Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đề tài: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2008-2011 và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.22 KB, 44 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 2008­2011 
VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁTỞ NƯỚC TA 
HIỆN NAY

MỤC LỤC
A.

PHẦN MỞ ĐẦU:


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

Lý do chọn đề tài..................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
6. Tình hình nghiên cứu............................................................................4
7. Hướng đóng của đề tài........................................................................5
8. Cấu trúc đề tài......................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG:
1.

            Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát:..............................................6
Khái niệm lạm phát...................................................................6
1.2.
Phân loại lạm phát.....................................................................6
1.3.
Đo lường lạm phát và các chỉ tiêu đo lường lạm phát.............7
1.3.1. Đo lường lạm phát................................................................7
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát............................................8


1.4.
Nguyên nhân của lạm phát........................................................9
1.5.
Tác động của lạm phát............................................................10
            Chương 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008­2011:12  
1.1.

                2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008­2011............12
                2.2. Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam....................................23
                2.3.Tác động của lạm phát đối với kinh tế­xã hội...........................30
            Chương 3: Các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
............................................................................................................................32
           3.1. Thực hiện chính sách tài chính­ tiền tệ  một cách thận trọng, 
linh hoạt và hiệu quả........................................................................32
          3.2.Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp, thắt chặt đầu tư công, 
giảm bội chi ngân sách...................................................................35  
          3.3. Chính sách ổn định tỷ giá...........................................................36
          3.4. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm 
C.

chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng................................37
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................40

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 2


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

                     Lạm phát là một hiện tượng kinh tế  xã hội gắn với nền kinh tế  thị 
trường. Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ XXI và 
ảnh  tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không.
   Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng 
hoá­tiền tệ.Nó có tính thường trực,nếu không thường xuyên kiểm soát,không có 
những giải pháp chống lạm phát thường trực,đồng bộ và hữu hiệu thì lạm phát 
có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế độ xã hội nào.
             Trong đời sống hằng ngày , lạm phát là một trong những vấn đề kinh 
tế vĩ mô, nó trở  thành mối quan tâm lớn của các nhà  chính trị  và công chúng 
.Lạm phát giờ đây đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không phải là vấn đề  riêng  
của Việt Nam. Châu Âu , Châu Úc , Châu Mỹ , hay Việt Nam đều gặp rủi ro lạm 
phát  ở  những mức độ  khác nhau và đang dùng nhiều bài thuốc khác nhau để 
chống lại lạm phát . Lạm phát như 1 căn bệnh của nền kinh tế thị trường , nó là 
hai vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự đầu tư lớn về thời 
gian và trí tuệ  mới có thể  mong muốn đạt kết quả  tốt . Kiểm soát lạm phát là  
nhịêm vụ hàng đầu của chính phủ . 
  Ở Việt Nam, từ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nền  
kinh tế nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm : từ khủng hoảng trầm trọng 
với mức độ lạm phát lên đến 3 con số, tăng trưởng thấp, đời sống nhân dân khó 
khăn dần tiến đến tỷ lệ lạm phát ổn định , tăng trưởng khá, rồi lại đứng trước 
thách thức và nguy cơ  tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế các nước trong  
khu vực và trên thế giới với tăng trưởng chậm và nguy cơ suy thoái. Ở nước ta 
một số năm tỷ lệ lạm phát ở mức độ thấp, nhưng đến nay lạm phát lại có nguy 
cơ tiềm ẩn và tái phát cao. Nhất là cho đến thời điểm này giá cả  các mặt hàng  

thiết yếu trong và ngoài nước diễn ra rất phức tạp. Giá hầu hết các mặt hàng  
nhập khẩu thiết yếu như : xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, phân bón … đều tăng.  
Đặc biệt trong thời gian gần đây khi giá vàng trong ngoài nước, tỷ giá ngoại hối 
đột ngột tăng cao rồi lại có xu hướng giảm dần thì một câu hỏi đặt ra : liệu đó  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 3


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

có phải là dấu hiệu báo trước của lạm phát tăng cao? Tình hình đó đòi hỏi nhà 
nước phải có những quan điểm và giải pháp cẫp vĩ mô cũng như vi mô để kiềm  
chế cũng như khắc phục lạm phát .
 Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từ nền kinh  
tế  tập trung sang nền kinh tế  thị  trường theo  định hướng xã hội chủ  nghĩa. 
Nhắc đến nền kinh tế thị trường thì vấn đề  lạm phát là một vấn đề  mang tính 
tất yếu và khách quan, và muốn được hưởng những lợi ích về vật chất mà nền  
kinh tế thị trường có thể mang lại thì chúng ta phải khắc phục và giải quyết cho 
được vấn đề lạm phát.
  Lạm phát gây ra nhiều tác hại cho nền kinh tế  như  tình trạng khủng 
hoảng,công nhân đình công đòi tăng lương,giá nguyên liệu tăng đột biến,thảm 
hoạ tự nhiên,chi phí sản xuất tăng…
 Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , lạm phát nổi lên là một vấn đề 
đáng quan tâm. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế thì  
nguyên nhân dẫn tới lạm phát càng ngày càng phức tạp. Trong nền kinh tế tăng  
trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, mà trong  
sự  nghiệp phát triển kinh tế  thị  trường  ở  nước ta lại theo định hướng xã hội 
chủ  nghĩa có sự  điều tiết của nhà nước thì việc nghiên cứu về  lạm phát,tìm 
hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần 

vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
   Nước ta từ  tháng 12/2007, do tác động của tình hình phát triển kinh tế 
chung của hội nhập khu vực và thế giới, chỉ số giá tiêu dùng cho đến nay vẫn ở 
mức 2 con số vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép của mỗi quốc gia là 9%. Mặc 
dù chính phủ  đưa ra các biện pháp để  kiềm chế  lạm phát song vẫn chưa  ổn  
định, giá cả  vẫn  ở mức cao. Tình hình lạm phát năm 2010 và những tháng đầu 
năm 2011 đã và đang có nhiều diễn biến trái chiều với sự  dự đoán và có nhều  
biến động do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới cũng như các chính sách 
kinh tế trong nước.
Tình hình lạm phát  ở  Việt Nam hiện nay là một chủ  đề  cần phải đưa ra 
bàn luận , nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó có những giải pháp can  
thiệp một cách linnh hoạt, hiệu quả   ổn định vĩ mô nền kinh tế  nước ta trong  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 4


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy nghiên cứu lạm phát ở nước ta đang là 
một vấn đề cấp thiết hiện nay. 
Từ  những lí do trên nên em chọn đề  tài  “  Thực trạng  lạm phát  ở  Việt  
Nam từ 2008­2011 và các giải  pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm mục đích phân tích những nguyên nhân và diễn biến thực  
tiễn về  lạm phát của Việt Nam giai đoạn năm 2008­2011, những tác động của 
lam phát đến nền kinh tế xã hội, những giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định và 
phát triển kinh tế  quốc gia, đồng thời đưa ra những dự  báo về  tình hình lạm 
phát trong thời gian tới.
3.Đối tượng nghiên cứu: 

Xuất phát từ lý do trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
  ­ Tìm hiểu một số  lý luận chung về  lạm phát như  khái niệm, phân loại,  
nguyên nhân, các tác động của lạm phát,…
  ­ Khái quát thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008­2011.
   ­ Dựa trên tình hình lạm phát trong giai đoạn này đưa ra những nguyên  
nhân, các giải pháp kiềm chế đồng thời xem xét hiệu quả của chính sách kiềm  
chế lạm phát tác động như thế nào đối với nền kinh tế.
        4. Phạm vi nghiên cứu:
  Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và tác động lạm phát 
ở  Việt Nam gian đoạn 2008­2011 và hiệu quả  của chính sách kiềm chế  lạm  
phát của chính phủ. 
5.Phương pháp nghiên cứu:
  Đề tài sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu về lạm phát:
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp đối chiếu
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 5


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp thống kê…
6. Tình hình nghiên cứu:
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế 
giới thì lạm phát đã và đang trở  thành một vấn đề  mang tính thời sự  cấp bách 
đối với nhiều quốc gia. Lạm phát trong thời kì nào thì cũng luôn mang cùng một  

bản chất tuy nhiên trong mỗi một thời kì khác nhau của nền kinh tế thì lạm phát  
lại có những biểu hiện mới và có những nguyên nhân mới cần phải được xem 
xét. Vì vậy tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về  lạm phát 
nhưng tôi nghĩ việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề “lạm phát ở Việt Nam” là rất 
cần thiết và mang tính cấp thiết hiện nay, từ  đó giúp đưa ra được những giải 
pháp nhằm giải quyết tình trạng lạm phát, giúp cho nền kinh tế  phát triển và 
tăng trưởng một cách bền vững.
7. Hướng đóng góp của đề tài:
Từ việc nghiên cứu các giai đoạn lạm phát từ 2008 đến nay để có cái nhìn 
tổng quát hơn về lạm phát ở Việt Nam qua đó đánh giá hiệu quả của các chính  
sách mà chính phủ đưa ra từ đó những đề xuất những giải pháp nhằm kiểm soát 
và kiềm chế sự gia tăng tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới.
 8. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: cơ sở lý luận về lạm phát;
Chương 2: thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008­2011;
Chương 3: các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 6


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT                     

 


1.1. Khái niệm lạm phát: 
­Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành tiền 
giấy phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị 
của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
­ Một định nghĩa nữa về  lạm phát do các nhà kinh tế  học hiện đại đưa ra 
và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm phát là 
sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian"
­ Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ  số  lạm phát. Nó chính là GNP danh 
nghĩa/ GNP thực tế. Trong thực tế  nó được thay thế  bằng tỷ  số  giá tiêu dùng  
hoặc chỉ số giá bán buôn Ip = aip.d
ip: chỉ số giá cả của từng loại nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng.
  ­Trong kinh tế  học, thuật ngữ  “lạm phát” được dùng để  chỉ  sự  tăng lên  
theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ  so với thời 
điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách 
so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết 
chất lượng không thay đổi.
 ­Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức 
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá  
giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
       1.2. Phân loại lạm phát:
 ­ Thiểu phát: tỷ lệ lạm phát ở mức âm và dễ bi nhầm với giảm phát.
 ­ Lạm phát vừa phải: mức lạm phát tương  ứng với tốc độ  tăng giá từ  3  
đến 10% một năm, còn gọi là lạm phát một con số. Lạm phát vừa phải làm cho 
giá cả  biến động tương đối. Trong thời kỳ  này nền kinh tế  hoạt động bình 
thường, đời sống của người lao động  ổn định. Sự   ổn định đó được biểu hiện: 
giá cả  tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 7



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

mua bán và tích trữ  hàng hoá với số  lượng lớn...Có thể  nói lạm phát vừa phải  
tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ  trông chờ  vào thu nhập. Trong thời  
gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập  ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng 
đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
 ­ Lạm phát phi mã: mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá tương đối 
nhanh với tỷ  lệ 2 hoặc 3 con số  một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.. 
Ở  mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả  chung tăng lên nhanh chóng, gây biến  
động lớn về kinh tế , các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ 
hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất 
bình thường. 
 Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ  gây ra 
những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất 
giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ  cho các giao  
dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và 
chuyển sang sử  dụng vàng hoặc các ngoại tệ  mạnh để  làm phương tiện thanh 
toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
  ­ Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát",  tốc độ  lưu 
thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực 
tế  bị  giảm mạnh, tiền tệ  mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác,  
các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối 
loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát. Một định nghĩa cổ điển về 
siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ  Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát 
hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi).
1.3. Đo lường lạm phát và các chỉ tiêu đo lường lạm phát:
  1.3.1. Đo lường lạm phát:

  ­Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của 
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ  trong một nền kinh tế  (thông thường  
dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn 
lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng 
hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả  trung bình, gọi 
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 8


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức  
giá trung bình  ở  thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng 
tương  ứng  ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số  giá cả  là tỷ  lệ 
phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở 
thời điểm gốc. 
 ­Để  dễ  hình dung có thể  coi mức giá cả  như  là phép đo kích thước của  
một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
 ­ Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị 
của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong 
chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. 
Tuy   nhiên   thước   đo   lạm   phát   phổ   biến   nhất   là   CPI­   Chỉ   số   giá   tiêu 
dùng( consumer price index) đo giá cả  của một số  lượng lớn các loại hàng hóa 
và dịch vụ khác nhau bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y 
tế…,được mya bởi “người tiêu dùng thông thường”
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát:
 ­ Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá  
cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số  giá tiêu dùng 
(CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là 

có hay không việc một CPI có thể  cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự  tính. 
Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được  
điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để  phản ánh những khác biệt trong giá 
cả  của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách  
rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
  ­ Chỉ  số  giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả  các hàng hóa hay được mua bởi 
"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia 
công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là 
con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được 
sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những ng ười lao động mong muốn có 
khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI.  
Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả  sinh hoạt, nó  
ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 9


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

thường với một tỷ  lệ  chậm hơn so với lạm phát thực tế  (và cũng chỉ  sau khi 
lạm phát đã xảy ra).
 ­ Chỉ  số  giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được  
không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là  
sự  trợ  cấp giá, lợi nhuận và thuế  có thể  sinh ra một điều là giá trị  nhận được 
bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. 
Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự 
tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép  
một dự  đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa 
trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ  số  là khác 

nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
­ Chỉ  số  giá bán buôn đo sự  thay đổi trong giá cả  các hàng hóa bán buôn 
(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ  số  này rất  
giống với PPI.
  ­ Chỉ  số  giá hàng hóa đo sự  thay đổi trong giá cả  của các hàng hóa một 
cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử 
dụng là vàng. Khi nước Mỹ  sử  dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ  số  này bao gồm  
cả vàng và bạc.
 ­ Chỉ  số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc  
nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế  (GDP danh định) với tổng giá  
trị  GDP của năm gốc, từ  đó có thể  xác định GDP của năm báo cáo theo giá so  
sánh hay GDP thực. 
1.4. Nguyên nhân của lạm phát:
   ­ Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế  học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao  
hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ  sinh ra lạm phát. Trong khi đó, 
chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu 
về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm  
phát. Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ  sẵn sàng chi trả  cho  
một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một 
mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của 
các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự  tăng giá của hầu hết các 
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 10


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm 
phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả 

của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn.các nhà khoa học mô tả tình trạng  
lạm phát này là "quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa”
 ­ Lạm phát do cầu thay đổi: Giả  dụ  lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, 
trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người  
cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng 
mà không thể  giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. 
Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả  là mức giá  
chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
  ­ Lạm phát do chi phí đẩy:  Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền  
lương, giá cả  nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, 
thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất 
của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, 
thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức 
lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền  
kinh tế cũng tăng.
       ­ Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh  
nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể 
không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo 
mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả  sẽ  tăng giá thành sản phẩm.  
Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
 ­ Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn 
tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản  
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm  
phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
 ­ Lạm phát do nhập khẩu: Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được 
mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng 
giá như  trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong  
nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình  
thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
NGUYỄN THỊ KIM SỮA


Trang 11


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

 ­ Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung  ương  
mua ngoại tệ  vào để  giữ  cho đồng tiền ngoại tệ  khỏi mất giá so với trong  
nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung  ương mua công trái theo yêu cầu của 
nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra  
lạm phát.
 ­ Lạm phát đẻ ra lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính  
duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng 
hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
 1.5. Tác động của lạm phát:
­ Các hiệu ứng tích cực:
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ 
tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ 
"dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa 
phải làm cho chi phí thực tế  mà nhà sản xuất phải chịu để  mua đầu vào lao  
động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. 
Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
­

Các hiệu ứng tiêu cực:
+ Đối với lạm phát dự kiến được:

Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể 
tham gia vào nền kinh tế  có thể  chủ  động  ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn 
gây ra những tổn thất cho xã hội:

Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người  
giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát 
nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó 
họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã 
dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất 
tiện cũng như  thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so  
với không có lạm phát.
 Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ  dẫn đến giá cả  tăng lên, các 
doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 12


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

  Làm thay  đổi giá tương  đối một cách không mong muốn: trong  
trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh 
chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn 
phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ  trở 
nên rẻ  tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế  thị  trường  
phân bổ  nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình 
trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.
Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái  
với ý muốn của người làm luật do một số  luật thuế  không tính đến  ảnh 
hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân  
không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải 
nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu 
nhập thực tế.
 Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để 

làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước 
này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định  
của mình.
 + Đối với lạm phát không dự kiến được:
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại  
của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín 
dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự 
kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị  thiệt hại, khi lạm  
phát thấp hơn dự  kiến người cho vay sẽ  được lợi còn người đi vay chịu  
thiệt hại. lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên 
tác
 
dụng
 
của
 

 
rất
 
lớn.
 
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu  
cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát 
gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn  
định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của  
nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán  
rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ  của tất cả  các nước đều tìm cách 
chống lại loại lạm phát này.
NGUYỄN THỊ KIM SỮA


Trang 13


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 
­2011:
2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008­2011
Năm 2008
 ­ Ty lê lam phat  đang 
̉ ̣ ̣
́
ở mức cao nhât kê t
́ ̉ ừ năm 1991, khi Viêt Nam găp kho
̣
̣
́ 
khăn vê tai chinh. Cac chuyên gia canh bao lam phat trong ca năm 2008 co thê lên 
̀ ̀ ́
́
̉
́ ̣
́
̉
́ ̉
trên 30%, bô Kê hoach ­ Đâu t
̣ ́ ̣
̀ ư VN dự đoan con sô lam phat ca năm se vao 
́

́ ̣
́ ̉
̃ ̀
khoang 25%.
̉
  ­Theo thông tin của tổng cục thống kê, chỉ  số  lạm phát khởi điểm năm 
2008 với mức chỉ số CPI tháng 1 là 2.38% cho thấy dấu hiệu lạm phát tăng cao  
trong năm 2008, lạm phát bắt đầu tăng bất thường vào tháng 3/2008 tăng 2.99% 
(tháng 2 tăng 3.56%).
 ­Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng này tăng mạnh đẩy giá lên là:  
các nhóm hàng lương thực tăng 10.5%, phương tiện đi lại, bưu điện tăng 5.76%, 
nhà ở  và vật liệu xây dựng tăng 3.55%, các nhóm hang hóa và dịch vụ  khác chỉ 
tăng ở mức 0.3­1.5%.
         ­ Chỉ  số giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp mức tăng của các tháng 
trước nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đứng  ở  mức giá cao. Giá cả  thị 
trường diễn biến phức tạp. Giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng trước tăng 
3.59% tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2008.
 ­ Giá tiêu dùng tháng 6/2008 đã tăng chậm lại, ở mức tăng 2.14% so với 
tháng trước. Giá tiêu dùng tháng 7 tăng 1.13% so với tháng 6. Thông kê chinh th
́
́
ức 
ước tinh ty lê lam phat cua Viêt Nam 
́
̉ ̣ ̣
́ ̉
̣
ở thang 7 la 27,04%, du ch
́
̀

̀ ưa tinh tac đông 
́
́ ̣
cua viêc tăng gia xăng m
̉
̣
́
ới đây.
­Ty lê lam phat cua thang 6 la 26,8%. Tuy nhiên Tông cuc Thông kê VN cho 
̉ ̣ ̣
́ ̉
́
̀
̉
̣
́
hay tôc đô tăng gia trong thang 7 đa giam, chi sô tiêu dung (CPI) tăng 1,13% so v
́ ̣
́
́
̃ ̉
̉ ́
̀
ới 
tháng 6. Ðây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
­Gia l
́ ương thực thang 6 giam 0,37% so v
́
̉
ơi thang 6, vi đang đ

́ ́
̀
ược mua lua 
̀ ́
gao.
̣

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 14


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

­Theo Tông cuc Thông kê, các nhóm hàng ăn và d
̉
̣
́
ịch vụ ăn uống, đồ uống và 
thuốc lá, may mặc, mũ nón, giầy dép… đêu ti
̀ ếp tục giảm mạnh so với tháng 
trươc.
́
­ Giá tiêu dùng tháng 9 tăng chậm lại một mặt do giá trên thị trường thế giới 
của một số hàng hóa nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong 
nước được mùa, nhưng yếu tố quan trọng nhất là do những nổ lực của các cấp 
các ngành trong việc thực hiện 8 nhóm giải pháp của chính phủ. Giá tiêu dùng 
tháng 12/2008 so với tháng 11 giảm 0.68%.
­Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 
2008. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30% (YoY). Kết 

thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 
năm qua. Trong đó CPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%.
­Tháng 5/2008, CPI một tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến 
của giá lương thực (CPI lương thực tăng  22.19%). Trước đó tháng 3/2008 lạm 
phát cũng tăng 3.56% so với tháng trước. Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 
lạm phát lên tới 2.86% cho mỗi tháng.
­Các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm 
phát của chính phủ đồng thời từ tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ bắt 
đầu lan rộng ra toàn cầu làm giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhờ đó lạm 
phát kể từ tháng 9 đã giảm mạnh so với những tháng trước đó. Liên tiếp 3 tháng 
10, 11 và 12/2008 CPI tăng trưởng âm. 
Năm 2009
­Những tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo 
ngại.Trung bình 7 tháng đầu năm lạm phát chỉ tăng 0.45%/tháng, so với tháng 
12/2008 đến tháng 7/2009 lạm phát chỉ tăng 3.22%, trong đó lương thực thực 
phẩm giảm 0.33%.

             ­ CPI năm 2009 có mức tăng chậm hơn so với các năm trước, không có  
những đột biến lớn không bất thường về quy luật. Lạm phát cả năm 2009 được 
công bố chính thức là 6.88%.

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 15


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

       ­ Trong tháng 1/2009 CPI lên nhẹ  0.32% chủ yếu do yếu tố tâm lý, người 
tiêu dùng chấp nhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Sang tháng 2 

CPI tăng 1.17% do vào dịp tết và rằm tháng giêng kéo giá lương thục, thực phẩm 
và nhiều loại hàng hóa dịch vụ đồng loạt lên mức cao. 
       ­ Chỉ số giá USD đã tăng 10.7% trong vòng 1 năm, tính đến tháng 12/2009  
gây áp lực rất lớn lên giá hàng hóa nhập khẩu và các mặt hàng sử dụng nguyên 
liệu nhập khẩu.

Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn biến CPI năm 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
­Theo quy luật, giá cả  một số  mặt hàng thiết yếu thường tăng giá trước 
Tết nguyên đán. Mức tăng này đã đẩy chỉ  số  giá mặt hàng lương thực tháng 12 
tăng 6,88% so với tháng trước và tăng 4.57% so với năm 2008.
        ­Mặt hàng thực phẩm so với tháng trước không tăng mạnh nhưng so với 
năm 2008 lại có mức tăng cao 8,39%.
         ­Sức tăng của 2 mặt hàng này đã đưa chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ 
ăn uống trong tháng 12 tăng mạnh ở mức 2,06%. So với năm ngoái mức tăng này 
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 16


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

chênh cao 8,71%.
        ­Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, 
chất đốt và vật liệu xây dựng tháng 12 cũng tăng ở mức 1,4%. So với năm 2008, 
mức tăng này thấp hơn so với một số nhóm hàng khác.
        ­Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,97%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép 
tăng 0,81%. Một số nhóm khác có mức tăng không cao, đạt ở mức từ 0,07 đến 
0,25% như nhóm văn hoá, giải trí, thiết bị và đồ dùng gia đình.
­Trong 11 nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, trong tháng 12 và cả 

năm 2009 nhóm Bưu chính viễn thông lại giảm 0,11%.
­Riêng chỉ số giá vàng trong tháng qua đã tăng cao 10,49%, đưa cả năm tăng  
19,16% so với năm 2008. Chỉ  số  đô la Mỹ  tháng 12 tăng 3,19% đưa con số  cả 
năm 2009 lên 9,17% so với năm 2008. Mức tăng này cũng đã được các chuyên 
gia dự báo ngay từ đầu năm. Tuy nhiên với những chính sách bình ổn hiện nay,  
dự báo chỉ số giá vàng sẽ nằm trong vòng ổn định hơn trong những tháng tới.
­Một số  chuyên gia nhận định, chỉ  số  giá năm 2009 đang nằm trong mức  
như mong đợi, tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại bởi, so với cùng kỳ năm ngoái 
một số mặt hàng thiết yếu vẫn đang có xu hướng tăng cao, từ 8,53 đến 9,56%.
Diễn biến làm phát hàng tháng năm 2009

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 17


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

­Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008­2009 đã góp phần làm giảm lạm phát  ở 
Việt Nam từ cuối năm 2009, giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp 
Việt Nam đảo ngược xu thế đáng ngại so với năm 2008.
Năm 2010
 ­Diễn biến CPI năm 2010 tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và  
đáy lên đến hơn 1.5%, khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm tăng cao nhất  
được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12.
 ­ Tết Canh dần rơi vào đầu tháng 2/2010  các mức tăng CPI hai tháng đầu  
năm đều trên 1% và tiến gần 2%, nhưng khác biệt trong năm nay lại rơi vào 
tháng 3 khi chỉ số giá tiêu dùng không giảm mạnh như các năm trước.
Trong tháng 3 bắt đầu có những đột biến:
  + NHNN công bố tỷ giá VND/ USD tăng 2% ở mức giá trần là 19.000

  + Đồng loạt áp dụng từ  ngày 1/3: giá than bán cho điện tăng đến 47% tùy 
loại, giá điện tăng 6,8%, giá nước sạch tại Tp.HCM tăng khoảng 50%.
  + Một tác động khác gây ảnh hưởng lớn đến giá cả  và tâm lý người dân, 
ngay trước ngày các viên chức trở  lại làm việc sau kỳ  nghỉ  Tết kéo dài, trưa 
21/2, giá xăng đột ngột được điều chỉnh tăng khoảng 3,6%.
  +Tiếp theo các diễn biến này, gas, xi măng, sắt thép… cũng kéo nhau tăng 
giá.
   + Ngay sau đó, từ  ngày 15/3 những thông tin về  khả  năng CPI tháng sau 
Tết tăng cao đã được một số  nguồn tin dự  báo sớm. Con số  chính thức sau đó 
chốt lại mức tăng 0,75%, chỉ  kém năm 2008 đột biến nhưng tương đương năm 
2004 và 1996.  
 ­Mục tiêu được Chính phủ  đặt ra lúc này là ổn định nền kinh tế, đặc biệt 
là kiềm chế lạm phát, tăng trưởng cung tiền cả năm giới hạn ở 20% so với cuối 
năm 2009; tăng trưởng tín dụng 25%.
 ­ Trái với suy luận trong khoảng 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá  
tiêu dùng liên tục tăng rất thấp, về  gần sát mức 0% (tháng 7 chỉ  tăng 0,06% so 
với tháng 6). Xét về  cao độ, các mức tăng này lập kỷ  lục về  độ  thấp kể  từ 
2004.
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 18


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

   + Sức mua tăng đột ngột thể hiện ở tổng mức bán lẻ đi lên trong tháng 4  
và đến tháng 5 đạt mức tăng gần 27% so với cung kỳ.
    + Mức tăng trưởng đi xuống dầnvà đến tháng 10/2010, giá trị  sản xuất  
công nghiệp đã giảm 3,4% so với tháng 9.
  ­ Trong 4 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục duy trì ở mức cao.  

Có tới 3 tháng đạt kỷ lục về cao độ, cho thấy sức nóng của lạm phát đã ở gần.
   + Ngày 9/8, giá xăng dầu sau một thời gian dài được giữ cố định đã điều  
chỉnh tăng lên khoảng 2,5%, đẩy CPI tháng 9 vào vòng thử thách mới.
    + ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ  giá bình quân  
liên ngân hàng giữa VND với USD lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%) và giữ 
nguyên biên độ tỷ giá +/­3%.
   + Đại lễ 1000 năm Thăng Long ­ Hà Nội kéo dài 10 ngày cũng ảnh hưởng 
không nhỏ  đến chỉ  số  giá tiêu dùng tháng 10. Lại thêm lũ lụt diễn ra liên miên 
tại miền Trung kéo dài thêm chuỗi tác động đến chỉ  số  giá tiêu dùng giai đoạn 
cuối năm.
   + Khoảng trung tuần tháng 10, thị  trường lại ghi nhận các đợt leo thang 
của giá vàng và USD, trong bối cảnh xu hướng CPI đã bắt đầu tăng cao.
   + Chính sách tiền tệ đã nới lỏng hơn, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 
11 đã tăng 4,9% so với tháng 10 và dự kiến tháng 12 này con tăng khoảng 6% so  
với tháng trước. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến cũng giảm dần về 
mức 28% tăng hơn so với cùng kỳ.
   +Lạm phát dự báo vẫn ở mức thấp trong bối cảnh dư thừa năng lực sản 
xuất và tỉ lệ thất nghiệp cao. Sự phục hồi giá cả hàng hóa đã làm tăng chỉ số giá  
tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.  Ước tính lạm phát của các nước phát triển sẽ 
tăng lên mức 1,4% trong năm 2010 so với mức 0,1% trong năm 2009; lạm phát 
tại các nước mới nổi và đang phát triển ở mức 6,2% so với mức 5,2% của năm  
2009; tại các nước đang phát triển châu Á, lạm phát dự kiến tăng lên mức 6,1% 
so với mức 3,1% của năm 2009 (biểu đồ 3)
  Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát 
triển, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (binh quân năm
̀

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 19



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010
­Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt  
xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu  
Chính phủ  điều chỉnh là không quá 8%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ  ăn  
uống tăng 16,18%, với quyền số  39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng 
chung của chỉ  số  CPI khoảng 6,46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả  năm. 
Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD, tăng 15,74%, với quyền 
số 10,01%, nhóm này góp phần làm tăng chỉ số chung khoảng 1,57%. Nhóm giáo 
dục có mức tăng cao nhất 19,38%, với quyền số  không lớn là 5,72%, nhưng  
nhóm này đã đóng góp mức tăng khoảng 1,1% vào mức tăng chung của chỉ  số 
CPI.

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 20


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

   Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 – 2010
                                                                              Nguồn: Tổng cục Thống  

  ­Nhìn chung trong cả  năm 2010, diễn biến CPI gần như  song hành cùng 
những thay đổi chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường từ cơ quan chức năng. 
Những ngày năm mới đang đến cũng đọng lại một năm lạm phát không đạt chỉ 
tiêu, nhưng còn neo lại những đoán định về hướng điều chỉnh chính sách có thể 

xuất hiện trong đầu năm tới.
Năm 2011: 
 ­Báo chí ngoại quốc và trong nước và những cơ  quan tài chánh và đầu tư 
quốc tế từ đầu năm tới nay nói rất nhiều đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng 
ở  Việt Nam. Điểm đặc biệt là trong tất cả  vùng Đông và Đông Nam Á châu, 
ngoại trừ  Việt Nam, mức lạm phát rất thấp, 1% như   ở  Đài Loan, 1.7%  ở  Mã  
Lai, 3.3% ở Thái Lan và cao nhất 6% ở Lào.
 ­Mức lạm phát tháng 1 năm 2011 là 1,74%
      ­ Chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong 2 tháng đầu năm tăng tổng cộng 3,78%  
chủ yếu do tác động của Tết. Như vậy, nếu tính toán một cách cơ học, tại thời  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 21


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

điểm này, người ta đã “nhìn thấy” lạm phát tăng khoảng 6%. So với mục tiêu 
khống chế CPI dưới 7% mà Quốc hội phê chuẩn cuối năm ngoái, dư địa cho 10 
tháng còn lại chỉ  còn trên dưới 1%.  Chỉ  trong quý một năm 2011, lạm phát  ở 
Việt Nam đã lên tới 6,1%. Các chuyên gia kinh tế  cho rằng, việc Việt Nam có 
thể  giữ  được lạm phát năm 2011  ở  mức dưới 7% là điều khó trở  thành hiện  
thực.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và dollar mỹ 3 tháng đầu năm 2011

201

Tháng 1

Tháng 2


Tháng 3

1
2010

Tháng 1 Tháng 12

Tháng 2 Tháng 12

Tháng 3 Tháng 12

Chỉ số giá tiêu  112.17
dùng

101.74

112.31

103.87

113.89

106.12

Chỉ   số   giá  133.87
vàng

99.95


136.17

99.6

141.27

104.58

Chỉ   số   giá  109.45
đôla mỹ

99.68

110.11

100.62

112.05

103.7

­Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng trước.
­ Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hai nhóm có chỉ  số  giá tăng cao hơn 
nhiều mức tăng chung là: Giao thông tăng 6,69%; nhà  ở  và vật liệu xây dựng 
tăng 3,67%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ  có chỉ  số  giá thấp hơn mức tăng 
chung nhưng cao hơn 1% là: Hàng ăn và dịch vụ  ăn uống tăng 1,98% (Lương 
thực tăng 2,18%, thực phẩm tăng 1,57%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,06%); 
thiết bị  và đồ  dùng gia đình tăng 1,22%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ  còn lại 
có chỉ  số  giá bằng hoặc dưới mức 1% gồm; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 
1,0%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,98%; giao dục tăng 0,9%; đồ  uống và 

thuốc lá tăng 0,88%; thuốc và dịch không tăng so với tháng trước, nhưng chỉ  số 

NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 22


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

giá tháng Ba năm nay cao hơn vụ  y tế  tăng 0,71%; bưu chính viễn thông tăng 
0,02%.
­Chỉ  số  giá tiêu dùng có xu hướng tăng dần và  ở  mức cao trong ba tháng 
đầu năm. Tháng Ba thường là tháng sau Tết Nguyên đán nên thị  trường giá cả 
nhiều so với mức tăng cung kỳ của 5 năm trở  lại đây, và gần bằng mức 2,99% 
của  năm 2008, năm lạm phát tăng cao ở  hầu hết các nền kinh tế  trên thế  giới. 
Vào tháng Ba năm nay chỉ  số  này tăng 13.9% so với một năm về  trước và tiếp 
tục đi lên trong tháng Tư  với con số 17.5%. Theo Tổng Cục Thống Kê của nhà  
nước đây là con số cao nhất kể từ tháng 12, 2008. Cũng theo cơ quan này sự gia 
tăng của chỉ số tiêu thụ là do sự gia tăng của chi phí giáo dục, lương thực, thực 
phẩm, nhà ở, và vật liệu xây cất.
 ­Theo số  liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2011, chỉ  số  giá  
tiêudùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế 
ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm.
 ­Tốc độ  tăng giá tiêu dùng tháng 5 đạt 2,21%, tuy chậm lại so với tháng 
trước nhưng vẫn góp phần đẩy chỉ số giá từ đầu năm đến nay vượt mốc 2 con  
số. Tổng cục Thống kê vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng cả nước đã tăng 2,21%  
trong tháng 5. Tuy tốc độ  tăng có chậm lại so với tháng 4 nhưng mặt bằng giá  
hiện tại, so với đầu năm và cùng kỳ  2010, đã cao hơn lần lượt là 12,07% và 
19,78%.


NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 23


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

Diễn biến lạm phát 5 tháng đầu năm 2011                    Nguồn: GSO
­Trong rổ hàng hóa, hàng ăn ­ dịch vụ ăn uống và nhà ở ­ vật liệu xây dựng  
tiếp tục là những tác nhân gây tăng giá chính. Hai nhóm này tăng lần lượt 3,01%  
và 3,19%. Riêng trong nhóm hàng ăn, giá thực phẩm tăng tới 3,53%. Một nhóm 
khác cũng tăng giá mạnh trong tháng 5 là giao thông (tăng 2,62%). Duy nhất 
nhóm bưu chính viễn thong có mặt bằng giá giảm(1.68%).
  ­ Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, chỉ  số  giá vàng đã tăng 
1,43% trong khi chỉ số giá đôla Mỹ giảm 0,98%. Hai nhóm này không được tính 
trong rổ hàng hóa CPI. 
  ­Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tp.HCM tháng 5/2011 chỉ còn tăng 2,38% so 
với tháng trước, mức thấp hơn so với cách đây một tháng, theo số  liệu vừa  
được cơ  quan thống kê công bố.Tuy nhiên, so sánh trong khoảng 24 tháng gần 
đây, mức tăng này vẫn thuộc loại rất cao, cho thấy sức ép lạm phát vẫn còn duy 
trì và chưa bị triệt tiêu hoàn toàn.So với tháng 12 năm 2010, chỉ số giá tháng này  
NGUYỄN THỊ KIM SỮA

Trang 24


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC                                      

tại đầu tầu kinh tế phía Nam đã tăng gần 11%; so với cùng kỳ đã tăng trên 16%, 
đều đạt mức hai con số.

   ­Tăng giá điện, gas, xăng dầu… tiếp tục thể  hiện trên các chỉ  số  CPI 
nhóm hàng hóa và dịch vụ  tiêu dùng thiết yếu tháng này tại Tp.HCM, tạo mức 
tăng khá cao cho các nhóm giao thông (2,77%), nhà  ở  và vật liệu xây dựng  
(2,9%)… Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt trong bức tranh toàn cảnh chỉ 
số giá tháng này của Tp. HCM.
   +Thứ  nhất, giá gạo tiếp tục chịu tác động từ  việc doanh nghiệp xuất  
khẩu tăng mua cho các hợp đồng đã ký; các loại thịt, hải sản tăng giá do thiếu 
nguồn cung trước nhu cầu vẫn lớn… đã đẩy chỉ số  giá nhóm lương thực, thực  
phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng rất cao. Bất chấp các chương trình bình ổn 
lấy nhóm hàng này làm trọng tâm, việc giá cả  lương thực, thực phẩm tăng cao  
khiến CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ  ăn uống tháng 5 tăng tới 3,77%, là nguyên 
chính đẩy chỉ số giá tháng này còn treo cao tại Tp.HCM.
  +Thứ hai, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, tới 4,29%  
là một đột biến khác so với những tháng trước. Áp lực lạm phát khiến nhiều  
loại dịch vụ  y tế  tại Tp.HCM đã điều chỉnh mức phí tăng rất cao trong tháng  
này.
   +Thứ ba, quan điểm trọng ăn, chơi của người phương Nam đã không còn 
thể  hiện trong tháng này, dù là trùng thời điểm nghỉ  lễ  dài 30/4 và 1/5. Chỉ  số 
giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chỉ tăng nhẹ 0.28%.
   ­Có lẽ, khó khăn trong tiêu dùng đã khiến những thói quen của người Sài  
thành buộc thay đổi, khiến chi phí cơ  hội đẩy cầu tiêu dùng tăng  ở  các nhóm 
hàng tiêu dùng thiết yếu hơn.
   ­Ở  các nhóm còn lại, chỉ  số  giá may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,57%; 
thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,89% cũng thuộc các nhóm tăng cao mà nguyên 
nhân chủ  yếu do  ảnh hưởng từ  tăng giá thế  giới và điều chỉnh tỷ  giá trong  
nướcTrong năm 2010, kinh tế  vĩ mô của Việt Nam khá  ổn định và hoàn thành 
được các chỉ  tiêu lớn:  tăng trưởng kinh tế, GDP  đảm bảo tăng trưởng trên  
6,78%; nhập siêu ở mức 17,3% so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch;  
chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm trước... Tình hình tài chính tiền 
NGUYỄN THỊ KIM SỮA


Trang 25


×