochem 41(12): 927-31.
Goldenberg RL,et al(2008) “Epidemiology and causes of preterm
birth”.Lancet; 5:371:75-84.
Horacek J, et al (2010), “Universal screening detects two-times
more thyroid disorders in early pregnancy than targeted highrisk case finding”. Eur J Endocrinol; 163(4): 645-50.
Stagnaro-Green A (2009), “Maternal thyroid disease and
preterm delivery”. J Clin Endocrinol Metab; 94: 21-25.
The Endocrine Society (2012),“Management of thyroid
dysfunction during pregnancy and postpartum: an Endocrine
Society clinical practice guideline”.J Clin Endo Metab 97: 2543–
2565.
Vaidya B,et al (2007), “Detection of thyroid dysfunction in early
pregnancy: universal screening or targeted high-risk case

finding”. J Clin Endocrinol Metab 92: 203–207.
Wang W et al (2010), “The prevalence of thyroid disorders
during pregnancy in China: the benefits of universal screening
in the first trimester of pregnancy”.Eur J Endocrinol95: 4882-8.

Ngày nhận bài báo:

21/10/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

18/11/2016

Ngày bài báo được đăng:

10/04/2017

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

55



×