Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả chế độ điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trên bệnh nhân nuốt vướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.22 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
THỰC QUẢN (GERD) TRÊN BỆNH NHÂN NUỐT VƯỚNG
Trần Anh Tuấn*

TÓM TẮT
Giới thiệu Các bệnh lý vùng tai mũi họng có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khá phổ
biến và có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó tình trạng nuốt vướng mà trước đây thường được chẩn đoán là
viêm họng mạn, viêm họng hạt ngày càng phổ biến trên lâm sàng. Theo y văn, trong các nguyên nhân gây nuốt
vướng thì trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân quan trọng. Vấn đề được đặt ra ở đây là khi nào nuốt
vướng là do trào ngược? Cũng theo y văn thế giới và nhiều guideline hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị trào
ngược dạ dày thực quản cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng này. Để bắt đầu điều
trị người ta thường dựa vào khai thác bệnh sử và khám lâm sàng và thường không đòi hỏi đánh giá sâu hơn. Đa
số bệnh nhân (hơn 50%) có các triệu chứng GERD nhưng nội soi cho kết quả bình thường.. Các triệu chứng phổ
biến nhất của GERD là ợ nóng. Có thể có các triệu chứng khác như nuốt đau, nuốt khó, ho, thở khò khè, hen
suyễn, hư men răng, viêm lợi, hôi miệng, khàn tiếng, và một cảm giác có cục gì trong họng. Kết hợp với thực tế
khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc điều trị bệnh nhân có
triệu chứng nuốt vướng bằng chế độ điều trị GERD
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả chế độ điều trị GERD trên bệnh nhân nuốt vướng
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên tiến cứu có can thiệp lâm sàng. 78 bệnh nhân tuổi từ 17
đến 82 không phân biệt giới tính, có biểu hiện nuốt vướng kéo dài tối thiểu một tháng, không do viêm mũi xoang
và amiđan, được điều trị bằng chế độ điều trị GERD như sau: dùng chế độ Clarithromycin 500mg ngày uống 2
lần mỗi lần một viên, Esomeprazol 40mg ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên, Elthon ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên,
trong thời gian 8 tuần liên tục. đồng thời yêu cầu bệnh nhân phải nằm đầu cao, cử chua, nước có ga, kg ăn no
buổi tối. giảm cân nặng nếu bị béo phì, bệnh nhân tái khám sau mỗi tuần, được nội soi mũi họng kiểm tra và trả
lời bảng đánh giá.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng sau 8 tuần điều trị là >80%. Triệu chứng giảm chậm, sau 4 tuần
chỉ có <20% bệnh nhân hết triệu chứng.


Kết luận : Ngoài các trường hợp nuốt vướng do viêm Amiđan, viêm mũi xoang mạn, hoặc dài xương trâm,
nuốt vướng kéo dài có thể được điều trị bằng sử dụng chế độ điều trị GERD cho tỷ lệ đáp ứng trên 80% vào tuần
điều trị thứ 8.
Từ khóa: Nuốt vướng kéo dài, trào ngược dạ dày thực quản.

ABSTRACT
EFFECTIVENESS EVALUATION TREATMENT REGIME GASTROESOPHAGEAL REFLUX (GERD) IN
PATIENTS SWALLOWED BURNING
Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 77 - 82
Introduction: The region ENT diseases related to gastroesophageal reflux disease (GERD) are common and
tend to be increasing. In which state that swallowing problems previously diagnosed as chronic pharyngitis, sore
throat county increasingly common in clinical practice. According to the literature, in the cause of swallowing

* Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Anh Tuấn

ĐT: 09033731120

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Email:

77


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

problems is esophageal reflux is an important cause. The problem posed here is when swallowing difficulties due to

reflux? According to the literature world and many guides guidance on diagnosis and treatment of
gastroesophageal reflux so far there is no gold standard for the diagnosis of this condition. To start treatment is
often based on the exploitation of clinical history and examination, and often do not require further evaluation.
Most patients (50%) had symptoms endoscopic GERD but normal results .. The most common symptom of
GERD is heartburn. There may be other symptoms such as painful swallowing, difficulty swallowing, coughing,
wheezing, asthma, damaged enamel, gingivitis, halitosis, hoarseness, and a feeling of a lump in the throat.
Combined with clinical practice at the University Hospital of Medicine base 2, we conducted a study to treat
patients with symptoms of swallowing difficulties with GERD treatment regime.
Objective: To assess the effectiveness of treatment regimes in patients with swallowing problems GERD.
Methods: Prospective, randomized, controlled clinical study. 78 patients aged 17 to 82, regardless of gender,
have expressed difficulty swallowing lasted at least one month, not by sinusitis and tonsillitis, treated with
regimens GERD as follows: User mode Clarithromycin 500 mg 2 times per day orally one tablet, esomeprazole 40
mg 2 times per day drink 1 capsule, 2 times a day orally Elthon 1 capsule during 8 consecutive weeks.
simultaneously require high patient lying head, sending sour, carbonated water, eat evening kg. reduced weight if
obese, patient follow-up every week, nasopharyngeal endoscopy test and answer sheet evaluation.
Results: The proportion of patients with resolution of symptoms after 8 weeks of treatment was> 80%.
Symptoms slow, after 4 weeks only <20% of patients are asymptomatic.
Conclusion: In addition to the problems caused by swallowing case tonsillitis, chronic sinusitis, or long bone
brooch, swallowing problems can be prolonged treatment regimen used for GERD response rate of 80% on the
week 8th treatment.
Keywords: Swallowing problems, gastroesophageal reflux disease (GERD).

GIỚI THIỆU

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Định nghĩa hội chứng trào ngược thực quản

Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng đặc
trưng của GERD (ợ nóng và / hoặc nôn) có thể

được chẩn đoán bằng bệnh sử và thăm khám kỹ
lưỡng và thường không đòi hỏi đánh giá sâu
hơn(7). Đa số bệnh nhân (hơn 50%) có các triệu
chứng GERD cho kết quả nội soi bình thường
(bệnh trào ngược không loét, GERD), trong khi ít
hơn một nửa số bệnh nhân có các triệu chứng
GERD khi nội soi thấy tổn thương như viêm loét,
hẹp thực quản, xuất huyết hay thủng, và các biến
chứng extraesophageal (như khát vọng, hen
suyễn, ho mãn tính, đau ngực, và viêm họng
thanh quản).

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
được định nghĩa là các triệu chứng hoặc tổn
thương niêm mạc thứ phát sau khi dịch vị từ dạ
dày trào ngược đi vào thực quản
Hội chứng trào ngược được phân chia thành
hội chứng thực quản và hội chứng ngoài thực
quản. Hội chứng thực quản điển hình là Hội
chứng trào ngược (ợ nóng khó chịu và/hay nôn)
và hội chứng đau ngực phản xạ. Các hội chứng
chấn thương thực quản bao gồm: viêm thực
quản phản xạ, co thắt phản xạ, Barrett thực quản,
và carcinom thực quản. Chẩn đoán hội chứng
ngoài thực quản bao gồm trào ngược liên quan
đến ho, viêm thanh quản, hen suyễn và xói mòn
răng. Tại thời điểm hiện tại không có sự khác
biệt trong việc điều trị các hội chứng trào ngược
thực quản và hội chứng ngoài thực quản(2).


78

36% những người khỏe mạnh bị ợ nóng ít
nhất mỗi tháng một lần, và 7% GERD không
biến chứng và triệu chứng của chứng ợ nóng
thường xuyên như một lần một ngày(17,18)..
Khoảng 2% dân số người lớn bị GERD phức
tạp, liên quan đến tổn thương đại thể và vi thể

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
thực quản. Tỷ lệ GERD tăng sau tuổi 40. Lối sống
và các yếu tố sức khỏe khác cũng có thể gây tăng
nguy cơ trào ngược. Hút thuốc, bữa ăn thịnh
soạn, thức ăn béo, caffeine, mang thai, béo phì, vị
trí cơ thể, thuốc, và hormone tất cả có thể làm
trầm trọng thêm GERD. Các triệu chứng phổ
biến nhất của GERD là ợ nóng. Có thể có các
triệu chứng khác như nuốt đau và nuốt khó. Các
trào ngược cũng có thể gây ra triệu chứng ở phổi
như ho, thở khò khè, hen suyễn, viêm phổi hít.
Triệu chứng răng miệng cũng có thể xảy ra như
sâu men răng, viêm lợi, hôi miệng, và nước bót
quá nhiều; triệu chứng cổ họng như đau, viêm
thanh quản, khàn tiếng, và một cảm giác có cục
gì trong họng(17,18).
Nếu điều trị thử giải quyết được triệu chứng,
nó càng củng cố chẩn đoán. Nếu các triệu chứng

không được giải quyết, hoặc có những triệu
chứng báo động thì cần làm các xét nghiệm sâu
hơn. Giảm các triệu chứng sau khi dùng thử 14
ngày của thuốc ức chế bơm proton được coi là
chẩn đoán
- Nội soi rất nhạy cảm trong việc xác định
ung thư, hẹp, loét thực quản.
- Chụp thực quản có cản quang (Bari) được
chỉ định rộng rãi và dung nạp tốt.Tuy nhiên,
chụp cản quang barit không có nhiều giá trị
trong chẩn đoán GERD.
- Đo áp lực thực quản có thể được sử dụng
để đánh giá nhu động và chức năng của cơ vòng
thực quản dưới. Vì vậy, nó có thể hữu ích ở
những bệnh nhân có đau ngực không điển hình
hoặc phải trải qua phẫu thuật chống trào ngược.
- Đo pH thực quản chỉ định cho những
trường hợp GERD phức tạp.
- Các triệu chứng báo động là những gợi ý
ung thư. Triệu chứng báo động bao gồm khó
nuốt, nuốt đau, giảm cân, nôn ra máu, phân có
màu đen hoặc có máu, đau ngực, hoặc nghẹt thở
(acid trào ngược gây ho, khàn tiếng, hoặc khó
thở). Bệnh nhân có triệu chứng báo động đòi hỏi
giới thiệu ngay lập tức để có thêm xét nghiệm
chẩn đoán.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học


Việc chẩn đoán GERD thường dựa trên các
triệu chứng và các yếu tố nguy cơ. Ợ nóng, trào
ngược, hoặc cả hai, thường xảy ra sau bữa ăn
(đặc biệt là các bữa ăn thịnh soạn nhiều chất béo)
và có thể là triệu chứng duy nhất hoặc chủ yếu,
đặc hiệu cao đối với GERD. Bắt đầu điều trị
thường có thể dựa vào sự hiện diện của các triệu
chứng điển hình trào ngược. Các bác sĩ cần nhận
thức, giá tri chẩn đoán GERD của chứng ợ nóng
chủ yếu là do thiếu một tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán nó. Sự hiện diện của chứng ợ nóng, trào
ngược axit, và thuyên giảm khi dùng các thuốc
kháng acid sẽ củng cố chẩn đoán GERD. Điều
quan trọng là phải nhớ rằng cường độ và tần số
của triệu chứng trào ngược là những dự báo về
sự hiện diện nghèo hoặc mức độ nghiêm trọng
của viêm thực quản(4,5).
Chẩn đoán GERD thường có thể được thành
lập trên cơ sở hỏi bệnh sử cẩn thận và
khám thể chất kỹ lưỡng. Điều tra sâu hơn
thường không cần.
Triệu chứng báo động là những gợi ý ung
thư. Triệu chứng báo động bao gồm khó nuốt,
nuốt đau, giảm cân, nôn ra máu, phân có màu
đen hoặc có máu, đau ngực, hoặc nghẹt thở (acid
trào ngược gây ho, khàn tiếng, hoặc khó thở).
Biến chứng của GERD bao gồm bệnh thực
quản Barrett, hẹp thực quản, xuất huyết, thủng,
và các biến chứng ngoài thực quản như khát ,

hen suyễn, ho mãn tính, đau ngực, và
laryngopharyngitis(15,16).
GERD ngoài thực quản là sự trào ngược dịch
dạ dày ảnh hưởng đến các mô khác so với thực
quản .

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Mục tiêu của điều trị là làm giảm triệu
chứng, chữa lành viêm thực quản nếu có, kiểm
soát hoặc ngăn ngừa biến chứng, và tránh sự tiến
triển, tái phát.
Những bệnh nhân có triệu chứng được giải
quyết sau một liệu trình điều trị không cần điều
trị hoặc đánh giá gì thêm. Điều trị có thể được
lặp đi lặp lại nếu các triệu chứng tái phát. Đối với

79


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

một số ít bệnh nhân không đáp ứng với chế độ
điều trị với PPI trong 8 tuần, một thử nghiệm
của PPI hai lần mỗi ngày trong 4 tuần có thể
được thử áp dụng (7).
Thay đổi lối sống được coi là một biện pháp
hỗ trợ trong điều trị GERD.
Nâng cao đầu giường tối thiểu 15cm, không

ăn no buổi tối, ăn ít chất béo, cà phê, sô cô la,
giảm cân, tránh nằm trong vòng 3 giờ sau ăn, ăn
nhiều bữa nhỏ, nhịn ăn 3 giờ trước khi đi ngủ, bỏ
thuốc, rượu (8,12).
Sử dụng thuốc những bệnh nhân sau khi
thay đổi lối sống mà triệu chứng không hết thì
khuyên dùng thêm thuốc OTC (antacid hoặc
thuốc kháng tiết). đánh giá định kỳ sự đáp ứng
của bệnh nhân nếu vẫn không kiểm soát được
thì bắt đầu một liệu trình tối thiểu 4 tuần thuốc
PPI dùng 1 lần/ngày với một liều thông thường
Sau 4 đến 8 tuần điều trị PPI chuẩn mà
không hết thì có thể cần điều trị thêm. Sự điều
trị kéo dài này có thể là do bệnh nặng hoặc
chẩn đoán sai nên cần làm thêm các xét
nghiệm chẩn đoán sâu hơn. Có thể dùng thêm
một đợt điều trị 4-8 tuần, với liều PPI tương
đương hoặc gấp đôi(1).
Can thiệp phẫu thuật có thể là một điều trị
thay thế cho một số ít bệnh nhân và được dựa
trên những cân nhắc bệnh lý và sở thích cá nhân.
Nhiều bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật
vẫn sử dụng thuốc chống trào ngược thường
xuyên (8).

PHƯƠNGPHÁP -VẬT LIỆU NGHIÊNCỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng.

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu
sẽ được điều trị bằng chế độ điều trị GERD bao
gồm Clarythromycin 500mg 1viên x 2lần/ngày
uống, Esomeprazone 40mg 1v x 2lần/ngày uống,
Elthon 1v x 2 lần/ngày. điều trị liên tục trong 8
tuần. đồng thời bệnh nhân được căn dặn phải
nằm đầu cao tối thiểu 15cm, cử thức ăn chua,

80

nước có ga, các chất kích thích, bia rượu, tái
khám mỗi tuần ghi nhận diễn tiến, nội soi mũi
xoang theo dõi. Chúng tôi đánh giá các thông số
sau: Ợ hơi, ợ chua; Nuốt vướng; Ho, tằng hắng;
khan tiếng; Niêm mạc họng; Cảm giác đàm
họng; Sự tuân thủ chế độ nằm đầu cao, cử bia
rượu, nước có ga...

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân đến khám tai mũi họng tại Bệnh
viện Đại học Y dược TPHCM bị nuốt vướng kéo
dài ít nhất 1 tháng liên tục, không bị viêm
amiđan, viêm mũi xoang, và chụp XQ không bị
dài xương trâm.
Cỡ mẫu
78 ca chọn ngẫu nhiên trong số bệnh nhân
đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 2
có triệu chứng nuốt vướng kéo dài ít nhất 1 tháng,
không kèm viêm amiđan, viêm mũi xoang và
chụp XQ không phát hiện dài xương trâm.

Phương tiện nghiên cứu
HỆ thống nội soi chẩn đoán Olympus, XQ
tiêu chuẩn kỹ thuật số, hệ thống chụp panorama
và hệ thống CT Scan

Phương pháp đánh giá
Đánh giá các thông số nghiên cứu dựa vào
sự tự đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng của
bệnh nhân (nuốt vướng, khan tiếng, đàm họng
sau, ợ chua) từ khi bắt đầu điều trị cho tới hết 8
tuần.
Triệu chứng nuốt vướng, ợ chua, khan tiếng,
đàm họng sau: chia mức độ nuốt vướng thành 3
mức độ từ nhẹ (1) đến nặng (3). Đề nghị bệnh
nhân tự đánh giá và được ghi nhận khi khám
bệnh và mỗi lần tái khám từ tuần 1 cho đến tuần
thứ 8.
Tình trạng niêm mạc họng: chia mức độ
xung huyết của niêm mạc từ nhẹ (1) màu hồng
nhạt cho đến nặng (3) màu đỏ rực và được bác sĩ
khám bệnh đánh giá và ghi vào phiếu theo dõi
trong mỗi lần tái khám.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
KẾT QUẢ
Nghiên cứu đánh giá 78 bệnh nhân được
được điều trị bằng chế độ PPI ngày 2 lần trong 8

tuần liên tục trong đó
Có 23 nam và 55 nữ.
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,97 (nhỏ
nhất là 17 và cao nhất là 82 độ lệch chuẩn 14,257)

Tỷ lệ giảm triệu chứng nuốt vướng
Theo thứ tự từ tuần 1 đến 8.
2,564(1-3), 2,462(1-3), 2,321(1-3), 1,872(1-2),
1,756(0-3), 1,103(0-3), 0,474(0-2), 0,282(0-3)
Vào tuần thứ 4 có 19,2 bệnh nhân hết triệu
chứng và tuần thứ 8 có 78,2% số bệnh nhân hết
triệu chứng

Tỷ lệ giảm triệu chứng ho tằng hắng
Theo thứ tự từ tuần 1 đến 8
1897 (0-3), 1808(0-3), 1628(0-3), 1218(0-2),
1141(0-2), 0,667(0-2), 0,179(0-2), 0,077(0-2)
Vào tuần thứ 4 có 32,1% bệnh nhân hết triệu
chứng, tuần thứ 8 có 93,6% số bệnh nhân hết
triệu chứng

Tỷ lệ giảm ợ hơi ợ chua
Theo thứ tự từ tuần 1 đến 8
2269 (0-3), 2192(0-3), 2064(0-3), 1551(0-2),
1474(0-2), 0,859(0-2), 0,282(0-2), 0,192(0-2)
Vào tuần thứ 4 có 17,9 bệnh nhân hết triệu
chứng, tuần thứ 8 có 85,9% số bệnh nhân hết
triệu chứng

Diễn tiến niêm mạc họng

Theo thứ tự từ tuần 1 đến 8
2,590 (0-3), 2,474(0-3), 2,397(0-3), 1,846(0-3),
1,718(0-2), 0,974(0-2), 0,321(0-2), 0,244(0-2)
Vào tuần thứ 4 có 2,6 bệnh nhân hết triệu
chứng, tuần thứ 8 có 78,2% số bệnh nhân hết
triệu chứng

BÀNLUẬN
Chọn các triệu chứng phổ biến khi bệnh
nhân thường hay gặp phải khi đến khám tai

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

mũi họng để đưa vào làm tiêu chí đánh giá với
lý do sau
- Nuốt vướng có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây ra tuy nhiên chúng ta loại trừ các
nguyên nhân mà có thể tương đối dễ xác định
qua thăm khám lâm sàng như viêm amiđan hốc
mủ, viêm mũi xoang xuất tiết, dài mỏm trâm để
tập trung vào những trường hợp nuốt vướng
chưa rõ nguyên nhân mà trước đây thường chẩn
đoán là loạn cảm họng, viêm họng mạn, viêm
họng hạt để mong tìm được nguyên nhân thật
của nó cũng như qua đó tìm được phương pháp
điều trị. Điều trị nuốt vướng bằng chế độ trào
ngược dạ dày thực quản có hiệu quả chứng tỏ
nguyên nhân của những tình trạng nuốt vướng

này có liên quan đến tình trạng trào ngược dạ
dày thực quản. Với kết quả 80% bệnh nhân cải
thiện trên lâm sàng chứng tỏ ngoài các nguyên
nhân nuốt vướng thường gặp như viêm amiđan
hốc mủ, viêm mũi xoang, dài xương trâm thì đa
phần là do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
- Sự thuyên giảm triệu chứng khi dùng chế
độ gerd điều trị các bệnh nhân nuốt vướng:
triệu chứng thuyên giảm rất từ từ, cho đến
tuần thứ 4 mới chỉ có 19,2 bệnh nhân hết triệu
chứng. nhưng vào tuần thứ 8 có trên 80% bệnh
nhân hết triệu chứng. Điểm mấu chốt cho sự
thành công của chế độ điều trị Gerd là bệnh
nhân hiểu được bản chất của bệnh, ý nghĩa
của các thay đổi lối sống để hợp tác điều trị
cho tốt nếu không, do bản chất bệnh là kéo
dài, triệu chứng giảm rất chậm đưa đến bệnh
nhân không kiên trì, chán nản từ đó tự ý
ngưng điều trị hoặc chuyển sang thầy thuốc
khác với một chẩn đoán khác. Cứ thế bệnh
nhân đi hết người này đến người kia mà vẫn
không bớt. trong nghiên cứu này chúng tôi
cũng thấy được vai trò quan trọng của nằm
đầu cao, không ăn no buổi tối và không uống
bia rượu.

KẾT LUẬN
Nuốt vướng do nhiều nguyên nhân trong đó
có nguyên nhân do GERD và được điều trị hiệu


81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

quả bằng chế độ điều trị GERD. Tuân thủ chế độ
điều trị có ý nghĩa trong điều trị Gerd với trên
80% trường hợp điều trị khỏi nếu tuân thủ tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

5.

6.
7.

8.

9.
10.

11.


82

Armstrong D, Marshall J, Chiba N, et al (2004). Canadian
Consensus Conference on the 1. Management of
Gastroesophageal Reflux Disease in Adults: Update.
Canadian Journal of Gastroenterology, Jan 2005; 19(1).
Castell DO, Richter JE et al (1996). Achieving better outcomes
for patients with GERD in Patient Care, April 30, 21-43.
Chait M (2004). Gastroesophageal Reflux Disease in the
Elderly in Clincial geriatrics, Vol. 12, No. 4, April, 39-45.
Cote DN, Miller RH (1995). The association of
gastroesophageal reflux and otolaryngologic disorders.
Compr Ther; 21:80-4.
Elliott D, Small S (1997). Gastroesophageal Reflux Disease
(GERD) in Supplement 5 to the Journal of the American Society of
Consultant Pharmacists, Vol.13. 5-1 . 5-8.
Fackler WK, Richter JE (2001). Refractory GERD: What Next?
in Consultant, May, 973-983.
Fennerty B, Castell D, Fendrick M, et al (1996). The diagnosis
and treatment of 7. gastroesphageal reflux disease in a
managed care environment. Archives of Internal Medicine,
March; 156:477-484
Flynn CA (2001). The Evaluation and Treatment of Adults
with Gastroesophageal Reflux Disease in The Journal of Family
Practice, Vol. 50, No. 1, January, 57-64.
Gaynor EB (1991). Otolaryngologic manifestations of
gastroesophageal reflux. Am J Gastroenterol;86:801-8.
Graeter H (1998). Gastroesophageal reflux disease:
extraesophageal manifestations. Schweiz Rundsch Med
Prax;87:1208-12.

Higbee M (1997). Medical Treatment of GERD in Elderly
Nursing Home Residents in Annals of Long-Term Care, Vol.5,
No. 12, November, 413-422.

12.
13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.
21.

Hsu R, Wolfgang R (2001). Which drug class is best for GERD?
in Patient Care, September 15, , 26-44.
Isselbacher KJ, Braunwald E et al (1995). Gastroesphageal
Reflux in Harrison. s Principles of Internal Medicine, 13th Edition,
485-486.
Koufman JA (1991). The otolaryngologic manifestations of
gastroesophageal reflux disease (GERD): a clinical
investigation of 225 patients using ambulatory 24hour pH

monitoring and an experimental investigation of the role of
acid and pepsin in the development of laryngeal injury.
Laryngoscope;101:1-78.
Micklefield GH, Radue HJ, Greving I, May B (1998). Acid
esophago-pharyngeal reflux as etiology of hoarseness.
Laryngorhinootologie;77:496-9.
Micklefield GH (1998). Clinical, diagnostic and pathogenetic
aspects of reflux-associated cough. Zschr Ärztl Fortb und
Qualitätssich;3:195-8.
Montreal definition and classification of gastroesophageal
reflux disease (2006). A global evidence-based consensus.Am J
Gastroenterol. Aug;101(8):1900-20.
Nebel OT, Fornes MF, Castell DO (1976). Symptomatic
gastroesophageal reflux: Incidence 3. and precipitating factors.
American Journal of Digestive Disease;21(11):953-956.
Omnicare Formulary, Gastroesophageal Reflux Disease
(1999). (GERD) in Geriatric Pharmaceutical Care Guidelines,
Edition, 173-185.
Shaker R (1993). Functional relationship of the larynx and
upper GI tract. Dysphagia;8:326-30.
Wilson JA, White A, von Haacke NP, Maran AGD, Heading
RC, Pryde A, et al (1989). Gastroesophageal reflux and
posterior laryngitis. Ann Otol Rhinol Laryngol;98:405-10.

Ngày nhận bài báo:

18/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


16/9/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



×