Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa Nội – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn Comprehensive Geriatric Assessment (CGA), so sánh độ tin cậy và giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.63 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ SUY YẾU Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC KHOA NỘI –
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO TIÊU CHUẨN COMPREHENSIVE GERIATRIC ASSESSMENT
(CGA), SO SÁNH ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ TẦM SOÁT SUY YẾU
CỦA 2 BỘ CÂU HỎI: PRISMA-7 VÀ GRONINGEN FRAILTY INDICATOR
Thân Hà Ngọc Thể*, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên*, Trịnh Thị Bích Hà*, Tăng Thị Thu**,
Nguyễn Ngọc Mai Phương**, Võ Yến Nhi**

TÓM TẮT
Mở đầu: Trong thời gian gần đây, nhiều bộ câu hỏi đã được hoàn thiện nhằm xác định suy yếu ở các bệnh
nhân cao tuổi, giúp làm cơ sở chọn lựa kế hoạch điều trị, ngăn ngừa tỷ lệ nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, giá trị
tầm soát suy yếu của các bộ câu hỏi này trong thực hành lâm sàng Lão khoa Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi (NCT) suy yếu điều trị nội trú tại các khoa Nội: Tim Mạch, Hô
Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Tổng Hợp, Lão – Chăm Sóc Giảm Nhẹ (CSGN), Bệnh viện Đại Học Y Dược
(BV ĐHYD). So sánh độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi: PRISMA-7 và GRONINGEN
FRAILTY INDICATOR (GFI).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 303 NCT (≥ 60 tuổi) điều trị nội
trú tại các khoa Nội: Tim Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Tổng Hợp, Lão–CSGN, BV ĐHYD,
trong thời gian 9 tháng, từ tháng 09/2016 đến 06/2017. Các phương tiện nghiên cứu gồm: bộ câu hỏi GFI và
PRISMA-7. Đánh Giá Lão khoa toàn diện (Comprehensive Geriatric Assessment, CGA) được sử dụng như tiêu
chuẩn vàng để so sánh. Chúng tôi ước lượng độ tin cậy của các bộ câu hỏi bằng tính nhất quán nội tại bằng hệ số
Cronbach’s α, tính tương quan đồng nhất giữa các bộ câu hỏi với tiêu chuẩn CGA bằng hệ số Cohen’s kappa,
tính lặp lại của bộ câu hỏi thông qua hệ số tương quan T-retest, giá trị tầm soát suy yếu cho mỗi bộ câu hỏi bằng
đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC.
Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc suy yếu trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn CGA là 56,11%
(n=170). Giá trị tầm soát suy yếu của các bộ câu hỏi dao động từ thấp GFI (AUC=0,878), với độ nhạy 94,7%, độ
đặc hiệu 69,9%, đến cao PRISMA-7 (AUC=0,89) với độ nhạy 88,8%, độ đặc hiệu 76,7%. Độ tin cậy của mỗi bộ


câu hỏi thông qua tính nhất quán nội tại dao động từ thấp GFI (Cronbach’s α=0,7032) đến cao PRISMA-7
(Cronbach’s α=0,75), tính tương quan đồng nhất giữa các bộ câu hỏi với tiêu chuẩn CGA như nhau (Cohen’s
kappa=0,66).
Kết luận: Với CGA là tiêu chuẩn vàng, so với bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 là bộ câu hỏi có giá trị tầm soát
suy yếu cao hơn và độ tin cậy của 2 bộ câu hỏi này là khác nhau. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khảo sát giá trị
tầm soát của nhiều bộ câu hỏi tầm soát suy yếu khác nhau nhằm tìm ra bộ câu hỏi đơn giản và giá trị để áp dụng
trong thực hành lâm sàng Lão khoa.
Từ Khóa: Suy yếu, người cao tuổi, đánh giá Lão khoa toàn diện

Chuyên Đề Nội Khoa

317


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

ABSTRACT
PREVALENCE OF FRAILTY IN ELDERLY PATIENTS AT MEDICAL WARDS OF UNIVERSITY
MEDICAL CENTER: AN ASSESSMENT OF RELIABILITY AND CLINICAL UTILITY OF TWO
FRAILTY MEASUREMENT TOOLS PRISMA-7 AND GRONINGEN FRAITY INDICATOR
Than Ha Ngoc The, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Trinh Thi Bich Ha, Tang Thi Thu,
Nguyen Ngoc Mai Phuong, Vo Yen Nhi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 317 - 324
Background: In recent years, many instruments have been developed to identify frail older adults who may
benefit from geriatric interventions to reduce hospitalization and mortality. However, the screening validity of
these instruments in Vietnam’s clinical settings of geriatric medicine was not fully validated.
Objectives: To identify the prevalence of frail elderly from 6 inpatient wards at University Medical Center:
Cardiology, Pulmonology, Gastroenterology, Neurology, General Internal Medicine, Geriatrics - Palliative Care

and to compare the reliability and clinical utility of two simple frailty measurement tools: PRISMA 7 and
GRONINGEN FRAILTY INDICATOR (GFI).
Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 303 elderly patients aged over 60 years from
6 wards: Cardiology, Pulmonology, Gastroenterology, Neurology, General Internal Medicine and Geriatrics –
Palliative Care during 9 months from 09/2016 to 06/2017. The studied instruments included the GFI and
PRISMA-7. Comprehensive Geriatric Assessment (CGA) was used as a reference standard. We estimated the
reliability of each instrument by calculating Cronbach’s α coefficients for internal consistency, Cohen’s kappa
coefficients for test-retest reliability. The screening value of each tool was assessed by calculating sensitivity,
specificity and the area under the ROC curve. The agreement between the instruments and the reference standard
was determined by Cohen’s kappa coefficient.
Results: Frailty prevalence in this sample of elderly patients assessed by CGA criteria was 56.11% (n=170).
The screening values of the instruments ranged from low in GFI (AUC=0.88; sensitivity 94.7%; specificity
69.9%) to high in PRISMA-7 (AUC=0.89; sensitivity 88.88%; specificity 76.7%). Internal consistency of each
instruments ranged from low with Cronbach’s α=0.70 in GFI to high with Cronbach’s α=0.75 in PRISMA-7.
The agreement of each tools with CGA criteria were consistent in both tools (Cohen’s kappa=0.66).
Conclusions: With the use of CGA as gold standard, PRISMA-7 was proved to be superior than GFI with
high validity, reliability and frailty screening value. Further research is needed to assess the validity and clinical
utility of different instruments for frailty screening to facilitate the use of a simple and valid tool in clinical practice.
Keywords: Frailty, elderly, older people, Comprehensive Geriatric Assessment
tế là suy yếu không được phát hiện sớm, hậu
ĐẶT VẤN ĐỀ
quả là không có biện pháp tác động sớm để ngăn
Hiện nay có rất nhiều thang điểm đánh giá
ngừa tình trạng suy giảm hoạt động chức năng
suy yếu ở NCT giúp làm cơ sở chọn lựa kế
của NCT. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
hoạch điều trị, ngăn ngừa tỷ lệ nhập viện và tử
cứu này để bước đầu nhận diện tình trạng suy
vong. Phần lớn các câu hỏi đánh giá thường mất
yếu ở NCT nhập viện điều trị nội trú tại các khoa

nhiều thời gian và khó thực hiện trong thực
Nội BV ĐHYD, so sánh độ tin cậy và giá trị tầm
hành lâm sàng. Vì vậy, NCT không được đánh
soát suy yếu của 2 câu hỏi: PRISMA-7, GFI so
giá lão khoa toàn diện thường quy, dẫn đến thực
với tiêu chuẩn vàng chẩn đoán suy yếu CGA.
* Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM

** Cao học Lão 2015-2017, Đại học Y Dược TP.HCM

Tác giả liên lạc: BSCK1. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên

318

ĐT: 0979982642 Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu
NCT (≥ 60 tuổi) điều trị tại các khoa Nội: Tim
Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội
Tổng Hợp, Lão–CSGN, BV ĐHYD, từ tháng
09/2016 đến 06/2017, thỏa các tiêu chuẩn chọn
bệnh và tiêu chuẩn loại trừ.
Đối tượng chọn mẫu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Người cao tuổi có khả năng giao tiếp.
Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đủ năng lực trả lời câu hỏi nghiên cứu
(bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ nặng, bệnh cấp tính
đang diễn tiến nặng, suy giảm các giác quan ảnh
hưởng đến quá trình phỏng vấn, mù chữ), được
chẩn đoán bất kỳ loại ung thư nào trước đây.
Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, chọn
mẫu thuận tiện.
Các biến số

Groningen frailty indicator
Là một bảng câu hỏi ngắn gồm 15 câu, với
các tiêu chí thành phần: thể chất, nhận thức, xã
hội và tâm lý. Kết quả đánh giá ≥ 4 được xem là
có suy yếu(Error! Reference source not found.) (xem phụ lục).
PRISMA-7
Là một bảng câu hỏi 7 câu nhằm xác định
NCT mất chức năng, vốn từng được sử dụng
trong nhiều nghiên cứu suy yếu(Error!
Reference source not found.). Kết quả đánh giá
≥ 3 được xem là có suy yếu.
Đánh giá Lão Khoa Toàn Diện (CGA)
Gồm 5 tiêu chí thành phần: tình trạng chức
năng, tình trạng nhận thức, trầm cảm, dinh
dưỡng và các bệnh đồng mắc(16). Suy yếu được

định nghĩa khi có suy giảm ít nhất hai tiêu chí
thành phần của đánh giá CGA đầy đủ. Tình
trạng chức năng được đánh giá bằng Các Hoạt

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

Động Sống Hằng Ngày (ADL) sử dụng chỉ số
Barthel(11) và Các Hoạt Động Sống Hằng Ngày
Có Dụng Cụ sử dụng thang điểm Lawton(10).
Tình trạng nhận thức được đánh giá bởi Lượng
Giá Trạng Thái Tâm Thần Tối Thiểu (MMSE)(5).
Triệu chứng trầm cảm được đánh giá bởi Thang
Trầm Cảm Lão Khoa (GDS-15)(19). Dinh dưỡng
được đánh giá bởi MNA-SF(18), các bệnh đồng
mắc bởi điểm số Charlson(1). Các giá trị ngưỡng
xác định cho mỗi tiêu chí thành phần: bất
thường ít nhất hai câu lượng giá của tình trạng
hoạt động chức năng (ADL và IADL); ≤23 cho
MMSE là có suy giảm nhận thức (Giảm nhận
thức nhẹ 20-23; Giảm nhận thức vừa 14–19); ≥10
cho GDS-15 là có trầm cảm (Bình thường 0–4;
nghi ngờ trầm cảm 5–9; chắc chắn trầm cảm:
≥10); ≤ 07 cho MNA-SF là có suy dinh dưỡng
(Bình thường 12-14; nguy cơ suy dinh dưỡng 8–
11; suy dinh dưỡng 0-7); ≥ 2 cho chỉ số Charlson.
Đánh giá NCT có suy yếu khi suy giảm từ hai
tiêu chí thành phần trở lên.
Các thông tin nhân trắc học, y khoa liên quan

khác được thu thập trong buổi phỏng vấn.
Sau đó hai ngày, tất cả các đối tượng được
phỏng vấn bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 lần 2.
Bộ câu hỏi thu thập số liệu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hai bộ câu
hỏi tầm soát suy yếu PRISMA-7 và GFI được
Việt hóa, dịch xuôi dịch ngược theo quy trình, so
sánh với đánh giá Lão khoa toàn diện (CGA).
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử
lý bằng phần mềm Stata 13. Sử dụng phần diện
tích dưới đường cong ROC (AUC), chúng tôi
ước tính độ nhạy, độ đặc hiệu của mỗi bộ câu
hỏi. Diện tích dưới đường cong thay đổi 0,5-1,
trong đó 1 gợi ý độ nhạy và độ đặc hiệu hoàn
hảo. Chỉ số phép kiểm AUC với giá trị tối thiểu
là 0,8 được xem như có giá trị chẩn đoán
tốt(Error! Reference source not found.). Ngoài
ra, chúng tôi cũng khảo sát tính tương quan
đồng nhất (Cohen’s kappa) giữa các bộ câu hỏi
với tiêu chuẩn vàng CGA. Giá trị từ 0,6 đến 1 gợi

319


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

ý độ đồng nhất từ cao đến tuyệt đối(Error!

Reference source not found.). Chúng tôi đánh
giá độ tin cậy bằng tính nhất quán nội tại (hệ số
cronbach’s alpha), tính lặp lại bằng hệ số tương
quan test-retest.

KẾT QUẢ

Charlson
MNA-SF

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

ADL-IADL

GDS-15

Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=303)
Tiêu hóa
Nội Tổng Hợp
Hô hấp
Lão-CSGN
Tim mạch
Nội thần kinh
Tuổi (trung vị, tứ phân vị)
Nhóm tuổi
60-69 tuổi
70-79 tuổi
≥ 80 tuổi
Giới
Nữ

Nam
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3, Trung cấp
Cao đẳng, Đại học
Sau đại học
Nơi sinh sống
Thành thị
Nông thôn
Hoàn cảnh gia đình Sống một mình
Sống chung gia đình

Tần số Tỷ lệ (%)
79
26,07
86
28,38
24
7,92
18
5,94
88
29,04
8
2,64
74 (67:80)
114
37,75
101

33,44
87
28,81
192
63,37
111
36,63
196
64,69
41
13,53
52
17,16
12
3,96
2
0,66
105
34,65
198
65,35
5
1,65
298
98,35

Điểm số BMI (TB  ĐLC)
Nhóm BMI
Gầy
Bình thường

Thừa cân
Té ngã
Không


22,09  4,01
43
14,19
148
48,84
112
36,96
252
83,17
51
16,83

Khoa điều trị

Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong đánh
giá Lão khoa toàn diện
Bảng 2: Điểm số trung bình của từng tiêu chí thành
phần trong thang điểm CGA
MMSE
ADL-IADL
GDS-15

320

Trung vị (Tứ phân vị)

24 (20 : 26)
4 (1 : 8)
4 (3 :5)

Min-Max
5 - 30
0 - 20
0 - 14

0 - 20
0 – 24

Bảng 3: Tỷ lệ bất thường của từng tiêu chí thành
phần trong thang điểm CGA

MMSE

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2016 đến
06/2017, chúng tôi thu thập được 303 bệnh nhân
NCT thỏa các tiêu chí chọn mẫu, kết quả như sau:

2 (1 : 4)
10 (7 :12)

MNA-SF

Phân độ
Suy giảm nhận thức vừa
Suy giảm nhận thức nhẹ
Bình thường

Suy giảm
Không suy giảm
Chắc chắn trầm cảm
Nghi ngờ trầm cảm
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Nguy cơ suy dinh dưỡng
Bình thường

Tỷ lệ (%)
24
22
54
59,4
40,6
4
33
63
26
40
34

Bảng 4. Tần số và tỷ lệ suy giảm của từng tiêu chí
thành phần theo CGA
Suy giảm nhận thức theo Không
MMSE

Suy dinh dưỡng theo
Không
MNA


Suy giảm chức năng
Không
theo ADL-IADL

Trầm cảm theo GDS-15 Không

Đa bệnh theo chỉ số
Không
Charlson


Tần số (n)
163
140
225
78
123
180
291
12
126
177

Tỷ lệ (%)
53,8
46,2
74,26
25,74
40,59

59,41
96,04
3,96
41,58
58,42

Tỷ lệ suy yếu theo từng tiêu chuẩn chẩn đoán
suy yếu
Bảng 5: Tỷ lệ suy yếu theo bộ câu hỏi GFI, PRISMA7, thang điểm CGA
Điểm số CGA (TB  ĐLC)
Suy yếu theo CGA
Không

Suy yếu theo GFI
Không

Suy yếu theo PRISMA-7
Không


1,93 1,48
133
43,89
170
56,11
102
33,66
201
66,34
121

39,93
182
60,07

Khảo sát tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi
GFI, PRISMA-7 so với thang điểm CGA thông
qua hệ số Cronbach’s α
Bảng 6: Tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi GFI
Câu hỏi
Câu 1 (mua sắm thực phẩm)
Câu 2 (đi ra khỏi nhà)
Câu 3 (mặc đồ và thay đồ)

Hệ số Cronbach’s α
0,67
0,67
0,69

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Bảng 7: Tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi
PRISMA-7
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Câu 5
Câu 6
Câu 7
Bộ câu hỏi

10

15

Biểu đồ 1: Hệ số tương quan T–retest của PRISMA7 giữa 2 lần đo

5

Hệ số Cronbach’s α
0,69
0,69
0,69
0,70
0,69
0,69
0,70
0,69
0,70
0,69
0,69
0,68
0,7032

0


Câu hỏi
Câu 4 (đi vệ sinh)
Câu 5 (thị lực)
Câu 6 (thính lực)
Câu 7 (dinh dưỡng)
Câu 8 (các bệnh đồng mắc)
Câu 9 (nhận thức)
Câu 10 (cảm thấy trống trải)
Câu 11 (nhớ người thân)
Câu 12 (cảm thấy bị bỏ rơi)
Câu 13 (buồn/ thất vọng)
Câu 14 (căng thẳng)
Câu 15 (sức mạnh thể chất)
Bộ câu hỏi

Nghiên cứu Y học

0

5

10

15

tong diem Groningen 2
tong diem Groningen 1

Fitted values


Biểu đồ 2: Hệ số tương quan T–retest của GFI giữa 2
lần đo

Cronbach’s α
0,75
0,81
0,66
0,65
0,67
0,77
0,69
0,75

Khảo sát giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi:
PRISMA-7 và GFI so với tiêu chuẩn vàng CGA

Nhận xét: Cả 2 bộ câu hỏi đều có Cronbach’s α
> 0,7, do đó tính nhất quán nội tại chấp nhận được.

Biểu đồ 3: Diện tích dưới đường cong của bộ câu hỏi
PRISMA-7

0

5

10

Khảo sát tính lặp của bộ câu hỏi PRISMA-7,
GFI với CGA thông qua hệ số tương quan T–

retest giữa 2 lần hỏi

0

2

4
tong diem prisma-7

tong diem prisma-7

6

8

Fitted values

Biểu đồ 4: Diện tích dưới đường cong của bộ câu hỏi GFI
Bảng 8: So sánh độ tin cậy, giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi GFI và PRISMA với thang đo CGA
Log likelihood Suy yếu (%)
GFI (điểm cắt ≥4)

Chuyên Đề Nội Khoa

-131,41

66,34

CGA
Nhạy (%) Đặc hiệu (%) AUC

94,71%
69,92%
0,878

Kappa
0,663

Cronbach’s α
0,7032

321


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học
PRISMA-7(điểm cắt ≥3)

-121,51

60,07

BÀN LUẬN
Tỷ lệ NCT suy yếu trong dân số nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 303
NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học
Y Dược, ghi nhận tỷ lệ NCT suy yếu theo CGA
là 56,11% (n=170), theo GFI là 66,34 (n=201), theo
PRISMA là 60,07% (n=182). Trong đó, tỷ lệ suy
giảm nhận thức theo thang MMSE là 46,2%; tỷ lệ

suy dinh dưỡng theo thang đo MNA-SF là
25,74%; tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng theo
ADL-IADL là 59,41%; tỷ lệ trầm cảm theo thang
đo GDS-15 là 3,96%; điểm số cao theo chỉ số đa
bệnh lý Charlson là 58,42%.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2015)(14),
nghiên cứu 461 bệnh nhân NCT trên 60 tuổi điều
trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, ghi
nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried(6) chiếm
35,4% (n=163), theo tiêu chuẩn REFS là 31,9%
(n=147), Tác giả Hoogendijk EO. và cộng sự(Error!
Reference source not found.), nghiên cứu 102 NCT trên 65
tuổi trong chăm sóc ban đầu tại Amsterdam, ghi
nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried là
11,6%. Tác giả Cynthia O. và cộng sự(3), nghiên
cứu 117 NCT trên 65 tuổi vừa được chẩn đoán là
ung thư, ghi nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn
CGA là 43%.
Tỷ lệ suy yếu trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn các tác giả khác. Như vậy, tỷ
lệ suy yếu ở NCT giữa các nghiên cứu là rất khác
nhau, tùy thuộc vào cỡ mẫu, đặc tính dân số
nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu.
Độ tin cậy của bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7
Kết quả cho thấy các câu hỏi thuộc bộ GFI
trong nghiên cứu của chúng tôi có tính nhất
quán nội tại chấp nhận sử dụng được để làm bộ
câu hỏi khảo sát với hệ số cronbach’s α=0,7032.
Khảo sát hệ số test-restest của bộ câu hỏi nhận
thấy điểm số của bộ câu hỏi có tương quan

thuận rất mạnh giữa 2 lần đo, với hệ số r=0,98.
Kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Silke F Metzelthin và cộng
sự với hệ số cronbach’s α=0,73. Bên cạnh đó,

322

88,82%

76,69%

0,89

0,66

0,75

nghiên cứu của Marinela Olaroiu và cộng sự
(2013) cũng ghi nhận bộ câu hỏi GFI có tính nhất
quán nội tại với hệ số cronbach’s α=0,746(12).
Nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận, các câu
hỏi trong bộ PRISMA-7 có hệ số Cronbach’s α
dao động từ 0,65-0,81. Các câu hỏi có độ tin cậy
chấp nhận sử dụng được để làm bộ câu hỏi khảo
sát, hệ số Cronbach’s α là 0,75. Khảo sát hệ số
test-restest của bộ câu hỏi nhận thấy điểm số của
bộ câu hỏi có tương quan thuận mạnh giữa 2 lần
đo, với hệ số r= 0,96.
Đồng thời bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 cho kết
quả chẩn đoán suy yếu đồng nhất với thang

điểm CGA đã được chuẩn hóa với chỉ số
Kappa=0,66.
Giá trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi GFI,
PRISMA-7 so với tiêu chuẩn CGA
Kết quả thống kê trong nghiên cứu của
chúng tôi, tại điểm cắt là 4, bộ câu hỏi GFI có giá
trị chẩn đoán suy yếu tốt với diện tích dưới
đường cong ROC là 0,8784, độ nhạy 94,71%, độ
đặc hiệu 69,92%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác
biệt về độ nhạy, độ đặc hiệu so với nghiên cứu
của tác giả Ineke, cũng tại điểm cắt là 4, bộ câu
hỏi có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt 79%; 71% so
với thang điểm CGA. Sự khác biệt này do
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phỏng vấn
bệnh nhân nội trú ≥ 60 tuổi tại BV ĐHYD
TPHCM, nghiên cứu của tác giả Ineke thực hiện
trên dân số NCT ngoại trú ở Hà Lan, Bỉ với
phương thức tự điền rồi nộp lại(8).
Trong một nghiên cứu khác của Emiel O
Hoogendijk và cộng sự ghi nhận chỉ số Kappa
của GFI so với tiêu chuẩn Fried là 0,64. Có sự
khác biệt này vì nghiên cứu của tác giả thực hiện
trên 383 NCT ≥ 65 tuổi tại các trung tâm chăm
sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng, với phương
thức tự điền rôi nộp lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu
báo cáo bộ câu hỏi GFI cho kết quả chẩn đoán
suy yếu đồng nhất vừa so với tiêu chuẩn Fried
được chuẩn hóa với chỉ số Kappa=0,17(Error! Reference
source not found.).


Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Thang đo PRISMA-7 có giá trị chẩn đoán suy

phỏng vấn của từng bộ câu hỏi? Việc khảo sát

yếu tốt với diện tích dưới đường cong ROC là

thêm thời gian này sẽ giúp các bác sỹ có cơ sở

0,89 với độ nhạy 88,82%, độ đặc hiệu 76,69%.

chọn lựa dễ dàng hơn bộ câu hỏi nào thích hợp

Thang đo PRISMA-7 cũng cho kết quả chẩn

nhất trong thực hành lâm sàng Lão khoa.

đoán suy yếu đồng nhất đáng kể với thang đo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CGA đã được chuẩn hóa với chỉ số Kappa=0,66.


1.

Giá trị Kappa trong nghiên cứu của chúng tôi
tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của

2.

Fleur L. Sutorius và cộng sự báo cáo năm 2016 là
0,6. Kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của

3.

Michel Raiche năm 2005, có giá trị diện tích dưới
đường cong ROC là 0,84. Và có giá trị tương

4.

đương so với phân tích gộp của Hoogendijk là
0,85(7). Kết quả chúng tôi khá tốt hơn so với
nghiên cứu của Rejean Hebert tại Canada năm

5.
6.

2005, độ nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 83%(17).
Kết quả của chúng tôi cũng tốt hơn so với
nghiên cứu của Michel Raiche tại Pháp với 78,3%

7.


và độ đặc hiệu 74,7 % .
(16)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá độ

8.

chính xác giữa PRISMA-7 và GFI so với tiêu
chuẩn CGA, kết quả cho thấy PRISMA-7 có giá

9.

trị chẩn đoán suy yếu tốt hơn GFI với AUC=0,89

10.

so với 0,878 (chỉ số Log likelihood= -121,5 so với 131,41), độ nhạy 88,8% (so với 94,7%) và độ

11.

chuyên 76,7% (so với 69,92%).

12.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 303
NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học

13.


Y Dược, ghi nhận tỷ lệ NCT suy yếu theo CGA
là 56,11% (n=170), theo GFI là 66,34 (n=201), theo

14.

PRISMA là 60,07% (n=182). Trong đó, PRISMA
có độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu tốt hơn

15.

GFI khi so với tiêu chuẩn vàng CGA, với
AUC=0,89, độ nhạy 88,8%, độ đặc hiệu 76,7%, độ
tin cậy cao với tính nhất quán nội tại Cronbach’s
α=0,75 và tính tương quan đồng nhất cao với
Cohen’s kappa=0,66. Cần đánh giá thời gian

Chuyên Đề Nội Khoa

16.

17.

Charlson ME, et al (1987), A new method of classifying
prognostic comorbidity in longitudinal studies: development
and validation. J Chron Dis. 40:373–383. [PubMed: 3558716].
Cynthia O, et al (2011), Screening older cancer patients for a
Comprehensive Geriatric Assessment: A comparison of three
instruments, J Geriatric Oncol, 121-129.
Emiel OH, et al (2013), The identification of frail older adults in
primary care: comparing the accuracy of five simple

instruments, Age and Ageing, 42: 262-265.
Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR (1975): “Mini-mental
state”. A practical method for grading the cognitive state of
patients for the clinician. J Psychiatr Res, 12(3):189–198.
Fried LP, et al (2001). Frailty in older adults: evidence for a
phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci; 56: 146-56.
Hebert R, Raiche M, Dubois MF, Gueye NR, Dubuc N,
Tousignant M (2010). Impact of PRISMA, a coordination-type
integrated service delivery system for frail older people in
Quebec (Canada): a quasi-experimental study. J Gerontol B
Psychol Sci Soc Sci; 65B: 107-18.
Hoogendijk EO, et al. (2013) "The identification of frail older
adults in primary care: comparing the accuracy of five simple
instruments". Age Ageing, 42 (2), 262-5.
Smets IHGJ, et al. (2014), "Four screening instruments for frailty
in older patients with and without cancer: a diagnostic study",
BMC Geriatrics, 14(26).
Landis JR, Koch GG (1977). The measurement of observer agreement
for categorical data. Biometrics; 33: 159-74.
Lawton MP, Brody EM (1969): Assessment of older people: selfmaintaining and instrumental activities of daily living.
Gerontologist, 9(3):179–186.
Mahoney FI, Barthel DW (1965): Functional Evaluation: The
Barthel Index. Md State Med J, 14:61–65.
Marinela O, Minerva G, Viorica N, Brinza I, Wim VDH (2014),
"The psychometric qualities of the Groningen Frailty Indicator
in Romanian community-dwelling old citizens", Family Practice,
31(4), pp. 490-495.
Murphy JM, Berwick DM, Weinstein MC, Borus JF, Budman
SH, Kerman GL (1987). Performance of screening and
diagnostic tests. Application of receiver operating characteristic

analysis. Arch Gen Psychiatry; 44: 550-5.
Nguyễn Thị Lan Thanh (2015), Khảo sát tình trạng hạn chế chức
năng và mối liên quan với bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi trong công
đồng xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, tr59.
Peters LL, Boter H, Buskens E, Slaets JPJ (2012). Measurement
properties of the Groningen Frailty Indicator in homedwelling
and institutionalized elderly people. J Am Med Dir Assoc; 13: 54651.
Raiche M, Hebert R, Dubois MF (2008) "PRISMA-7: a casefinding tool to identify older adults with moderate to severe
disabilities". Arch Gerontol Geriatr, 47, 9-18.
Réjean RH (2005) "Intergated Service delivery to ensure person’s
funtional autonomy". User for Prisma-7, International Journal of
Integrated Care; 5: e11. 145-157.

323


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

18. Rubenstein LZ, Harker J, Guigoz YVB (1999). Comprehensive
geriatric assessment (CGA) and the MNA: an overview of CGA,
nutritional assessment, and development of a shortened version
of the MNA. Mini Nutritional Assessment (MNA): Research and
Practice in the Elderly, ed B Vellas, PJ Garry & Y Guigoz, Nestlé
Workshop Series Clinical &Performance Programme.Basel Nestlé, 1,
101-116.
19. Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, Lum O, Huang V, Adey M,
Leirer VO (1982): Development and validation of a geriatric


324

depression screening scale: a preliminary report. J Psychiatr Res,
17(1):37–49.
20. (2011) Practice Guideline Comprehensive Geriatric Assessment
(CGA) in oncological patients, Version: 20 July 2011.

Ngày nhận bài báo:

22/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

24/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/3/2018

Chuyên Đề Nội Khoa



×